Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Thay câu nhận xét em sưu tầm bài thơ này tặng anh ạ:

Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương dạ những sầu
Đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi có đâu.
Maxim Gorơki


Cảm ơn anh đã nhận ra giá trị của những người phụ nữ nói chung và...nói riêng ạ :D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoa cỏ

Anh Duyên:
- Cám ơn anh đã cho em được đọc những truyện ngắn rất hay về người phụ nữ. Nhưng cả người vợ và Hạ trong truyện "Dư âm của chiến tranh" đều không thể gọi là "cô ta" được, chỉ là "cô ấy" thôi!
- Lần lượt, em sẽ đọc hết các truyện của anh!
Tôi yêu cuộc sống hôm nay
Bởi trong tôi có những ngày hôm qua...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Kẻ cơ hội



        --Sao? Dạo này làm ăn thế nào?—Vừa ngồi xuống tôi đã vui vẻ hỏi ngay Hà, cô vợ của ông bạn vàng.Hà cười tươi tỉnh, vừa rót cho tôi chén nước vừa nói.
-Cũng được bác ạ. Gớm lâu lắm rồi mới thấy bác lại chơi.
Tôi nhìn quanh nhà, một bộ sa lông mới, ti vi mới, tủ lạnh mới. ngôi nhà đã bé nay hình như càng có vẻ chật chội hơn vì những đồ mới sắm.Tôi cười bảo
-Mua những đồ này làm gì vội. ?Sao không dồn tiền xây lại cái nhà lên cho rộng rãi. Xây đi! Thiếu tôi cho vay một ít
-Vâng! Chúng em cũng tính thế
-Thế ông bạn vàng của tôi đi đâu?
-Nhà em đi học lớp đối tượng đảng
Tôi giật nảy mình tưởng là mình nghe nhầm vội vàng hỏi lại
-Cô bảo đi đâu?
Không để ý đến thái độ của tôi Hà thản nhiên nhắc lại
-Nhà em đi học lớp đối tượng đảng—Thấy tôi trợn tròn mắt vì ngạc nhiên, Hà hỏi lại tôi—Bác chẳng khuyên chúng em xây lại ngôi nhà là gì?
Tôi càng ngạc nhiên hơn
-Xây nhà thì có liên quan gì đến vào đảng?
-Bác ngốc thật đấy!-- Hà khẽ sì một cái, môi hơi bĩu ra—Thảo nào bác giỏi thế mà suốt đời cũng chỉ đủ ăn.—Đây là khu giải tỏa ai người ta cho xây. Bán cũng chẳng ai mua. Cứ ngồi đây mà chờ chết à? Thế nên nhà em mới lại phải phấn đấu vào đảng chứ.
Tôi bỗng nhiên cảm thấy hứng thú và tò mò. Ừ! Tôi ngốc thật. Nhà anh bạn tôi nằm đúng vào khu giải tỏa để xây dựng một cái gì đấy mà có lẽ chỉ giời mới biết . Mới đến đầu khu vực này ai tinh ý sẽ thấy một cái biển treo tít trên cao mà hàng chữ viết bằng sơn đã bong tróc gần hết theo năm tháng
“Khu vực giải tỏa, cấm xây dựng”
Cái biển ấy có tuổi đời còn cao hơn cả tuổi đời của con trai tôi, còn nó thì đã phong cho tôi lên chức “ Tướng một sao” mà cái biển thì vẫn cứ “ Trơ gan cùng tuế nguyệt”
-Thế vào đảng thì được xây nhà à?
Tôi tò mò hỏi. Hà cười
-Cũng không dễ thế. Vào đảng rồi thì lại phải tìm cách vào làm một chức quan gì đó ở phường  thì xây nhà người ta lờ đi coi như không biết.Đấy bác xem cái nhà đằng kia kìa.—Vừa nói Hà vừa chỉ tay vào ngôi nhà ba tầng đang xây ở ngay bên kia đường.—Đấy là nhà của ông phó chủ tịch phường
Ra vậy! Cuộc đời này quả thật là có lắm lối đi. Mới nói chuyện đến đấy thì ông bạn vàng của tôi đi học về. Thấy tôi, anh ta cười rất tươi. Có lẽ anh chàng có điều gì vui lắm. Tôi hỏi ngay.
Sao ?Hôm nay đi học về cái gì đấy? Chống diễn biến hòa bình hay kiên định con đuồng tiến lên chủ nghĩa xã hội ?
Mặt ông bạn tôi nhăn tít lại, anh ta ném cuốn sổ tay vào góc chiếc ghế ngồi rồi lắc đầu ngán ngẩm
-Bố ai mà biết họ nói gì. Ai nghe! Đến điểm danh cho có mặt. Mà ông đã biết rồi đấy à?—Rồi anh ta quay sang vợ mắng—Bà chỉ đuộc cái mỏng môi. –Anh chàng nhìn tôi có vẻ ngượng ngượng thanh minh.—Biết làm sao được
Tôi cười vỗ vai ra điều thông cảm.
-Ừ! Âu cũng là một cách đầu tư. Nhưng ông phải xem thử xem liệu có hiệu quả không? Sợ rằng lâu quá.
Hình như câu của tôi đã đánh trúng vào gan ruột của anh chàng nên anh ta kéo tay tôi ngồi xuống ghế.
-Tôi tính kĩ rồi. Chắc cũng chỉ một năm đổ lại.Ông tính tổ hưu, chi bộ đuồng phố có thằng chó nào nghĩ đến vào đảng. Cả mấy năm rồi chi bộ cụm tôi có kết nạp được ai đâu. Nay có một người hăng hái phấn đấu xin ra nhập quý hơn bắt được vàng ấy chứ. Bây giờ không như thời tôi với ông vào đảng  trước đây đâu. Mà tôi cũng ngu thật. Biết thế này ,hồi đi Tiệp về tôi cứ sinh hoạt đảng ở đường phố có khi bây giờ lại hay.
Anh ta nói câu đó với vẻ mặt đầy ân hận.
                                           
                                                 *
                                           *         *

Chúng tôi biết nhau đã gần ba mươi năm. Hồi ấy vào những năm 72 của thế kỉ trước chúng tôi đi lính và ở cùng một đơn vị. Ba tháng huấn luyện trên Bắc giang, đám lính trẻ Hà nội chúng tôi thôi thì làm đủ mọi chuyện. Từ bỏ đơn vị một vài ngày chuồn về nhà, đến lân la tán những cô gái trong khu vực đóng quân. Cả đơn vị ai cũng thế, chỉ trừ mỗi ông bạn của tôi. Hắn chăm chỉ như một con ong. Không bao giờ bỏ đơn vị . Luôn luôn xung phong nhận những công việc khó khăn vất vả nhất mà chẳng một ai muốn làm. Một lần giữa đám đông người, tôi còn nhớ hôm ấy có cả mặt chính trị viên đại đội, tôi mới đùa bảo anh ta
-Không chừng sau đợt huấn luyện này ông được kết nạp đảng cũng nên
Mặt anh ta nghiêm nghị hẳn lại.
-Vào Đảng! đó là mơ uốc của tớ từ lâu rồi.
Tôi thấy chính trị viên nhìn anh ta một cách chăm chú. Và rồi cuối của đợt huấn luyện hắn vào đảng thật. Tối hôm được kết nạp vào đảng hắn ta chui sang chăn của tôi, tôi nắm tay hắn.
-Chúc mừng mày.
Anh ta bảo
-Chúc mừng cái con khỉ! Tao phấn đấu vào đảng là nhằm vào đợt đi học lớp cán bộ khung cuối đợt huấn luyện này.
Tôi đờ người ra. “Thằng cha này ranh thật” tôi thầm nghĩ. Cứ sau mỗi đợt huấn luyện, tiểu đoàn lại chọn ra một vài người cho đi học lớp tiểu đội trưởng và giữ lại làm cán bộ khung để huấn luyện các đợt tân binh tiếp theo . Số còn lại tất cả đều bị đưa vào trong chiến trường đi chiến đấu. Hắn quả thật có tầm nhìn xa hơn tôi nhiều.
Nhưng người tính không bằng trời tính. Cuối đợt huấn luyện ấy, anh ta không được giữ lại làm cán bộ khung và tất cả chúng tôi đều đuộc bổ xung cho chiến trường  Tây Nguyên. Trên đường vào chiến trường, anh ta bị sốt rét nặng phải gửi lại trạm. Khi chia tay với tôi ở trạm, anh ta nói thầm vào tai tôi
-Đừng uống thuốc phòng sốt rét, ngủ nhớ thò tay ra khỏi màn cho muỗi đốt.
Đúng là thằng cha này “Quái” thật. Của đáng tội, tôi cũng đã theo cách của anh ta bày cho mình, tối hôm ấy tôi ngủ thò tay ra ngoài màn nhưng chỉ đến nhát chích thứ ba của bọn muỗi rừng, tay tôi đã thụt lại đút tụt vào trong chăn. Tôi tặc lưỡi
-Thôi kệ! Được đến đâu hay đến đó
Một năm sau, tôi gặp lại anh ta trong chiến trường . Hồi ấy tôi đã là trung đội trưởng, một lần đi nhận quân bổ xung cho trung đoàn, tôi lại gặp anh ta trong đám tân binh bổ xung cho đơn vị. Thấy tôi, anh ta có vẻ vừa mừng vừa lo. Anh ta kéo tôi ra một góc nói thầm.
-Này! Mày đừng nói với ai tao là đảng viên đấy nhé.
-Sao vậy?
Tôi hỏi. Anh ta nhìn tôi với ánh mắt thương hại cho một thằng ngố.
-Làm đảng viên để gương mẫu lao lên họng súng à
Và thế là suốt ba năm trời ở chiến trường anh ta nổi tiếng là kẻ bầy hầy, tụt tạt trong đơn vị. về đến đơn vị, anh ta bảo tôi.
-Mày cho tao nhận cối 60 nhé.
Tôi ngạc nhiên. Ở đơn vị bộ binh chẳng một ai thích cầm cối 60 cả . Nó vừa nặng, vừa cồng kềnh. Hay nhất là đuộc cầm một khảu AK vừa gọn , nhẹ mà cầm nó đi đâu cũng yên dạ. Còn cối 60 riêng mang  từ tám đến mười hai quả đạn cối đã mấy chục cân chưa kể đến khẩu cối. Tôi nghi ngại nhìn anh ta. Chắc phải có điều gì đó ở đây. Kinh nghiệm đã mach bảo tôi như thế
-Cũng được thôi.—Tôi thản nhiên bảo.—Nhưng sao ông không muốn cầm AK. Vác cối nặng bỏ bố . Báu gì!
Anh ta ngần ngừ nhìn tôi. Có lẽ vì là bạn đã lâu nên cuối cùng anh ta cũng nói.
-Nặng nhưng lại đuộc đi đằng  sau. Nặng hơn hay vỡ gáo hơn?
Tôi cười.
-Ra vậy! Tôi cứ tưởng ông ….
Tôi bỏ lửng câu nói nhưng anh ta cũng nhận ra.
-Tao ngu gì mà gương mẫu nhận cái chết.

Chúng tôi chỉ ở cùng đơn vị với nhau được hơn một năm rồi sau đó tôi bị thương được chuyển ra Bắc. Sau năm 75 chúng tôi lại gặp nhau ở xí nghiệp. Lúc này tôi là Kĩ sư của phòng kĩ thuật phụ trách khối cơ điện còn anh ta làm công nhân của nhà máy. Phải nói cho công bằng, Anh ta vốn là người chăm chỉ và chí thú. Mẫu người như anh ta, trong xã hội cũng có thể gọi là người tốt của cuộc đời cộng với cái lý lịch  cựu chiến binh nên anh ta là đối tượng nhắm tới của chi bộ. Thật là trớ true, tôi lại được chi bộ phân công dìu dắt anh ta vào đảng. Tôi tìm đến gặp anh ta.
-Này! Chi bộ đang nhắm ông để phát triển đảng đấy.
Anh ta cười bảo tôi.
-Vào đảng làm gì? Để đi bê nước à?
-Sao lại đi bê nước?
Tôi không hiểu hỏi lại. Hắn cười có vẻ thương hại cho sự ngốc nghếch của tôi
-Thế ông không thấy bây giờ chỉ những thằng có bằng cấp như ông mới phấn đấu vào đảng à? Có mảnh bằng, có đảng mới leo lên làm ông nọ bà kia để còn xúc được còn những người như tôi người ta muốn kết nạp vào đảng để kiếm một chân sai vặt. Có điên thì mới vào đảng. Chẳng được gì mỗi tháng lại bị mất bát phở.
-Sao lại mất bát phở?
Anh ta cười.
      - Nộp đảng phí chẳng mất bát phở là gì
Tôi lắc đầu ngán ngẩm nhưng cũng phải công nhận là anh ta nói đúng. Những người không có bằng cấp, tôi chẳng thấy ai muốn vào đảng cả. Sau lần nói chuyện ấy khoảng nửa năm, một hôm, đột nhiên anh ta lại mò đến nhà tôi
-Này mày! Tao lại muốn vào đảng. Mày giúp tao nhé.
Tôi cười.
-Ông đang chạy mánh gì mà phải cần cái mác đảng viên à?
Anh ta cười, ngồi xuống ghế thẳng thắn thừa nhận.
-Ừ! Mày có biết không, sắp tới bộ mình sẽ xuất khẩu lao động sang Đức và Tiệp. Tao cần phải vào đảng để có thể  đi xuất khẩu đợt đầu.
Đấy là vào những năm 85 của thế kỉ trước, các nhà máy hoạt động cầm chừng. Công nhân thay phiên nhau nghỉ đi làm buổi đực buổi cái. Để giải quyết khối lao động thừa, nhà nước có chủ trương xuất khẩu lao động sang các nước Đông âu. Hồi ấy, được ra nước ngoài dù chỉ là xuất khẩu lao động cũng là mơ ước của bao nhiêu người. Sao hắn thính thế không biết?
Và rồi anh ta lại vào đảng và được đi xuất khẩu lao động ở Tiệp đúng như tính toán của anh ta.
Cũng phải công nhận là số anh ta đen đủi thật! Dẫu có tính đúng mà giời không cho ăn cũng chịu. Anh ta xuất khẩu được hơn một năm thì Đông âu sụp đổ, thế là khăn gói quả mướp về nuốc. Anh ta đến nhà tôi chơi và cho tôi một cái đồng hồ đeo tay điện tử loại bán cân. Tôi hỏi
-Sao không ở lại bên ấy?
Anh ta lắc đầu.
-Bên ấy không như bên mình. Bên ấy họ làm thật, ăn thật. Mà để làm mới có ăn thì ở đâu cũng om xương. Tốt nhất là về nhà thế nào chẳng có một cơ hội nào đấy.
-Ông đúng là một kẻ cơ hội điển hình
Hắn gật đầu.
-Ừ đúng vậy. Nhưng tôi chỉ là kẻ cơ hội thời vụ thôi. Tôi cơ hội nhưng cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Ối thằng cơ hội cả đời ấy chứ.Những thằng ấy mới đáng nể
-Thế sao ông không cơ hội cả đời?
Anh ta lắc đầu.
-Không đủ điều kiện. Ông tưởng cơ hội cả đời dễ lắm đấy à? Ít nhất ông cần phải có hai tấm bằng. Bằng đểu thôi nhưng phải là thật
-Bằng gì? Mà sao đã “Đểu” mà lại còn “Thật”?
Tôi không hiểu phải hỏi lại anh ta. Anh ta nhìn tôi thương hại
-Đó là bằng đảng viên và bằng Kĩ sư. Tiến sỹ càng tốt. “ Thật” là những bằng này do nhà nuốc cấp, còn “Đểu”là những bằng này không cần nội dung. Ông muốn bằng bất cứ cách nào có nó cũng đuộc.
-Tức là tôi có đủ điều kiện .Đúng không?
Tôi cười, đùa với anh ta. Anh ta nhìn tôi từ đầu xuống đến chân rồi lại nhìn tôi từ chân lên đến đầu rồi chậm rãi lắc đầu.
-Ông  không đủ điều kiện
-Còn điều kiện gì nữa?
-Phải “Vô liêm sỉ”—Hắn nói giọng tỉnh không.—Những người như ông, không những xấu hổ với những người xung quanh lại còn xấu hổ với chính mình thì chẳng làm được cái gì cả.—Hắn phán một câu chắc nịch
Một thời gian sau, tôi đến nhà hắn chơi và thấy con anh ta , mới có gần hai tuổi đang chơi với một tấm thẻ đảng. Tôi hỏi
-Sao? Không sinh hoạt đảng nữa à?
Anh ta lắc đầu.
-Hết phi vụ!
Và bây giờ thì anh ta lại đang phấn đấu vào đảng
                                             
                                                       *
                                                *           *

Anh ta rót nước ra chén, ẩn cái chén lại phía tôi. Nhìn mặt anh ta tôi biết là anh ta đang tính lung lắm. Tôi dè dặt
-Ông tính cho kĩ vào. Đời chán vạn đảng viên có phải thằng nào cũng xây được nhà đâu. Ít nhất ông cũng phải làm đuộc một chức quan nào đó mới mong xây nhà được. Mà để có được chức quan nào đó thì có khi xương ông mục mất rồi.
-Chưa chắc!—Anh ta trầm tư—Để có một chức quan có lộc như chủ tịch, phó chủ tịch hay tổ trưởng tổ quy tắc xây dựng phường thì khó chứ còn một chức quan không có lộc loại quyền rơm vạ đá như hội cựu chiến binh  hay tổ trưởng dân phòng thì chưa chắc. Nhưng chức ấy mời mỏi mồm chẳng ai chịu nhận cho
-Nhưng chức ấy thì làm sao xây nổi nhà?
-Ông lại nhầm rồi.—Anh ta lại lắc đầu.—Chỉ cần ông có mặt trong hội đồng nhân dân phường là chúng nó phải nể. Chuồng chim nào chẳng có cứt. Mà công tác đoàn thể lại rất dễ vào hội đồng nhân dân.
Tôi chịu anh ta là người có đầu óc. “May mà anh ta không có tấm bằng kĩ sư” Tôi thầm nghĩ
Chỉ một năm sau, anh ta mời tôi đến ăn tân gia. Muôn năm những kẻ cơ hội!
                                                                          Hà nội   1—2 –2011
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Anh Duyên ơi, nhè nhẹ chút nha...Cái phường này có trụ sở trông ra một cái hồ...Phải không anh?
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Mặc định Con tim không cần lý lẽ
Con tim không cần lý lẽ



Tôi học cùng với con gái của anh. Một cô gái lanh lợi, thông minh nhưng gày yếu. Ngay trong những ngày đầu tiên nhập học tôi đã chú ý ngay đến Nga, tên con gái anh. Tôi cũng không hiểu vì sao. Vì duyên phận hay vì bộ quần áo quá bình dị của nó mặc dù nó là người Hà Nội.

       -Tớ là Hà, học ở trường chuyên sư phạm. Còn cậu?

Tôi tự giới thiệu khi ngồi xuống cạnh nó. Nó ngần ngại một lúc mới trả lời không biết là do bộ quần áo rất mốt của tôi hay vì cái trường chuyên sư phạm mà tôi học .

   -Tớ là Nga, học ở trường Việt Đức.

Đến giờ nghỉ, tôi kéo nó ra hàng sinh tố. Nó từ chối, nhưng tôi cứ thế túm lấy tay nó kéo đi. Chúng tôi ngồi xuống ghế, tôi hỏi nó

   -Cậu uống gì? Sinh tố bơ hay sinh tố xoài?
   -Cho tớ một cốc trà đá

Nó nói với một giọng rất kém tự tin

   -Cái gì? –Tôi kêu lên–Đầu óc cậu có vấn đề à? Ai lại đi uống trà đá.

Nó ngẩng lên, nhìn thẳng vào tôi. Vẻ kém tự tin của nó mất hẳn. Nó trả lời tôi bằng một giọng rất bình thản

   -Tớ không có tiền để uống sinh tố.

Nhìn ánh mắt bình thản của nó, tôi bỗng cảm thấy xấu hổ. Nhà tôi giầu có. Bố mẹ tôi đều là sĩ quan cấp tá trong nghành công an. Đáng lẽ tôi phải hiểu rằng không phải gia đình nào cũng như gia đình tôi. Lẽ ra tôi không nên kéo nó ra đây để làm cho nó phải lâm vào một tình thế khó xử như thế này. Nhìn ánh mắt nó, tôi biết nếu tôi nói tôi mời thì nhất định nó sẽ không nhận. Tôi bảo bà chủ quán.

   -Bà cho cháu hai cốc trà đá.

Nó nhìn tôi, định nói một câu gì đó nhưng rồi lại thôi. Chúng tôi uống nước, lúc trả tiền, nó nhanh nhẹn móc tiền ra tranh trả.Tôi cũng không tranh trả tiền với nó.
Thế là từ đấy chúng tôi thân nhau.Ở Nga có những thứ lạ lắm mà chúng tôi không có, đặc biệt là sự khao khát vươn lên đến kì lạ và sự tự trọng nhiều khi đến mức cực đoan. Tôi vẫn thường nghĩ. Tại nhà nó nghèo, vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo, và vì nó không muốn người khác coi thường mình nên nó mới thế. Một lần tôi bảo nó

       - Việc gì mà cậu phải học như điên thế. Chơi đi đã. Khó nhất là vào được trường đại học thì đạt được rồi. Vào được khắc ra được. Cậu có thấy ai không ra được trường chưa?

Nó bảo tôi

   -Bố tớ bảo : “Làm ngườichỉ nên trông chờ vào chính mình. Chỉ có một cây gậy có thể làm cột chống cho con suốt cả cuộc đời đó là tri thức”

Nó nói câu “Bố tớ bảo”một cách đầy tự hào và tin tưởng làm cho tôi thấy chạnh lòng. Bố mẹ tôi cho tôi tất cả mọi thứ nhưng lại chẳng bao giờcho tôi những lời khuyên bảo. Tôi hỏi nó.
-

   Cậu với bố cậu hay nói chuyện với nhau lắm à?

   -Ừ! Nhiều khi hai bố con tớ ngồi nói chuyện đến một hai giờ sáng mới đi ngủ.

   -Thế mà mẹ cậu không kêu à?
   -Mẹ tớ mất rồi.

Mặt nó buồn xo. Tôi bỗng thấy thương nó quá và trong tôi bỗng len lên một ý nghĩ muốn gặp anh.
Mãi đến tận cuối năm thứ ba tôi mới có dịp đến nhà nó, một ngôi nhà nằm sâu trong một ngõ nhỏ ngoài bờ sông. Tôi gõ cửa, anh ra mở cửa cho tôi.

   -Cháu chào bác. Nga có nhà không hả bác.
   Tôi chào hỏi rất tự nhiên như là tôi đã đến đây nhiều lần rồi. Có lẽ là tại nó đã kể với tôi quá nhiều về bố nó nên tôi mới có cảm giác thân thuộc đến vậy.
   -Cháu là Hà có phải không? Vào đi cháu. Nó đi dạy học khoảng nửa tiếng nữa nó mới về.

Chắc nó cũng kể rất nhiều về tôi với bố nó. Tôi đoán vậy. Tôi vào trong nhà. Nhà thoáng mát nhưng bừa ơi là bừa. Giữa nhà, một cái điều hòa đang tháo tung. Dụng cụ vứt khắp nơi cùng chốn. Anh hình như không để ý đến cái bừa bộn ấy, kéo ghế bảo tôi ngồi, anh pha nước. Tôi thấy trên bàn để cuốn “Tuyển tập thơ Nguyễn Bính”. Tiện tay, tôi mở cuốn sách và thấy ngay một bài thơ chỉ có độc hai câu

       Tình em như hoa cỏ may

   Một chiều cả gió bám đầy áo anh

Ở phía dưới bài thơ có hai chữ chắc là của anh viết bằng bút chì “Tuyệt vời”

   -Bài thơ thế này mà bác cũng bảo là tuyệt vời. Cháu chẳng thấy bài thơ này có gì hay cả.
   Đang rót nước, anh dừng lại nghiêng nghiêng cái đầu nhìn tôi. Ánh mắt của anh như cười cười

   -Bác hỏi cháu nhé. Nếu như về sau này cháu chẳng may gặp một hoạn nạn nào đó mà mọi người thân đã rời bỏ cháu. Cháu bị đổ vỡ không còn muốn sống nữa. Cháu ra cầu Long Biên định nhảy xuống sông tự tử thì có một người giữ cháu lại và bảo rằng “Đừng như thế ! em còn có anh” thì cháu thấy thế nào?
   -Ôi! –Tôi kêu lên –Làm sao cháu có thể được sống trong những phút thần thoại như thế!

Anh cười.

   -Thế là cháu đã cảm thụ được bài thơ rồi đấy.

Tôi ngẩn người ra. Ừ nhỉ! Nếu đúng là như thế thì bài thơ thật là tuyệt vời.

   -Tức là khi đọc một bài thơ mình phải tưởng tượng ra một điều gì đó hả bác?

Anh gật đầu.

   -Gần như là như thế. Có những câu thơ thoáng đọc, thấy nó rất bình thường nhưng nếu ta tìm ra một văn cảnh để minh họa được cho câu thơ ấy ta sẽ thấy câu thơ chợt bừng lên lung linh như một huyền thoại. –Tôi nhìn vào mắt anh, gương mặt anh bỗng như đang chìm đắm vào một chốn xa xăm nào đó. –cháu thấy không? Người ta thường ví tình yêu với hoa Hồng, một loại hoa vừa có hương , vừa có sắc. Chỉ riêng có Nguyễn Bính ví tình yêu với hoa cỏ may, một loài hoa không hương, không sắc và nhỏ bé. Nó như tình yêu kín đáo của cô gái Việt. Có thể chàng trai không nhận ra tình yêu ấy, Nhưng rồi một chiều cả gió, lúc cuộc đời chàng trai gặp hoạn nạn chàng mới nhận ra rằng mình đã và đang được sống trong một tình yêu. Đấy chính là tâm hồn Việt của những cô gái việt đấy cháu ạ. Phương tây không thể có một tình yêu như thế.

Anh như chợt bừng tỉnh. Anh cười, nụ cười có vẻ ngường ngượng. Anh rót nước ra chén.

   -Cháu uống nước đi

Đúng lúc ấy thì cái Nga về. Nhìn thấy quyển thơ ở trên bàn, nó hỏi tôi.

   -Mày đang nói chuyện về thơ với bố tao đấy à? –Nó cười –Khổ thân mày rồi. Nói chuyện thơ với bố tao thì đến sang năm cũng không hết. Người ta quan tâm đến kiếm tiền thì bố tao lại quan tâm đến thơ. Nhều hôm, đang dịch kiếm tiền thì bố tao lại đọc cho tao nghe một bài thơ cụ vừa viết rồi bảo tao nhận xét. Tao đang phát rồ lên vì thơ đây. Mà hôm nay mày ở lại đây ăn cơm nhé.

-

   Bác cũng làm thơ nữa ạ? –Tôi reo lên. –Bác đọc cho cháu nghe một bài đi
   -Cháu đừng nghe cái mồm nó. Thôi hai đứa đi thổi cơm đi bác tranh thủ sửa cái điều hòa .

Hai chúng tôi ra ngoài sân làm cơm. Con Nga nói nhỏ với tôi

   - Bố tao ngượng đấy. Nhưng bố tao làm thơ hay lắm.

       *
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Con tim không cần lý lẽ   (Tiếp)




       *
       * *

Đến hết học kì một của năm cuối cùng, cũng như tất cả những sinh viên khác, tôi bắt đầu phải nghĩ đến việc mình sẽ làm gì sau khi ra trường. Không giống như các bạn bè trong lớp, tôi có nhiều sự lựa chọn. Bố mẹ tôi bảo.

   -Ra trường, con nên xin về bộ công an. Công việc ổn định, Thu nhập lại cao.

Tôi “Vâng” nhưng thực ra trong bụng tôi cũng không thích lắm. Trong tôi là một sự giằng xé giữa cái bay bổng của tuổi trẻ và cái thực dụng của thời cuộc. Tôi học giỏi, xinh đẹp và gia đình có quyền thế. Nếu tôi chỉ ngả về phía thực dụng của cuộc đời thì đời tôi chắc chắn chẳng có gì phải lo nghĩ nhưng khổ thân tôi, từ khi gặp anh, anh đã chắp cánh cho những ước mơ tuổi trẻ của tôi bay lên. Có lần, khi nói chuyện với anh về ước mơ, anh đã bảo tôi.

   -Con người phải có một ước mơ cháy bỏng để cả cuộc đời mình phấn đấu thực hiện bằng được ước mơ ấy.

   -Thế nếu cả đời không thực hiện nổi ước mơ ấy thì sao hả bác?

Tôi hỏi. Anh trầm ngâm suy nghĩ một lúc rất lâu rồi mới rụt rè trả lời. Tôi không hiểu vì sao anh lại rụt rè khi nói câu này?Anh không tự tin vào điều mình nói hay không muốn để cho cái suy nghĩ mà mọi người ai cũng cho là lẩm cẩm, ngược với thời đại ngấm vào trong tôi?

   -Không sao cả. Có thể cả cuộc đời không thể thực hiện được ước mơ ấy nhưng nó sẽ làm ta sống có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Nó sẽ nâng ta dậy khi ta vấp ngã. Nó làm ta cười trong những hoàn cảnh mà ai cũng tưởng là ta sẽ khóc. –Nói đến đây, anh dừng lại, khẽ cốc lên đầu tôi một cái rồi nói tiếp. –Mà này! Cháu nên nhớ mơ ước khác với hoang tưởng đấy nhé.

Anh làm tôi kinh ngạc. Bây giờ thì tôi hiểu : Tại sao anh vẫn thấy vui vẻ với cuộc sống có thể gọi là nghèo của anh.

   -Thế ước mơ của bác là gì ạ?
   -Bác muốn đến cuối cuộc đời mình có thể in được một vài cuốn sách.
   -Cháu đọc trên mạng thấy truyện của bác rất hay, rất nhiều người thích. Sao bác không mang đến nhà xuất bản?
   -Thế cháu có thích không?
   -Có! Cháu cũng rất thích

Gương mặt anh đượm buồn. Lần đầu tiên tôi thấy anh buồn

   -Tiền cháu ạ. –Anh hơi nhếch mép cười và chầm chậm đọc hai câu thơ

           Khi mê tiền chỉ là tiền

       Tỉnh rồi mới biết trong tiền có tâm

   .

Giọng anh trầm xuống, đau đớn, chua xót khiến tôi rớt nước mắt.

   -Những lúc như thế này, bác có thấy hối hận cho những ngày xa xưa của mình không ạ?

Nghe tôi hỏi anh giật mình.

   -Tại sao cháu lại hỏi như vậy?

Tôi cười. Mắt tôi ánh lên một tia sáng như muốn nói “Em biết về anh nhiều hơn những gì anh tưởng”

   -Cháu biết , ngày xưa bác đã từ bỏ con đường quan chức để chọn văn chương.

   -Không phải. –Anh xua tay –Phải nói thế này mới đúng :Ngày xưa, văn chương đã ngăn không cho bác theo con đường quan chức. Văn chương đã dạy cho bác biết xấu hổ.

Tôi im lặng, không khỏi chạnh lòng nghĩ về bố mẹ mình. Nhà tôi giàu có hơn anh biết bao nhiêu nhưng tôi biết, sự giàu có ấy không phải vì tiền lương của bố mẹ tôi mà vì những cái ngoắt ngoéo mà tôi không biết. Còn anh, tôi biết, anh sẽ giàu hơn nhà tôi rất nhiều nếu như anh không biết xấu hổ. Anh làm giám đốc một công ty lớn từ khi còn rất trẻ.

   -Thế bác nghĩ rằng văn chương làm người ta tỉnh cơn mê?

Anh lắc đầu.

       -Không! Bác không nghĩ thế. Nhưng cháu có thấy không Văn chương với vận nước luôn luôn gắn chặt với nhau. Khi nào vận nước lên văn chương sẽ sôi nổi, hào hùng như thời Hồng đức, thời Trần hay thời chống Mỹ chẳng hạn. Còn khi vận nước đi xuống như thời Lê Ngọa Triều hay Lê Chiêu Thống chẳng bao giờ có một tác phẩm văn chương nào ra hồn.

Tôi rất ít được gặp anh nhưng sau mỗi lần được gặp anh con người tôi lại thay đổi đi một ít. Đôi cánh mơ ứớc của tôi rộng thêm ra, tôi bay cao hơn với những ước mơ ấy và còn một cái gì đó nữa mà tôi không rõ cứ nâng bổng tôi lên một cách diệu kì. Tôi quyết định không vào công an như ý kiến của bố mẹ tôi vì tôi biết anh không thích. Sang đến học kì hai của năm cuối cùng tôi xin đi làm bán thời gian cho một công ty nước ngoài với mong muốn kiếm được một chút ít kinh nghiệm để sau này ra trường có thể dễ dàng tìm việc hơn. Cũng chính vì thế mà tôi học sa sút hẳn. Có lẽ cái Nga nó nói với anh nên anh biết được việc này. Một hôm nó bảo với tôi.

   -Bố tớ bảo cậu chủ nhật này đến nhà, bố tớ bảo cái gì ấy.

Chủ nhật tuần ấy, tôi đến nhà anh, ba chúng tôi cùng ngồi nói chuyện. Anh hỏi tôi.

   -Bác nghe Nga nó nói dạo này cháu đi làm thêm nên học hành sa sút hẳn. Đúng vậy không?Sao cháu phải đi làm? Cháu thiếu tiền à?

Tôi lườm cái Nga một cái, bụng thầm rủa “Con mỏng môi”. Tôi lúng túng một lúc rồi thú thật.

   -Không phải là vì cháu thiếu tiền. Cháu muốn đi làm để kiếm kinh nghiệm về sau ra trường xin việc cho dễ.

   -Cháu sai rồi. –Anh lắc đầu cười. –Trong hai thứ, kiến thức và kinh nghiệm thì kiến thức là thứ rất khó kiếm và rất quan trọng. Không phải lúc nào cũng có thể kiếm được nó. Phải học hành vất vả mới có được, còn kinh nghiệm thì dễ hơn rất nhiều. Trước sau gì cháu cũng có thể kiếm được nó.

-

   Cháu thấy người ta nói đi xin việc công ty nào cũng đòi hỏi người phải có kinh nghiệm.

   -Hình như không bao giờ cháu xem chương trình thời sự thì phải? –Anh hỏi tôi với cái vẻ trách móc, thất vọng. Tôi gật đầu.—Ông bộ trưởng bộ giáo dục tổng kết rằng chín mươi phần trăm sinh viên ra trường xin được việc làm. Liệu một người như cháu có rơi vào mười phần trăm còn lại không? –Tôi lắc đầu. Anh cười. –Thấy chưa! Cháu đã bỏ đi cái nhất định phải có để đi tìm cái nhất định sẽ có. Vả lại kinh nghiệm chỉ có tác dụng trong một khoảng rất nhỏ. Kinh nghiệm hôm nay cháu kiếm được chưa chắc đã dùng được cho ngày mai vì chắc gì ngày mai cháu sẽ làm đúng công việc hôm nay cháu làm. Kiến thức thì khác. Đúng vậy không?

Tôi vâng một tiếng. Cách phân tích của anh khúc triết , tư duy mạch lạc khiến tôi nhìn ra ngay vấn đề. Tôi đúng là đại ngốc may mà có anh kịp dừng tôi lại.

   -Bác vẫn cho cái Nga đi gia sư và đi dịch kiếm tiền đấy thôi?

   -Bác cho nó đi làm thêm không phải vì tiền.—Anh lắc đầu.—Mà bác muốn cho nó năng động hơn trong cuộc đời. Vì vậy không bao giờ bác cho phép nó làm thêm quá nhiều để ảnh hưởng đến học hành

Anh như có một ma lực và tôi đã cố giãy dụa để chống lại cái ma lực ấy. Nhưng không được. Các chàng trai vây quanh tôi nhiều vô kể nhưng kể từ khi gặp anh, không hiểu vì sao ngồi nói chuyện với họ tôi luôn cảm thấy vô vị, nhạt nhẽo. Tôi đã cố gắng che dấu tình cảm của mình nhưng đã đến lúc tôi không thể che dấu được nữa. Tôi nhớ có một lần anh đọc cho tôi nghe một bài thơ

       Giọt thời gian

   Em ngồi đếm giọt thời gian

Giọt thương giọt nhớ muôn vàn ngóng trông

       Tích!

   Thời gian lắng ở trong lòng

       Tắc!

Thời gian òa vỡ theo dòng lệ tuôn

   Một rằng thương

       Hai rằng thương

Thời gian làm tóc điểm sương đợi chờ

   Chao ôi thương lắm con đò

Mười hai bến nước chỉ chờ riêng anh

   Mong manh một chút mong manh

Em hi vọng để cho anh đau lòng

   Phương nam vời vợi nghìn trùng

Thời gian làm nhạt má hồng nơi em

   Và rồi nơi ấy đêm đêm

Giọt thời gian nhỏ bên thềm đầy sương

   Đêm nay em đứng trước gương

Nhổ tóc bạc đếm thời gian đợi chờ

       Tích!

   Đừng kêu nữa hỡi đồng hồ

       Tắc!

Hãy dừng lại hỡi mùa thu lạnh lùng
Đọc xong bài thơ anh hỏi tôi.

   -Cháu thấy bài thơ thế nào?

Tôi nhìn thẳng vào anh và hỏi lại.

   -Bác thấy một người để cho một cô gái hai mươi hai tuổi đợi chờ cho đến khi phải đứng trước gương nhổ những sợi tóc bạc của mình để tính thời gian thì người ấy có độc ác không?

Anh nhìn tôi sửng sốt. Tôi không dám nhìn thẳng vào anh nữa. Người tôi căng ra chờ đợi. Tôi thấy anh nhắm mắt lại, lắc rất mạnh cái đầu. Anh đang làm gì? Anh đang cố rũ bỏ em ra khỏi tâm trí anh hay đang cố rũ bỏ những hắc ám trong anh? Một lúc sau, anh từ từ mở mắt và nói cũng rất từ từ.

   -Người ấy rất độc ác. Nhưng cháu ạ! Cuộc đời có những hành vi độc ác bắt nguồn từ những suy nghĩ thiện lương.

Từ đấy anh bắt đầu lảng tránh tôi và tôi cũng không dám đến nhà anh nữa. Một hôm cái Nga bỗng hỏi tôi.

   -Sao lâu lắm rồi không thấy cậu đến nhà tớ chơi?

Tôi quay người nhìn đi chỗ khác rồi trả lời nó.

   -Dạo này tớ bận.

Nó túm lấy vai tôi xoay người tôi lại.

   -Không phải! Cậu yêu bố tớ. Đúng không?
   -Ai bảo với cậu thế? –Tôi hoảng hốt –Bố cậu à?
   -Không! Bố tớ không nói gì cả. Tự tớ cảm nhận thấy thế. Cậu tỉnh lại đi. –Nó nhìn chằm chằm vào tôi, đôi mắt như bốc lửa. –Cậu định bắt tớ gọi cậu bằng mẹ sao?.

Câu nói của nó lạnh lùng, tàn nhẫn như một mũi dao găm xuyên suốt con tim tôi và từ đấy, chúng tôi không chơi với nhau nữa.

       *
       * *

Tốt nghiệp , con gái anh ra nước ngoài du học còn tôi mở một công ty. Công việc bận rộn và căng thẳng khiến tôi không còn thời gian để nghĩ đến anh nữa. Tôi cứ tưởng là tôi đã có thể quên được anh. Nhưng không phải. Một buổi tối, tôi về nhà. Nhà tôi có khách. Một ông bạn của bố tôi dẫn ông con trai của mình đến nhà tôi chơi chắc là có ý xem mặt. Thấy tôi về, mẹ tôi mừng lắm.

   -Hà về rồi đấy hả con. Đây là bác Thành, bạn của bố mẹ. Còn đây là anh Duy con trai bác ấy là tiến sỹ hiện đang làm ở bộ ngoại thương.

Thật là tình cờ, tên anh ta lại trùng với tên anh. Có lẽ vì thế mà tôi bỗng có thiện cảm với anh chàng.

   -Cháu chào bác. Em chào anh.

Tôi ngồi xuống ghế. Anh ta đã bị tôi hút hồn. Anh ta rót nước ra chén , đưa cho tôi vồn vã.

   -Sao em đi làm về muộn thế?
   - Vâng! Công ty em vừa thành lập nên công việc còn lung bung lắm.
   -Em yên tâm đi. Để anh tư vấn cho. Anh toàn tư vấn cho những dự án vài trăm triệu đô. Công ty một vài tỷ như của em thì nhằm nhò gì….

Rồi cứ thế anh ta tuôn ra như thác chảy toàn những thứ nhất của mình. Tôi nghe mà váng hết cả đầu. Một con công đực đang cố khoe mẽ bộ cánh của mình để quyến rũ một con công mái. Cuối cùng tôi đành phải giả bộ mệt xin phép về phòng . Vào trong phòng, tôi ngồi thừ bên bàn, nỗi nhớ anh bỗng nổi lên cồn cào, da diết. Đã hơn hai năm, những tưởng thời gian, công việc và lòng tự trọng đã xóa được hình bóng anh trong tôi, nhưng tối nay tôi mới biết không bao giờ tôi xóa được. Bóng hình anh mãi mãi lẩn quất đâu đó trong thẳm sâu tâm hồn tôi, chỉ chờ có một dịp nào đó là bóng hình ấy lại hiện lên. Hai năm va vấp với cuộc đời, tôi không còn là một cô bé sinh viên với những mộng mơ không tưởng. Tôi đã chín. Và tình yêu trong tôi đã chín.
Tôi bật máy tính vào trong diễn đàn mà anh vẫn sinh hoạt dò tìm tên anh. Anh mới viết một bài thơ mới. Bài cô đơn. Dưới tiêu đề của bài thơ anh viết “Cho một người” .Khi đọc đến bốn câu

       Đêm nay anh ngồi một mình
       Cô đơn làm đông giọt mực
       Nghẹn một câu thơ. Có một dòng nước mắt
       Của em trong câu thơ của anh

Thì tôi không chịu đựng nổi nữa. Nước mắt của tôi cứ thế trào ra. Tôi biết là anh viết bài thơ đó cho tôi. Anh ơi! Sao anh phải bóp nghẹt con tim mình vì một cái đạo lý mà em không cần tới?Câu thơ của anh đau đớn quá. Nỗi đau của anh lớn quá so với nỗi đau của em. Sao anh không buông thả mình ra? Đời nay có biết bao người sống buông thả để mà hưởng thụ. Sao anh lại biết xấu hổ anh ơi. Không chịu đựng nổi, tôi vớ lấy túi xách bước ra ngoài. Mẹ tôi hỏi

   -Con còn đi đâu vào giờ này?

   -Con phải đến công ty có tý việc.

Tôi trả lời quấy quá rồi nhẩy vội lên xe máy phóng đi.
Tôi đến nhà anh, anh vẫn thức. Qua khung cửa sổ, tôi thấy anh ngồi một mình bên bàn. Đèn chính đã tắt hết. Ngôi nhà được chiếu sáng bằng một ngọn đèn ngủ mờ mờ. Một chai rượu để trên bàn. Tay anh cầm một cái ly ,rượu đã uống hết. Mắt anh nhìn qua cửa sổ vô định, vô hồn. Một tiếng dế nỉ non gieo vào lòng tôi một nỗi thương cảm vô bờ . Anh ơi! Anh viết bài thơ cô đơn trong những lúc như thế này phải không anh. Tôi xô cửa lao vào. Anh giật mình nhìn ra.

   -Hà!

Anh kêu lên một tiếng khe khẽ và thoảng thốt. Tôi ôm chầm lấy anh. Anh đứng im một lúc rồi mới từ từ gỡ tay tôi ra.

   -Đừng. –Anh nói nhỏ. –Em nên nghĩ đến….

Tôi vội vã lấy tay bịt mồm anh lại.
-

   Anh đừng nói gì cả. Con tim em không cần những lý lẽ
   .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

CÁI ĐIẾU



“Nhớ ai như nhớ thuốc lào”

Đỗ Vũ  Nghệ Thuyên, ngụ lâu đời ở Nam Định. Tầm thước, khỏe, thông minh, sống rất điều độ. Mỗi tội nghiện hút thuốc lào từ ít tuổi. Khi Thuyên lên Hà Nội học đại học, hành trang có chiếc điếu cày.
Chiếc điếu Thuyên tự tay làm từ tre tốt, dáng thon đẹp, nõ cũng bằng tre. Dùng lâu năm, điếu lên nước nâu bóng; tiếng giòn, khói đượm.
Nhân gia đình còn chút của cũ. Thuyên thuê một túp nhà nhỏ ngay gần trường. Bạn bè thấy Thuyên ở một mình, thường tụ tập chơi bời ở nhà Thuyên. Lại trữ sẵn rượu và thuốc lào, góp vài chiếc cả điếu cày, điếu bát. Trong nhà Thuyên, ngọn đèn dầu không tắt bao giờ.

Được độ hai năm, Thuyên sinh chứng ho, ngày càng nặng. Cổ họng đau rát, kém ăn mất ngủ, gầy rộc. Ngậm thuốc gì cũng không khỏi. Thuyên quyết định bỏ thuốc lào. Khốn nỗi nhìn người khác hút suốt ngày đêm, thèm không nhịn nổi. Thuyên bèn cất đèn, giấu điếu, cáo bệnh chối khách. Bạn bè thưa thớt dần, bệnh Thuyên cũng thuyên giảm. Những điếu cũ mỗi bạn cắp đi một chiếc, riêng chiếc điếu đem từ Nam Định lên, Thuyên nhất định không cho ai. Chẳng phải đề phòng có ngày hút lại, chỉ vì đã gắn bó với nhau, không nỡ trao vào tay người khác.
Qua nửa năm, chẳng thuốc thang gì, bệnh Thuyên khỏi hẳn, Thuyên sống còn điều độ hơn trước, tập cả khí công dưỡng sinh. Song, không hút thuốc, Thuyên lại sa vào đam mê mới. Đó là một người con gái gần nhà.
Người con gái này, Thuyên mới gặp vài bận gần đây. Khi thì rửa chân bên máy nước, khi thì hóng mát cạnh hồ, lúc nào trông cũng xinh xắn, đáng yêu. Rất trẻ, chỉ độ mười lăm, mười sáu, thon thả yểu điệu. Khuôn mặt lúc nào cũng phảng phất buồn. Chỉ riêng những lần gặp Thuyên, nàng đều nhìn âu yếm và mỉm cười. Thuyên thì thấy như đã yêu nàng từ ngày xưa rồi. Đêm trăng sáng ấy, gặp nàng ở con đường nhỏ trong xóm. Thuyên rủ vào nhà chơi, nàng nhận lời ngay. Từ khi hỏi chuyện làm quen đến lúc Thuyên bế lên giường, nàng đều giữ vẻ mặt u buồn cũ. Chỉ khi đến hai người sung sướng tột độ nàng mới bật cười rít lên. Thuyên trước đó chưa gần gũi con gái bao giờ, cũng không thấy lạ, cứ tái diễn vài lần cho thỏa. Quá nửa đêm nàng đòi về, chỉ cho Thuyên đưa đến chỗ hồ nước sau nhà.
Từ đó, đêm nào cũng lại, chiều chuộng Thuyên rất thành thục, chỉ có điều không bao giờ chịu tắt hết đèn trong phòng, đòi phải để một ngọn đèn leo lét bên giường. Thuyên nghĩ nàng sợ ma nên cũng chiều; hơn nữa được ngắm khuôn mặt xinh đẹp của nàng trong lúc đầu gối tay ấp, lại càng thỏa mãn.
Được một thời gian, bạn bè thấy Thuyên gầy hẳn đi, sinh nghi, hỏi han, Thuyên giữ kín không nói. Nhưng cũng tự thấy mình xuống sức, nhất là cổ họng đau lại, tức ngực khó thở, Thuyên bỏ cả tập khí công. Bị ho còn nặng hơn trước, Thuyên đâm ngờ bệnh trước cũng không phải tại thuốc lào. Nhân một bữa ngồi quán nước trong trường, Thuyên nghiễm nhiên vê một điếu, châm lửa hút thuốc trước con mắt kinh ngạc của chúng bạn. Lạ ở chỗ, Thuyên bỏ lâu không hút mà không hề bị sặc khói, lại thấy thuốc có phần nhẹ. Nhân thể, Thuyên hút liền ba bốn điếu. Bạn bè rất mừng, toan bàn chuyện lại tụ tập ở nhà Thuyên, Thuyên nhất định gạt đi.
Tối hôm ấy, Thuyên đợi mãi không thấy tình nhân tới. Qua mấy hôm sau mới lại, vẻ hờn giận in hằn khóe miệng, không chịu nói với Thuyên một lời. Gặng mãi thì nàng khóc, rồi trách Thuyên không chung tình, đòi cắt đứt quan hệ. Thuyên cuống cả người, kêu oan. Van xin mãi nàng mới nguôi.
Hôm sau, Thuyên tìm chiếc điếu cũ cất dưới giường, đem ra đánh rửa sạch sẽ để hút lại. Thấy nõ điếu đóng sao sái dày. Thuyên tháo hẳn ra, cạo sạch, rồi bỏ đi mua thuốc lào.
Đem thuốc về tới ngõ, Thuyên gặp ngay người anh cả ở quê lên thăm. Thuyên vốn hiếu đễ, gặp anh mừng lắm, dặn anh ở nhà tắm rửa nghỉ ngơi, mình chạy ra chợ mua thức ăn về làm cơm thết. Trong bữa cơm. Thuyên lựa lời xin lỗi anh, nối dối là đang kỳ thi, tối có bạn đến cùng học, không còn chỗ. Cơm nước xong, anh vào nhà bà con trong phố.
Anh Thuyên vừa đi khỏi, cô gái đến ngay. Trông tươi tỉnh hơn mọi ngày, nhưng lại có vẻ bứt rứt khó tả. Đến khi Thuyên thắp đèn dầu, tắt điện, kéo nàng vào giường, nàng một mực chống cự, không chịu. Lấy làm lạ, hỏi, nàng cáo rằng đang kỳ thấy tháng, phải kiêng. Thuyên đâm ngờ, bèn ra chiều lả lơi, bất chợt đưa tay rờ, lạnh người vì thấy dưới lớp vải chỉ là một lõ hổng lớn. Bị lộ, nàng vùng ra toan chạy, Thuyên lôi lại xem cho rõ. Bỗng thấy tay tóm vào khoảng không, mất đà suýt ngã, người con gái biến mất. Bật đèn ngó quanh, chỉ thấy điếu mới rửa lúc chiều, còn quên chưa tra nõ.

Từ đó không ai thấy Thuyên hút thuốc lào nữa. Chỉ nghe đến tiếng rít điếu cày, Thuyên đã bủn rủn chân tay.
------------------

Tự truyện Đỗ Nghệ Vũ Thuyên
ĐN sưu tầm tặng anh Duyên và Tuấn Khỉ đọc chơi.
Cái điếu bát nhà anh mạ vàng hay đồng hả anh?
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Làn khói xanh biếc

Truyện của anh Đồ Nghệ sao giống Liêu trai chí dị vậy ạ?
- 翠 烟 -
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Làn khói xanh biếc: Xin đính chính: Không phải truyện của ĐN, mà là của tác giả không tên và ĐN mạn phép tác giả gắn một cái tên cho đỡ chông chênh. Bạn chắc đọc nhiều Bồ Tùng Linh nên thấy văn phong truyện ngắn trên giống truyện "Liêu trai..."? Nhà anh Duyên có một cái điếu bát rất đẹp, tiếng kêu cao vút như cô gái hát giọng kim, Tuấn Khỉ mới "gặp" một lần đã mê như..."điếu đổ", cứ gạ gẫm anh Duyên là thi thoảng anh cho em tới đây gặp..."nàng"...Hà hà, thành ra ĐN sưu tầm để ...hù doạ cái sự "nghiện" đến "đổ điếu" của hai anh em nhà họ, bởi ĐN trước kia cũng mê "nàng" còn hơn cả hai chàng T.K và T.D..Thêm nữa, đọc xong truyện ngắn "Con tim không cần lý lẽ" của anh Duyên, thấy buồn quá, nên sưu tầm gửi vào đây cắt bớt cái "ma lực" toát ra từ truyên của anh Duyên...
@Anh Duyên và Tuấn Khỉ: Anh và bạn hãy tạm tha thứ cho ĐN nhé. Nếu có ai vào vùng sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân-Thanh Hoá) ĐN sẽ nhờ mua tặng anh và T.K loại thuốc lào có tên là "thuốc thở"..."Bập" vào rồi thì chỉ có ngồi (hoặc lăn quay ra) mà thở dốc.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Em ơi ! Mưa


Người đàn bà mở cánh cửa rồi tránh ra một bên nhường đuờng cho hắn bước vào.  Hắn nhìn quanh, điện tắt hết, căn phòng rộng chỉ được soi sáng bằng một ngọn nến đặt trên một chiếc bàn nhỏ  phía trên bàn là một bình cắm những bông hồng trắng, một chai rượu tây, hai cái ly và mấy đĩa hoa quả bánh kẹo. Chính giữa phòng là một chiếc giường Hồng công, đệm trắng muốt, trên giường là một cô gái còn trẻ măng không một mảnh vải che thân  đang nằm thiêm thiếp. Trong ánh sáng mờ mờ của cây nến, căn phòng làm hắn bỗng có một cảm giác ma mị. Hắn thoáng rùng mình. Hình như hắn đã vào căn phòng này một lần thì phải. Lúc nào?  Ở đâu? Chịu! Hắn không sao nhớ nổi. Hắn quay sang người đàn bà:
- Còn trinh chứ?
Người đàn bà gật đầu:
- Đảm bảo còn trinh!
- Bao nhiêu?
- Tám trăm đô
- Bao nhiêu?
Hắn quay sang người đàn bà ngạc nhiên hỏi lại. Phòng tối không thể nhìn rõ mặt người phụ nữ vả lại người đàn bà hình như cố tình để mái tóc xõa xuống che lấp đi khuôn mặt nhưng hắn có cảm giác người đàn bà này vẫn còn trẻ chỉ khoảng gần bốn mươi gì đó.
- Ông xem lại hàng đi!
Mụ nói với một giọng lạnh tanh không có một chút xúc cảm, không có một chút gì mời kéo. Hình như là mụ muốn bảo:  “Hàng của tôi là hàng độc đấy”. Hắn tiến lại gần chiếc giường ngắm nhìn cô gái.
- Đẹp!
Hắn khẽ thốt lên! Hơn năm mươi tuổi, hắn đã từng ngủ với hàng trăm cô gái mà thiên hạ vẫn gọi là “Chân dài” nhưng chưa bao giờ hắn thấy một cô gái đẹp như thế. Một làn da trắng mịn, một cặp đùi thuôn, mịn đang khép lại  và chính giữa phồng lên một cái đảo thiên thần với một vài sợi lông lơ phơ đủ để người ta nhìn thấy một mầu hồng tươi đầy gợi cảm. Đặc biệt nhất là khuôn mặt. Mặc dù cô gái đang nhắm mắt thiêm thiếp nhưng nhìn khuôn mặt cô gái hắn vẫn thấy một cảm giác thân thiết lạ.
- Bao nhiêu tuổi?
Hắn hỏi trống không:
- Mười sáu!
- Đúng không đấy? Tôi đang gặp vận hạn. Thầy bảo phải đúng mười sáu.
Má mì không trả lời, lẳng lặng đưa cho hắn một tờ giấy chứng minh thư. Hắn cầm lấy và đọc “Bùi thị Tuyết” .Hắn liếc nhanh xuống năm sinh. Đúng mười sáu tuổi.
- Nếu ông không đồng ý thì thôi vậy.
Mụ má mì lạnh nhạt mở cánh cửa. Hắn vội vàng xua tay:
- Không! Không! Nhưng tôi muốn là cô ta tự nguyện. Đỡ nguy hiểm hơn. Vả lại một cô gái đẹp thế mà bị đánh thuốc mê thì khác gì chơi một xác chết.
- Thế các ông chưa từng chơi một người nào bị đánh thuốc mê bao giờ à?—Mụ má mì hỏi một câu lửng lơ. Hắn chưa kịp trả lời thì mụ đã gật đầu:
- Cũng được thôi. Để hôm khác vậy nhưng giá là một ngàn đô . Đặt truớc!
Hắn móc túi xòe tiền đưa cho mụ . Mụ cầm tiền, không thèm đếm và cũng không thèm săm soi xem đấy là những tờ đô thật hay đô giả. Chẳng hiểu tiền không là gì với mụ hay là mụ chẳng cần đến tiền.
- Mấy hôm nữa ông quay lại.
Nói rồi mụ mở cửa cho hắn đi ra với một thái độ lạnh tanh bất cần.
                                                        
                                                              *
                                                       *            *
Hắn vừa ra đến cửa thì một chiếc xe ô tô từ xa trườn đến đỗ ngay cạnh. Tay lái xe chưa kịp chạy ra mở cửa xe thì hắn đã tự mở cửa  chui tụt vào trong dục lái xe.
- Đi ngay!
Chiếc xe vọt đi như bị ma đuổi. Hắn cẩn thận quay lại nhìn ra sau . Đuờng vắng , trời mưa lâm thâm, không một chiếc xe nào bám theo hắn
- Sếp về nhà hay đến bộ ạ?
- Về nhà!
Hắn trả lời gọn lỏn. Chiếc xe lướt đi không một tiếng động.
Về đến nhà, hắn vào phòng cởi bộ com lê vứt xuống chiếc đi văng. Hắn có  cảm giác đang ở trong một nấm mộ hoang. Vợ hắn giờ này chắc đang ở trong một chiếu bạc nào đó, còn thằng con hắn chắc đang quay cuồng sau một liều thuốc lắc cùng với tiếng nhạc như điên loạn. Hắn đi lại tủ rượu, rót lấy một ly rồi ngửa cổ  ực một nhát. Trời bắt đầu mưa nặng hạt. Tiếng mưa rào rào gõ vào trong kí ức của hắn làm bật ra một cái gì đó rất xa xăm. Hắn rót thêm một chén rượu nữa rồi ra đứng cạnh cửa sổ. Hắn đã ngà ngà say. Trong cái mộ hoang, trong cái lơ mơ của rượu, trong tiếng mưa rơi đều đều buồn bã, tất cả rót vào trong tâm hồn hoang vắng của hắn làm bật ra một trận mưa. Trời ơi! Cơn mưa. Một cơn mưa từ thời xa lắm bỗng theo một lằn chớp bừng lên trong tâm trí hắn.
-Đồ khố rách áo ôm! Cút ngay ra khỏi nhà tao.
Bố vợ hắn mỏ toang cánh cửa, mặt đỏ gay chỉ ra ngoài đường. Hắn nhìn sang vợ. Khuôn mặt trái xoan đẹp như thiên thần của vợ hắn đầm đìa nuốc mắt. Hắn chỉ lạnh lùng hỏi vợ.
- Em đi hay ở lại?
Vợ hắn nhìn hắn rồi quay sang nhìn bố mẹ mình. Đột nhiên nàng quỳ xuống, lạy bố mẹ một lạy.
- Thuyền theo lái, gái theo chồng. Xin bố mẹ nhận lấy cho con một lạy này vì tội bất hiếu.
Nói xong, nàng cầm lấy tay hắn, cả hai buớc ra ngoài trời đang mưa tầm tã. Đêm đó, hai vợ chồng hắn ôm nhau ngủ dưới gầm cầu. Cơn mưa! Cơn mưa! Hắn bỗng rùng mình. Một cơn gió thốc vào trong phòng. Hắn nằm vật ra chiếc giường. Cơn say làm hắn lơ mơ ngủ. Trong giấc ngủ chập chờn hắn thấy mình và một người nữa đang ở trong một chiếc phòng đuợc chiếu sáng bằng một ngọn nến. Trong phòng chỉ có độc nhất một cái giường, trên giường, một người con gái đang nằm thiêm thiếp. Hắn vùng ngồi dậy, hai tay ôm lấy mặt.
- Em!—Hắn kêu lên khe khẽ.—Xin hãy tha thứ cho anh!

                                                     *
                                               *          *
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (94 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối