Trang trong tổng số 6 trang (54 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hà Như

@ letam,
Cám ơn Bác đã cho biết thêm thông tin và chia sẻ với những quan ngại của Bác.
Xin được trao đổi thêm thông tin mà tôi được biết.
Kỳ thật, Tháp Chàm chỉ riêng về mặt kiến trúc, còn ẩn chứa nhiều kỳ thú.
Có nhiều nhà nghiên cứu vật liệu xây dựng cũng nêu ra giả thiết.
Phương án vật liệu là bán thành phẩm, tại chỗ, (kể cả chất kết gắn) kết thúc bằng công đoạn tái hoàn thiện được nhiều người ủng hộ hơn cả.

Nhưng,
1- Hiện nay, do không có yêu cầu làm tháp mới. Mà có làm cũng không đạt được như tiền nhân, nên lại không có yêu cầu.
2- Do xây dựng tháp (có thể) là quy trình khép kín. Việc tu bổ không thể áp dụng công nghệ, hoặc một công đoạn trong quy trình như khi xây dựng.
Cho nên việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp chỉ còn được nhìn nhận về giá trị học thuật. Nghiên cứu mà không thực hành thì rất khó hoàn thiện. Trong khi, người có tâm đắc tuổi tác thì nhiều mà tiền của thì ít.
Khi tu bổ, người thực thi cũng phải tuân thủ những yêu cầu của chủ đầu tư và các giải pháp kỹ thuật lúc đương thời, nên dù có tích cực nhưng không tránh khỏi những điều chưa hợp lý.
Nhưng không có việc của ngày hôm qua làm động lực, thì hôm nay chắc nó vẫn thế; và quá trình hư hỏng không thể kiểm soát nổi

Nếu có điều gì chưa đúng, xin bác chỉ coi là tham khảo.
Có phải không bác?
Kính bút.
Một người yêu cổ điển.

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Giới thiệu một số bài báo
về Kiến trúc sư Kazik liên quan đến Hội An và Mỹ sơn
(Có ảnh bức tượng phù điêu của Kazik ở Hội An, Mỹ sơn đang khởi công dựng tượng Kazik)
http://www.xaluan.com/mod...le=article&sid=124086
http://my.opera.com/tinnhanh/blog/081227211407
http://www.tin247.com/mot..._on_kazik-8-21425932.html

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hà Như đã viết:
@ letam,
Cám ơn Bác đã cho biết thêm thông tin và chia sẻ với những quan ngại của Bác.
Xin được trao đổi thêm thông tin mà tôi được biết.
Kỳ thật, Tháp Chàm chỉ riêng về mặt kiến trúc, còn ẩn chứa nhiều kỳ thú.
Có nhiều nhà nghiên cứu vật liệu xây dựng cũng nêu ra giả thiết.
Phương án vật liệu là bán thành phẩm, tại chỗ, (kể cả chất kết gắn) kết thúc bằng công đoạn tái hoàn thiện được nhiều người ủng hộ hơn cả.

Nhưng,
1- Hiện nay, do không có yêu cầu làm tháp mới. Mà có làm cũng không đạt được như tiền nhân, nên lại không có yêu cầu.
2- Do xây dựng tháp (có thể) là quy trình khép kín. Việc tu bổ không thể áp dụng công nghệ, hoặc một công đoạn trong quy trình như khi xây dựng.
Cho nên việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp chỉ còn được nhìn nhận về giá trị học thuật. Nghiên cứu mà không thực hành thì rất khó hoàn thiện. Trong khi, người có tâm đắc tuổi tác thì nhiều mà tiền của thì ít.
Khi tu bổ, người thực thi cũng phải tuân thủ những yêu cầu của chủ đầu tư và các giải pháp kỹ thuật lúc đương thời, nên dù có tích cực nhưng không tránh khỏi những điều chưa hợp lý.
Nhưng không có việc của ngày hôm qua làm động lực, thì hôm nay chắc nó vẫn thế; và quá trình hư hỏng không thể kiểm soát nổi

Nếu có điều gì chưa đúng, xin bác chỉ coi là tham khảo.
Có phải không bác?
Kính bút.
Một người yêu cổ điển.

Hà Như
@ Đúng là không phải để làm tháp mới, mà là tìm vật liệu để tu bổ các công trình tháp xưa bị hư hỏng bởi thời gian và chiến tranh. Đã xây thử vài tháp ở sân Bảo tàng Chăm (Đà Nẵng). Kỹ thuật kết dính nói chung tạm được (không cần hồ vữa), nhưng gạch bị rêu bám.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Văn hóa Chăm ở Quảng Nam:

Góc nhìn của Inrasara


Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara hiện là tác giả của gần 30 đầu sách nghiên cứu, biên khảo về văn hóa Chăm có giá trị trong nước và quốc tế. Nhân chuyến ghé thăm xứ Quảng, Inrasara đã dành cho Quảng Nam cuối tuần cuộc trò chuyện thú vị về văn hóa Chăm tại Quảng Nam - vùng đất có hai di sản văn hóa thế giới cùng nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng.

PV:
Anh có thể nêu một số thành tựu về nghiên cứu văn hóa Chăm của mình từ trước đến nay? Công trình nghiên cứu nào khiến anh tâm đắc nhất?

Hiện nay, mảng nghiên cứu văn hóa Chăm của tôi rất đa dạng. Có thể kể đến các công trình: Bộ ba Từ điển song ngữ Chăm - Việt (viết chung), Tự học tiếng Chăm, Từ vựng học tiếng Chăm (dạng bản thảo), Văn hóa xã hội Chăm - nghiên cứu và đối thoại... Đặc biệt, sau bộ ba Văn học Chăm khái luận - văn tuyển gần 1.000 trang, tôi đang xây dựng Tủ sách Văn học Chăm gồm 10 tập khoảng 5.000 trang (đã in 5 cuốn). Mỗi cuốn sách có một vai trò, vị thế riêng, khó có thể xem tác phẩm nào là giá trị nhất. Đặc biệt, tập san Tagalau ( bằng lăng) đã xuất bản 10 kỳ do tôi chủ biên, có thể được xem là công trình quan trọng nhất bởi nó tập hợp được lực lượng đông đảo trí thức Chăm cộng tác.

PV:
Đánh giá của anh về dấu ấn văn hóa Chăm trên mảnh đất miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng?

Bốn vùng văn hóa lịch sử Chămpa gồm: vùng Amaravati (vùng Quảng Nam - Đà Nẵng), vùng Vijaya (vùng Bình Định - Phú Yên), vùng Kauthara (Nha Trang) và vùng Panduraga (Ninh Thuận - Bình Thuận). Trong đó, ở vùng Amaravati, dấu ấn văn hóa Chăm tồn tại khá đậm nét với hai quần thể di sản, kinh đô Trà Kiệu cùng hệ thống các đền tháp. Nổi bật lên bốn điều khiến tôi quan tâm: Thứ nhất là khâu khảo cổ: Dấu vết văn hóa Chăm ở Hội An đã phai mờ; công tác khai quật khảo cổ, di sản còn yếu (một con đường của Hội An được phát hiện có một đền tháp bên dưới nhưng mãi đến nay, công tác khai quật vẫn chưa tiến hành là một ví dụ). Thứ hai là khâu bảo quản di tích còn yếu: Nhiều di tích hiện nay chưa được quan tâm, bảo tồn (Phật viện Đồng Dương, thế kỷ VIII-IX, một trong ba trung tâm Phật giáo đại thừa lớn nhất Đông Nam Á thời đó, mang đậm nét dấu ấn của kiến trúc và điêu khắc Chăm). Thứ ba là công tác trùng tu: Liệu chúng ta đã nghiên cứu thấu đáo tìm ra phương pháp, cách thức phục chế và tôn tạo di sản, di tích hay chưa? Vấn đề nữa là việc khai thác di tích: khai thác làm sao để di tích không trở thành một di tích chết, tồn tại lâu dài để thế hệ sau có dịp chiêm ngưỡng được những sáng tạo quý giá của cha ông để lại. Chỉ cần phát hiện một bia ký là có thể làm thay đổi cả một cái nhìn, một giá trị di sản.[/i]

PV:
 Anh đánh giá ra sao về các công trình, tác phẩm nghiên cứu văn hóa Chăm của những người Quảng Nam như Phan Khôi hay gần đây là Trần Kỳ Phương, Hồ Xuân Tịnh...

Những bài viết, nghiên cứu, ghi chép của vị túc nho Phan Khôi thể hiện quan điểm của một trí thức đi trước thời đại, gợi ý rất lớn cho nhiều nghiên cứu sau này. Tuy vậy, Phan Khôi vẫn chưa là một nhà nghiên cứu thực thụ về văn hóa Chăm. Trần Kỳ Phương với "Mỹ Sơn trong lịch sử nghệ thuật Chàm”, “Mỹ Sơn - Di tích lịch sử văn hóa Chàm trên đất” là công trình đáng quý, tương đối đầy đủ về Mỹ Sơn. Các bài viết của Hồ Xuân Tịnh, Nguyễn Thượng Hỷ (người Huế, công tác lâu năm ở Quảng Nam) thể hiện niềm hăng say, yêu quý di sản cha ông để lại. Tiếc là, chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu toàn vẹn về vùng đất di sản này. Công trình của Trần Kỳ Phương chẳng hạn, nếu chạm tới mảng nghiên cứu liên ngành, sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện, thấu đáo; có thể đưa thêm vào đó những hình ảnh tiêu biểu của Mỹ Sơn; phần chú thích về thuật ngữ kiến trúc, điêu khắc phải nhiều hơn để người xem dễ cảm nhận... Chúng ta thiếu một công trình đạt tiêu chuẩn quốc tế, mức độ khả tín cao để giới nghiên cứu quốc tế có thể dùng làm tư liệu tham khảo, dù tất cả đều nằm trong tầm tay chúng ta.

BÍCH LIÊN (thực hiện)


        ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Trích đoạn phỏng vấn NSƯT Bạch Tuyết do LINH ĐOAN thực hiện

Kinh Phật đến với khán giả cải lương



Sau hai năm bắt tay thực hiện, DVD trường ca cải lương Phật hoàng Trần Nhân Tông do NSƯT Bạch Tuyết thực hiện chính thức ra mắt tại Nhà hát TP.HCM.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/270/422270.jpg

Đây là sản phẩm trường ca cải lương thứ tư mà nghệ sĩ Bạch Tuyết thực hiện sau mười năm khai sáng và miệt mài với thể loại mới mẻ này. Trước đó, bà đã thực hiện các tác phẩm trường ca cải lương Pháp cú, trường ca cải lương Phật giáo dân tộc và trường ca cải lương Kinh kim cương. Với trường ca cải lương Pháp cú, bà đã được xác lập kỷ lục “Người đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương” năm 2007.

* Lý do nào khiến bà nảy ra ý định chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương?

- Tôi có may mắn được đi nhiều nơi trên thế giới và nhận thấy thể loại trường ca rất dễ nghe, dễ tiếp cận đối với quần chúng. Kinh Phật lại có những bài học làm người rất nhân văn và hữu ích. Mà kinh Phật thì không phải ai cũng đọc và tìm hiểu, thế nên tôi đã quyết định làm công việc này với mong muốn phổ biến những triết lý sâu xa, những lời dạy làm người tốt đẹp của Phật giáo đến với mọi người. Công việc này cũng có thể xem là một hành động để tôi trả ơn đời, trả ơn đạo, trả ơn nghệ thuật cải lương.

* Người đi tiên phong bao giờ cũng gặp phải những khó khăn?

- Tôi không ép buộc mình phải làm điều gì cả. Mọi thứ cứ hồn nhiên đến. Bao đam mê, ấp ủ tự khắc đến thời điểm thích hợp sẽ tự hình thành, thế nên tôi bắt tay viết rất nhẹ nhàng, từng con chữ cứ thế mà lăn đi...

* Bà đã có những sáng tạo khiến người ta bất ngờ như làm cải lương thính phòng (phối hợp âm nhạc thính phòng với âm nhạc cải lương) và sau đó là trường ca cải lương. Có cảm giác dù đã được tôn xưng là “cải lương chi bảo” nhưng bà vẫn chưa chịu ngơi nghỉ?

- Nghệ thuật luôn cần những cái mới, cái mới này sẽ làm chất men cho đầu óc mình không cũ kỹ. Và đối với tôi, chúng có tác dụng thật sự, giúp tôi yêu đời, yêu nghề hơn. Sau mỗi công trình mới, tôi lại thấy mình nhẹ lòng, thanh thản hơn.

* Bà đặt kỳ vọng như thế nào vào tác phẩm mới nhất: DVD trường ca cải lương Phật hoàng Trần Nhân Tông?

- Từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, tôi đã rất ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của đức vua Trần Nhân Tông. Sau này khi đọc được tác phẩm Hai quãng đời của sơ tổ Trúc Lâm của hòa thượng Thích Thanh Từ (viện trưởng hệ thống các thiền viện thiền phái Trúc Lâm Yên Tử), tôi đã có sự đồng cảm sâu sắc và quyết định chuyển thể thành trường ca cải lương.

Tác phẩm nói về quãng đời làm vua hết sức oanh liệt của ông với hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược và quãng đời tu tập, sáng lập ra phái thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Cuộc đời của ngài quá vĩ đại nên tôi không dám nhận mình đã khắc họa rõ nét và đầy đủ mà chỉ xin là kẻ hậu sinh được ghi lại một vài đường nét của một con người, một nhân cách xuất chúng.

* Tác phẩm mới nhất này so với những tác phẩm trước đây ra sao, thưa bà?

- Nói so tác phẩm này với tác phẩm kia thì quả thật hơi khó. Nhưng có thể nói đây là tác phẩm tôi làm lâu và kỳ công nhất. Phải mất hai năm chọn lọc, đổi thay với sáu bản thu CD khác nhau. Mất bốn tháng ghi hình cùng một êkip hơn 20 người với các cảnh quay trải dài từ Bắc chí Nam. Qua mỗi sản phẩm tôi cũng góp nhặt được nhiều kinh nghiệm, với sản phẩm mới nhất, tôi tạm hài lòng với phần âm nhạc.

* Xem các DVD trường ca cải lương của bà, có người cho rằng hơi dài (từ 2-3 giờ)?

- Thể loại này không giống như tuồng tích cải lương nên tôi nghĩ mọi người không nên xem từ đầu tới cuối. Mỗi ngày hãy xem một ít và suy ngẫm...

DVD trường ca cải lương Phật hoàng Trần Nhân Tông dài khoảng ba giờ, do nghệ sĩ Bạch Tuyết thể hiện với những bản vọng cổ, các bài bản cải lương và khoảng mười bài hội - kệ (trong tác phẩm "Cư trần lạc đạo phú" của Trần Nhân Tông) được nhạc sĩ Khương Cường phổ nhạc mang âm hưởng dân gian Bắc bộ.

DVD được giới thiệu trong chương trình “Chào mừng thành phố trẻ” do Bạch Tuyết và những người bạn thực hiện tại Nhà hát TP.HCM. Đây là chương trình từ thiện giúp đỡ các bệnh nhân ung thư và 100 trẻ em mồ côi ở chùa Pháp Võ (TP.HCM).
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Một câu đối hay về giáo dục.

Từ đường Họ Triệu tại Làng Triều khúc (Thanh trì, Hà nội), có câu đối về dạy bảo con cái.
Nghe nói, ngày trước, các cụ thấy hay xin về, khắc vào trụ cửa, nơi dễ thấy, dễ đọc.
Câu đối chữ nho, ngữ nghĩa bình dân, nguyên văn như sau:

Kính kỳ sở tôn  ái kỳ sở thân hiếu chi chí dã
Khái hồ hữu văn ái hồ hữu kiến thành bất yểm phù

敬 其 所 尊 爱 其 所 親 孝 之 至 也
愾 乎 有 聞 懓 乎 有 見 誠 不 掩 夫

có nghĩa là:
Kính đấy là tôn trọng, yêu đấy là thân gần, việc Hiếu phải như thế.
Giận thì phải nghe, thích có thể nhìn, thành thật không dấu diếm.

Kính thì phải tôn trọng, Yêu thì phải gần gũi.
Việc dạy con, đầu tiên là chữ Hiếu. Tác giả không yêu cầu quá nhiều, chỉ phải “Tôn” và “Thân”, kính trọng và gần gũi cha mẹ, các bậc bề trên là những điều cần thiết. Việc này dễ thực hiện, tạo ra môi trường giáo dục thân mật, sinh động để dễ truyền đạt dần dần những nội dung khác.
Về ứng xử, khi “Khái”, tức giận, không vừa ý, còn áy náy, con cái phải bình tĩnh để “Văn”, để nghe cho rõ và phân tích đúng sai, không bị áp đặt nhận thức.
Điều này quả là tiến bộ, thương yêu đúng mức, cầu mong con cái thức tỉnh, trưởng thành. Thích có thể nhìn, là điều quan tâm đến nhu cầu tâm, sinh lý muốn tìm hiểu, học hỏi, phát triển trí lực của thế hệ trẻ. Con cái được chủ động tích lũy kiến thức, tạo dựng nhân cách, nhưng không thể buông thả vì luôn được kiểm soát bằng “Thành”, sự thành thật. “Nhà giáo dục” hiểu biết được nhu cầu sẽ uốn nắn hành vi của con cái.
Đây, không phải là toàn bộ chương trình dạy con, nhưng sớm áp dụng 4 nội dung căn bản này, chẳng cần phải “cho roi, cho vọt”, cũng sẽ là tiền đề cho việc dạy bảo có kết quả cao.
Câu đối chưa được xác minh nguồn gốc, nhưng các cụ họ Triệu đã khắc 24 chữ này gần trăm năm, đọc lên, dễ nghe, không chỉ cho riêng con cái, còn như thông điệp dành cho người hôm nay.
     
 Trần Thế Hào
sưu tầm, dịch và giới thiệu

Bài đăng trên Nguyệt san Hà Nội ngàn năm, Báo Hà Nội Mới, trang 32, số 37 (150) tháng 10 –2006
_
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Từ đường Họ Triệu, tại làng Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
(Câu đối của bài trên nằm ở cửa giữa, nền đỏ chữ vàng)

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tiến sĩ Nguyễn Thích và ngày thất thủ kinh đô (bài 1)


 Sử liệu đã khẳng định cụ phó bảng Nguyễn Dục là danh nhân đất Quảng. Và mới đây, qua nguồn tư liệu của hậu duệ cụ Nguyễn Dục và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chúng tôi biết thêm cụ Nguyễn Dục có người con trai trưởng từng đỗ tiến sĩ trong khoa thi năm Giáp Thân (1884). Đó là tiến sĩ Nguyễn Thích. Cuộc đời và hành trạng của ông gắn liền với thời đoạn lịch sử đầy bi thương của dân tộc.

BÀI 1: NỐI DÒNG KHOA BẢNG

  Trong 143 năm trị vì, nhà Nguyễn đã tổ chức 39 khoa thi Đình và lấy đỗ 293 tiến sĩ, được triều đình vinh danh, khắc tên vào 32 tấm bia đá đặt ở Văn Miếu Huế. Bia Tiến sĩ có khắc tên Nguyễn Thích là tấm bia được khắc tên ba khoa thi Đình vào các năm 1879, 1880  và 1884.

  Theo phổ hệ, tiến sĩ Nguyễn Thích sinh năm Canh Tuất (1850), ở làng Chiên Đàn, tổng Chiên Đàn Trung, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình, nay là tổ 1, thôn An Thọ, xã Tam An, huyện Phú Ninh.

  Nguyễn Thích là cháu nội đích tôn của cụ Nguyễn Văn Túy, một nhà nho uyên thâm. Không màng con đường làm quan, cụ Nguyễn Văn Túy mở trường dạy học. Cụ khuyên con cháu cố giữ nếp nhà thanh bần mà tôn nghiêm, chuyên tâm làm việc thiện và dốc sức dạy dỗ, hun đúc nuôi dưỡng những  tài năng đức độ. Đời vua Tự Đức, năm thứ 19, cụ Nguyễn Văn Túy được tặng sắc phong “Phụng nghi đại phu Hàn lâm viện thị độc, ban tên Thụy đoan trực”. Phu nhân của cụ Nguyễn Văn Túy là bà Ung Thị Lãng (mẹ Phó bảng Nguyễn Dục) là người phụ nữ đức hạnh, một người mẹ mẫu mực “tỏa sáng trong bóng tối”, được ban tặng “Chánh Ngũ phẩm Nghi nhân".

  Cha của Tiến sĩ Nguyễn Thích là cụ Nguyễn Dục. Cụ Nguyễn Dục chăm theo con đường rèn đức, luyện tài, 30 tuổi đỗ cử nhân, 31 tuổi đỗ phó bảng. Năm Tự Đức thứ 15 (1862) ông được sắc phong thọ chức Lang Trung đảm nhiệm Ty Trừng tự Bộ Lại. Nguyễn Dục là vị quan liêm khiết, cẩn trọng, siêng năng, mẫn cán, hết lòng vì dân. Năm Tự Đức thứ 19, phó bảng Nguyễn Dục được triều đình cử giữ chức Tế tửu Quốc tử giám (tương đương Viện trưởng Viện đại học ngày nay). Vua Tự Đức cũng từng ban chiếu khen: “Nguyễn Dục vốn giữ Thị Lang, sung làm giáo đạo Dục Đức Đường là hoằng tài trong hàng phụ phát, là rường cột vĩ đại, từng đi lên qua những chức trọng yếu trong nhiều quận, kết giao với những bạn bè tốt đẹp cả trong lúc gian nan ở chốn miếu đường, lắm phen được ca ngợi là bậc mô phạm tốt đẹp hợp với vũ nghi, cố gắng mọi việc  đều xong không lười nhác, chăm chăm giữ ý cung kính, xếp đặt vỗ về làm cho những điều đoan chính càng tốt đẹp, được gần gũi, kiêng nể, ôm lòng trung nghĩa dồn vào bổn phận hoàn thành kế hoạch điều hành. Nay đặc cách thăng thụ Trung phụng đại phu, giữ chức Hữu tham tri bộ lễ, ban cho cáo mệnh” (Chiếu vua Tự Đức, năm thứ 30, khen phó bảng Nguyễn Dục).

  Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Thích đã nổi tiếng về sự học và nuôi chí tiến thủ. Ông muốn theo gương ông nội và cha mình là “bậc thầy trong xã hội”. Nhưng khi cụ Nguyễn Dục đang giữ chức Tế tửu Quốc tử giám tại Huế, Nguyễn Thích phải ở nhà thay cha chăm sóc mẹ già và lập gia đình. Đến 1882, phó bảng Nguyễn Dục được triều đình Huế điều về nhận chức Đốc học ở Quảng Nam, Nguyễn Thích mới lều chõng ra kinh ứng thí. Năm Nhâm Ngọ (1882) ông thi đỗ cử nhân. Đến năm 1884 tham gia thi Đình - kỳ thi “Ân khoa” năm Giáp Thân dưới thời vua Kiến Phúc - ông là 1 trong 3 người đỗ tiến sĩ. Sách “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn có chép sự kiện này, vinh danh “Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân là Nguyễn Đức Quý (người Hoành Sơn, Nghệ An), đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân là Dương Thúc Cáp (người làng Quỳnh Đôi, Nghệ An), Nguyễn Thích (người Chiên Đàn, Quảng Nam)”.

  Do luật lệ trường thi nghiêm ngặt, yêu cầu cao, nên số người lấy đỗ tiến sĩ chỉ từ 3 người đến 10 người trong một khoa. Vì vậy, các tân khoa tiến sĩ được triều đình dành những đãi ngộ đặc biệt, được tổ chức buổi lễ xướng tên rất long trọng gọi là lễ Truyền Lô tại Ngọ Môn, có vua ngự trên lầu Ngũ Phụng. Xướng tên xong, bảng vàng ghi tên các tiến sĩ được đặt lên Long đình để quân lính  cùng đầy đủ nghi trượng, tàn lọng, nhã nhạc rước ra niêm yết tại Phu Văn Lâu, phía trước Kỳ đài. Sau đó, vua ban áo mũ, cho dự yến tiệc, xem hoa tại  vườn  Thượng uyển, ban biển “Ân Tứ Vinh Quy”. Khi các tân tiến sĩ “vinh quy bái tổ”, triều đình lệnh cho các địa phương cử từ 10 - 12 quân lính binh phục đầy đủ hộ tống về quê, được dân chúng đón rước trọng thể. Tiến sĩ Nguyễn Thích sau khi dự lễ Truyền Lô tại Ngọ Môn và nhận biển “Ân Tứ Vinh Quy” được về làng thăm gia đình để chờ bổ dụng.

  Khi trở lại kinh đô, tiến sĩ Nguyễn Thích được bổ giữ chức “Hành tẩu Tư vụ Cơ Mật viện” (hàm Chánh thất phẩm). Viện Cơ Mật được thành lập năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng, là cơ quan tư vấn cho vua giải quyết các chính sách đối nội, đối ngoại và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực quân sự. (Hiện, tòa nhà chính của Cơ Mật  viện còn khá nguyên vẹn, là nơi đặt trụ sở làm việc của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế). Năm Hàm Nghi thứ nhất (1885), Nguyễn Thích được chuẩn tặng hàm Tu soạn ở Hàn lâm Viện (quan văn, hàm Chánh ngũ phẩm).

  Như vậy, ít nhất ba thế hệ trong một nhà đã tiếp nối con đường học vấn, làm nên sự nghiệp Nho gia của dòng họ Nguyễn, từ Nguyễn Văn Túy đến Nguyễn Dục và Nguyễn Thích. Đó thực sự là niềm vinh hạnh lớn lao không chỉ trong một dòng tộc mà còn tôn danh cho vùng đất nghèo hiếu học, học giỏi. Cũng cần kể thêm, chị gái đầu của tiến sĩ Nguyễn Thích - bà Nguyễn Thị Tộ - là vợ của tiến sĩ Trần Văn Dư. Tiến sĩ Trần Văn Dư cũng là học trò của phó bảng Nguyễn Dục. Đó là người tu sửa Sơn phòng Nha Quảng Nam, dấy binh hưởng ứng chiếu Cần vương, làm Hội chủ Nghĩa Hội Quảng Nam, kêu gọi sĩ phu, thân hào cùng nhân dân đứng lên đánh Pháp và tay sai.

                      NGUYỄN ĐIỆN NAM


                          ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam



Tiến sĩ Nguyễn Thích và ngày thất thủ kinh đô (bài 2)


BÀI 2: XẢ THÂN VÌ NGHĨA LỚN

  Tiến sĩ Nguyễn Thích được bổ dụng vào Cơ Mật Viện, một cơ quan trọng yếu có nhiệm vụ tư vấn các vấn đề quân sự của triều đình Huế. Lúc bấy giờ, tình hình đang ở  thế nước sôi lửa bỏng. Nhiều sử liệu cho biết, những nỗ lực của phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết dần làm cho triều đình Huế vượt tầm kiểm soát của thực dân Pháp. Ngày 21-5-1885, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp chỉ thị cho Lemaire - Khâm sứ Pháp ở Huế:
“... Không thể không trừng phạt hành vi của viên Thượng thư Bộ binh nước Nam... Ông cho triều đình nước ấy biết rằng chúng ta không chịu để cho ông Thuyết ở chức Phụ chính lâu hơn nữa. Ông phải đòi người ta bãi chức ông ấy và đưa đi xa”.  
 
 http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/nt2710.jpg
  
    Viện Cơ Mật - Huế, nơi Tiến sĩ Nguyễn Thích làm việc khi xưa.
 
  Cuối tháng 5-1885, Chính phủ Pháp bổ nhiệm tướng Roussel de Courcy làm Toàn quyền chính trị và quân sự ở Việt Nam. Ngày 1-6-1885, De Courcy đến vịnh Hạ Long và từ đó đem quân vào Huế. Ngày 1-7-1885, y viết trong nhật ký:
“... Muộn còn hơn không, ta sẽ bắt Tường và Thuyết hoặc ta sẽ làm cho chúng hết phương phá hoại ta”. Chỉ hai ngày sau, De Courcy tập hợp sĩ quan dưới quyền và mời đại diện Nam triều sang Tòa Khâm sứ ở bờ Nam sông Hương để bàn về nghi thức triều kiến vua Hàm Nghi và trình quốc thư của Chính phủ Pháp. Tôn Thất Thuyết biết âm mưu bắt sống mình của De Courcy nên cáo bệnh, chỉ cử Nguyễn Văn Tường và Phạm Thận Duật đi thay. De Courcy đưa ra yêu cầu ngạo mạn, đòi cho phái đoàn Pháp đi vào lối giữa Ngọ Môn (lối chỉ dành cho nhà vua); đòi vua Hàm Nghi phải bước khỏi ngai vàng xuống nhận quốc thư... Đại diện Nam triều không đồng ý, vì vậy cuộc thương nghị bất thành.
  
  Trước tình thế bức bách ấy, Tôn Thất Thuyết cùng phe chủ chiến ra lệnh tập trung binh lực, đào thêm hầm hố, dựng thêm chướng ngại vật, đưa thêm 300 khẩu thần công lên mặt thành, dựng các tấm thuẫn đan bằng mây tre và bọc hai lớp da trâu để cản bớt sức công phá của đại bác địch trên mặt thành... Quá nửa đêm 4-7-1885, (tức đêm 22 rạng ngày 23 năm Ất Dậu), De Courcy còn đang say sưa với kế hoạch thị uy lực lượng trong buổi trình quốc thư thì tiếng súng đánh Pháp đột ngột nổ trên hai hướng. Tôn Thất Thuyết và Đề đốc Trần Xuân Soạn chỉ huy cánh quân tấn công khu nhượng địa Mang Cá ở phía đông bắc kinh thành. Em ruột Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Lệ chỉ huy cánh quân đánh vào Tòa Khâm sứ ở bờ Nam sông Hương. Quân Pháp cố thủ trong doanh trại đợi trời sáng để phản công. Sau 5 giờ chiến đấu, đạn dược của quân triều đình cạn dần. Quân Pháp tập trung hỏa lực phản kích rồi tràn vào thành. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra cửa Chương Đức, rời kinh thành lên phía bắc để tiếp tục cuộc kháng chiến. Kinh thành Huế chìm trong khói lửa. Khắp nơi đổ nát hoang tàn, chết chóc thê lương. Những ngày sau, người ta nhặt được gần 1.800 xác người, chưa kể những xác vùi lấp vội, hơn 7.000 người khác bị thương… Đó là sự kiện bi thương được các sử gia ghi lại dưới tên gọi Ngày Thất thủ kinh đô.
  
  Tiến sĩ Nguyễn Thích nhập triều tham chính chưa được bao lâu, nhưng ông sớm nhận ra sự lấn át theo chính sách tàm thực (tằm ăn lá dâu) của Pháp với Nam triều. Ông cũng cảm nhận được tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi và phái chủ chiến. Vì vậy, ông công khai ủng hộ Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. Khi trận đại chiến xảy ra, Nguyễn Thích cùng các quan viên thuộc hạ đốc binh chiến đấu rất ngoan cường để bảo vệ kinh thành Huế. Dù trong thế cùng lực kiệt, tiến sĩ Nguyễn Thích cùng các quan viên quyết tâm chiến đấu, thà chết nhất định không đầu hàng giặc. Kinh thành thất thủ, ông cùng các quan viên hy sinh một cách oanh liệt trước cổng thành Huế.
   
  Mười  năm sau sự kiện thất thủ kinh đô Huế (1885-1894), năm 1894, dưới thời trị vì của vua Thành Thái, một ông vua yêu nước, Bộ Lễ cho lập Đàn âm hồn để những người chết trận trong ngày kinh đô thất thủ có chỗ nương thân (viện lý do nhằm che mắt phía Pháp). Lý do thực của việc lập Đàn âm hồn là để tế vong hồn những  người hy sinh vì nước trong ngày thất thủ kinh đô, nhằm khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần chống giặc Pháp xâm lược của toàn dân. Đấy là nơi đặt bài vị các chiến sĩ trận vong trong ngày thất thủ kinh đô (tồn tại đến năm Mậu Thân 1968).
  
  Theo Léopold Cardière thì
“Âm hồn đàn thuộc phường Huệ An, nơi xưa kia có trại lính thần cơ - pháp binh”. Đàn được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 1400m2  sát cửa nhà Đồ, cách Hiển lâm các, Thế miếu khoảng 100m. Hằng năm, đến ngày 23-5 ÂL,  lễ tế được tổ chúc trọng thể. Đồ cúng gồm 1 trâu cậu (trâu lớn), 9 con bò, heo gà và hoa quả. Quan Đề đốc Hộ thành đứng ra làm chủ tế. Theo luật sư Cù Huy Hà Vũ: “Đàn Âm hồn đã vượt ra ngoài phạm vi công trình nhà nước (quân chủ) duy nhất trên cả nước đánh dấu ngày Kinh đô thất thủ để trở thành đài liệt sĩ đầu tiên, biểu trưng cho chủ nghĩa yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nước Việt”.
  
  Qua những biến cố lịch sử, Đàn Âm hồn chỉ còn phế tích ở 24 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP. Huế. Thay Đàn Âm hồn, nhân dân Huế đã lập Miếu Âm hồn, tọa lạc trên đường Âm Hồn thuộc phường Phú Nhơn, nay là ngã tư Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn thuộc phường Thuận Lộc, TP. Huế. Miếu được thành lập trên ngôi mộ chung cho nhiều vị quan và dân binh tử trận ngày thất thủ kinh đô, hàng năm cứ lấy 23-5 âm lịch là ngày
“quảy cơm chung”. Tục  cúng cơm chung (quảy cơm chung) thể hiện một dòng mạch văn hóa yêu nước thâm trầm, sâu thẳm của đất cố đô. Hai mươi năm trước, khi đang là sinh viên ở Huế, ngày 23-5 hằng năm, tôi cũng từng được chứng kiến lễ cúng bày trên các con đường. Những chiếc lá đa đổ đầy cháo, những bát nước chè, và ánh lửa bập bùng vọng gọi âm hồn xiêu lạc luôn gợi lên một nỗi quan hoài lịch sử đầy máu lệ. Tôi cùng nghe lời truyền về bài văn tế của cụ Phan Bội Châu để tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào bị nạn vong trong sự kiện thất thủ kinh đô, có đoạn: ... Này hương, hoa, vàng giấy, xôi, rượu…/ Gọi chút rằng: Xin nếm lấy hơi/ Xin nếm lấy lòng/ Nghĩa đồng chủng đồng bào/ Thác xem như sống/ Hỡi sinh linh các đấng/ Phù trợ cho Tổ quốc trường tồn…
  
  Một di tích khác liên quan đến ngày thất thủ kinh đô là những cồn mồ vô chủ ở Ba Đồn (An Tây, TP. Huế). Tại chùa Ba Đồn (thôn Tứ Tây, phường An Tây, TP. Huế) có án thờ Hội đồng (hàn lâm pháp hội) thờ các quan âm linh gian giữa, gian bên trái thờ anh hùng tuẫn tiết, gian bên phải thờ cô hồn (trong đó có những người tử nạn trong biến cố 23-5 năm Ất Dậu - 1885).
  
  Cụ Nguyễn Thích đã  xả thân vì nghĩa lớn. Máu xương anh linh đã hòa với sông Hương, núi Ngự. Nhưng vẫn còn đấy một tấm lòng lưu cùng hậu thế, “lưu lại lòng son trong sử xanh”…

       NGUYỄN ĐIỆN NAM

Bài viết có sử dụng tư liệu của bà Nguyễn Thị Kim Châu, cháu nội của tiến sĩ Nguyễn Thích cùng tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

                    ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hà Như đã viết:

Một câu đối hay về giáo dục.

Từ đường Họ Triệu tại Làng Triều khúc (Thanh trì, Hà nội), có câu đối về dạy bảo con cái.
Nghe nói, ngày trước, các cụ thấy hay xin về, khắc vào trụ cửa, nơi dễ thấy, dễ đọc.
Câu đối chữ nho, ngữ nghĩa bình dân, nguyên văn như sau:

Kính kỳ sở tôn  ái kỳ sở thân hiếu chi chí dã
Khái hồ hữu văn ái hồ hữu kiến thành bất yểm phù

敬 其 所 尊 爱 其 所 親 孝 之 至 也
愾 乎 有 聞 懓 乎 有 見 誠 不 掩 夫

có nghĩa là:
Kính đấy là tôn trọng, yêu đấy là thân gần, việc Hiếu phải như thế.
Giận thì phải nghe, thích có thể nhìn, thành thật không dấu diếm.

Kính thì phải tôn trọng, Yêu thì phải gần gũi.
Việc dạy con, đầu tiên là chữ Hiếu. Tác giả không yêu cầu quá nhiều, chỉ phải “Tôn” và “Thân”, kính trọng và gần gũi cha mẹ, các bậc bề trên là những điều cần thiết. Việc này dễ thực hiện, tạo ra môi trường giáo dục thân mật, sinh động để dễ truyền đạt dần dần những nội dung khác.
Về ứng xử, khi “Khái”, tức giận, không vừa ý, còn áy náy, con cái phải bình tĩnh để “Văn”, để nghe cho rõ và phân tích đúng sai, không bị áp đặt nhận thức.
Điều này quả là tiến bộ, thương yêu đúng mức, cầu mong con cái thức tỉnh, trưởng thành. Thích có thể nhìn, là điều quan tâm đến nhu cầu tâm, sinh lý muốn tìm hiểu, học hỏi, phát triển trí lực của thế hệ trẻ. Con cái được chủ động tích lũy kiến thức, tạo dựng nhân cách, nhưng không thể buông thả vì luôn được kiểm soát bằng “Thành”, sự thành thật. “Nhà giáo dục” hiểu biết được nhu cầu sẽ uốn nắn hành vi của con cái.
Đây, không phải là toàn bộ chương trình dạy con, nhưng sớm áp dụng 4 nội dung căn bản này, chẳng cần phải “cho roi, cho vọt”, cũng sẽ là tiền đề cho việc dạy bảo có kết quả cao.
Câu đối chưa được xác minh nguồn gốc, nhưng các cụ họ Triệu đã khắc 24 chữ này gần trăm năm, đọc lên, dễ nghe, không chỉ cho riêng con cái, còn như thông điệp dành cho người hôm nay.
     
 Trần Thế Hào
sưu tầm, dịch và giới thiệu

Bài đăng trên Nguyệt san Hà Nội ngàn năm, Báo Hà Nội Mới, trang 32, số 37 (150) tháng 10 –2006
_[/quote]

Bài này hay quá. Xin bác cho em dùng trên site của CLB Đọc sách cùng con được không ạ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (54 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối