Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

@Sinamon : mình cũng nghĩ là không nên
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Cùng đọc và suy ngẫm:

                Hai cái chậu

Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về, nước trong chiếc chậu ấy chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với ông chủ: "Tôi thật sự xấu hổ về mình, tôi muốn xin lỗi ông". "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?" "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông". "Không đâu! Khi đi về, ngươi hãy chú ý đế những luống hoa bên vệ đường".

                                      (Hoabimbim sưu tầm).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Cùng đọc và suy ngẫm:

              Ba điều

Ba điều trong đời một khi đã qua không lấy lại được: Thời gian, lời nói, cơ hội.
Ba điều trong đời không được đánh mất: Sự thanh thản, hy vọng, lòng trung thực.
Ba thứ có giá trị nhất trong đời: Tình yêu, lòng tự tin, bạn bè.
Ba thứ trong đời không bao giờ vững bền được: Giấc mơ, thành công, tài sản.
Ba điều làm nên giá trị một con người: Siêng năng, chân thành, thành đạt.
Ba điều trong đời làm hỏng một con người: Rượu, lòng tự cao, sự giận dữ.

                                           (Hoabimbim sưu tầm)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Nhờ cái chậu nứt mà "những luống hoa bên vệ đường" được tươi tốt:cũng đáng tự hào lắm chứ!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

"Ông chủ" biết dùng người, biết trân trọng mặt tốt của một con người, không người nào vô dụng đến mức phải bỏ đi. Ông biết động viên khích lệ một con người để cho người ta không cảm thấy mình vô dụng. Như vậy cũng là mang lại niềm vui cho một con người, dù cho người ấy kém tài, hoặc kém may mắn. Như thế là có TÂM quá rồi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

CHỮ  TÂM  TRONG  VĂN  HỌC


    Khi nói đến chữ tâm trong văn học, ai cũng suy nghĩ ngay đến câu Kiều :” chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” với nội dung của một lời khuyên mang tính đạo đức rõ rệt. Có chẳng có gì phải bàn cãi thêm về lời khuyên ấy, nếu tất cả đều được xem xét theo cái ý hướng đặc biệt đang bàn luận ở đây, là ý hướng nghệ thuật, chứ không phải là cái gì khác.
    Nhưng cũng chính từ đó mà mọi việc tưởng chừng đơn giản hóa ra không đơn giản. Nếu đọc sách văn học, bạn đã gặp khá nhiều trường hợp mà tấm lòng nhân ái của tác giả đã bộc lộ khá rõ ràng trên từng trang và qua bất cứ đề tài nào, thì chắc chắn bạn cũng đã thấy không ít những tác phẩm mà ở đó những chữ”Lòng thành”, “thiện chí” tuy được nói đi nói lại…vẫn chỉ là những chữ mà thôi; ấy là chúng ta chưa nói đến những gì ngược lại đã ẩn giấu dưới đó. Văn chương bao giờ cũng bộc lộ cái phần sâu thẳm nhất của con người : cái ác tâm hoặc cái dã tâm dù được che dấu thế nào cũng không lừa dối được người đọc sách có kinh nghiệm.
    Văn học lại cũng không thiếu những trường hợp ở đó tấm lòng của tác giả đầy ắp những điều tốt đẹp, nhưng tiếc thay lại tỏ ra quá mong manh trước hiện thực khốc liệt   toát ra từ những hình ảnh văn học. Chúng ta hãy nhớ lại chính nội dung Kiều mà xem : một người con gái tài hoa, không có mong mỏi gì hơn là sống được cuộc sống bình thường, người con gái ấy đã bị đẩy tới chỗ phải chọn cái chết để trốn thoát cái thực tại xã hội đã phá nát nỗi mong mỏi ấy của nàng, nhưng cuối cùng vẫn không được toại nguyện, chỉ vì tác giả đã muốn cứu nàng ( bằng một sự can thiệp rất giả tạo ) rồi đưa nàng trở lại một cuộc sống vẫn không được bình thường – một cái kết như vậy có thoát được cái “hậu’ tầm thường để trở thành một thứ chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc hay không?
    Nếu bạn có theo dõi chút ít lịch sử của vấn đề này thì tôi chắc là bạn sẽ không thể tìm thấy ở đấy chỉ có một cách trả lời. Sống thường trực trong những bất trắc, đổ vỡ, con người bao giờ cũng khao khát  sự hòa thuận, yên vui ;dù chỉ là một hạnh phúc nửa vời thì điều đó vẫn dễ chịu hơn là sự phũ phàng, cay đắng. Đó là loại ý kiến thứ nhất. Ý kiến đó rõ ràng giống với lập luận khác cho rằng chức năng của văn học không phải là an ủi con người bằng những hứa hẹn hư ảo, mà chính là buộc chúng ta phải đối diện với sự thật, dù sự thật đó có khốc liệt hay tàn nhẫn đến như thế nào, không thể có một chủ nghĩa nhân đạo đích thực tồn tại bên ngoài sự phẫn nộ đích thực trước cái xấu và cái ác.
    Dường như bạn đang chứng kiến một cuộc tranh luận giũa hai trường phái văn học, một bên tạm gọi là văn học CAM  THẢO và một bên tạm gọi là văn học MẬT  GẤU phải không? Riêng đối với tôi, bây giờ nếu bạn bảo tôi phải chọn một trong hai trường phái ấy, có lẽ tôi rất khó trả lời – bởi vì dường như, nếu tính gộp lại tất cả kinh nghiệm đọc sách của mình, tôi đã thích cả hai – tùy theo hoàn cảnh. Có lúc tôi rất thích viễn mơ để quên đi hiện thực ( chẳng hạn như sau khi lao động quá nặng nhọc để mưu sinh), thì lại cũng có lúc tôi thấy điều đó mà kéo dài mãi chỉ làm mụ con người đi thôi. Và chính trong trường hợp ấy, tôi bỗng thấy chủ trương văn học  MẬT GẤU không phải là không có lý do chính đáng. Mời bạn háy đọc thử một đoạn văn sau đây xem sao :
   “Vấn đề là không được để một lúc nào cho người Đức có ảo tưởng khuất phục. Phải làm cho họ cảm thấy họ bị áp bức hơn là họ đang bị áp bức thực tế, bằng cách gây cho họ ý thức về sự áp bức, và phải làm cho họ cảm thấy nhục nhã hơn là họ đang bị nhục nhã, bằng cách nêu sự nhục nhã đó trước công chúng. Cần phải trình bày mỗi giới của xã hội Đức là một bộ phận nhục nhã của xã hội Đức, và cần bắt cái chế độ khủng khiếp đó phải nghe chính khúc nhạc của nó và nhảy múa lên. Cần phải tập cho nhân dân biết kinh khủng với bản thân để đem lại can đảm cho họ”.
   Chẳng lẽ bạn lại không nhận ra tác giả của đoạn văn chứa đầy MẬT GẤU ấy là Các Mác hay sao?

                                                    Chính San
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Kêu gọi bảo vệ động vật qua bưu thiếp

Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã vừa xuất bản loại bưu thiếp liên quan đến con tê giác một sừng vừa chết tại vườn quốc gia Cát Tiên, nhằm kêu gọi ý thức con người trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

Trước đó, con tê giác được tìm thấy đã chết với một viên đạn xuyên chân trước và dấu hiệu bị cưa sừng. Các nhà khoa học đang tiến hành tìm hiểu để xác định đây có phải là con tê giác cuối cùng tại VN hay không.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/907/424907.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.                          HÃY NHÌN TỪ HAI PHÍA
                               Giúp đỡ người khác vượt qua sự lúng túng, rụt rè sẽ mang đến cho bạn lòng tự tin vào chính mình.


    Tôi còn nhớ mình đã vụng về và căng thẳng đến thế nào khi tiếp xúc với đám đông xa lạ trong độ tuổi hai mươi, dù khi đó tôi đã là một nhà văn, có tác phẩm được xuất bản. Tôi hơi mập, không nặng nề lắm nhưng cũng đủ để tôi luôn cảm thấy rằng mình thật xấu xí, kệch cỡm. Khi có ai mời dự tiệc, tôi mất nhiều tiếng đồng hồ để chuẩn bị, nhưng khi bước vào phòng tiệc, tôi lại cảm thấy bối rối , với cảm giác là mọi người đang nhìn mình xét nét, và chê bai cách ăn mặc của tôi.
   Một đêm nọ, tôi đến dự tiệc theo lời mời của một người tôi chỉ quen sơ, với tâm trạng khá hồi hộp. Tôi gặp một người phụ nữ trẻ đang đứng bên ngoài. “Chị vào chứ?”. Tôi hỏi. “Vâng, có lẽ”. Cô ta hơi đỏ mặt lên. “Tôi đã đi qua đi lại nhiều lần trước cửa để lấy can đảm. Tôi luôn luôn thấy khiếp sợ trong những tình huống như thế này”.
   Sao lại vậy nhỉ? Tôi lại nhìn cô ta dưới ánh đèn. Cô ta đẹp hơn tôi nhiều. “Tôi cũng thấy kinh khủng như chị”, tôi thú nhận. Hai chúng tôi cùng bật cười và tự nhiên thấy thoải mái hơn. Tôi cảm thấy được che chở khi cả hai chúng tôi cùng tiến vào đám đông ồn ào không quen biết.
   - “Chị không sao chứ?”. Tôi thì thầm.
   Ngay lúc đó, tôi thấy mình đang nghĩ về một người khác bên cạnh, điều này đã giúp tôi. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện với những người khác, và tôi cảm thấy mình đã là một thành viên của đám đông, không còn là kẻ bên ngoài. Khi lấy áo choàng về nhà, người bạn mới và tôi trao đổi với nhau những nhận xét :
    “Tốt cả chứ ?”, “Vâng , tốt hơn nhiều”, tôi đáp. “Tôi cũng vậy, vì chúng ta không cô độc”.
   Vấn đề là thế đấy ! Trước đây tôi luôn cảm thấy cô độc, cứ nghĩ rằng cả thế giới đều là những người tự tin, trừ tôi. Thế mà tôi đã tìm thấy một người khác cũng rụt rè như tôi. Cảm giác bất an trong tôi đã không cho tôi nhận thấy rằng phải chăng có nhiều người khác cũng bị căng thẳng như tôi vậy, và họ đã che dấu chúng đằng sau vẻ rạng rỡ hay những lời nói huyên thuyên ?
   Ở văn phòng một tờ báo địa phương, nơi tôi có dịp gửi bài đăng, người chủ bút lúc nào cũng cáu kỉnh và khó chịu. Ông ta luôn trả lời nhát gừng các câu hỏi của tôi. Mắt ông ta chưa bao giờ nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi luôn cho rằng ông ta không ưa tôi. Bây giờ tôi tự hỏi, phải chăng chính ông ta cũng e ngại là tôi không thích ông ta ?
   Trong lần viếng thăm kế đó, tôi bước vào , hít thật sâu để lấy can đảm.
    - “Chào ông Anderson, rất vui khi được gặp ông”.
   Ông ta mỉm cười và nhìn lên, thay vì bỏ bài viết của tôi lên bàn ông ta và lầm bầm. “Có lẽ ông không thích nó đâu!” tôi nghĩ nhưng cố gắng nói cách khác :
    - “Tôi mong rằng ông thích nó. Công việc của ông thật vất vả, vì mọi người vẫn hay nghĩ sai về ông”.
    - “Đúng vậy”. Ông thở dài.
    Tôi không vội vã như thường lệ. Tôi ngồi xuống và chúng tôi nhìn nhau. Tôi thấy ông ta không phải là một chủ bút đáng sợ như trước, mà là một người đàn ông giản dị, đầu hói cao, vầng trán rộng với đôi vai hẹp. Bức hình vợ và các con ông để trên bàn. Tôi hỏi thăm về họ. Khi ông ta cười, nét môi nghiệt ngã của ông dịu xuống. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy dễ chịu.
    Nghề viết văn của tôi bị đình lại vì chiến tranh. Tôi xin vào làm y tá trong một bệnh viện. Trong những ngày đầu tập sự, tôi phát hoảng với ấn tượng rằng mình không phải là một thành viên của bệnh viện. Tôi chẳng giống ai trong bộ đồng phục. Bênh nhân không ra bệnh nhân, nhân viên không ra nhân viên. “Cô ta làm gì ở đây thế?”, có lẽ người ta nghĩ về tôi như vậy.
    Tuy nhiên, công việc nặng nhọc đã cất khỏi tôi những ý nghĩ không đâu, và tôi cũng sút bớt đi vài ký. Tôi bắt đầu cảm thấy mình là một nhân viên thực thụ. Người ta cần tôi. Tôi nhìn thấy những người bất hạnh, họ đang chịu bao đau đớn, cuộc sống của họ có ý nghĩa quan trọng đối với tôi hơn là bản thân tôi. Tôi nhận thấy mình không còn thì giờ để  lo lắng vớ vẩn như trước đây.
    Hiện tại, sau nhiều năm qua, tôi vẫn còn rụt rè trước đám đông, những con người thành đạt, những viên quản lý cửa hàng thô lỗ, những nơi tôi không quen thuộc, tôi luôn tâm niệm : đừng nghĩ về bản thân. Hãy đến thẳng một phụ nữ đang đứng một mình có vẻ sợ sệt, và trò chuyện với cô ta.
    Hãy nghĩ rằng một người khác cũng đang rụt rè và lo lắng như bạn vậy. Trấn an họ cũng chính là trấn an mình. Hãy nhìn từ hai phía : “Thế giới bên ngoài và nội tâm bên trong.
   Nếu bạn cũng là người rụt rè - tại sao lại  không nhỉ ? – hãy thử áp dụng điều này đi.
                                                               MONICA DICKENS
                                                                Thuý Trang dịch
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tỉ ơi! đệ có biết cô cháu gái đãng trí này không? :)
Nguyệt Thu đã viết:
Vẫn còn đó những tấm lòng...

Một ngày, cô cháu gái có tính cách hơi đãng trí của tôi ỉu xìu thông báo là đã đánh mất sợi dây chuyền vàng tây( quà mừng thi đỗ) trong khu nội trú của SV. Vậy là xong, chuyện tìm lại được họa là... bằng mò kim đáy biển! Cả nhà tôi, ai cũng bảo thế và đều tin như thế, ngay cả tôi cũng vậy. Chẳng gì nó cũng đáng 4, 5 trăm ngàn đồng, cũng có thể được xem là một món tiêu vặt được chứ bạn!
Con bé cứ tiếc mãi vì ý nghĩa của món quà, hy vọng ai đó nhặt được sẽ hảo tâm cho xin lại nhưng cũng không dám tin vì chuyện mất vặt trong các khu ký túc xá SV cũng chẳng phải là chuyện lạ.
Mấy ngày trôi qua, tưởng như chuyện đã rồi. Đùng một hôm, cô bé chạy về hớn hở khoe đã tìm lại được sợi dây chuyền . Văn phòng trường gọi lên cho nhận lại. Một cô bạn SV bé nhỏ nào đó tình cờ nhặt được đã mang lên cho văn phòng trường nhờ thông báo để " châu về hợp phố"!
Cô cháu tôi mặt mày rạng rỡ cả lên, một phần mừng vì tìm được vật kỉ niệm, phần vì vui bởi người tốt lúc nào cũng vẫn hiện diện trong cuộc đời này...
Còn tôi, thấm thía một điều, sao niềm tin của mình vào con người lại ít thế?!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

SỰ TINH TẾ CỦA TÂM HỒN   ( Gom về)                        ELIZABETHBYRD



Cách đây một năm, trong chuyến sang thăm Ecosse, tôi có một người phụ nữ bạn đường lớn tuổi, gầy ốm, vốn là chủ trại. Bà bảo rằng tôi đi về phương bắc vào giữa mùa đông lạnh lẽo thế này thật là gay go. Ở đấy thời tiết hết sức khó chụi.
Tôi trả lời rằng tôi không ngại gì bão tố vì phải sưu tầm ít nhiều tư liệu cần thiết để hoàn thành cuốn tiểu thuyết lịch sử, muốn được gặp gỡ chuỵên trò với những người dân sống ở miền quê, làm quen với những truyền thuyết của họ cùng với những phong tục bản xứ hình như không mấy thay đổi , qua bốn thế kỷ.
Bà chủ trại mời tôi nghỉ đêm tại nhà bà:
-Nhà không được lớn, nhưng bà nghỉ lại ở đây sẽ ấm áp hơn. Tôi cũng hân hạnh được bà ghé lại, vì tôi cảm thấy cô độc trong lúc chồng tôi   vắng nhà.
Mưa như trút nước khi tôi đến được căn nhà nhỏ bé của bà xây bằng những tảng đá lớn, trên một sườn đồi lộng gió. Bầy chó chăn cừu sủa vang đón tiếp chúng tôi. Tôi bước vào một phòng khách bày biện nghèo nàn nhưng rất sạch sẽ. Bỗng các ngọn đèn nhấp nháy rồi tắt, bà chủ trại thở dài :
- Cúp điện rồi!
Bà thắp nến và nhóm lửa thì có tiếng gọi cửa. Bà đến mở cửa cho một cậu bé, giúp bỏ áo choàng và chiếc mũ nồi đẫm nước. Đứa trẻ đến gần lò sưởi, tôi nhìn qua ánh lửa sáng thấy em tuổi khoảng mười hai, và là một kẻ tật nguyền. Sau khi đã được nghỉ mệt, em nói:
 -Ba cháu muốn gọi điện cho bà, nhưng đường dây đã bị cắt. Cháu đến xem bà có bình yên không.
-Cảm ơn cháu,John.
Bà chủ nhà giới thiệu cho mọi người quen biết nhau. Cuồng phong mỗi lúc mỗi mạnh, đập vào những cánh cửa. Tôi nói:
-Tôi yêu bão tố trong cơn lồng lộn, và thích những giờ phút như thế ngồi nhìn ngọn lửa sáng rực trong lò,
Bé John hỏi tôi:
-Bà không sợ sao?
Tôi vừa định nói là "không", nhưng bà chủ trại - một người phụ nữ vững chắc, rõ ràng chẳng biết sợ là gì - vôi vàng trả lời, như đáp ứng lại những gì mà mọi đứa trẻ ước mơ nghe thấy:
-Dĩ nhiên là thấy sợ chứ. Nhưng bây giờ thì đã có được người đàn ông ở trong nhà rồi.
Một phút im lặng, rồi em bé nói:
-Để cháu đi xem cửa ngõ đóng kỹ chưa.
Và khập khiễng từng bước, em rời khỏi phòng vẻ ít nhiều quan trọng.
Sự kiện ấy đã làm tôi xúc động, nó tiếp tục ám ảnh tôi suốt nhiều tuần lễ. Tại sao tôi không tìm thấy, như bà chủ trại, một câu trả lời khôn ngoan và đầy trìu mến cho cậu hỏi của em bé?. Và bao nhiêu lần rồi, trong cuộc đời mình, lòng ích kỉ ngăn cản tôi thấy được những sở cầu của người thiên hạ?
 Có lẽ tấm lòng của tôi ngủ yên trong nhiều năm rồi, và lần này nó thức dậy, cảm thấy ước vọng lớn lao đuổi bắt thời gian đã mất, trong đó có cả một sự hiếu kỳ nhiệt thành. Do phép màu nhiệm nào mà bà chủ trại đã biến đứa bé tật nguyền thành một con người tự tin như thế? Lòng tốt của bà phải chăng khởi phát từ một bản năng hay từ một sự suy nghĩ? Phải chăng đó là trắc ẩn , là khôn khéo, hay tổng hợp những điều đó? Tôi bỗng nhớ lại thành ngữ mà một triết gia, trong đám bạn hữu của tôi, đã dùng để chỉ hình thức quảng đại như thế, và ông gọi đó là SỰ TINH TẾ CỦA TÂM HỒN.
Nhớ lại, tôi hiểu rằng mình đã từng đã nhiều lần được con người có khiếu ấy cứu đỡ , mình đã cảm động trước một câu nói hay một hành vi thiện ý. Và biết bao lần mẹ tôi cũng đã hành động như thế, khi tôi còn nhỏ và dễ xúc động, bà đã dùng một cử chỉ tế nhị để cho tôi thấy ý nghĩa quý  báu của phẩm giá con người.
Khi tôi lên bảy, một hôm mẹ tôi chuẩn bị chu đáo tiệc trà thết đãi những người bạn thân. Muốn phụ giúp mẹ, tôi đã hái một bó bồ công anh đem đến cho bà. Biết bao người mẹ, sau khi cám ơn con gái của mình, hẳn đã vứt hoa cỏ ấy trong hũ đựng sữa tồi tàn nào đấy, rồi dẹp xuống bếp. Mẹ tôi thì đem đoá hoa đáng thương cắm vào chiếc bình đẹp nhất, đặt trên chiếc đàn dương cầm , giữa hai cây đèn nhiều ngọn khá lớn. Bà cũng tự nén không muốn õng ẹo giải thích cho bạn bè rằng đấy là hoa của cháu bé Betty. Ngày nay, nhìn những bông hoa được trưng bày trong các cuộc họp, tôi nhớ đến niềm kiêu hãnh ngày xưa, khi tôi nhìn thấy những cành hoa dại của mình lại được ưu ái hơn những đoá hồng.
Sự tính tế nơi tâm hồn khởi phát từ mối cảm thông sâu sắc đối với xúc động tha nhân. Khi tôi còn nhỏ, anh tôi đã dạy tôi về điều đó trong một vũ hội. Một cô gái không có gì nổi bật, thẹn thùng ngồi nép mình trong góc phòng. Cảm động trước sự khốn khổ của cô gái đó, anh tôi đến mời cô nhảy và sự kỳ diệu đã xảy ra :cô tìm được sự tự tin, cảm thấy phấn khởi và khá xinh đẹp. Rồi một người khác lại đến mời cô, và cô vui nhảy trọn đêm ấy.
Kiểu lịch sự như thế giúp những liên hệ giữa người thành mật thiết hơn . Trong đời sống vợ chồng, nó đem lại màu sơn mới để cuộc sống chung càng thêm tươi đẹp. Một bà bạn tôi kể lại, ngày bà ở tuổi 40 bà bị suy sụp tinh thần. Ở thời đại đó, con người bị tác động bởi nhiều âu lo xã hội nên không đánh giá được đúng ni tấc mọi việc. Bạn tôi nhìn tương lai rất đen tối, và tự buồn thảm với mình. Buổi sáng hôm ấy, cùng dùng điểm tâm với chồng, bà cố nén lại nỗi buồn nhưng khi người chồng đi làm thì bà ngồi khóc. Buổi chiều khi người chồng về, bà hơi bình tĩnh nhưng không nguôi buồn. Sau khi ăn tối, người chồng bảo vợ:
-Em vào xem các món quà.
Họ vẫn thường mua cho nhau những quà thiết dụng, người vợ nghĩ hẳn chồng mình đã mua cái máy hút bụi mà họ ao ước lâu nay. Nhưng chị vô cùng ngạc nhiên khi thấy đôi giày cườm thật đẹp và một áo ngủ tuyệt vời. Chị đã kể tiếp:
-Anh ấy không nói lý do của sự lựa chọn, điều đó quả không cần thiết. Tôi biết anh ấy muốn nói gì rồi. Hẳn anh muốn tôi hiểu rằng tôi vẫn xinh đẹp, tôi vẫn đáng yêu, đáng quý. Và điều sung sướng là tôi tin tưởng như thế.
Một tấm lòng tinh tế luôn tìm được cách để tự biểu lộ. Tôi có nghe nói đến một em bé cô độc, gắn bó kì lạ với một món đò chơi của mình, là con gấu nhỏ làm bằng bông vải tồi tàn, một mắt. Hôm em phải đến bệnh viện chữa trị cuống họnh, em vẫn ôm chặt món đồ chơi ấy vao lòng. Khi bác sĩ giải phẫu đến, cô y tá đưa tay toan gỡ món đồ chơi ra khỏi tay em bé thì vị bác sĩ nói rất nghiêm chỉnh:
-Cứ để yên con gấu đây. Chúng ta còn phải chăm sóc đến nó.
Khi bé tỉnh lại, em thấy con gấu nằm lọt ở tròng lòng gối, và con mắt chột đã được băng bó kỹ lưỡng bởi một bàn tay bậc thầy.
Có biết bao cơ hội để ta thể hiện lòng tinh tế ấy. Một hôm tôi đi chợ với chị bạn và chị để ý đến một em bé trai chừng 8 tuổi phụ giúp người cha bán các mặt hàng rau cải tạp nhạp . Em có vẻ rất tự hào khi bán một mớ bông cải cho bà khách, và chờ bà trả tiền, nhưng bà khách này chẳng để ý gì đến em lại đưa tiền cho người cha, khiến em bé thật bối rối. Bà bạn của tôi thầm nghĩ:"Mình phải nâng đỡ tinh thần chú bé". Rồi bà gọi em, chọn những rau quả, bỏ vào giỏ mình và mặc dầu bà có thể tính toán song đã đưa tờ bạc lớn để cho em bé thối lại. Em phải để mất ít phút nghĩ thầm trong óc, rồi với khuôn mặt rạng rỡ, em trả lại đúng số tiền còn thừa. Bà bạn tôi nói:
-Cám ơn cháu nhiều. Thật cô không thể tính nhanh được như cháu vậy.
Vừa liếc nhìn sang cha mình, cậu bé trả lời:
-Ồ thưa bà, việc này khó khăn gì đâu.
Nhưng trên thực tế, đó là việc lớn đối với em bé. Và tất nhiên, cả bốn chúng tôi đều cùng cười,do niềm vui từ chuyện nhỏ ấy gây ra.
Người bạn triết gia của tôi nói:
-Kẻ có tấm lòng tinh tế nương nhẹ thể giá của người đối thoại và làm củng cố thêm thể giá đó, như vậy nhân cách kẻ ấy càng được phát triển. Nếu buổi chiều về, bạn thấy đứa con của bạn chạy đến nói cho bạn biết, với vẻ quan trọng:"Má biết chuyện gì xảy ra ở ngã tư chưa?" thì dẫu biết rõ, lòng tinh tế buộc bạn phải tự ngăn lại để nghe con mình kể lể sự việc. Nếu bạn lỡ nói:"Má biết chuyện ấy cách đây có trên cả tiếng đồng hồ" thì điều đó có nghĩa rằng tấm lòng của bạn chỉ chứa đầy bạn mà thôi.

                        VŨ HẠNH  DỊCH

 
______________________________________
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối