Hai giờ sáng, từ chợ đầu mối Long biên, tôi lao xe lên cầu trở về nhà. Cầu vắng ngắt, trời mưa lâm thâm, gió sông lồng lộng thổi khiến cho tôi thấy lạnh. Tôi kéo khóa lên tận cổ, dựng cổ áo, kéo hết tay ga. Chiếc xe lao đi như một mũi tên.
Đột nhiên trong ánh sáng chói lòa của ánh đèn pha, tôi thấy một cô gái bế một đứa con đang tìm cách leo qua thành cầu cúi đầu nhìn xuống dòng nước. Không kịp suy nghĩ, tôi vội vã phanh x e lại. Chiếc xe máy đang phóng nhanh bị phanh gấp lạng đi tý nữa thì hất tôi xuống đường. Tôi bỏ xe , nhảy bổ lại chỗ cô gái, nắm áo cô ta giữa lại. --Cô điên à? Cô gái dãy dụa, cố gắng thoát ra khỏi tay tôi. --Buông ra! Kệ tôi. Cô gào lên. Tôi thẳng cánh giáng cho cô ta một cái tát lật mặt, giằng lấy đứa bé trong tay cô rồi chỉ tay xuống giòng nước mênh mông chảy xiết. Giọng tôi đanh lại. -Bây giờ thì cô nhảy đi Không biết là do cái tát quá mạnh hay do giọng nói đầy giận dữ của tôi đã làm cô gái tỉnh lại, cô cứ thế gục đầu vào vai tôi òa khóc. Người cô rung lên trong một nỗi đau đớn đến tột cùng. Tôi một tay bế đứa bé, tay kia vòng ôm lấy vai cô gái vỗ về. --Cô không có chỗ để về đúng không? Bây giờ hãy về tạm nhà tôi rồi từ từ ta sẽ tính.
Tôi đưa đứa bé cho cô ta bế đi lại dựng chiếc xe máy của mình lên bảo cô ta lên xe rồi nổ máy đưa cô gái về nhà.
Về đến nhà, tôi mở cửa, bật đèn. Bây giờ, bình tĩnh lại, tôi mới có điều kiện để quan sát kĩ cô gái. Phải nói ngay rằng cô ta rất đẹp. Một vẻ đẹp mê hồn đầy quyến rũ, những đường cong mềm mại, trẻ trung nổi hằn dưới bộ quần áo sang trọng đắt tiền khiến toàn thân cô gái như bốc lửa. Lộ dưới cái cổ áo khoét hơi sâu một chút, một chút thôi là một cái cổ trắng ngần và dưới một chút nữa , một phần rất nhỏ của bầu vú trắng mịn, căng phồng đầy sức sống lộ ra cùng với toàn bộ bầu vú mềm mại mờ mờ hiện ra dưới làn áo mỏng như khêu gợi, như mời chào khiến cho tất cả những người đàn ông chỉ thoáng gặp , trong họ đã cháy lên một ngọn lửa khát khao khám phá và chiếm đoạt. Một khuôn mặt thanh tú, khả ái, một làn da trắng hồng, một làn môi mọng chín , tất cả đều như đang có một ngọn lửa thanh xuân ở trong đang rừng rực cháy. Nhìn cô, tôi chợt nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu
Mùa xuân ngon như một cặp môi gần.
Không phải ai cũng có thể được cảm nhận câu thơ một cách thực thể như tôi đêm nay.
Cô ta bước vào trong nhà, nhìn quanh ngôi nhà tồi tàn của tôi. Vẻ thất vọng lộ rõ trên vẻ mặt cô gái. --Anh làm xe ôm à? Tôi gật đầu. .—Tôi làm cho một công ty nhà nước nhưng sáng nào tôi cũng chở một bà buôn hoa quả sang chợ Long biên. Mà có việc gì khiến cô quẫn trí đến vậy? Tôi hỏi. Cô gái cúi đầu nhìn xuống đất không trả lời. Tôi bỗng thấy hối hận. Lẽ ra tôi không nên hỏi câu đó. Nhìn vóc dáng nõn nà như ngọc như ngà và bộ quần áo đắt tiền cô ta đang mặc tôi lờ mờ hiểu điều gì đã xảy ra với cô ta sao tôi lại còn buông ra câu hỏi đó? Tôi tự trách mình và vội vàng khỏa lấp đi câu hỏi vô duyên của mình. .—Thôi ! Muộn lắm rồi, đi ngủ đi ,có gì ngày mai sẽ tính. Nếu cô không có chỗ nào để đi thì cô có thể ở lại đây. Hàng ngày tôi sẽ chở cô sang bên chợ đầu mối cất hàng buôn bán lặt vặt lo gì hai mẹ con không sống được.
Cô gái ngước lên nhìn tôi với một ánh mắt biết ơn sâu sắc. Tôi nhường cho hai mẹ con chiếc giường độc nhất của mình, còn bản thân thì cầm chiếc chiếu trải ra gian giữa. Trăng sáng vằng vặc, ánh trăng dãi đầy một mầu vàng thanh khiết lên mảnh vườn nhỏ nhà tôi. Gió sông lồng lộng thổi. Tuy rất mệt mỏi sau một ngày làm việc cật lực nhưng không hiểu sao đêm nay tôi lại khó ngủ đến vậy. Tại trong nhà có hơi một người đàn bà? Không! Tuyệt đối không phải. Lòng tôi trong sáng nhưng có yên tĩnh không thì chính tôi cũng không biết nữa. Tôi nằm nghiêng người nhìn ra ngoài sân. Hình như những giọt nước mắt của cô gái vẫn còn ấm nơi ngực áo. Lạ thật! Tôi cứ luôn nghĩ rằng những cô gái đẹp không bao giờ phải chịu khổ. Làm sao họ có thể khổ được khi mà mỗi bước họ đi có bao nhiêu những chàng trai giàu có, có địa vị vây quanh.Những thằng đàn ông nghèo như tôi có các kẹo cũng không dám lại gần nói chi đến việc tán tỉnh những cô gái ấy. Đấy thử xem, những cô hoa hậu có cô nào chịu lấy chồng nghèo. Cô gái tối nay của tôi tuy không phải là hoa hậu nhưng tôi dám chắc nếu cô ta đi thi thì cũng phải nằm trong tốp mười cô gái dẫn đầu. Thế mà cô gái ấy lại định tự tử. Tôi kéo chỗ ngực áo, nơiđã thấm đẫm những giọt nước mắt của cô đưa lên hít một hơi dài. Một mùi hương đàn bà, một mùi hương của son phấn, một mùi nước mắt nhan nhát mặn, tất cả những mùi ấy quyện vào nhau tràn ngập trong tôi làm cho tôi thao thức không sao ngủ được.
Đột nhiên tôi nghe thấy một tiếng động nhẹ. Tôi quay người lại. Không tin nổi vào mắt mình nữa, trong cái ánh sáng khuyếch tán của ánh trăng mờ mờ hắt vào trong nhà, một nàng tiên lỗng lẫy hiện lên. Nàng khỏa thân, mái tóc buông xõa , tha thướt ôm trọn lấy tấm lưng mảnh dẻ.Trăng sáng quá, trong cái ánh sáng khuyếch tán tôi vẫn nhìn rõ bầu vú căng tròn với hai núm vú nhỏ hơi hất lên trên như khiêu khích như mời gọi. Thấy tôi quay người lại, nàng đứng lại như muốn để tôi chiêm ngưỡng một tác phẩm kì diệu của tạo hóa. Tôi nằm im, dán mắt vào cơ thể nàng. Nàng đứng im, hơi cúi đầu như e thẹn. Chao ơi, cái dáng vẻ e thẹn của nàng càng làm cho thân hình tuyệt mỹ ấy như bốc cháy. Thấy tôi vẫn nằm im, nàng tiến lại phía tôi chậm chạp, ngập ngừng. Đến sát chỗ tôi nằm nàng đứng lại một lúc như suy nghĩ rồi vén màn lên, chui vào.
Thằng đàn ông trong tôi bùng nổ. Tôi ôm riết lấy nàng. Đôi môi, đôi bàn tay tham lam của tôi cuồng loạn khám phá khắp nơi trên cơ thể nàng. Nàng nằm im, không nói một lời, thân hình không hề động đậy. Tôi trườn lên trên người nàng. Thằng nhỏ của tôi căng cứng. Mặt tôi cúi xuống áp sát vàp mặt nàng, đôi môi thèm thuồng khao khát của tôi vươn tới đôi môi hồng tươi của nàng. Bỗng tôi gặp một đôi mắt vô hồn, băng giá, đầy chịu đựng. Cái băng giá của đôi mắt ấy làm ngọn lửa dục vọng trong tôi vụt tắt ngấm. Tôi lăn xuống chiếu, nằm ngửa im lặng nhìn lên đình màn. Một lúc sau, tôi nói với nàng bằng một giọng khó nhọc. -Cô mặc quần áo vào và về với con đi. Cô không cần phải làm như thế. Tôi không phải là loại người ấy. Nói xong tôi ngồi dậy, mặc quần áo, vén màn định chui ra ngoài. Người tôi chưa chui ra khỏi cái màn thì cô gái nhỏm ngồi dậy ôm chặt lấy tôi, đầu cô gục vào vai tôi. Không nghe thấy tiếng khóc nhưng người cô rung lên và vai tôi ấm nóng. Chúng tôi cứ ngồi im như thế rất lâu. Cô xoay người tôi quay lại, nép vào ngực tôi một cách tin cậy rồi thầm thì. -Em xin lỗi. Anh hãy ở lại đây với em đêm nay. Em xin anh. Mùa xuân gần lại môi tôi và lần này thì đến lượt nàng cuồng nhiệt. Ánh mắt của nàng nồng nàn, thiêu đốt. Nàng rên lên khe khẽ, người cong lên đón nhận và dâng hiến.
* * *
Tiếng ọ ụe của trẻ con đã lôi tôi tỉnh dậy. Ngôi nhà vắng ngắt. Cô gái đã bỏ đi. Trên mặt bàn uống nước một lá thư để lại. Tôi cầm lá thư lên đọc
Anh gì ơi . Em tin điều đêm qua anh nói là em có thể ở lại nhà anh để buôn bán lặt vặt nuôi con là điều anh nói thật lòng. Em biết anh là người tốt. Thời buổi này những người tốt như anh chẳng còn nhiều. Nhưng anh ơi, em phải thú thật một điều là em không thể sống nổi trong hoàn cảnh của anh. Em quỳ xuống cầu xin anh hãy nuôi giúp đứa con nhỏ của em , đừng mang nó đi cho ai . Em sẽ gửi tiền về nuôi nó. Em xin lỗi đã bỏ đi và đã đặt lên vai anh một lời cầu xin không dễ thực hiện. Nhưng linh cảm mách bảo em rằng : Anh là người mà em có thể nhờ cậy. Anh ơi! Em là một đứa con gái hư hỏng nhưng đêm hôm qua là lần đầu tiên trong đời em được sống trong cảm giác dâng hiến nhưng em biết, em không đủ tư cách để nói “ Em yêu anh” nhưng em muốn nói với anh rằng :”Em tin anh” Em Thúy TB: Em mượn tạm anh một ít tiền. Nhất định em sẽ trả lại.
Tôi cầm bức thư đọc lại hai ba lần. Những hình ảnh đêm qua lại chợt quay lại. Ánh mắt mê đắm, đôi vòng tay riết chặt, những đầu ngón tay cào lên tấm lưng trần của tôi đau nhói , tiếng rên rỉ và tấm thân quằn quại trong đê mê hạnh phúc. Tất cả những cái đó không thể là sự trả giá cho một lá thư như thế này. Không! Tôi tin! Tôi muốn gào lên. Đấy là sự dâng hiến.
Con bé cất tiếng khóc. Tôi đi lại phía chiếc giường bế con bé lên. Nhìn gương mặt bầu bĩnh thiên thần của nó, những tình cảm tốt đẹp về đêm qua trong tôi tan biến. Một nỗi căm giận bốc lên trong tôi. Một con quỷ trong một cơ thể thiên thần. Trời ơi! có Thiên thần nào dám bỏ lại đứa con còn đỏ hỏn cho một người không quen biết?. Tôi rung rung, cố dỗ con bé nhưng nó vẫn ngằn ngặt khóc. Chắc nó đói lắm. Không sao được, tôi đành bế con bé sang cô hàng xóm vừa đẻ xin bú chực. Tôi vắn tắt kể cho cô ta nghe câu chuyện tối qua và bảo. -Em cho nó bú chực một bữa nhé. Anh chạy đi mua các thứ cho nó. Cô gái đón lấy con bé miệng nựng. -Nào ! cún con ra cô, cô cho bú nào. Khổ thân cún con của cô quá. Nhìn con bé bú lấy bú để, cô gái thở dài lắc đầu bảo tôi. -Sao lại có loại mẹ như thế được nhỉ?Con bé đẹp quá. Nếu là em, em sẵn sàng bán máu của mình để nuôi nó chứ không thể vứt bỏ đứa con của mình.. Tôi cũng lại thở dài. -Tối hôm qua tôi cũng bảo với cô ta rằng nếu không có chỗ nào đi thì cô ta có thể ở lại nhà tôi , hàng ngày tôi đưa đi cất hàng bên chợ Long Biên mà nuôi con. Nhưng sáng nay thì cô ta bỏ đi mất, -Cô ả bỏ đi là may cho anh đấy. Loại đàn bà ấy mà ở lại thì anh chỉ có chết.
“Ừ! Có lẽ thế thật” Tôi thầm nghĩ. Tôi sờ tay lên túi, định lấy tiền đi mua mấy thứ cho con bé mới phát hiện ra túi tôi đã rỗng không. Số tiền hơn một triệu hôm qua tôi vừa lấy về đã biến mất.
Tôi định mang cho đứa bé đi, nhưng không hiểu sao, bức thư của cô gái để lại cứ ám ảnh mãi trong tôi. Ba từ “Em tin anh” ở cuối bức thư đã giữ tay tôi lại. Thỉnh thoảng, cái ánh mắt băng giá, nhẫn nhịn, chịu đựng và ánh mắt bừng bừng đam mê, tiếng rên rỉ và tấm thân ngà ngọc cong lên như một sự trao gửi lại hiện về vật lộn trong tôi. Tôi không thể tin đấy chỉ là một khoái cảm nhục dục của một sự trả giá. Trong cái ánh mắt đam mê ấy, tôi còn nhìn thấy một cái gì đó mà tôi không thể cắt nghĩa nổi còn cao hơn cả nhục dục. Tất cả những cái đó đã giúp tôi vượt qua được mọi khó khăn để nuôi con bé.
Hai tháng sau khi cô ta bỏ đi, tôi nhận được một phiếu gửi tiền. Trong phần gửi thư, cô ta chỉ viết có mấy chữ “Em cám ơn anh. Mẹ yêu con”. Tôi lần theo địa chỉ ghi trong phiếu gửi tiền nhưng ở cái phố ấy không có số nhà mà thư chuyển tiền đã ghi. Tôi đành chịu. Cô ta gửi tiền rất đều đặn, tháng nào cũng gửi và thư nào cũng chỉ vẻn vện có bảy chữ như lá thư đầu tiên. Thời gian cứ trôi đicho đến khi con bé được bốn tuổi, bắt đầu đi lớp mẫu giáo bé. Một hôm tôi đến đón con bé thấy nó ôm một con búp bê rất đẹp. Tôi hỏi nó thì nó bảo -Một cô đến chơi cho con. Tôi lặng người đi. Thì ra cô ta vẫn thường xuyên đến thăm con mình mà tôi không biết. Một hôm, cơ quan tôi mất điện, tôi được về sớm, tôi đến trường mẫu giáo đón con bé, Hai bố con tôi dắt tay nhau đi nói chuyện vui vẻ. Đột nhiên tôi có linh cảm rằng có ai đó đang theo dõi mình. Tôi đột ngột quay đầu lại. Thoáng thấy một cái đầu thụt lại rất nhanh ở góc đường. Tôi gọi to. -Thúy! Tôi bế thốc con bế lên chạy vội lại chỗ ấy. Chỉ thấy bóng một người con gái đang phóng xe bỏ chạy. Tôi đứng thừ người bên góc đường. con bé hỏi. -Ai đấy hả bố? Cái yết hầu ở cổ tôi giật giật mấy cái mà vẫn không làm sao trả lời được con bé. Tôi biết trả lời với con tôi thế nào đây? Tôi riết chặt lấy con bé. Một nỗi thương cảm xen lẫn với giận dữ dường như bóp nghẹt lấy con tim. -Không! Bố cứ tưởng là bạn bố. Tháng ấy, trong tờ phiếu gửi tiền cô ta viết vẻn vẹn có ba chữ. “Em xin lỗi”
Năm con bé vào lớp một, tôi nhận được một gói bưu phẩm trong đó có mấy bộ váy trẻ con , một cặp sách, sách vở và đặc biệt là một chiếc áo len đan bằng tay. Chiếc áo len thì tốt nhưng đan rất vụng, bị lỗi rất nhiều. Cầm cái ao len lên, tôi gọi con bé vào mặc thử cho nó. Chiếc áo vừa in. Tôi lặng lẽ thở dài. Em là ai? Yêu tinh hay thiên thần? Cuối năm ấy tôi xây lại nhà, cô ta gửi về giúp ba mươi triệu, sau lần ấy, một khoảng thời gian rất lâu, chừng hơn một năm gì đó không thấy cô ta gửi tiền về nữa.
* * * Một buổi chiều, hôm ấy tôi được nghỉ. Hai bố con tôi dắt nhau đi chợ. Lúc trở về, đang đi, bỗng con bé giữ tay tôi đứng lại -Bố! Có ai định vào ăn trộm nhà mình kìa. Tôi nhìn theo tay con bé. Một người đàn bà đang thập thò ở ngõ nhà tôi. Người ấy kiểng chân, cố nhìn qua cánh cổng đưộc bịt kín bằng tôn hoa nhìn vào trong nhà. Khu nhà tôi ở giống như một làng quê, mọi người sống với nhau rất thanh bình, từ xưa đến nay không bao giờ có chuyện trộm cắp nên hai bố con tôi đi chợ nhưng cửa nhà vẫn mở toang chỉ khép cánh cổng lại. Nhìn một lúc, có lẽ do mỏi chân người ấy đứng xuống nghỉ rồi lại kiểng chân, tay vịn vào song cửa nhìn vào trong nhà. Lần này do cô ta túm vào cánh cổng nên cánh cổng từ từ mở ra. Cô ta vội đứng xuống, lấy tay đóng cánh cổng lại rồi lại kiễng chân nhìn vào trong nhà. Tôi lặng đi. Cô ta! Người ấy chỉ có thể là cô ta. Tôi vội vàng bảo với con bé. -Không phải kẻ trộm đâu. Bạn của bố đấy. Con sang nhà cô Thắm chơi để bố nói chuyện với bạn. Con bé đi rồi, tôi nhẹ nhàng đi đến đằng sau lưng cô ta. Cô ta vẫn không biết vẫn cứ kiễng chân nghển cổ nhìn vào trong nhà. -Muốn gặp con sao không vào hẳn trong nhà? Tôi cất tiếng hỏi, cô ta giật bắn mình quay lại. Tôi cũng giật mình. Trời ơi! Mới có mấy năm không gặp sao cô ta có thể thay đổi đến mức ấy?Những nét thiên thần đã biến mất. Nhìn cô ta, tôi cứ ngỡmình đang đứng trước một cô gái gần bốn mươi tuổi. Những nếp nhăn hằn sâu trên đuôi mắt, người dăn dúm, tàn tạ. Tôi mở to cánh cổng bảo cô ta -Vào đi. Cô ta ngần ngừ rồi hỏi tôi. -Con bé không có nhà hả anh? -Không!
Nghe thế cô ta mới yên tâm bước vào nhà. Cô ta nhìn quanh ngôi nhà, có lẽ sự khang trang của ngôi nhà đã gợi trong cô ta một điều gì đó. Tôi thấy cô ta khẽ thở dài. Một cái gì đó như là một sự tiếc nuối, ân hận lộ rõ trong ánh mắt âm u của cô. Trong lúc tôi pha nước, cô ta vắn tắt kể cho tôi nghe chuyện của mình. Vài năm đầu sau khi rời khỏi nhà tôi, cô ta làm gái bao cho một đại gia nhưng rồi bị vợ anh ta phát hiện thuê người đánh cho một trận. Rồi cô ta bị đẩy ra làm gái đứng đường và rồi bị bắt. Cô ta vừa được ra trại, lần đến đây để muốn nhòm mặt đứa con của mình. -Bây giờ thì chắc cô không thể làm gái được nữa. Vậy cô định làm gì? Vừa đưa chén nước cho cô ta, tôi vừa hỏi. cô ta cầm chén nước trong tay, xoay xoay cái chén. Từ trong đôi mắt mờ đục do bụi bẩn cuộc đời của cô ta, một dòng nước mắt ân hận muộn màng từ từ ứa ra lăn xuống đôi má đã bạc mầu. -Em cũng không biết.—Cô ta dừng lại ngẫm nghĩ một lúc rồi đột nhiên nhìn tôi hỏi.—Anh có thể cho em ở lại đây buôn bán lặt vặt được không? Em chỉ muốn hàng ngày được nhìn thấy con bé. Tôi lắc đầu. -Muộn rồi! Ngày xưa nếu…. Tôi định nói tiếp nhưng rồi tôi đã kịp dừng lại. Nói cũng chẳng ích gì. Giá cô ta phải trả đã quá đắt rồi -Tôi có thể giúp cô một điều cuối cùng trong cuộc đời mình. –Nói rồi tôi rút trong túi áo ra một thẻ ATM đưa cho cô gái.—Đây là toàn bộ số tiền cô gửi về trong mấy năm. Cô hãy cầm lấy làm vốn để thay đổi cuộc đời mình. Cô ta nhìn tôi ngỡ ngàng -Những năm vừa qua anh khó khăn thế sao anh không dùng tiền nuôi con em gửi về? Tôi nhìn cô ta , thương hại xen lẫn với căm giận -Cô tưởng đồng tiền không có mùi sao? Không! Đồng tiền có mùi và rất nặng mùi nữa. Con bé là thiên thần. Nó không thể được nuôi bằng những đồng tiền bẩn thỉu. Cô gái chết lặng. Cô cầm cái nón lên, chậm chạp đội lên đầu rồi từ từ quay người đi ra cổng. Đến cổng cô ta đột nhiên quay lại. Quỳ sụp dưới chân tôi. Giọng cô nghẹn tắc -Em cầu xin anh một lần cuối cùng trong đời. Đừng kể gì về em với con bé cả. Nếu nó hỏi anh cứ bảo mẹ nó đã chết rồi. Nói xong cô ta vùng bỏ chạy. Tôi nhìn theo cô gái. Sông Hồng lồng lộng gió
Nghĩ cho cùng thì đúng không có ai điên hơn bọn theo đòi nghiệp văn chương. Lập thân tối hạ thị văn chương . Biết thì biết vậy mà viết thì vẫn cứ viết mà cũng chẳng biết viết để làm gì? In sách chăng? Khó lắm. Thời buổi kinh tế thị trường tự bỏ tiền ra mà xuất bản mà những thằng văn sĩ dở hơi mấy thằng đã có tiền bởi một điều rất đơn giản mà chẳng phải ai cũng biết được. Nó mà có tiền nó đã không viết. Đời còn bao nhiêu thứ quyến rũ. Nào gái, nào ôtô , nào nhà hàng, nào du lịch nhưng khổ một nỗi tất cả những thứ quyến rũ ấy lại luôn dính đến một thứ quyến rũ nhất trần đời : Tiền. Mà thứ này thì thì tôi dám chắc chẳng thằng nhà văn nào có cả. Thế là hết. Nó đành tìm một thứ quyến rũ mà không mất tiền. Đó là viết.
Có người bảo -Ông nói thế nào ấy chứ,tôi thấy mấy ông nhà văn, nhà báo xây nhà bốn năm tầng to đùng ông lại bảo là họ không có tiền Nghe họ nói, tôi ngớ người ra. Ừ nhỉ! Sao mình lại cứ mang mình ra áp vào cho thiên hạ. Một hôm, tôi đi ngang qua một cái nhà tuyệt đẹp, một biệt thự mới xây theo kiến trúc pháp ngày xưa, buột mồm tôi hỏi thằng bạn -Nhà ai mà đẹp thế hả mày? -Mày không biết à? Tôi lắc đầu. -Người này tốt nghiệp khóa tám trường viết văn Nguyễn du. Hiện là một quan chức bự. -Sao tao chưa bao giờ đọc được một bài viết nào của ông ta vậy nhỉ? -Tại vì mày không đọc nghị quyết—Thằng bạn tôi cười—Ông học trường viết văn Nguyễn Du nhưng học chuyên ngành văn nghị quyết. Tôi sực nhớ đến Nguyễn Bính. Con phải mang cho. Chết nằm còng queo mấy ngày trong nhà mọi người mới biết. Cùng là nhà văn cả ai bảo văn không kiếm ra tiền?Ôi Nguyễn Bính ơi ông ngốc mất rồi. Chúng tôi tạt vào một hàng nước chè chén bên đường. Bốn năm anh chàng xe ôm không có khách cũng đang ngồi tán dóc với nhau. Tôi nghe một người nóivới một người khác -Tao thấy dạo này mày thế nào ấy. Một anh chàng xe ôm khác nói -Nó đang tương tư chứ sao nữa Nói rồi anh ta cấm cái điếu cày, cho thuốc vào lõ điếu châm lửa rít một hơi dài,ngửa mặt lên trời từ từ nhả khói thuốc rồi ngâm nga
Nắng mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Nhìn qua đám khói thuốc lào của anh chàng xe ôm vừa nhả ra tôi thấy ngôi nhà của ông nhà văn khóa tám như đang chao đảo. Cụ Nguyễn Bính ơi! Người ta có tiền thì người ta xây nhà trên đất còn cụ không có tiền nên cụ xây một ngôi nhà trong lòng người. Tôi cũng là một thằng tập tọng làm thơ không biết bao giờ tôi mới có thể xây một ngôi nhà trong lòng người như cụ. Khó lắm. Chắc mạt kiếp tôi cũng không thể làm được.
Nhưng! Vâng . Lại nhưng. Tôi vừa yêu lại vừa gét cái chữ “Nhưng “ này. Một chữ “Nhưng” ma thuật. Chữ “Nhưng” mà đi cùng với chữ “Nếu” Thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Mà bọn văn sỹ nửa mùa thì đứa nào cũng thích hai chữ ấy đi liền với nhau thành cặp. Nó có phép thần thông biến những cái mà bọn dở hơi khao khát trở thành hiện thực( ít nhất là trên trang giấy). Khốn nạn ! thằng bạn tôi lại dùng ngay cặp từ ma thuật đó để hỏi tôi -Nếu ai đó cho mày hai tỷ thì mày sẽ làm gì? Viết truyện để đem in, xây nhà, hay chơi gái? -Mày đặt sai thứ tự rồi—Tôi bảo thằng bạn—Thứ tự sẽ phải là Chơi gái—Xây nhà—và khi nào tiêu hết hai tỷ thì tao lại đi viết truyện. Thằng bạn tôi cười -Tao biết ngay là mày sẽ bảo như thế mà Thấy chưa?Người ta chỉ viết khi trong lòng người ta khao khát mà người ta chỉ khao khát khi người ta không có. Chẳng biết có nên cám ơn ông trời không khi ông làm cho tôi không có gì cả để đêm đêm tôi hì hục viêt những khát khao của cuộc đời? Đêm hôm qua, ngồi buồn viết thì không viết được vì biết viết gì đây khi quanh tôi toàn thấy những cuộc đời lam lũ, nhìn quanh chỉ thấy những mảng tối đen . Tôi bèn giở “ Đôi mắt” của Nam Cao ra đọc lại. Đang đọc thì cô hàng xóm sang chơi. Cô ta chào tôi và hỏi. -Cháu Ngọc có nhà không bác? -Có việc gì đấy hả cô? -Em muốn nhờ cháu kèm con bé nhà em môn tiếng anh Con gái tôi đi vào . Khi biết một buổi dạy tiếng anh là tám mươi nghìn, cô ta đứng thừ người ra. Quả là một số tiền quá lớn với gia đình cô. Cô đi làm tiền công chưa đến hai triệu một tháng. Ngần ngừ một lúc, cô gật đầu quả quyết -Thế cũng được. Cháu có thể dạy giúp cô một tuần hai buổi cho nó được không?
Tôi sững người. Trong đầu tôi lại hiện lên buổi nói chuyện với mấy ông bạn trí thức cách đây mấy hôm. Hôm ấy mấy đứa chúng tôi kéo nhau vào một quán bia. Bia vào lời ra thôi thì đủ mọi thứ chuyện, trên trời ,dưới biển mà toàn là những chuyện động trời. Nào là đa nguyên , đa đảng. Nào là tự do báo chí. Nào là khai thác bôxit . Tôi ngồi nhấp từng ngụm bia nhỏ cắn răng chịu trận. Tôi vẫy cô bé phục vụ lại bảo -Cháu lấy cho chú mượn cái điếu cày. Con bé tong tả đi lấy điếu mang lại. Trời nóng mồ hôi bết trên áo con bé. Tôi cầm cái điếu cám ơn và hỏi con bé -Cháu từ đâu lên Hà nội làm việc? -Cháu ở Thái bình. -Lương cháu được bao nhiêu? -Ít lắm bác ạ . Một triệu cộng với ăn ngủ Tôi thở dài và sự nhớ đến hai câu thơ của Dương Vương Hưng
Cả đời tìm ở đẩu đâu Về quê lại thấy con trâu cái cày
Chao ơi Dương vương Hưng ơi ! đâu chỉ mình anh đau đớn. Tôi cũng đau đớn lắm. Cánh cầm bút chúng ta cả đời tìm cái đẹp ở tận chín tầng mây đến khi đặt chân xuống mặt đất ta lại gặp phải cô bé phục vụ quầy bia này và cô hàng xóm của tôi làm gì chúng ta chẳng hụt hẫng. Hai người này họ đâu cần biết đến đa nguyên đa đảng. Đâu cần biết đến tự do báo chí. Họ cũng chẳng cần biết đến bô xít là gì. Cái họ cần biết là gạo bao nhiêu tiền một cân. Làm sao có tiền để trả cho học thêm của con cái mình. Họ thấp hèn quá chăng? Tôi nhớ đến một câu của một ông tri thức đang phồng mang trợn mép cùng với vại bia -Các ông bà nông dân! Tự họ đang trói họ với cái dốt nát. Họ không dám phá vỡ cái cũ kĩ đã hàng ngàn năm ăn vào xương tủy. Giá như ông ta ngừng uống bia lấy một phút để nhìn cô bé nông dân từ Thái bình này. Một cô gái mười tám tuổi bỏ nhà cửa một mình lên đất Hà nội lăn lộn với mong muốn thay đổi cuộc đời. Điều ấy làm gì có trong cái cũ kĩ hàng ngàn năm. Và cả cô hàng xóm của tôi nữa,Cô nhịn ăn ,nhịn mắc ,cắn răng trả tám mươi ngàn đồng môt buổi học thêm để đầu tư cho thế hệ con mình vượt lên nghèo đói.
Nam cao ơi con mắt của ông thật khác đời. Ông đã nhìn thấy những gì tốt đẹp trong con người nông dân chân đất mắt toét từ ngày xa xưa thế mà chúng tôi ngày nay tuy đã đọc ông rồi sao vẫn chưa có được đôi mắt ấy.? Dương vương Hưng ơi! Anh hãy nhìn kĩ lại đi. Có phải là con trâu ngày xưa, cái cày ngày xưa không anh?
Làng quê đang thay đổi. Dù chậm chạp hơn thành thị rất nhiều nhưng nó đang lặng lẽ chuyển mình. Tầm mắt người nông dân đã nhìn xuyên qua những lũy tre làng. Nhưng tầm mắt của cánh cầm bút thì chưa vượt qua được cái váy của người đàn bà. Đọc ở đâu cũng chỉ thấy tim nát, lệ rơi. Đọc ở đâu cũng chỉ thấy làn môi khao khát còn cái khao khát trong tâm khảm của những mảnh đời bất hạnh mấy ai đã nhìn thấy trên đời
Tôi cũng viết được dăm ba cái chuyện ngắn. Một hôm vào một diễn đàn tình cờ tôi thấy chuyện của mình đăng ở đấy và tôi thấy hai nhận xét của hai người đọc -Một chuyện cổ tích về tình yêu -Chỉ là một sự tưởng tượng. Tớ không tin trên đời lại có người tốt đến thế
Tôi đọc lại chuyện của mình và phải công nhận đó là những nhận xét xác đáng. Nhưng tôi phải viết gì đây?Sự thật trần trụi chăng?
Tôi nhớ có một lần cả nhà tôi đang ngồi ăn ở một quán hàng thì có một nhà sư quãng gần bốn mươi tuổi tay cầm một cái chuông đi đến đứng cạnh bàn chúng tôi gõ chuông và niệm phật. Tôi móc túi lấy tiền thì con gái tôi ngăn lại. -Sư dởm đấy bố ạ. Tôi cười bảo con gái -Bố biết Nói rồi tôi bỏ vào cái chuông hai ngàn đồng. Nhà sư nghe hai bố con tôi nói chuyện cười ngượng ngập và bỏ đi. Khi nhà sư ấy bỏ đi rồi con gái tôi mới hỏi -Bố biết sao bố vẫn cho tiền?
- Con ơi! Khi con người phải mang cả những thứ thiêng liêng nhất trong tâm linh của mình ra để lừa đảo mà kiếm lấy miếng ăn thì họ có đau đớn không? Con có nhìn thấy nụ cười ngượng ngập của nhà sư giả ấy không? Bố không bị lừa. Bố cố tình đánh lừa chính mình để giữ lấy trong lòng một chút thanh thản. Khi tôi viết chuyện ngắn “Chuyện ở quán Karaoke” thì một bạn trong diến đàn này đã nói về tôi với một người khác như sau. -Thằng cha ấy ngố rồi. Nếu lần sau hắn vào quán karaoke ấy hắn sẽ lại gặp cô gái ấy và cô ta sẽ bảo với hắn :”Mẹ em lại bị mổ lần nữa” Cô bạn ấy nói đúng. Tôi biết thế. Nhưng cô bạn ơi! Tôi mong mình là một thằng ngốc để tin vào những lời cô gái ấy nói hơn là thành một người thông minh để biết rằng cô gái đã mang cả những cái quý giá nhất là thân xác của mình và những điều thân yêu nhất là mẹ mình để đổi lấy miếng ăn. Ôi! Nếu thế thì đau đớn quá.
Bạn Ct. Ly đã nói một câu mà tôi rất thích; “Nếu những gì chúng ta không thấy được trong cuộc sống thì đây là một món ăn tinh thần”
Đúng thế đấy bạn Ct.Ly ạ. Văn chương phản ánh cuộc đời nhưng văn chương không phải là cuộc đời. Nó phải cao hơn cuộc đời và từ trên cao ấy văn chương tỏa vầng hào quang của nó xuống cuộc đời này xua đi những bóng đen hắc ám trong tâm hồn con người và thắp lên trong con tim đã nguội lạnh của ai đó một ngọn lửa của trái tim Đan cô
Lâu nay anh Duyên không sinh hoạt ở thi viện nữa, Thanh Đình biết nhiều truyện ngắn anh Duyên chưa đăng ở đây. Hôm nay Thanh Đình xin phép đăng 1 truyện của anh Duyên mong các bạn thông cảm và cùng thưởng thức: Bản so nat “ Nụ hôn và những bông hồng ” Tôi viết truyện ngắn này là vì một người nhưng rất tiếc tôi lại không thể đề tặng nó cho người ấy vì kết thúc đau thương của câu chuyện. Tôi có thể viết khác đi cho câu chuyện đỡ đau thương hơn nhưng rất tiếc tính lôgíc của cuộc đời và của câu chuyện đã không cho phép tôi làm điều đó. Đấy âu cũng là nỗi đau của người cầm bút. Không biết có ai đó hiểu cho nỗi đau này của tôi không ? Đột nhiên, tôi cong cả mười đầu ngón tay lại, quật mạnh tay xuống phím đàn buông ra một hợp âm chói tai để kết thúc bản nhạc. Với đôi tai rất thính của mình, tôi nghe thấy một tiếng “ Ôi ! ” rất khẽ, thoảng thốt từ ngoài vườn lọt qua khung cửa sổ lúc nào cũng đóng kín vào trong nhà. Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi.
- Sao hôm nay con lại kết thúc bản nhạc như vậy ? Con hãy tưởng tượng ra một buổi hoàng hôn, trời đã tím sẫm, mọi thứ cứ nhòe đàn đi theo thời gian rồi mất hẳn vào đêm. Một cảnh thanh bình, yên tĩnh như muốn níu kéo ta lại… .
Tôi đứng dậy, quay người lại. Chắc trong mắt tôi có điều gì lạ lắm nên đang diễn tả cho tôi cái nhạc cảnh mà tôi cần truyền đạt thì mẹ tôi bỗng dừng lại.
- Mẹ ! Tôi khẽ kêu lên .
- Con còn sống được bao nhiêu lâu nữa để có thể theo được những quy luật khắt khe của âm nhạc, của cuộc đời hả mẹ ? Con hiểu ý mẹ muốn. Con cũng hiểu Traicốpski muốn bản nhạc được kết thúc bằng những âm thanh cứ chìm dần, chìm dần rồi dứt hẳn trong cái day dứt của người nghe. Nhưng con không muốn thế.
Đột nhiên tôi nắm tay lại đấm mạnh xuống bàn phím. Một âm thanh chát chúa vang lên lay động cả cái rèm cửa sổ và tôi thoáng thấy một bóng người.
- Con muốn âm thanh cuối cùng của bản nhạc đời con là một âm hưởng vút lên để thách thức với số phận. Mẹ ! Từ nay con sẽ không tập đàn nữa.
Tôi nói với một giọng kiên quyết. Mẹ tôi đau đớn nhìn tôi.
- Thế con định làm gì ? Mẹ hỏi giọng đầy lo lắng. - Con làm gì mẹ cũng ủng hộ.
- Con định viết nhạc mẹ ạ. Tôi nói to, cố tình để cho bóng trắng ngoài cửa sổ nghe thấy. - Cuộc đời con còn ngắn lắm. Con muốn rằng nếu không thể để lại được cho cuộc đời này cái gì thì ít nhất con cũng có thể để lại được cho người con yêu một bản nhạc của riêng mình.
Tôi lại nghe thấy một tiếng động nữa bên ngoài cửa sổ. Mẹ nhìn tôi sửng sốt :
- Con có người yêu rồi sao ? - Vâng !
Tôi trả lời một cách dứt khoát và khẳng định.
- Ôi ! Mẹ tôi ôm ngực thốt lên. - Thế thì tốt quá. Cô ta là người như thế nào ? Tên là gì ?
- Con không biết mẹ ạ.
Mẹ tôi sửng sốt nhìn tôi. Tôi ẩn mẹ ra cửa.
- Thôi mẹ về phòng mẹ đi. Con muốn ở lại một mình.
Mẹ đi rồi, tôi ngồi xuống bên cây đàn dương cầm của mình, lấy ra tờ giấy viết nhạc đặt lên mặt đàn. Tôi nhìn ra cửa sổ, bên ngoài im lặng không một tiếng động. Có tiếng gió thì thào, tiếng lá cây sào xạc. tôi cố lắng tai nghe và thầm mong có một tiếng động nhẹ ngay sau khung cửa sổ phòng tôi nhưng không thấy. Tôi đứng dậy đi ra mở rộng cánh cửa kính cho âm thanh của đêm tràn vào phòng và tôi lại nhìn thấy một bông hoa hồng trắng nằm ở đấy từ bao giờ đang im lặng nhả hương. Lòng tràn đầy cảm xúc, tôi cầm bông hoa hồng lên đi lại cây đàn và những âm thanh đầu tiên của bản nhạc vang lên khe khẽ, chậm rãi trong tôi.
Hai giờ sáng, ngực tôi bắt đầu nhói buốt. tôi biết là không thể viết tiếp được nữa. Tôi vội vàng lấy một viên thuốc đặt ở dưới lưỡi và lấy một mảnh giấy trắng viết vội mấy dòng :
Em !
Anh không biết em là ai. Anh không biết em tên là gì nhưng anh biết em là một cô gái. Cám ơn em vì những bông hồng đêm đêm em đã đặt ở cửa sổ phòng anh. Chắc đêm qua em đã nghe thấy hết những gì mà anh đã nói với mẹ. Đây là chương một của bản nhạc anh định viết tặng riêng em. Nó có tên là hoa hồng. Không biết ngày mai anh có thể viết tiếp chương hai được hay không, Nếu anh còn sống thì đêm mai em hãy đặt lại bản nhạcnày vào chỗ cũ cho anh , anh sẽ viết tiếp.
Anh.
Viết xong, tôi cuộn bản nhạc đang viết dở và bức thư lại, buộc bằng một sợi chỉ ngũ sắc tháo từ chiếc bùa bình an mà mẹ đã đi tận một chùa nổi tiếng ở Ninh Bình cầu xin cho tôi. Tôi đặt bản nhạc vào sau cửa và đóng cửa sổ lại.
Sáng hôm sau, mẹ tôi vào phòng bà im lặng nhặt những tờ nháp của bản nhạc mà đêm qua tôi vo lại vứt bừa bãi trong phòng. Bà ngồi xuống giường vuốt tóc tôi rồi nhẹ nhàng nói :
- Con có thể đàn cho mẹ nghe phần con viết đêm qua được không ?
Tôi vội vàng nhỏm ngay dậy đi ra chỗ cây đàn. Mẹ tôi là giáo viên dương cầm của nhạc viện, một nghệ sỹ ưu tú nên tôi rất muốn bà nghe bản nhạc để góp ý cho mình. Tôi ngồi xuống mở nắp dương cầm. Những tình cảm đêm qua lại ùa về xâm chiếm tâm hồn tôi. Tiếng đàn vang lên dìu dặt. Khi hợp âm cuối cùng của chương một kết thúc, tôi quay sang nhìn mẹ hỏi bà giọng đầy lo lắng :
- Mẹ thấy thế nào hả mẹ ?
Mẹ tôi lấy tay lau vội giọt nước mắt đang ứa ra . Ánh mắt bà lộ vẻ vừa ngạc nhiên vừa xúc động.
- Hay lắm con ạ. Nhưng sao con lại đi ngược hẳn lại với những quy tắc thông thường của âm nhạc thế ? Ngay chương một mẹ đã thấy có một cái gì đó đang từ hư vô dâng dần lên tràn đầy trong âm nhạc của con.
Tôi cười :
- Đáng lẽ phải ngược lại phải không mẹ. Từ cuộc đời chìm dần vào hư vô . Mẹ định nói thế đúngkhông ? Nhưng cuộc đời con cũng ngược với các nhạc sỹ khác mà mẹ.
Mẹ tôi trầm tư gật đầu :
- Ừ ! Có lẽ cũng đúng thế thật. Thôi con cứ viết tiếp đi.
Đến tối, tôi ra mở cửa sổ. Bản nhạc của tôi nằm ở đấy với một bông hồng trắng và một bức thư vẻn vẹn có một dòng :
“ Bản nhạc hay lắm anh ạ. Em đợi chương hai của anh. ”
Tôi cầm bản nhạc quay lại chỗ cây đàn. Một tình cảm mãnh liệt xô đẩy tâm hồn tôi. Có lúc nó dịu dàng vuốt ve những thương tổn trong cơ thể tôi, nó nâng tôi bay bổng đến một chân trời xa lạ. Có lúc nó lại gào thét như muốn đập phá đi tất cả, Những lúc ấy âm thanh của cây đàn dưới tay tôi rung lên trong một khao khát đến vô bờ. Một khát khao được sống. Tôi đàn mà hai má tôi đẫm nước mắt. Tối hôm ấy tôi viết xong được chương hai của bản nhạc.Tôi đặt tên cho chương hai bản nhạc của mình là “Tình yêu”. Tôi lại cuộn bản nhạc lại đặt sau cửa sổ. Tối hôm sau, tôi ra cánh cửa sổ tình yêu của mình. Bản nhạc lại nằm ở đấy, một bông hồng trắng và một mảnh thư đẫm nước mắt.
“Em thương anh quá !”
Tối hôm ấy tôi ngồi bên cây đàn đến hai giờ sáng mà không viết thêm được một khuông nhạc nào. Tôi cố mường tượng ra cái điều tôi định viết mà không sao hình dung ra nổi. Tôi đành đứng dậy cuộn bản nhạc lại và viết một dòng thư ngắn đính kèm :
“ Anh xin lỗi anh không thể viết tiếp được . Hẹn em đến tối mai.”
Tối hôm sau, tôi cũng không viết được gì. Tối hôm sau nữa cũng thế. Đến tối hôm thứ tư, khi tôi mở bản nhạc ra tôi thấy một dòng chữ của em đề :
“ Sao thế hả anh ? Sao anh không thể viết được nữa ? ”
Vừa đọc đến đây thì mắt tôi tối sầm lại. Một cơn đau thắt lồng ngực khiến cho mặt tôi tái nhợt. Tôi lảo đảo gục xuống. Tôi còn kịp nghe thấy tiếng mẹ kêu thất thanh :
- Gọi cấp cứu !
* * *
Khi tỉnh lại tôi thấy mình đang nằm ở bệnh viện trên người tôi toàn những dây dợ chằng chịt. ngước mắt lên, tôi thấy một ống truyền đang chậm rãi nhỏ giọt. Cảnh này với tôi là quá quen thuộc. Hai mươi nhăm năm nay tôi đã liên tục gặp nó. Tôi tưởng rằng mình đã chai đi nhưng sao lần này, cảnh này lại làm cho tôi nặng nề đến vậy ? Tôi chỉ muốn dứt tung tất cả những dây dợ chằng chịt đang níu giữ cuộc sống lại cho tôi. Tôi muốn gào lên :
- Phật tổ ! Sao người bất công vậy ? Trời ơi! Con muốn sống . Hãy cho con sống để con làm nốt một việc cuối cùng của cuộc đời.
Nhưng tất cả chỉ là một sự im lặng đến khủng khiếp. Tôi đột nhiên nghĩ đến bản nhạc . Không biết khi tôi gục xuống liệu có ai cất hộ tôi bản nhạc. Nếu tôi chết ở đây hôm nay, liệu em có đến nhà tôi nhận bản nhạc mà tôi đang viết dành riêng cho em. Trời ơi! bản nhạc tôi còn chưa kịp đề một dòng chữ tặng em. Mà em tên là gì tôi cũng đâu đã biết. Không! Tôi không thể chết ở đây hôm nay. Tôi phải về nhà để ít nhất còn viết một dòng chữ tặng em lên bản nhạc của mình. Tôi gượng nhỏm dậy thì một bàn tay giữ tôi lại.
- Anh phải nằm im đừng cử động.
Tôi quay nhìn sang, một cô gái lạ, nhỏ nhắn đang ngồi bên cạnh giường. Một bàn tay của cô đặt lên ngực tôi giữ tôi lại, Tôi nhìn vào bàn tay,một bàn tay nhỏ có những ngón tay rất dài. Tôi đột nhiên nghĩ “ bàn tay này mà chơi dưông cầm thì thật tuyệt. ”
- Em là ai ?
Tôi buột mồm hỏi. Cô gái nhìn tôi với ánh mắt thân thiết như là chúng tôi đã quen nhau từ lâu lắm rồi
- Em là Bạch diệp. Tại sao anh lại không thể viết tiếp chương ba của bản nhạc. Mà chương ba của anh có tên là gì vậy ?
Tôi bàng hoàng không thể tin vào tai và mắt của mình. Tôi hấp tấp hỏi lại :
- Là em sao ?
Mặt cô gái bỗng đỏ hồng lên. Em khẽ gật đầu :
- Vâng ! Là em.
Tôi vội vàng nắm chặt lấy tay em như sợ rằng em bỗng nhiên bay đi mất. Tôi có mơ không ? Không ! Bàn tay của em mềm và ấm không thể là tôi đang trong cơn mơ. Em vẫn để im tay em trong tay tôi, đăm đăm nhìn tôi vừa thân thiết vừa thương cảm.
- Anh trả lời em đi chứ ?
Em khẽ nhắc làm tôi quay lại với thực tại. Tôi nhìn em , đắn đo rồi im lặng. Trời ơi! tôi biết nói thế nào với em đây ?
- Anh nói đi !
Em lại dục tôi lần nữa.
- Chương cuối cùng anh định viết có tên là nụ hôn em ạ.
Nói đến đấy, tôi hơi dừng lại quan sát . Em chăm chú nhìn thẳng vào khuôn mặt tôi, lắng nghe từng lời.
- Vâng ! Thế thì sao ạ ? Sao anh không thể viết tiếp được nữa ?
Tôi hít mạnh một hơi rồi nhìn thẳng vào em trả lời :
- Vì anh chưa biết đến hương vị của nụ hôn. Bốn hôm liền anh đã cố hình dung ra nó để viết. Nhưng em biết đấy âm nhạc khác hẳn với văn học. Chỉ khi nào ngôn ngữ bất lực mới là lúc âm nhạc lên tiếng. Trong anh không hề có rung cảm của nụ hôn thì làm sao anh viết được.
- Anh chưa từng hôn cô gái nào trong đời sao ?
Cô gái nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi buồn bã gật đầu xác nhận.
- Chưa ! Chưa một lần.
Cô gái nhìn qua những tấm kính nhìn ra ngoài sân bệnh viện. Một khoảng im lặng ngắn ngủi giữa hai đứa chúng tôi. Đột nhiên tôi thấy mặt cô gái cứ hồng dần lên một lần nữa. Cô quay lại phía tôi, gỡ tay mình ra khỏi tay tôi và hỏi lại :
- Có đúng là phải có sự rung động thực sự thì âm nhạc mới cất tiếng không anh ?
Tôi gật đầu.
- Vậy anh hãy nhắm mắt lại. Lúc nào em cho phép anh mới được mở mắt đấy. Anh hứa đi.
- Anh hứa !
Tôi nhắm mắt lại không biết cô gái sẽ làm gì .Đột nhiên tôi thấy một mùi thơm, một hơi thở rất nóng, gấp và nhẹ áp dần đến mặt tôi .Rồi một làn môi mềm êm và ấm đặt lên môi tôi. Tôi rùng mình. Toàn thân tôi tê dại. Một nỗi đê mê dịu ngọt lan khắp toàn thân. Một cảm giác cả đời tôi chưa bao giờ biết đến. Bỗng nhiên, tôi thấy một vị mặn trên môi mình.Nước mắt.! Tôi biết chắc đấy là nước mắt. tôi vội vàng mở bừng mắt ra và còn kịp nhìn thấy em đang cắm đầu chạy ra ngoài cửa, vừa chạy vừa lau nước mắt. Một bông hồng trắng đặt ở đầu giường tôi im lặng nhả hương.
Đến chiều , mẹ tôi đến bệnh viện. Tôi bảo với bà :
- Ngày mai con sẽ ra viện.
- Sao vội thế ? Con hãy cứ nằm đây mấy ngày cho tim con ổn định đi đã.
- Không mẹ ạ ! Tôi kiên quyết. - Con phải về để viết tiếp bản nhạc của mình.
- Viết sau cũng được mà con. - Không ! Tôi lắc đầu.
- Nếu ngày mai con không viết thì sẽ chẳng bao giờ con có thể viết được nữa mẹ ạ.
Mẹ tôi nhìn tôi rồi nhìn bông hồng trắng để trên đầu gường tôi. Có lẽ bà đã hiểu điều gì đang diễn ra trong tôi nên bà im lặng không nói gì nữa.
Hôm sau tôi rời bệnh viện. Bản nhạc đã được mẹ nhặt lên đặt ngay ngắn trên giá nhạc. Tôi ngồi xuống bên cây đàn. Mẹ kê lưng cho tôi bằng một cái gối mỏng và ngồi xuống bên cạnh canh chừng.Tôi cầm bút và viết vào bản nhạc.
Chương ba
Nụ hôn
Đột ngột, một hợp âm trưởng đầy mạnh mẽ bung ra dưới tay tôi. Mẹ tôi kinh ngạc. Tôi biết mẹ tôi sẽ kinh ngạc và chính tôi tôi cũng ngạc nhiên với chính mình. Nụ hôn bao giờ cũng được diễn tả bằng những quãng thứ êm dịu. Nhưng mẹ ơi! đây đâu phải chỉ là nụ hôn. Đây là lửa! Một ngọn lửa mãnh liệt, bất diệt mà nàng muốn con cảm nhận được nó. Ngọn lửa ấy đã đốt cháy tâm can con. Đốt cháy tâm can nàng. Nàng đã truyền ngọn lửa ấy sang con và muốn con mang ngọn lửa ấy đốt cháy lên trong những nốt nhạc. Cả căn phòng tràn ngập trong những giai điệu mãnh mẽ và cuồng nhiệt. Tự nhiên bản nhạc lặng đi. Một quãng nghỉ kéo dài rồi một hợp âm thứ bỗng vang lên, ngân mãi trước khi tắt hẳn.
Tôi gục xuống, chỉ còn đủ sức đưa mắt nhìn vào bản nhạc và đưa mắt nhìn ra phía chiếc cửa sổ. Mẹ tôi vuốt ngực cho tôi và nói qua hai hàng nước mắt.
- Mẹ hiểu rồi. Mẹ sẽ cuộn bản nhạc lại và đặt vào chỗ cửa sổ cho con. Tôi nở một nụ cười cuối cùng đầy mãn nguyện.
Ba năm sau
Người mẹ đau khổ được mời làm giám khảo của một cuộc thi âm nhạc quốc tế dành cho tuổi trẻ tổ chức tại Hà Nội. Đại diện cho việt nam là một cô gái còn rất trẻ. Bà nhìn vào tờ lịch trình của cuộc thi và bà ngạc nhiên. Cô gái sẽ biểu diễn một bản so nát có một cái tên mà chưa bao giờ bà nghe thấy trong suốt quãng đời giảng dạy âm nhạc của bà bản sô nát “ Nụ hôn và những đóa hoa hồng ”.
Cô gái bước ra sân khấu, duyên dáng cúi chào mọi người nhưng đáng lẽ ngồi xuống bên chiếc đàn dương cầm thì cô lại đi ra giữa sân khấu và cầm lấy mỉcro.
- Thưa ban giámkhảo, thưa toàn thể các bạn. Vào đúng ngày này cách đây ba năm, tôi nhận được một bản sô nát viết riêng tặng cho tôi của một nhạc sỹ mà cả cuộc đời ngắn ngủi của anh, anh chỉ viết đưộc mỗi một bản nhạc. Đó là bản sonát “Nụ hôn và những đóa hoa hồng” Món quà tặng quá lớn khiến cho tôi không thể hưởng nó một mình vì vậy đêm nay tôi mang nó đến đây để tặng lại cho các bạn.
Cô gái ngồi xuống bên cây đàn và khi hợp âm đầu tiên của bản nhạc bung ra thì nước mắt bà từ từ lăn dài trên gò má. Bà đã nhận ra đây chính là bản nhạc của con trai mình. Cả hội trường lặng đi chỉ còn tiếng nhạc bay lên lúc cuộn xoáy gào thét . lúc trầm lắng suy tư và khi hợp âm thứ cuối cùng kết thúc của một cung trưởng tắt hẳn , một khoảng im lặng kéo dài rồi hội trường bỗng vỡ tung bởi những tràng pháo tay không dứt. Bà lao lên sân khâu. Họ ôm chầm lấy nhau.