Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bài 2: 2.000 tấn quặng “vượt biên” mỗi đêm



SGTT.VN - Mỗi một chiếc xe chở quặng qua biên giới có trọng tải thiết kế ghi ngoài cánh cửa xe là 24 tấn. Thế nhưng, tổng trọng tải cân lần thứ hai (sau khi đã nhập quặng), tròm trèm 80 tấn, trừ “bì” xe, còn gần 60 tấn quặng. Đêm nay, điểm nhập hàng này có 30 xe cùng chở. Như thế, nội trong một đêm, gần 2.000 tấn quặng thô được tuồn sang Trung Quốc.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156727
Điểm tập kết xe quặng đồng thời cũng là trạm cân tại huyện Phục Hoà trước khi xe làm thủ tục đưa quặng sang bên kia đường biên.



Đi ăn… “quặng bẩn”
Qua rất nhiều “cầu” móc nối, cuối cùng tôi cũng toại nguyện, được trở thành phụ xe chở quặng. Điểm “ăn hàng” này tại một mỏ sạch tên Nà Lũng (một công trường hợp pháp, có giấy phép khai thác…) thuộc loại lớn đang được khai thác ở cây số 12, xã Chu Trinh, thị xã Cao Bằng. Đây là trạm cân của công ty Khoáng sản xây dựng 30.4 (dân chở quặng thuê gọi tắt là 30.4). Tấm biển công ty chúng tôi nhìn thấy vào ban ngày là nhà máy luyện Gang (thuộc công ty Khoáng sản xây dựng 30.4), khác hoàn toàn với khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập về đêm. Anh tài xế tên C. nói úp mở, rằng đêm nay tôi sẽ được đi ăn… quặng bẩn.

Bỏ qua con phố chính thắp điện neon lung linh của thị xã ven sông Bằng, chiếc xe gầm gừ lao vào màn đêm lạnh buốt, hướng theo đường quốc lộ 3 xuống huyện Thạch An. Đến cây số 12 (địa phận xã Chu Trinh), con đường trở nên lầy lội và chật hẹp vì rất nhiều xe tải lớn đỗ dừng một cách mất trật tự. C. cho hay: các xe đều phải qua một trạm cân, sau đó sang bãi quặng lấy hàng, rồi quay lại trạm cân này cân lại một lần nữa, rồi lên đường.

Thủ tục cân xe cuối cùng cũng xong. Gần một giờ đồng hồ sau, xe của tôi lộn trở lại con đường vừa đi, ra đến đường to, tiếp tục ngoặt phải theo hướng đi vào thị xã. Chừng vài trăm mét, C. ôm cua ngọt lịm đánh vào một khoảng tối sẫm. “Chịu khó tí nhé, đoạn này xóc lộn mật đấy!”

Chiếc xe cài số 1, ủn ỉn bò lên dốc đè theo vệt bánh xe trước. Chừng 15 phút sau, chúng tôi vượt qua được đoạn dốc, hai bên là những hố quặng sâu hoắm. Lên bãi đất trống, một công trường khai quặng rộng mênh mông, C. bỏ đi, lát sau quay lại đánh thẳng xe vào một điểm được rọi bằng một bóng đèn điện đỏ quạch. Dưới đêm đen, C. thành thục cắm thẳng đuôi xe hướng về phía chiếc máy xúc đã chờ sẵn. Những đống quặng sắt còn lẫn đất, khác hẳn với thứ quặng sạch ở Nguyên Bình.

Cuối cùng cũng xếp quặng xong. Chiếc xe ì ạch rời điểm mỏ, trở lại trạm cân ban nãy. C. giải thích: trạm cân này chỉ cân tối đa 80 tấn, xe nào vượt tải phải thuê máy xúc xúc vợi đi. Mỗi lần như thế phải bỏ tiền túi 200.000 đồng.

21 giờ 45 phút, C. nhảy lên cabin nổ máy. Chiếc xe rì rì nhập vào đêm đen. Điểm đến của chúng tôi là cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hoà, cách thị xã Cao Bằng 67km, cách chỗ xe tôi lấy hàng tròn 80km.

2.000 tấn quặng thô “vượt biên” mỗi đêm
Một chiếc xe như chiếc xe chở quặng của C., trọng tải thiết kế ghi ngoài cánh cửa xe là 24 tấn. Thế nhưng, tổng trọng tải cân lần thứ hai (sau khi đã nhập quặng), xe C. tròm trèm 80 tấn, trừ “bì” xe, còn 60 tấn quặng. Đêm nay, điểm nhập hàng có 30 xe cùng chở. Như thế, nội trong một đêm, gần 2.000 tấn quặng thô được tuồn sang Trung Quốc.

Khu vực này có rất nhiều cửa khẩu lớn nhỏ dẫn sang Trung Quốc, ngoài ra còn rất nhiều “cửa khẩu” khác, đó là những con đường tiểu ngạch xé núi để tuồn hàng lậu sang Trung Quốc (trong đó phần lớn là quặng thô) mà chẳng ai kiểm đếm được.

Tuy nhiên, xe của chúng tôi cùng với nhiều xe chở quặng khác sẽ đường hoàng xuất cảnh qua cửa khẩu Tà Lùng – cửa khẩu lớn nhất của Cao Bằng. Theo lời C., sẽ có cán bộ hải quan làm thủ tục giấy tờ xuất cảnh, kiểm dịch hàng hoá, passport cho lái xe.

23 giờ. Đêm đã đặc quánh. C. siết chặt vôlăng, bắn thêm một điếu thuốc cho tỉnh ngủ. Chiếc xe chậm chạp leo dốc. Đèo Mã Phục trôi qua trong đêm bằng ngã ba, một hướng rẽ Trà Lĩnh, một hướng đi Trùng Khánh. Xe chúng tôi chạy thẳng. Đó là hướng đi về cửa khẩu Tà Lùng.

1 giờ 30 phút sáng, xe chúng tôi đến điểm tập kết an toàn. Có khoảng chục xe y hệt đã nằm sẵn, chúc đầu về phía cổng. Tất cả đều là xe chở quặng.

Khung cảnh rõ rệt hơn vào lúc 5 giờ sáng khi tôi tỉnh dậy để xác định phương hướng. Bãi đỗ có chừng trên hai chục xe. Tất cả các lái xe đều ngủ. Bãi đất trống rộng được xây tường bao, có một trạm cân duy nhất mang tên: Trạm cân điện tử 80 tấn, do HTX Chiến Công đầu tư. Đây sẽ là nơi cân lần cuối trước khi xe được phép qua cử khẩu Tà Lùng cách đó non cây số.

Đội xe chở quặng đêm 27.9 có 29 xe. Đây là đêm thứ tư liên tiếp trong tuần C. sẵn việc, chạy liền một lèo. Tuy nhiên, có những thời điểm nhiều quặng, một đêm có 50 xe chuyên chở.

Giá cước vận chuyển được trả 160.000 đồng/tấn. “Chủ quặng trừ chi phí dọc đường, bôi trơn cửa này cửa khác, tiền luật lá... Thế nên, dọc đường không bị công an, hải quan, hay biên phòng “hỏi thăm”. Mình chỉ việc lấy quặng rồi chở đến đây”, C. kể chuyện. Tính ra, một chuyến hàng, mỗi xe nhận gần 10 triệu tiền công, trừ chi phí dầu mỡ… còn lời chừng 5 – 6 triệu đồng.

Tôi thắc mắc: “Đây có phải quặng lậu không?” C. cười: “Chở đêm chở hôm thế này không lậu thì sạch với ai?” “Nếu là quặng lậu sao lại qua hải quan làm thủ tục?” “Ông ngây thơ bỏ mẹ. Cân, kiểm đếm… chỉ nhằm mục đích hạch toán sao cho khớp hai đầu (bên mua – bên bán), còn chuyện ăn chia khắc họ tự tính thôi”. “Thủ tục hải quan gồm những gì?” “Giấy thông hành cho lái xe, một cái giấy kiểm dịch (dành cho… quặng). Chỉ có lái xe được sang, phụ xe ngồi lại bên này. Sang đó, cân hàng xong là phải về luôn, vì Trung Quốc không cho lưu trú hay đi đâu cả. Với lại, không về nhanh thì bọn khác nó chen chân, mất việc”.

Đội xe chở quặng thuê ở Cao Bằng phần lớn là đội xe từ Thái Nguyên lên. Trong số những xe chở quặng từ mỏ Nà Lũng đêm 27.9, phần lớn là biển số xe 20. Khớp những biển số xe chúng tôi ghi lại ở địa điểm trạm cân 30.4, điểm “ăn quặng” tại mỏ sắt Nà Lũng, điểm tập kết tại trạm cân Tà Lùng… và cuốn sổ theo dõi xe ra, vào (tại phòng bảo vệ công ty 30.4 đêm 27.9.2011), tất cả đều trùng khớp. Những chiếc xe trên đều đang nằm ngủ dưới màn sương lạnh của vùng biên ải Tà Lùng, đợi đến giờ làm thủ tục.

Như thế, chỉ trong bốn ngày liên tiếp (khoảng từ 23 – 27.9), chỉ tính với 30 đầu xe, mỗi xe chở 60 tấn quặng thô, trong chưa đầy một tuần, ước tính Cao Bằng chảy máu cả chục ngàn tấn quặng sắt. Đó là chưa kể còn nhiều điểm tập kết quặng khác cũng tuồn quặng sang Trung Quốc mà chúng tôi chưa biết?!

bài và ảnh: Vỹ Kỳ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vun đắp tình yêu môi trường bằng Internet



TT - 47 đại sứ môi trường Bayer đến từ 18 nước đã có cuộc hội ngộ thú vị tại thành phố Leverkusen, Đức từ ngày 16 đến 21-10 để cùng sẻ chia những trăn trở và mong muốn bảo vệ môi trường.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=526654
Hai đại sứ môi trường VN thực hành ở phòng thí nghiệm về môi trường tại Đức - Ảnh: Tr.Uyên



Không hẹn mà gặp, khá nhiều dự án của các đại sứ xác định Internet là kênh quan trọng để chia sẻ thông điệp môi trường, và thu hút sự chung tay của cộng đồng trong hành trình bảo vệ hành tinh xanh.

Đại sứ Kim Min Sun đến từ Hàn Quốc chia sẻ dự án “Eco Webtoon”, kết hợp giữa “website” và “cartoon”, tức tận dụng Internet để chia sẻ những thông điệp về môi trường thông qua hình thức giải trí vui nhộn - là các hình ảnh minh họa hài hước lên các trang web phổ biến ở Hàn Quốc...

“Thú vị!”, “Đặc biệt!” là nhận xét của các đại sứ về dự án “Xây dựng trang web muaxanh.com dựa trên nguyên tắc mua theo nhóm có tích hợp chương trình giải trí cổ động bảo vệ môi trường” của đại sứ môi trường Bayer VN Nguyễn Ngọc Huy Vũ (SV ĐH Bách khoa TP.HCM). Website www.muaxanh.com của Huy Vũ hoạt động từ cuối tháng 6-2011, bên cạnh các phiếu giảm giá thông thường, khách hàng có thể mua “phiếu giảm giá xanh” với mức giảm đặc biệt hơn kèm điều kiện tham gia các game môi trường dưới dạng flash, trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về môi trường...

Đại sứ Đào Thị Bích Vân (SV ĐH KHXH&NV TP.HCM) cũng thu hút khá nhiều sự chú ý khi cô mang đến cuộc hội ngộ dự án “Xây dựng kênh truyền thông radio online để tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường”, gọi tắt là “Radio online xanh” phát tại website www.theoyeucau.com từ tháng 5-2011 và hiện còn phát tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Không ít đại sứ sẵn sàng “ăn ngủ” cùng những website môi trường của mình. Đại sứ Reymart Canuel đến từ Philippines cùng một số tình nguyện viên rất gắn bó với website GreEnitiative (kết hợp giữa “green” - xanh - và “initiative” - sáng kiến) tại địa chỉ http://www.ubaguio.edu/greenitiative/. Đây là nơi các bạn trẻ kêu gọi cộng đồng tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Ấn tượng hơn, Reymart Canuel và các tình nguyện viên đã trồng được 1.300 cây để góp phần chống xói mòn đất.

TRUNG UYÊN (từ Leverkusen, Đức)


“Đại sứ môi trường Bayer” là chương trình hợp tác quốc tế giữa Tập đoàn Bayer AG và Ủy ban Môi trường thuộc Liên Hiệp Quốc (UNEP). 47 đại sứ tham gia chuyến du khảo sinh thái tại Đức là các bạn trẻ chiến thắng trong cuộc thi “Đại sứ môi trường Bayer” 2011 tại mỗi nước.

Từ ngày 16 đến 21-10-2011 tại Đức, các đại sứ sẽ tham gia các hoạt động như: thảo luận về “Kinh tế xanh”, truyền thông về bảo vệ môi trường trên toàn cầu, tìm hiểu về quản lý tái chế thân thiện với môi trường, tham quan phòng thí nghiệm “Baylab plastics” và “Baylab BayKomm”, tham quan Trung tâm Xử lý rác thải công nghiệp Bürrig, tìm hiểu dự án thí điểm về sản xuất nhựa với khí CO2...

Từ năm 1998 đến nay, có khoảng 12.000 bạn trẻ trên toàn thế giới được phong danh hiệu “Đại sứ môi trường Bayer”. Riêng năm 2011, có 800 bạn trẻ được trao tặng danh hiệu này.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vô tư dùng chất làm chín trái cây



TT - Rất nhiều loại hóa chất làm chín trái cây đang được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, chính người sử dụng cũng không biết rõ về những hóa chất này.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=526069
Hai loại thuốc đang được sử dụng để làm chín trái cây chứa ethephon - Ảnh: Đức Thiện



Chúng tôi tìm đến khu vườn sầu riêng ở ấp Bầu Tre, xã Bình Sơn, huyện Long Thành, Đồng Nai. Anh Hoa, một chủ vườn ở đây, chỉ dẫn: “Chất làm chín trái cây có bán khắp nơi. Chuối, dứa, mãng cầu, dưa hấu... chỉ cần nhúng sơ qua sau hai ngày là chuyển sang màu vàng, ba ngày là chín đẹp. Ngày thứ tư mà ăn không kịp có khi nó rục, gãy hết luôn”.

Trái nào cũng chín
Ngoài phương pháp nhúng còn có một phương pháp khác khá thủ công hơn là... chích. Anh Bẩu - chủ vườn mít ở xã lộ 25, huyện Thống Nhất, Đồng Nai - cho biết: pha thuốc với một ít nước và dùng ống xylanh chích, một trái mít 10kg sẽ khoảng ba ngày là chín. Khi chích phải gọt cùi cho bằng với mặt vỏ mít thì mới có tác dụng.

Tất nhiên phải lựa loại mít già, độ chín cũng được 7-8 phần thì kết quả chích mới tối ưu. Tuy nhiên, nhiều thương lái không quan tâm đến độ tối ưu của trái mà chỉ cần có đủ hàng để cung cấp cho các công ty. “Họ đem xe đến mua mít già và... chích ngay tại chỗ. Mỗi chiếc xe 10 tấn họ đem theo chừng 3-4 chai là đủ chích toàn bộ” - anh Bẩu cho biết.

Với trái xoài, một số nơi còn có thêm cách xịt thuốc. Ông Đức, chủ vườn xoài ở Tịnh Biên, An Giang, cho biết: “Xoài trung bình bốn tháng mới cho quả chín, nhưng nếu dùng thuốc xịt lên thì chỉ cần khoảng ba tháng mười ngày là trái đã ngả màu vàng, sáng và đẹp. Khi đó, giá bán sẽ cao hơn bình thường 15-20%”.

Theo hướng dẫn của các nhà vườn, chúng tôi tìm đến một số cửa hàng vật tư nông nghiệp ở thị trấn Long Thành, Đồng Nai hỏi mua “chất làm chín trái cây”. Các cửa hàng đều có sẵn lượng hàng khá lớn được bày bán công khai. Hóa chất được đựng trong các chai nhựa 500ml với những cái tên: Sada, Trái Chín. Mỗi chai có giá bán chỉ 35.000 đồng. Các loại thuốc đều dễ dàng tìm thấy ở các vùng “vựa trái cây” như: Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai...

Theo hướng dẫn sử dụng trên các chai thuốc này, người dùng chỉ cần pha 10-25ml hóa chất với 1 lít nước rồi nhúng trái cây xanh (trái cần chín) như: xoài, mít, chuối, cam, quýt, bưởi, sầu riêng, nho, chôm chôm, sapôchê, thanh long. Sau 15-20 phút để khô, ủ chín. Đối với trái cà phê, tiêu xanh sau khi hái có thể phun sương lên bề mặt trái... Muốn làm tiêu trắng, người ta chỉ việc ngâm tiêu xanh 3-4 ngày rồi đem ra chà vỏ là thành tiêu trắng. Anh Hoa tiết lộ: “Một bình hóa chất 500ml có thể sử dụng cho khoảng 5 tấn trái cây phổ biến, còn với mít chỉ được khoảng 1,5 tấn”.

Trong khi đó, anh Khôi, một đầu mối thu gom củ quả khu vực Đơn Dương, Lâm Đồng, cho biết đối với những loại trái cây vận chuyển đi xa, khi thu hoạch anh và nhiều thương lái khác thường để trái xanh, cứng cho dễ vận chuyển. Khi củ quả đến chợ đầu mối, điểm phân phối, những nơi này sẽ sử dụng hóa chất để làm chín. Một thương lái phân phối khoảng 5 tấn chuối mỗi ngày ở khu vực Biên Hòa, Đồng Nai cho biết sau khi phân loại, cắt nhánh, buổi tối trước khi phân phối sẽ nhúng chuối vào dung dịch thúc chín. Loại thuốc này mua ở chợ Kim Biên, TP.HCM, thường được đóng trong can nhựa 30 lít và ông cũng không rõ thuốc gì.

Chưa rõ độc hại
Theo TS Phạm Văn Tấn - phó giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN&PTNT, để làm trái cây chín đồng loạt người ta dùng ethylene, acetylene và ethephon. Thế giới sử dụng ethylene vì chất này không độc, nhưng hóa chất này đắt tiền hơn acetylene và ethephon. Acetylene đã bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia nhưng Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Việt Nam và một số nước khác vẫn dùng rộng rãi. Dân dã quen gọi acetylene là “khí đá”, được sinh ra từ phản ứng của đất đèn calcium carbide (CaC2) với nước.

Đất đèn có chứa hợp chất của hydro với phosphorus rất độc, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người trong một thời gian dài. Nếu tiếp xúc với khí acetylene ở nồng độ trên 33% có thể bị ngất xỉu. Các triệu chứng của ngộ độc acetylene thường là khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi; cảm giác cháy rát da và có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn... Ethephon cũng có tác dụng và tác hại tương tự acetylene. Nhưng do trái cây xông bằng khí ethephon thường bảo quản được lâu hơn so với khí acetylene sinh ra từ đất đèn nên người ta thích dùng ethephon hơn.

TS Trần Ngọc Quyển, Viện Công nghệ hóa học TP.HCM, cho biết ethephon đã bị cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ xếp vào danh mục độc chất loại 1 vì thử nghiệm cho kết quả gây kích ứng da.

Tuy nhiên, hiện trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại hóa chất khác nhau. Ngay cả một số nhà khoa học cũng không biết rõ về các loại hóa chất này.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, TS Tấn cho biết các nước tiên tiến trên thế giới hiện không dùng hóa chất trên nông sản, nếu có thì chỉ dùng những hóa chất đã qua thời gian thử nghiệm và có báo cáo chính thức rằng nếu dùng đúng định lượng, giới hạn thì không gây ảnh hưởng đến con người hoặc môi trường.

HỒNG NHUNG - ĐỨC THIỆN



Khó nhận biết!
Mặc dù là người trong nghề nhưng anh Hoa khẳng định: “Rất khó nhận biết trái cây chín do dùng thuốc ngâm, người dân đi mua chắc chắn không bao giờ biết được. Chẳng hạn như sầu riêng sau khi ngâm thuốc gai sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, nhưng phải từ ngày thứ năm mới nhận ra được...”.

Nói về tác động của các loại hóa chất này, một nông dân cho biết: “Mình chưa biết nó độc hại thế nào nhưng có nghe bên bảo vệ thực vật nói rằng khi làm phải mang mắt kính, đeo khẩu trang để bảo vệ”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Bài 2: 2.000 tấn quặng “vượt biên” mỗi đêm



SGTT.VN - Mỗi một chiếc xe chở quặng qua biên giới có trọng tải thiết kế ghi ngoài cánh cửa xe là 24 tấn. Thế nhưng, tổng trọng tải cân lần thứ hai (sau khi đã nhập quặng), tròm trèm 80 tấn, trừ “bì” xe, còn gần 60 tấn quặng. Đêm nay, điểm nhập hàng này có 30 xe cùng chở. Như thế, nội trong một đêm, gần 2.000 tấn quặng thô được tuồn sang Trung Quốc.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156727
Điểm tập kết xe quặng đồng thời cũng là trạm cân tại huyện Phục Hoà trước khi xe làm thủ tục đưa quặng sang bên kia đường biên.



Đi ăn… “quặng bẩn”
Qua rất nhiều “cầu” móc nối, cuối cùng tôi cũng toại nguyện, được trở thành phụ xe chở quặng. Điểm “ăn hàng” này tại một mỏ sạch tên Nà Lũng (một công trường hợp pháp, có giấy phép khai thác…) thuộc loại lớn đang được khai thác ở cây số 12, xã Chu Trinh, thị xã Cao Bằng. Đây là trạm cân của công ty Khoáng sản xây dựng 30.4 (dân chở quặng thuê gọi tắt là 30.4). Tấm biển công ty chúng tôi nhìn thấy vào ban ngày là nhà máy luyện Gang (thuộc công ty Khoáng sản xây dựng 30.4), khác hoàn toàn với khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập về đêm. Anh tài xế tên C. nói úp mở, rằng đêm nay tôi sẽ được đi ăn… quặng bẩn.

Bỏ qua con phố chính thắp điện neon lung linh của thị xã ven sông Bằng, chiếc xe gầm gừ lao vào màn đêm lạnh buốt, hướng theo đường quốc lộ 3 xuống huyện Thạch An. Đến cây số 12 (địa phận xã Chu Trinh), con đường trở nên lầy lội và chật hẹp vì rất nhiều xe tải lớn đỗ dừng một cách mất trật tự. C. cho hay: các xe đều phải qua một trạm cân, sau đó sang bãi quặng lấy hàng, rồi quay lại trạm cân này cân lại một lần nữa, rồi lên đường.

Thủ tục cân xe cuối cùng cũng xong. Gần một giờ đồng hồ sau, xe của tôi lộn trở lại con đường vừa đi, ra đến đường to, tiếp tục ngoặt phải theo hướng đi vào thị xã. Chừng vài trăm mét, C. ôm cua ngọt lịm đánh vào một khoảng tối sẫm. “Chịu khó tí nhé, đoạn này xóc lộn mật đấy!”

Chiếc xe cài số 1, ủn ỉn bò lên dốc đè theo vệt bánh xe trước. Chừng 15 phút sau, chúng tôi vượt qua được đoạn dốc, hai bên là những hố quặng sâu hoắm. Lên bãi đất trống, một công trường khai quặng rộng mênh mông, C. bỏ đi, lát sau quay lại đánh thẳng xe vào một điểm được rọi bằng một bóng đèn điện đỏ quạch. Dưới đêm đen, C. thành thục cắm thẳng đuôi xe hướng về phía chiếc máy xúc đã chờ sẵn. Những đống quặng sắt còn lẫn đất, khác hẳn với thứ quặng sạch ở Nguyên Bình.

Cuối cùng cũng xếp quặng xong. Chiếc xe ì ạch rời điểm mỏ, trở lại trạm cân ban nãy. C. giải thích: trạm cân này chỉ cân tối đa 80 tấn, xe nào vượt tải phải thuê máy xúc xúc vợi đi. Mỗi lần như thế phải bỏ tiền túi 200.000 đồng.

21 giờ 45 phút, C. nhảy lên cabin nổ máy. Chiếc xe rì rì nhập vào đêm đen. Điểm đến của chúng tôi là cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hoà, cách thị xã Cao Bằng 67km, cách chỗ xe tôi lấy hàng tròn 80km.

2.000 tấn quặng thô “vượt biên” mỗi đêm
Một chiếc xe như chiếc xe chở quặng của C., trọng tải thiết kế ghi ngoài cánh cửa xe là 24 tấn. Thế nhưng, tổng trọng tải cân lần thứ hai (sau khi đã nhập quặng), xe C. tròm trèm 80 tấn, trừ “bì” xe, còn 60 tấn quặng. Đêm nay, điểm nhập hàng có 30 xe cùng chở. Như thế, nội trong một đêm, gần 2.000 tấn quặng thô được tuồn sang Trung Quốc.

Khu vực này có rất nhiều cửa khẩu lớn nhỏ dẫn sang Trung Quốc, ngoài ra còn rất nhiều “cửa khẩu” khác, đó là những con đường tiểu ngạch xé núi để tuồn hàng lậu sang Trung Quốc (trong đó phần lớn là quặng thô) mà chẳng ai kiểm đếm được.

Tuy nhiên, xe của chúng tôi cùng với nhiều xe chở quặng khác sẽ đường hoàng xuất cảnh qua cửa khẩu Tà Lùng – cửa khẩu lớn nhất của Cao Bằng. Theo lời C., sẽ có cán bộ hải quan làm thủ tục giấy tờ xuất cảnh, kiểm dịch hàng hoá, passport cho lái xe.

23 giờ. Đêm đã đặc quánh. C. siết chặt vôlăng, bắn thêm một điếu thuốc cho tỉnh ngủ. Chiếc xe chậm chạp leo dốc. Đèo Mã Phục trôi qua trong đêm bằng ngã ba, một hướng rẽ Trà Lĩnh, một hướng đi Trùng Khánh. Xe chúng tôi chạy thẳng. Đó là hướng đi về cửa khẩu Tà Lùng.

1 giờ 30 phút sáng, xe chúng tôi đến điểm tập kết an toàn. Có khoảng chục xe y hệt đã nằm sẵn, chúc đầu về phía cổng. Tất cả đều là xe chở quặng.

Khung cảnh rõ rệt hơn vào lúc 5 giờ sáng khi tôi tỉnh dậy để xác định phương hướng. Bãi đỗ có chừng trên hai chục xe. Tất cả các lái xe đều ngủ. Bãi đất trống rộng được xây tường bao, có một trạm cân duy nhất mang tên: Trạm cân điện tử 80 tấn, do HTX Chiến Công đầu tư. Đây sẽ là nơi cân lần cuối trước khi xe được phép qua cử khẩu Tà Lùng cách đó non cây số.

Đội xe chở quặng đêm 27.9 có 29 xe. Đây là đêm thứ tư liên tiếp trong tuần C. sẵn việc, chạy liền một lèo. Tuy nhiên, có những thời điểm nhiều quặng, một đêm có 50 xe chuyên chở.

Giá cước vận chuyển được trả 160.000 đồng/tấn. “Chủ quặng trừ chi phí dọc đường, bôi trơn cửa này cửa khác, tiền luật lá... Thế nên, dọc đường không bị công an, hải quan, hay biên phòng “hỏi thăm”. Mình chỉ việc lấy quặng rồi chở đến đây”, C. kể chuyện. Tính ra, một chuyến hàng, mỗi xe nhận gần 10 triệu tiền công, trừ chi phí dầu mỡ… còn lời chừng 5 – 6 triệu đồng.

Tôi thắc mắc: “Đây có phải quặng lậu không?” C. cười: “Chở đêm chở hôm thế này không lậu thì sạch với ai?” “Nếu là quặng lậu sao lại qua hải quan làm thủ tục?” “Ông ngây thơ bỏ mẹ. Cân, kiểm đếm… chỉ nhằm mục đích hạch toán sao cho khớp hai đầu (bên mua – bên bán), còn chuyện ăn chia khắc họ tự tính thôi”. “Thủ tục hải quan gồm những gì?” “Giấy thông hành cho lái xe, một cái giấy kiểm dịch (dành cho… quặng). Chỉ có lái xe được sang, phụ xe ngồi lại bên này. Sang đó, cân hàng xong là phải về luôn, vì Trung Quốc không cho lưu trú hay đi đâu cả. Với lại, không về nhanh thì bọn khác nó chen chân, mất việc”.

Đội xe chở quặng thuê ở Cao Bằng phần lớn là đội xe từ Thái Nguyên lên. Trong số những xe chở quặng từ mỏ Nà Lũng đêm 27.9, phần lớn là biển số xe 20. Khớp những biển số xe chúng tôi ghi lại ở địa điểm trạm cân 30.4, điểm “ăn quặng” tại mỏ sắt Nà Lũng, điểm tập kết tại trạm cân Tà Lùng… và cuốn sổ theo dõi xe ra, vào (tại phòng bảo vệ công ty 30.4 đêm 27.9.2011), tất cả đều trùng khớp. Những chiếc xe trên đều đang nằm ngủ dưới màn sương lạnh của vùng biên ải Tà Lùng, đợi đến giờ làm thủ tục.

Như thế, chỉ trong bốn ngày liên tiếp (khoảng từ 23 – 27.9), chỉ tính với 30 đầu xe, mỗi xe chở 60 tấn quặng thô, trong chưa đầy một tuần, ước tính Cao Bằng chảy máu cả chục ngàn tấn quặng sắt. Đó là chưa kể còn nhiều điểm tập kết quặng khác cũng tuồn quặng sang Trung Quốc mà chúng tôi chưa biết?!

bài và ảnh: Vỹ Kỳ
Tài nguyên quốc gia, đào được bán được thì tiền chui vào túi cá nhân. Anh nào chả ra sức đào và bán. Ít bữa nữa mua lại của nó với giá cắt cổ còn khó. Ôi Việt Nam !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Vodanhthi đã viết:

Vô tư dùng chất làm chín trái cây



TT - Rất nhiều loại hóa chất làm chín trái cây đang được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, chính người sử dụng cũng không biết rõ về những hóa chất này.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=526069
Hai loại thuốc đang được sử dụng để làm chín trái cây chứa ethephon - Ảnh: Đức Thiện


.....
Đọc bài này Un nhớ ngày trước khi còn ở quê, nhà Un có trồng nhiều loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, ổi, hồng xiêm, na, mít, nhãn, bưởi...khi  thu hoạch nhãn, bưởi, ổi dễ rồi không nói làm gì, nhưng chuối thì khi nào thật già có quả bắt đầu ương ương thì chặt cả buồng về cắt từng nải xếp vào trong chum hoặc cái nồi lớn, phía dưới đáy lót một ít lá xoan, rồi thắp mấy que hương, xong đậy lại để dấm, ba bốn ngày gì đó chín gần hết mới đưa đi chợ bán. Hồng thì  phải xem những quả nào da nhẵn nhẵn có màu sáng, nắn hơi hơi mềm đó là những quả già lúc đó mới hái, thường thì cũng dấm như dấm chuối. Na thì nhìn những quả nào mở mắt thì hái, mít thì vỗ quả nào kêu nghe bộp bộp thì sắp chín, muốn nhanh chín thì đóng lõ.
Bây giờ đi chợ hoa quả tràn ngập, loại gì cũng có, nhìn những nải chuối, nải nào nải ấy chín vàng một màu, nhìn quả thì cạnh, vỏ thì dầy, rồi các loại như cam, táo, xoài ...mua về một hai hôm ăn chưa hết thì đã bị lũn, bị hỏng rồi. Un nghĩ ăn các loại quả có vỏ dầy như bưởi, thanh long, cam, mít có lẽ là yên tâm hơn, nhưng đọc bài này rồi thì chẳng có cái gì là yên tâm, là đảm bảo, chung quy lại tất cả chỉ vì một chữ thôi, đó là chữ "Tiền" đó chỉ là suy nghĩ của Un thôi.
Thanks bác Vodanhthi.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cả ngàn người vào rừng đãi quặng



TT - Hơn ba tháng nay, cả ngàn người đổ về khu vực rừng đầu nguồn thuộc thôn Ngã Hai, xã Khánh Phú (H.Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) tranh nhau bới suối, đào rừng để đãi một loại quặng chưa được xác định.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=527959
Khai thác quặng tại khu vực rừng đầu nguồn Khánh Vĩnh  - Ảnh: VĂN KỲ



Tại khu vực này, đập vào mắt chúng tôi là một con suối cạn tự nhiên rộng chừng 10m, dài hơn 3km đã bị đào bới tan nát, cây rừng bị xới bật gốc. Dọc theo con suối là hơn 20 lán trại được dựng tạm bằng cây rừng, che bạt cùng với những đồ dùng của dân đãi quặng quăng lăn lóc.

Giành từng đoạn suối
Chủ lán trại tên Dũng cho biết quê ở tận Bắc Giang, nghe người quen ở Khánh Vĩnh báo tin có bãi quặng rất “ngon” nên đã rủ thêm khoảng 30 người vào đây làm được hơn một tuần nay. Cả nhóm làm thuê cho một người tên Bính ở thị trấn Khánh Vĩnh, do mưa gió thất thường nên chưa thỏa thuận được tiền công. “Mùa này ngày nào cũng mưa nên chỉ làm được chút buổi sáng, nước suối đục ngầu vẫn phải dùng để tắm rửa, nấu cơm ăn, nước mưa hứng được không đủ cho anh em uống” - ông Dũng kể.

Ở một lán trại khác, ông Trần Vũ Tuấn (ngụ xã Suối Cát, H.Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết nhóm của ông phát hiện “mỏ” quặng này đầu tiên và đã “khai thác” hơn ba tháng nay. Sau đó thông tin lộ ra, rất đông người từ các tỉnh Bắc Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Bình Dương... và người dân Khánh Vĩnh kéo nhau lên đây đào đãi quặng.

Chúng tôi đi khắp bãi quặng rộng chừng 2ha thấy chỗ nào cũng đã có người xí phần. Những người xí phần dùng sơn viết tên nhóm mình lên các tảng đá: “Tý”, “Bảy Hường”... Ông Nguyễn Mộng Hùng (ngụ xã Suối Cát) kể ở đây nhóm nào cũng cố tranh giành lãnh địa để đãi quặng. Nhóm của ông có 20 người phải giành kịch liệt mới được một đoạn suối dài 50m. “Ở đây phức tạp không khác gì các bãi vàng mà bọn tôi từng làm, có đủ cả hàng nóng, hàng nguội” - ông Hùng nói.

Gần đó, một nhóm năm người đang đào đãi quặng. Họ phải dùng xà beng nạy từng tảng đá lớn dọc hai bên suối rồi dùng tay hoặc xẻng xúc đất và đá vụn vào mâm mà đãi. “Vì quặng nặng hơn đá nên nó sẽ lắng xuống, khi nào còn nguyên một chất màu đen thì mang lên dùng lửa sấy khô, rồi sàng cho bay sạch cát là được. Chả biết là quặng gì nhưng rất cứng và nặng, một lon sữa dùng tay gạt ngang miệng cân lên được 1,2kg. Bán tại chỗ được khoảng 200.000 đồng/kg, còn mang xuống thị trấn Khánh Vĩnh thì có giá 220.000-280.000 đồng/kg tùy chất lượng quặng” - ông Hùng nói.

Theo Công an H.Khánh Vĩnh, quặng được vận chuyển từ rừng đầu nguồn xuống thị trấn Khánh Vĩnh bán cho hai đầu nậu chính là Trần Hường và một người tên Tý với giá khoảng 280.000 đồng/kg. Gần đây có thêm một số người từ Lâm Đồng đi ôtô đến xã Khánh Thành (H.Khánh Vĩnh) để mua quặng với giá 330.000 đồng/kg.

Ba đợt truy quét
Ông Trịnh Bá Tiên, bí thư Đảng ủy xã Khánh Phú, kể: “Từ tin báo của người dân, ngày 25-9, chúng tôi cho công an phục kích và bắt được hai đối tượng dùng xe gắn máy chở hai bao quặng chạy về hướng H.Diên Khánh, mỗi bao nặng 42kg”. Bước đầu họ khai nhận mang đi bán cho ông Nguyễn Văn Hải, trú tại xã Cam Đức, H.Cam Lâm với giá 200.000 đồng/kg. Sau vụ việc này, UBND H.Khánh Vĩnh đã họp bàn tìm cách ngăn chặn tình trạng nhiều nhóm người ồ ạt lên rừng đầu nguồn phá rừng, tàn phá môi trường thiên nhiên để khai thác quặng.

Ngày 27-9, UBND H.Khánh Vĩnh đã tổ chức một đội công tác gồm lực lượng công an, bộ đội... băng rừng, mang theo lương thực, nước uống lên bãi quặng để ngăn chặn việc đào rừng đãi quặng trái phép. Đội công tác đóng quân năm ngày, tịch thu nhiều dụng cụ như mâm đãi quặng, xà beng, xẻng và nhiều vật dụng cá nhân khác.

Tiếp đó, ngày 11-10, đội công tác đợt hai gồm 30 người lại tiếp tục xuyên rừng vào bãi quặng. Chiếc xe chở đoàn công tác xuất phát từ UBND xã Khánh Phú chỉ chạy được khoảng 5km là phải dừng lại vì con đường dài hơn 12km băng qua cánh rừng bạt ngàn đã bị xe chở quặng cày nát. Nước suối cả khu vực này chuyển sang màu vàng đục vì bị ô nhiễm do khai thác quặng.

Sau đợt truy quét lần hai, số người kéo lên rừng đầu nguồn khai thác quặng ngày càng đông hơn, ước tính thời điểm hiện tại có hơn 1.000 người cùng khai thác. “Khi lực lượng kiểm tra ăn ngủ tại rừng thì các đối tượng lẩn đi chỗ khác, nhưng vừa rút về thì họ lại ra bãi quặng làm tiếp” - thượng úy Mai Hồng Quang, Công an H.Khánh Vĩnh, bức xúc.

Công an H.Khánh Vĩnh nhận định việc khai thác quặng trái phép sẽ làm thất thoát tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại rừng đầu nguồn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc tập trung đông người từ các tỉnh khác đến đây gây phức tạp về an ninh trật tự cho cả khu vực. Ngày 26-10, ông Nguyễn Văn Trạnh - chủ tịch UBND H.Khánh Vĩnh - cho biết thường vụ Huyện ủy Khánh Vĩnh vừa tổ chức cuộc họp nghe công an và huyện đội báo cáo tình hình và bàn phương án truy quét lần thứ ba tại rừng đầu nguồn xã Khánh Phú.

Theo ông Trạnh, lực lượng công an và huyện đội của huyện quá mỏng nên chỉ có thể lên càn quét rồi rút về chứ không thể bám rừng nhiều ngày được.

VĂN KỲ


Bán quặng ra nước ngoài

Ông Bùi Văn Phúc, người có kinh nghiệm hơn 20 năm khai thác quặng, đang khai thác quặng tại xã Khánh Phú, cho biết: “Tôi sang Lào, Campuchia và đi nhiều tỉnh ở nước ta khai thác vàng, các loại quặng khác nên tôi biết đây không phải là thiếc, mà là loại quặng rất quý. Nước ngoài gọi loại quặng này là platin. Đây là loại quặng rất cứng và có khả năng chịu nhiệt cao, thường được sử dụng mạ các vật đòi hỏi mài nhiều, nhiệt độ cao như mũi khoan đá hoặc khoan sắt, nòng súng, nòng pittông và trục quay của các loại xe hoặc máy bay...”.

Còn ông Trần Hường, một người mua quặng, kể ông thường đi mua quặng của dân khai thác rồi bán lại cho một người tên Toàn từ Đà Lạt tới. Theo ông Hường, mỗi ngày ông Toàn thu gom được hơn 1 tấn quặng tại đây rồi chở về Đà Lạt, sau đó xuất sang Trung Quốc. Chính ông cũng không hiểu tại sao giá quặng lại cao như vậy. Ông chỉ nghe nói bán sang Trung Quốc để họ làm đồ điện tử, điện thoại di động, thiết bị máy bay, ôtô...

Theo Phòng Tài nguyên - môi trường H.Khánh Vĩnh, hiện mẫu quặng đã được gửi vào TP.HCM để xác định nhưng chưa nhận được kết quả. “Chúng tôi khẩn trương cử đoàn công tác đến hiện trường để xác minh hiện trạng, mức độ tàn phá môi trường và có mẫu quặng gửi vào TP.HCM để xác định đó là loại quặng gì” - ông Lê Mộng Điệp, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Khánh Hòa, nói.

Ngày 24-10, báo Tuổi Trẻ đã gửi mẫu quặng đến Trung tâm phân tích - thí nghiệm thuộc Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam để đơn vị này phân tích, xác định đây là loại quặng gì. Trung tâm sẽ tiến hành hai phương pháp phân tích quang phổ bán định lượng và phân tích trọng sa thiên nhiên toàn phần để xác định các thành phần khoáng vật, các nguyên tố vi lượng có trong quặng. Dự kiến ngày 31-10 sẽ có kết quả phân tích đầy đủ loại quặng này.

V.KỲ - H.NHUNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đôi bạn và thiết bị chưng cất nước ngọt



TT - Với sáng chế “Thiết kế thiết bị chưng cất nước ngọt quy mô hộ gia đình cho người dân miền biển”, hai sinh viên Nguyễn Ngọc Anh và Phạm Duy Linh (khoa môi trường & tài nguyên thiên nhiên ĐH Cần Thơ) đã vượt qua 100 đề tài khác, đoạt giải đặc biệt trong cuộc thi Holcim Prize 2011 vào cuối tháng 9 vừa qua.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=525805
Duy Linh (trái) và Ngọc Anh làm thí nghiệm tại trường - Ảnh: MINH TÂM



Đề tài của Ngọc Anh và Duy Linh đang được Công ty Holcim và Tổ chức AFAP chọn để ứng dụng vào cuộc sống ở hai tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng.

Ý tưởng sáng chế thiết bị chưng cất nước ngọt cho người dân miền biển đến với Duy Linh bắt đầu từ việc chứng kiến cảnh khó của bà con trong việc thiếu nước sinh hoạt. Duy Linh kể: “Lần đó, mình và Ngọc Anh về quê người bạn thân ở xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, chứng kiến cảnh bà con vất vả vì thiếu nước ngọt, phải đi xa mua với giá 116.000 đồng/m3. Tụi mình quyết làm điều gì đó để thay đổi cảnh này...”. Cả hai vùi đầu vào nghiên cứu suốt nửa năm ròng, sau nhiều thất bại...

Do thiết bị chưng cất nước ngọt của cả hai có tính ứng dụng cao nên sau cuộc thi Holcim 2011, Công ty Holcim hỗ trợ 150 triệu đồng để đưa vào ứng dụng thực tế ở Kiên Giang. Kế đó, Tổ chức AFAP cũng hứa hỗ trợ nhằm thực hiện dự án chưng cất nước ngọt cho những hộ dân ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nơi có một số xã là vùng đất trũng, mặt nước ngầm bị ô nhiễm nặng do sản xuất không thể sử dụng.

Thiết bị chưng cất nước ngọt của Linh và Anh hoạt động theo nguyên tắc tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời và các thiết bị khác để tạo ra sự ngưng tụ từ hiện tượng bốc hơi. Cứ trung bình mỗi 1m2 diện tích thiết bị có thể chưng cất 4 lít nước/ngày. Trung bình mỗi cá nhân tiêu thụ 6 lít nước/ngày. Giả sử hộ gia đình có bốn thành viên thì mỗi ngày sẽ tiêu thụ 24 lít, tương ứng diện tích thiết kế là 6m2. Chi phí trung bình để xây dựng 1m2 thiết bị khoảng 500.000 đồng.

Từ sự gợi ý của thạc sĩ Lê Hoàng Việt, phó trưởng khoa môi trường & tài nguyên thiên nhiên (ĐH Cần Thơ), cán bộ hướng dẫn đề tài trên cho hai bạn, Duy Linh và Ngọc Anh bàn nhau nên gửi tặng các chiến sĩ Trường Sa thiết bị chưng cất nước ngọt này. “Tụi mình sẽ chỉnh sửa một vài thông số để sản phẩm hoàn chỉnh và phù hợp môi trường biển đảo. Hiện ở tình trạng đất liền 1m2 diện tích có thể chưng cất được 4 lít nước. Tuy nhiên với điều kiện bức xạ cao có thể thu được 5-6 lít nước. Thiết bị chưng cất cũng phải khác vì môi trường biển khắc nghiệt hơn”.

Những ngày này hai bạn trẻ gấp rút hoàn thành công trình. “Cần mất hai tháng nữa”, Ngọc Anh nói. Và hai bạn trẻ đang tìm nguồn kinh phí để thực hiện điều mong ước của mình.

MINH TÂM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ăn thịt thú từ rừng cấm



TT - Tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), bất kỳ lúc nào khách cũng có thể mua được thịt thú rừng. Nguồn thịt này có từ chính những vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở huyện Ea Kar, Lắk...

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=523580
Con chà vá chân đen bị săn bắn trái phép đang được chăm sóc, cứu sống ngay tại rừng - Ảnh: T.T.



Tại xã Ea Sô, địa bàn sát với khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Ea Kar, Đắk Lắk), khách muốn ăn thịt thú rừng hay muốn mua một ít mang về luôn có sẵn hàng, bất kể loại thú nào. Chúng tôi được một công an viên ngồi tại một quán trước cổng trụ sở UBND xã Ea Sô chỉ đường: “Quay ngược lại khoảng 200m vào quán ông Long sẽ có thịt thú rừng đủ loại”.

Mua bán trước cửa rừng
Quán Thành Long nằm sát quốc lộ 29 từ Ea Kar đi Phú Yên đang có một nhóm khách lai rai vài món thịt thú rừng. Bà Hạt, chủ quán kiêm đầu bếp, cho biết tại quán có rất nhiều loại thịt thú rừng như chồn, cheo, kỳ đà, heo, nhím... sẵn sàng phục vụ khách. Để khách lạ yên tâm, bà Hạt mở tủ lạnh cho chúng tôi xem nhiều tảng thịt để phía trong. Phải đến hơn 20kg thịt các loại đầy ắp trong ngăn đá. Phần lớn đã làm sạch sẽ, một số miếng thịt còn nguyên lông để chứng tỏ là đồ thật. Ở đây thịt chồn hương có giá 550.000 đồng/kg, trong khi tại TP Buôn Ma Thuột giá cao gấp đôi. Tương tự, cheo, nhím, heo rừng... giá cũng chỉ bằng một nửa, cao nhất bằng gần 2/3 ở TP.

Tại ngã ba Bãi Cháy (xã Ea Sar, Ea Kar) trên tỉnh lộ 11 (nối Ea Kar - Krông Năng), một chủ quán nước chỉ chúng tôi đến nhà ông Trung “rắn” khi chúng tôi dò hỏi muốn mua thịt thú rừng. “Ở khu này ai mà không biết Trung “rắn” là đầu nậu thịt thú rừng”, chủ quán nói. Vào nhà ông Trung, hình ảnh đầu tiên là trong nhà có rất nhiều thú nhồi. Ông này cho biết mình nổi tiếng vì tài săn bắt các loại rắn nhưng cũng là người chuyên đi mua bán thú rừng sống về cho ai có nhu cầu nuôi để lai tạo giống hoặc giết thịt.

Qua ông Trung, chúng tôi được giới thiệu đến nhà một thợ săn người Mông tên Chỉnh ở buôn Ea Púk, xã Ea Sô. Ông Chỉnh cho biết một tuần nhóm của ông chỉ đi rừng 1-2 lần, và thường là bắn chứ không bẫy thú. Chúng tôi ngỏ ý muốn mua thú sống để nhân giống cho trang trại ở TP, ông này nói hơi khó vì việc đặt bẫy hiếm khi bắt được thú sống và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, ông Chỉnh cũng hứa rằng khi nào bẫy hoặc bắt được thú sống sẽ điện cho khách tới lấy hàng nhưng giá sẽ không rẻ.

Tương tự, tình trạng buôn bán thú rừng diễn ra rất nhộn nhịp ở khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka (huyện Lắk) và Chư Yang Sin (Krông Bông). Tại xã Hòa Lễ (Krông Bông), chúng tôi được chỉ đến quán Dũng “râu” nằm bên tỉnh lộ 12. Khách được dẫn ra chuồng nhốt rất nhiều thú rừng như nhím, chồn, cheo để tận mắt xem nguồn hàng phong phú tại đây. Tủ đông lạnh của ông Dũng cũng có nhiều thú rừng đã làm sẵn để nguyên con hoặc cắt ra từng mảng.

Chúng tôi tìm đến quán Đức “đen” tại ngã ba thủy điện Buôn Tua Sarh, quốc lộ 27 (Đắk Lắk - Lâm Đồng). Ngoài việc bán quán ăn, giải khát, ông Đức cũng mua bán thịt thú rừng các loại. Ông mở tủ đông lạnh, giới thiệu cho khách xem rất nhiều loại thú đã bị xẻo thịt từng mảng trong ngăn đá. Ông Đức cho biết vì thú đã chết phải bỏ ngăn đông chứ đây toàn là thịt mới nguyên. Không khi nào phải để quá ba ngày vì nhiều khi không đủ hàng để bán.

Tuồn hàng đi khắp nơi
Các quán Dũng “râu”, Đức “đen”, Thành Long... chuyên cung cấp thịt rừng cho khách có nhu cầu tại thị trấn Krông Kmar (Krông Bông), TP Buôn Ma Thuột... “Nếu muốn đặt mối hàng chúng tôi sẽ cung cấp đều đặn, không phải lo thiếu hàng cho quán của mình đâu”, ông Dũng hứa chắc nịch. Chúng tôi nói dân TP muốn ăn thịt thú còn sống chứ không muốn ăn thịt đông lạnh, bà vợ ông Dũng nhiệt tình nói: “Mỗi khi cần hàng thì gọi cho tôi, chỉ một hai ngày tôi sẽ gom đủ và gửi xe ra tận nơi, miễn là tiền bạc sòng phẳng. Tụi tôi còn có mấy mối ở ngoài TP và họ rất yên tâm vì ở đây gần rừng mà”.

Theo ông Lê Đắc Ý - giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, nạn xâm phạm rừng cùng số vụ săn bắn thú rừng rất phổ biến. Có vụ những tay săn bắn thú rừng quay súng bắn cả kiểm lâm viên. Từ năm 2007 đến nay, nhiều nhân viên kiểm lâm đã bị thương khi đang thực hiện nhiệm vụ. Ngoài những vụ phát hiện còn có rất nhiều vụ khác mà anh em kiểm lâm không kiểm tra được. Ông Tống Ngọc Chung, giám đốc vườn quốc gia Chư Yang Sin, cho biết: vườn có mười trạm kiểm lâm, một tổ cơ động và một tổ cảnh khuyển gồm sáu con liên tục tuần tra, kiểm soát nhưng không thể ngăn chặn triệt để nạn săn bắt thú hoành hành các khu rừng.

“Hằng năm, các kiểm lâm viên gỡ hàng ngàn cái bẫy trên rừng, bắt quả tang hàng trăm thợ săn nhưng cũng chỉ có thể xử phạt hành chính rồi thả họ về. Sau đó họ có tiếp tục đi săn nữa hay không chúng tôi không thể quản lý”, ông Chung nói. Về tình trạng các quán ăn đang trở thành những trạm trung chuyển, “chợ đầu mối” để gom thịt thú rừng từ các vườn quốc gia, khu bảo tồn đi các nơi, cả ông Chung và ông Ý đều thừa nhận có biết nhưng đành bó tay. Muốn kiểm tra các quán thì phải chờ hạt kiểm lâm, công an huyện và chính quyền địa phương vì đó là nhà của dân. Kiểm lâm của các vườn quốc gia, khu bảo tồn chỉ được vây bắt những người vận chuyển thịt thú rừng trong địa phận của vườn.

TRUNG TÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phá rừng lim để trồng... rừng keo



TT - Hàng trăm hecta rừng tự nhiên nhiều gỗ quý như lim, gõ, sến thuộc xã Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) bị Công ty lâm nghiệp Bến Hải phá bỏ để trồng cây keo (làm nguyên liệu giấy).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=529325
Hàng ngàn gốc cây gỗ thuộc nhóm gỗ quý như lim, gõ, giổi... có đường kính gần 40cm như thế này bị đốn hạ để trồng cây keo - Ảnh: Quốc Nam



Rừng này ở tiểu khu 573, thuộc quản lý của Công ty lâm nghiệp Bến Hải. Đa số cây gỗ bị đốn thuộc nhóm 1, 2, 3 trong đó lim, gõ chiếm phần lớn. Cây nhỏ nhất có đường kính khoảng một gang tay, lớn nhất chừng 40cm, chiều dài mỗi cây khoảng 10m. Tính trung bình 2-3m có một gốc lim, gõ. Dân địa phương cho biết vùng này được gọi là “kho lim” của rừng Bãi Hà (Vĩnh Hà ngày nay). 20 năm trước rừng bị khai thác hết gỗ, những cây lim vừa bị đốn là lứa cây con vừa lớn lên. Ngay cạnh rừng lim mới bị đốn hạ, nhìn qua phía đông là một rừng keo với hàng chục hecta đã xanh tốt hơn 2 năm tuổi. Theo người dân, trước đây vùng rừng keo này cũng là rừng lim.

Tương tự rừng “kho lim”, tại các tiểu khu 572, 544, 558 cũng do Công ty lâm nghiệp Bến Hải quản lý, một diện tích lớn rừng tự nhiên cũng bị “hóa kiếp” thành rừng keo. Dưới tán cây keo vẫn còn dấu tích của những cây gỗ lớn đã bị đốn.

Ông Hà Sĩ Đồng, giám đốc công ty, khẳng định những khoảnh rừng tự nhiên tại các tiểu khu 573, 572, 558, 544 được chặt để trồng rừng keo trong những năm qua là từ chủ trương cải tạo những vùng rừng “da báo” (gồm cả đồi trọc và rừng tự nhiên) thành rừng trồng. Ông Đồng nói trước khi thuê gần 10.000ha vào năm 2006, vùng rừng này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xếp vào loại rừng sản xuất. “Đã là rừng sản xuất thì chúng tôi có quyền cải tạo” - ông Đồng nói. Công ty lâm nghiệp Bến Hải cho biết tổng số diện tích rừng tự nhiên mà công ty đã “cải tạo” trong ba năm qua là gần 200ha.

Ngày 21-10, ông Hoàng Đức Doanh, chi cục trưởng Chi cục lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị, rất bất ngờ khi được biết về việc hàng trăm hecta rừng tự nhiên bị chặt phá để trồng rừng keo tại xã Vĩnh Hà. Ông Doanh nói chủ trương chung là giảm diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất. Tuy nhiên, Công ty lâm nghiệp Bến Hải vẫn không được chặt phá nếu đó là rừng tự nhiên. Theo quy trình thiết kế trồng rừng, nếu diện tích đó có rừng tự nhiên, dù chỉ là một đám rừng nhỏ, cũng phải bóc tách đám rừng đó ra khoanh vùng riêng để bảo vệ.

Ngày 28-10, ông Nguyễn Minh Tuấn - trạm trưởng trạm kiểm lâm Bến Quan, đơn vị trực tiếp quản lý vùng rừng vừa bị phá - cho biết theo quy định, khi khai thác hay cải tạo rừng, Công ty lâm nghiệp Bến Hải phải có trách nhiệm làm thủ tục trình kiểm để kiểm lâm kiểm tra, giám sát việc khai thác, cải tạo rừng. Những năm vừa qua, công ty này không hề trình kiểm.

QUỐC NAM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Xử lý sự cố tràn dầu sử dụng vải lọc dầu SOS-1



Vải lọc dầu SOS-1 của Công ty SOS Môi trường thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) được sản xuất hoàn toàn bằng sợi tái chế của ngành công nghiệp dệt, nhưng nó có khả năng lọc dầu, váng dầu, các chất thải nhiễm dầu trong nước.

Khi tiếp xúc với SOS-1, dầu không chỉ bị thấm tại vị trí tiếp xúc với sợi mà bị hút vào toàn bộ sợi vải bởi lực mao dẫn và không hề bị ảnh hưởng ngay khi vải ngập trong nước. Sử dụng loại vải này để thu gom dầu, váng dầu trong nước thải của các nhà máy, trạm sửa chữa cơ khí, cây xăng, cầu cảng, vịnh… rất hiệu quả.

Ngoài sản phẩm này, Công ty SOS còn có loại vải lọc dầu SOS-1/AM. Thực chất nó vẫn là vải lọc dầu SOS-1, nhưng có thêm tính năng diệt khuẩn, diệt nấm, mốc, tảo ngay khi tiếp xúc. Khả năng diệt khuẩn, nấm mốc của nó không phải bằng phương pháp hóa học nên không gây ô nhiễm cho môi trường nước.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/112011/16/vailocdauSOS-1.jpg

Vải lọc dầu SOS-1


Minh chứng về hiệu quả xử lý của vải lọc dầu SOS-1 là sự cố tràn dầu xảy ra đầu tháng 11 vừa qua tại một khu công nghiệp ở Hà Nội.

Mặc dù sự cố xảy ra lúc nửa đêm, nhưng chỉ 30 phút sau khi nhận được yêu cầu của doanh nghiệp, các chuyên gia kỹ thuật của SOS Môi trường đã có mặt tại hiện trường, cùng phối hợp bàn giải pháp và kịp thời xử lý.

Nguyên nhân tràn dầu từ một sự cố của máy phát điện công suất lớn, làm cho toàn bộ lượng dầu trong máy tràn ra hệ thống cống ngầm, chảy vào hồ nước lớn của khu công nghiệp.

Vì thế, việc đầu tiên là phải sử dụng vải lọc dầu căng trên khung kim loại (dạng mắt cáo) tạo thành tường lọc để giữ lại các hạt dầu bị cuộn chìm dưới nước; đồng thời sử dụng các tấm thấm và xơ bông rắc trên mặt nước để thấm hút hết phần váng dầu nổi.

Dù có khu xử lý nước thải chung, nhưng Ban quản lý khu công nghiệp này không có phương án phòng ngừa ứng cứu sự cố tràn dầu, nên bắt buộc phải khẩn cấp tự chế ra phao quây dầu tràn. Phao quây dầu này được làm bằng các loại vật liệu nổi sẵn có trong khu công nghiệp và bọc bên ngoài bằng bông vải thấm dầu do SOS Môi trường cung cấp.

Điều nan giải nhất là dầu tràn theo đường cống ngầm dài tới 300m và sẽ bám dính vào thành cống trên suốt chặng đường đi của nó (dù cho dòng nước chảy mạnh). Nếu không có giải pháp thích hợp, dầu sẽ nhả ra từ từ và váng dầu sẽ xuất hiện tại hồ nước chung trong nhiều ngày sau đó.

Vì thế một bức tường lọc (khung bằng dàn giáo, căng vải lọc dầu SOS-1) đã được lắp đặt trước cửa miệng cống, để giữ lại tất cả các hạt dầu nhỏ li ti chìm lẫn trong dòng nước đang chảy xiết, cũng như toàn bộ váng dầu nổi trên mặt.

Việc xử lý kịp thời sự cố tràn dầu này không chỉ giúp cho doanh nghiệp giảm được rất nhiều khó khăn, tốn kém về thời gian, nguồn lực và kinh phí (nếu để váng dầu loang khắp mặt hồ), mà nó còn ngăn chặn được sự ô nhiễm nguồn nước cho cả khu vực; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về phòng ngừa sự cố tràn dầu cho các nhà quản lý khu công nghiệp ở Việt Nam.

Hiện Công ty SOS của Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam là một trong những doanh nghiệp cung cấp vải và thiết bị tách lọc dầu hàng đầu ở Việt Nam với 2 loại SOS-1 và SOS-1/AM.

Theo Vietnam+
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối