@qecun:
1.Tranh luận mà lôi công kích cá nhân vào sẽ bị coi là nguỵ biện. Tranh luận mà lôi nhận định về đối tượng trong khi chưa có tri thức đầy đủ về đối tượng sẽ bị coi là suy diễn. Luận điểm sẽ không thuyết phục người khác. (Nếu chưa hiểu thì nói thêm cho rõ: không phải bọn nào đang đi học cũng chưa làm ra tiền cả đâu)
2.Chắc chị có nghe "trưởng giả học làm sang" rồi chứ gì, cái "Bourgeois gentilhomme" của Molière ấy. Sống ở thành phố là mang tiếng bourgeois rồi. Ngày xưa bọn bourgeois còn bị phong kiến chèn ép này nọ, kiến thức thì thiếu mà dư tiền ăn chơi, thành ra lố bịch. Ngày nay trường học mở ra ào ào đấy, phổ cập toàn dân đấy, sách vở đầy rẫy ra đấy, ai không học, dốt ráng mà chịu. Ngày nay rạp hát đầy đấy, bảo tàng đầy đấy, hàng hoá thừa mứa đấy, cuộc sống nó khác rồi đấy, phải xem xét sống thế nào cho hợp thời hợp cảnh.
3."Ăn chơi", theo từ điển tiếng Việt của TT Ngôn ngữ văn hoá VN là "ăn diện và chơi bời, xem như một thú vui", nghe có vẻ tiêu cực nhỉ. Em không nghĩ mấy bài trước em xài "ăn chơi" với cái nghĩa quá xá tiêu cực như trên. "Ăn chơi" của em chỉ nhằm mang nghĩa "luyện tập" hoặc "thành thạo" một thú vui nào đấy trong cuộc sống: vẽ vời, âm nhạc, nấu ăn, đọc sách... "Ăn chơi" mấy món thuộc 7 môn nghệ thuật có thể giúp cuộc sống tươi đẹp hơn (ít nhất là trong con mắt "dân chơi" - người ăn chơi), việc hiểu biết về nghệ thuật giúp người ta có một thế giới quan ngon lành lắm, chưa kể sau này nhằm phục vụ mục đích "làm ra nhiều tiền" chị nói ở trên. Ăn chơi mấy món thuộc kỹ năng sống (nấu ăn, hùng biện, gì gì đấy) có thể giúp cho "dân chơi" khỏi bị bố mẹ suốt ngày càu nhàu: mày chả làm được gì cả, suốt ngày chỉ lo học. Như vậy, nếu chẳng may chị con nhà giàu, so với việc suốt ngày chúi mũi vào sách vở hoặc "đú vãi chưởng" với bạn bè, việc kết hợp học và ăn chơi, liệu có tốt hơn không?
4. Cái vụ nửa mùa: "nửa mùa" nghĩa là "yếu kém, không chuyên nghiệp, không lành nghề", vd thợ nửa mùa. Muốn chơi đá bóng, ngoài biết đá, phải biết luật. Muốn cảm nhận hội hoạ, có thể chẳng cần biết vẽ, nhưng phải có hiểu biết ít nhất về lịch sử hội hoạ, lý thuyết chung về nghệ thuật, lý thuyết các trường phái, từ đó mới phần nào nhìn nhận được cái đẹp hoặc cái nghệ thuật sao sao đó trong bước tranh. "Bọn nửa mùa" em nói ở đây là bọn chả biết gì mà cứ tưởng mình biết nhiều lắm (lưu ý, "không biết gì" khác với "biết một chút" hoặc là "biết không nhiều", chẳng ai dám nhận là mình biết hết cả), bọn đấy lúc nào cũng nói toè loe, dân gian gọi là "múa rìu" đấy.
5. Nói xong cái nghĩa về "ăn chơi", nhân tiện đá lại vụ nông dân - thị dân. "Nông dân" mà cầu tiến, tinh thần vững vàng, nếu tập tành đàng hoàng, có khi "ăn chơi" ngon hơn bọn "thị dân" cù lần, chả biết gì cứ ra vẻ ta đây biết tuốt.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say