Trang trong tổng số 6 trang (54 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6]

Ảnh đại diện

letam

              Bánh ít, nhớ nhiều!

 Trong đời sống ẩm thực của người Quảng Nam, bánh ít lá gai trông thật “đời thường”, dung dị nhưng cũng tinh tế. Còn nhớ, khoảng mươi năm trước, tuy còn nghèo song nhiều gia đình ở Hiệp Đức ngày giỗ chạp, tết không thể thiếu các loại bánh cổ truyền, trong đó có bánh ít lá gai.

http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/s.jpg

Ảnh tư liệu.

 Nguyên liệu làm bánh ít lá gai gồm bột nếp, lá gai, đường, đậu xanh hoặc đậu phụng, nước gừng tươi và một ít gia vị. Cách làm bánh thoạt xem đơn giản, nhưng nếu không nắm bắt công thức thì bánh sẽ không được như ý muốn. Người ta dùng gạo nếp thơm khoảng 5 - 6 lon, vuốt cho sạch với nước giếng trong. Vo độ bốn đến năm lần, sau đó vớt gạo ra rá để cho ráo nước, rồi dùng cối đá xay gạo nếp thành bột mịn. Lá gai thì chọn lá xanh, khoảng 1,2kg và bỏ cuống, rửa sạch trước khi luộc chín.
 
 Luộc lá cũng phải dùng nước giếng trong (nếu nước mưa thì càng tốt), sau khi đun nước sôi độ 5 phút, cho lá gai vào. Vớt lá, để ráo hết nước rồi bỏ vào cối giã nhỏ, trộn chung với bột gạo. Dùng đường bát có màu nâu đen chặt cục nhỏ, nếu có đường cát thì càng tốt (khoảng một ký) cho vào xoong sạch và đun với lửa nhỏ từ từ, dùng đũa khuấy đều. Để nước đường nguội, cho bột và lá gai vào nhồi và thêm một ít nước gừng tươi, đến khi thấm đều…

 Về nhưn bánh ít, người Quảng thường dùng đậu xanh nghiền vỡ đôi, ngâm với nước độ mười phút thì đãi bỏ vỏ, cho vào nồi hông vừa chín, giã nhuyễn. Thêm một ít tiêu, mì chính và muối bột vừa đủ (có thể dùng đậu phụng rang bỏ vỏ giã nát) để nhưn không mặn, không lạt. Người ta dùng lá chuối hột hoặc lá chuối tiêu xanh để gói bánh. Dùng khăn sạch lau lá, cắt lá khoanh tròn khoảng to hơn lòng bàn tay và nhớ thoa thêm ít dầu phụng ở mặt lá phía bên trong… Bột gói bánh được nắm tròn vừa lòng bàn tay, đập dẹp ra và bỏ nhưn vào giữa, dùng lá chuối gói xoắn hai đầu trước khi nấu…

 Ngày nay, mỗi lần về quê giỗ chạp hay thăm thú đầu xuân, thấy trên bàn thờ của các gia đình luôn có nhiều loại bánh, đương nhiên không thể thiếu bánh ít lá gai. Bánh tuy “ít” thật, nhưng là “của ít lòng nhiều”. Bánh lưu giữ trong tuổi thơ tôi và những đứa trẻ đồng quê những kỷ niệm khó quên.
 Hương vị đặc trưng của bánh được sáng tác ngẫu hứng của các “nhà thơ” ở quê tôi: “Ai ơi nếm bánh lá gai/ Thơm hương vị ngọt khó phai lòng người/ Ngày rằm, giỗ, chạp trong đời…/ Người Quảng làm bánh cúng thờ tiên linh...”.

 Ngay cả “bí quyết” làm bánh, người dân xứ Quảng cũng sẵn sàng tiết lộ bằng… thơ:“Bánh làm từ gạo nếp hương/ Với lá gai quyện mùi thơm hương gừng/ Đậu xanh nhưn bánh thơm lừng/ Ấm lòng du khách đến từng ngõ quê…”.

VÕ VĂN THỌ   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Hôm thứ 7 rồi đi Tết cộng đồng ở đây em cũng mua bánh Ít và bánh Tét. Vì hôm đó nhiều đồ ăn ngon quá ăn no bụng mà em không ăn bánh ít. Em chỉ mua cho mọi người ăn mà quên không ăn thử. Bây giờ nghe chị nói thấy ngon, nghe ân hận vì không ăn thử. Lần sau dứt khoát không bỏ qua.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

           Món nhộng xứ Quảng

 Chuyện kể rằng vào một đêm trăng, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên trong một chuyến tuần du vào Quảng Nam mang theo vị công tử là Nguyễn Phúc Lan dạo chơi bằng thuyền trên sông Thu Bồn, đến địa phận làng Chiêm Sơn tình cờ gặp một cô gái hái dâu đang ngắm trăng mà hát:

                 “Tai nghe chúa ngự thuyền rồng
             Cảm thương phận thiếp má hồng nắng mưa”


 Công tử Phúc Lan chợt nghe tiếng hát đem lòng yêu thương. Lúc diện kiến, chàng càng mê mẩn bởi cô gái họ Đoàn không những hát hay, xinh đẹp mà còn biết chế biến phụng dâng món ăn đặc sản từ nhộng quê nhà. Sau này bà trở thành Hiếu Chiêu hoàng hậu - Đoàn qúy phi, được nhân dân vùng đất Quảng tôn thờ là bà Chúa Tàm tang…

 Cô bạn tôi vốn khá sành các món ăn nhưng lại tròn mắt  ngạc nhiên khi được nghe kể về “xuất xứ” của món nhộng xứ Quảng  trong một lần theo tôi về thăm quê. Riêng đối với tôi, các món  nhộng đã quen và truyền thuyết này đã thuộc từ thuở thiếu thời.

 Nhộng là loại thực phẩm khá phổ biến ở các chợ vùng quê, nhất là ở các các vùng dọc sông Thu Bồn. Dân gian cho rằng món nhộng giúp con người bổ thận tráng dương, có tác dụng trừ phong thấp, hóa huyết hư và nhiều bệnh khác. Nhộng vừa rẻ tiền lại có giá trị dinh dưỡng không thua các loại thịt cá thường dùng. Phổ biến nhất trong các bữa cơm là món nhộng xào. Chỉ cần rang nhộng với chút dầu ăn, nêm nước mắm cho vừa miệng, rắc lá chanh thái sợi hoặc kèm vài cộng rau răm là đã có một món ăn đậm đà vị bùi, béo. Người ta còn dùng nhộng xào với hoa hẹ chữa bệnh đau nhức khớp xương hoặc nấu cháo bồi dưỡng cho người mới ốm dậy, người già.

 Hấp dẫn nhất là nhộng trộn dùng với bánh tráng. Làm món này cũng đơn giản. Chọn những con nhộng còn tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi chế biến rửa sạch, xóc nhẹ để nhộng không bị nát. Vớt nhộng ra rổ, để ráo. Khử dầu, cho nhộng vào đảo nhẹ tay, đun nhỏ lửa cho đến khi nhộng chín và khô hẳn. Chờ nhộng nguội  trộn cùng các loại rau răm, một ít lá chanh, đậu phộng. Xúc một muỗng nhộng trộn cho vào miệng sẽ cảm nhận được chất béo, ngọt, bùi hòa quyện cùng vị ngọt thanh của nhộng, vị chanh, vị mặn của gia vị, tất cả như thấm tan nơi đầu lưỡi.

PHÚ HÀ   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                  Mùa chim mía

Mía là một loại cây trồng khá quen thuộc trong đời sống người dân vùng trung du xứ Quảng. Ngọn mía từ lúc được cắm xuống cho đến lúc mía chuẩn bị trổ cờ, có biết bao nhiêu điều để nhớ. Đó là những ngày theo ba mẹ làm cỏ, vun tém đất; những lần uống nước chè hai, ăn bánh tráng kẹp đường non khi vào mùa ép đường và cả thú vui trong mùa bắt chim mía.

Chim mía là tên người ta đặt cho một loại chim có lông màu xám, chân mảnh, mình thon và nhỏ hơn loài chim sẻ, cư trú thành từng đàn trong đám lá mía. Khi ruộng lúa chín vàng trĩu hạt, chúng từ vùng núi bay về sà xuống tranh thủ ăn. Đám mía bây giờ là nơi dừng chân lý tưởng của loại chim này. Ngoài việc xua đuổi, người dân còn tìm cách để bắt chúng.

Tháng 8 hàng năm là mùa bắt chim mía. Khi những cơn mưa chiều vừa dứt, đám thanh niên trong làng rủ nhau đi “thổi chim mía”. Đồ nghề chỉ một đèn pin, ống xì đồng và đất sét trộn chút ít muối sống phơi khô. Khi thổi, chỉ cần lấy một mẩu đất sét vo tròn lại cho vào đầu ống đồng ngắm kỹ rồi thổi mạnh. Những con chim đang ngủ co ro trong đám lá vì mưa lạnh trúng “đạn” rơi lộp độp, vài tiếng đồng hồ sau là đã có vài xâu chim mía. Muốn bắt chim mía với số lượng nhiều thì sử dụng lưới. Với mỗi mẻ lưới chỉ cần hai, ba người chung sức sau một đêm là bắt được cả trăm con.

Bắt chim mía vừa giảm đi sự phá hoại của mùa màng lại có thể chế biến nhiều món ngon dùng lai rai trong những ngày mưa lạnh. Chim mía sau khi nhổ sạch lông phải được hong qua lửa than cho săn thịt và cháy hết lông tơ rồi mới mổ bụng bỏ phần ruột. Với món nướng phải mổ banh con chim, ướp qua gia vị gồm muối, tiêu, hành sau đó đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, đến khi mỡ chảy ra nghe xèo xèo thơm lừng là có thể dùng được. Riêng món rô ti cần nướng sơ qua rồi cho chúng vào chảo dầu, không ướp bất cứ gia vị nào, độ mươi phút sau là chim vàng ươm và tỏa ra mùi thơm.

Món chim mía bắt mắt ở màu vàng ươm, ngon miệng ở độ giòn, dai đậm đà. Tuy nhiên để kích thích vị giác cần thêm chén muối tiêu chanh, hay thêm ly rượu nếp. Những hôm đẹp trời, đám thanh niên rủ nhau nướng hoặc rô ti ngay trên đồng mía sau một hồi quần thảo bắt chim. Đây chính là cái thú không phải ai cũng có được.

THANH LY
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (54 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6]