Trang trong tổng số 6 trang (54 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Thân tặng bạn nguyên bài viết về một địa danh trên quê hương bạn cho chủ đề này thêm phong phú nhé!
-----------------------------------------------------------------------

Mỹ Sơn - Thung lũng huyền thoại
                                                                       

Đầu năm 2008 . Nhân chuyến đi từ Nam ra Quảng Trị 12 ngày cho một số công việc riêng . Khi xe đang lăn bánh trên thị xã Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam cách Đà Nẵng khoảng hơn 70 km , có ai đó trên xe đã gợi ý rằng : Tại sao chúng ta không ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn nơi có một vương quốc đã mất của người Chăm pa .Một vùng đất huyền thoại mà ai cũng muốn một lần được đến !
                                                          http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/CongvaoMySon-1.jpg                                                                                  
                                                                            (Cổng vào thánh địa Mỹ Sơn)
Và đó chính là gợi ý nhận được sự đồng tình của tất cả . Trong đó có tôi . Người nắm giữ biểu đồ cho hành trình . Mặc dù đây là điểm đến không hề nằm trong kế hoạch chuyến đi . Sau khi thống nhất tôi quyết định rẽ xe vào đường quốc lộ cũ hướng đến xã Duy Phú thuộc huyện Duy Xuyên , từ một ngã 3 lớn chúng tôi phải mất non 30 km xe chạy trên con đường tỉnh lộ nhỏ , ngoằn ngoèo mới đến được thung lũng Mỹ Sơn . Thánh địa vương quốc đã mất của người Chăm pa ( còn gọi là Chiêm Thành ) xa xưa .
                                                             http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/NuirungMySon-2.jpg
                                                                                           (Núi rừng Mỹ Sơn .)


Phải đi bộ gần 2 km đường lát đá để đến khu quần thể di tích . Có vài phế tích nhỏ dọc theo đường đi , chúng tôi tạt ngang đấy ngắm nhìn và chụp ảnh như muốn cho cảm xúc được dần dần thấm vào tâm hồn mỗi người . Những viên gạch cũ kỹ xanh rêu nằm lăn lóc bên phế tích cũng dư chất liệu làm ta bồi hồi , liên tưởng ra cảnh sinh hoạt của người xưa cách nay trên ngàn năm ( sách ghi nơi đây đã được hình thành từ thế kỷ thứ 4 được làm bằng gỗ nhưng sau bị hỏa hoạn thiêu rụi . Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman đã dùng gạch để xây dựng lại những ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay )Một vài tháp chỉ còn trơ lại như một cột gạch lớn phình ra ở giữa , cỏ dại , dây leo mọc xen khe gạch , đỉnh tháp khiến khung cảnh càng trở nên hoang phế , điêu tàn . Những chiếc tháp nhỏ này nằm rải rác , không tập trung giữa rừng già nên đã không được phục chế
                                                              http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/thapnho-1.jpg

                                                                            (Một phế tích chỉ còn trơ cột gạch)

Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào bên trong . Thung lũng Mỹ Sơn chợt hiện ra . trải rộng trong tầm mắt , một quần thể kiến trúc đa dạng với bán kính khoảng 2 km mang phong cách Ấn Độ giáo làm tất cả mọi người ai nấy đều gần như cùng lúc vỡ òa trong một cảm xúc bồi hồi , rưng rưng thật kỳ lạ rất khó diễn tả . Nơi đây , đã từng một thời là kinh đô của một vương quốc , nơi thờ cúng , tế lễ hoặc làm nơi chôn cất cho những đời vua Chiêm . Đế tháp , tượng , hoa văn đều tạc bằng đá núi khai thác trong vùng thật tinh xảo , ngoài ra hoàn toàn bằng gạch nung xếp chồng lên nhau , có giả thuyết từng cho rằng phải chăng các nghệ nhân thời đó đã xếp gạch non lên hình thành tháp rồi sau đó mới nung toàn bộ tháp sau vì người ta nhận thấy độ chín của gạch quá tuyệt hảo và chất lượng gạch thì đã được thời gian kiểm định . Độ kết dính của vật liệu cho đến bây giờ vẫn chưa xác định được người xưa đã xử dụng loại vữa , hồ nào ? Quần thể đồ sộ tháp Chăm pa
                                                          http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/MySon3-1.jpg

                                         (Dưới chân là những khối đá tạc mô tả sinh thực khí của nam ( Linga ) và của nữ ( Yoni ))

này có trên 70 chiếc tháp đa phần còn nguyên vẹn hoặc được phục chế khoảng 20% , tôi như bị choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của những ngôi tháp huyền bí và quá tinh xảo . Khu thánh địa có một tháp chính (kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu.

Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.Chúng tôi mê mẩn theo từng phế tích . Văng vẳng đâu đó câu thơ của bà Huyện Thanh Quan :
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Cảnh cũ lâu đài bóng tịch liêu
                                                           http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/Quangiacthu-2.jpg

                                                                            (Một tháp chính còn nguyên vẹn)
Chúng tôi rời Mỹ Sơn buổi chiều hôm ấy mà trong lòng man mác buồn và đong đầy nhiều cảm xúc giống như cách diễn tả của nữ sĩ Thanh Quan :
                                                           http://i48.photobucket.com/albums/f226/phongtran452000/Thnh_a_M_Sn-1.jpg
                                                                             Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
                                                                             Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
                                                                             Dừng chân ngắm cảnh trời non nước
                                                                             Một mảnh tình riêng ta với ta
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Ở gần Tam kỳ còn có 3 khu tháp. Một cái gần như là phế tích nằm sát QL1, ở phía bắc TK, khách qua lại vẫn thấy.  Một cái ở phía tây, thuộc huyện Phú Ninh có tên là Tháp Chiên Đàn. Còn một cái thuộc huyện Núi Thành, phía Nam TK, có tên mà tớ quên rồi. Từ cách đây khoảng 30 năm, có một người rất yêu tháp Chăm đã nghiên cứu cách xây tháp của người Chăm. Ông đã biết cách gắn các viên gạch lại mà không có mạch hồ, điều mà các nhà phục chế đau đầu. Ông đã chứng minh bằng cách xây 1 phiên bản nhỏ ở sân bảo tàng Chăm (Đà Nẵng). Thế nhưng hình như cũng chưa được công nhận chính thức. Ông đã mất cách đây ít lâu, để lại sự nghiệp cho người con trai tiếp tục. Ông đã dồn cả tâm huyết và tiền bạc vào công trình này, trong khi nhiều người nói ông khùng. Ngược lại cũng có rất nhiều người ủng hộ. Dù sao đó cũng là một thành công lớn nhỉ?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đ.M.T

Theo Wikipedia thì Châu Thành là tên gọi chung để chỉ lị sở hay thủ phủ của tỉnh. Về sau, biến thành tên riêng của một loạt "thủ phủ" của nhiều tỉnh ở Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam).

Còn Ngo^'c thì hổng biết!! :|
Chuyên tâm khiến chuyển
 Phương đắc tựu thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

letam đã viết:

Ở gần Tam kỳ còn có 3 khu tháp. Một cái gần như là phế tích nằm sát QL1, ở phía bắc TK, khách qua lại vẫn thấy.  Một cái ở phía tây, thuộc huyện Phú Ninh có tên là Tháp Chiên Đàn. Còn một cái thuộc huyện Núi Thành, phía Nam TK, có tên mà tớ quên rồi. Từ cách đây khoảng 30 năm, có một người rất yêu tháp Chăm đã nghiên cứu cách xây tháp của người Chăm. Ông đã biết cách gắn các viên gạch lại mà không có mạch hồ, điều mà các nhà phục chế đau đầu. Ông đã chứng minh bằng cách xây 1 phiên bản nhỏ ở sân bảo tàng Chăm (Đà Nẵng). Thế nhưng hình như cũng chưa được công nhận chính thức. Ông đã mất cách đây ít lâu, để lại sự nghiệp cho người con trai tiếp tục. Ông đã dồn cả tâm huyết và tiền bạc vào công trình này, trong khi nhiều người nói ông khùng. Ngược lại cũng có rất nhiều người ủng hộ. Dù sao đó cũng là một thành công lớn nhỉ?
Ông ấy hình như là người Tiệp Khắc? Những công trình của ông ấy rất có giá trị. Khu tháp ở cách TK mười mấy km shrek có biết.Không thấy một sự trân trọng nào dành cho nơi này. Một cái cổng đơn giản. Rào quanh bằng hàng rào kẽm gai. xót xa hơn khi, người ta chất những đụn rơm to đùng che khuất gần như tất cả. Trâu bò mặc sức phóng uế. tiếc! Người lạ thì tiếc. Dân địa phương thì không. còn ba tháp dọc theo ql 1 thuộc Phan Rang. bỏ bao nhiêu tiền phục chế. Mất hẳn cái hồn của Ba Tháp vì những viên gạch liền sắc cạnh, phẳng phiu. Ôi! Chán!:o
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Không phải, ông ấy là người Quảng Nam, hình như là xã Tam Xuân, huyện Núi Thành. Còn ông kia hình như người Ba Lan, nhiều năm sống và làm việc ở Mỹ Sơn. Người ta dựng tượng ông ở đây để tôn vinh công lao của ông. Vừa rồi trong báo Quảng Nam cũng viét về ông người Ba Lan.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Chị Lê Tâm ơi, Chị vắng Thi viện lâu thế. Chị khoẻ không? Nhớ chị quá.
Chị Lê Tâm ơi.................
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xem Múa trò Xuân Phả, nhớ thuở oai linh hiển hách

* Tác giả:VŨ LÂM



Hôm 10-2 âm lịch vừa qua, chúng tôi cùng nhà “Thanh Hóa học” Phan Bảo về làng Xuân Phả (Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hóa) để xem một buổi trình diễn cực kỳ độc đáo và nổi tiếng gọi là múa trò Xuân Phả hoặc còn gọi là năm điệu múa ngũ quốc, nói về năm quốc gia hay năm phương đến chúc mừng nhà vua sau khi khải hoàn.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=412706

Những điệu múa này là một phần dư vị anh hùng của các nền quân chủ phong kiến sau khi giành lại nền tự chủ, là lễ nhạc triều đình hoán vị dân gian hóa trở lại thành một thứ lễ nhạc làng xã...

Thời gian qua đi, con người, non nước, nhà cửa, tâm tình, tiếng nói thay đổi. Nhưng cái gì đã là tinh hoa của cha ông được đúc kết lại thì luôn tìm được chỗ trú ngụ để đến với tương lai.

Điệu múa nửa thiên niên kỷ...

Theo truyền thuyết, từ đời này qua đời khác người Xuân Phả vẫn truyền nhau các điệu múa và tổ chức lễ hội hằng năm vào mồng 10, 11 tháng 2 âm lịch. Theo trình tự hội lễ thì ngày mồng 10 diễn trò Hoa Lang (tức Hà Lan), Ai Lao, Tú Huần, ngày 11 diễn trò Chiêm Thành và Ngô Quốc. Tuy nhiên trong bốn điệu múa của bốn quốc gia trên thì Hà Lan chỉ có thể đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ 16-17. Như vậy ít nhất một hai trò trong múa ngũ quốc xuất hiện trong thế kỷ 15, và nhất là đến thế kỷ 17 mới có các thương thuyền Hà Lan đến quan hệ với Đàng Ngoài. Các điệu múa có thể hình thành dần trong quá trình hội lễ và lịch sử.

Điệu múa Lục Hồn nhung và hai điệu Chiêm Thành, Ai Lao có lẽ cổ xưa nhất. Có động tác múa mang những gốc rễ tinh thần ngấm vào máu thịt người Xuân Phả, để họ bật thành những động tác mà ngày nay họ cũng khó lý giải được.

Các điệu múa được sắp xếp như sau:

1. Điệu Chiêm Thành, gồm có ông Chúa, bà Nàng, một người hầu, hai phỗng hầu và 16 quân (theo ông Đỗ Hứa là 10 quân). Sau khi Chúa đọc văn tế và hai phỗng dâng hương, đoàn quân ngậm mặt nạ gỗ kỳ dị bắt đầu nhảy múa thành hai hàng. Khi đứng, khi quỳ khuỵu các tư thế chuyển nhanh và cương hoạch như các thế võ, các thế tay vặn ngược không khác gì tư thế trong các tượng Chàm cổ xưa.

2. Điệu Ai Lao. Đi đầu là voi và hổ múa cùng những người thợ săn. Vua Ai Lao tuổi già đường xa nên có người dìu và theo sau đấm lưng. Mười quân múa thành hai hàng với những điệu mang tính săn bắn, hái lượm rất uyển chuyển.

3. Lục Hồn nhung, còn gọi là điệu Tú Huần, chữ lục hồn nhung hiện không ai rõ nghĩa chính xác là gì. Điệu múa bắt đầu từ ông cố già, bà cố già. Bầy con trẻ tất cả đầu đội mũ tre và các bó lạt chẻ xơ ra như tóc rối, đeo mặt nạ có chấm như bị bệnh đậu mùa có số răng từ một chiếc đến năm chiếc. Mười con chia thành từng đôi, xếp hai hàng tiến lùi theo mẹ, mỗi lần nhảy lại hú lên, khi hát thì xoạc chân chèo và gõ phách theo nhịp múa.

4. Điệu Hoa Lang, đi đầu là con kỳ lân, thật ra giống con thủy quái ở biển, múa sát đất như bơi lội. Đoàn người Hoa Lang có cô gái Việt ra đón tiếp, đầu đội mũ kê-pi cao, ngậm mặt nạ mũi thẳng, kết thúc là điệu bơi chèo. Họ vượt biển đến rồi lại trở ra biển để đi.

5. Điệu Ngô Quốc, tức là đoàn múa Trung Hoa, có cô gái Việt ra đón và hiện tại ăn mặc như người Mãn Thanh. Kết thúc cũng là điệu chèo thuyền.

Trong năm điệu múa thì chỉ ba điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần có mặt nạ, đặc biệt trò Chiêm Thành và Hoa Lang người múa không đeo mà ngậm mặt nạ nửa mặt bởi một chột gỗ vào miệng. Điệu Tú Huần, Hoa Lang và Ngô Quốc có bài hát, riêng hai đoàn Hoa Lang và Ngô Quốc có một người nữ Việt ra múa đón (bởi là đối đãi bang giao nước lớn).

Cả năm điệu múa đều toát ra tinh thần rất dũng mãnh, điệu bộ như biểu diễn võ thuật, trong nhịp trống dồn mãnh liệt. Xem động tác múa thấy cứ như những động tác này khái quát được hết hành vi trong sinh hoạt của cư dân Việt thuở trước: chèo thuyền, đi săn, đánh võ, gõ mạn thuyền, xoay vòng, đảo luồn, phất tay thần bí... lồng vào các động tác múa một cách hết sức khéo léo. Điều này làm bất cứ ai từng xem qua điệu múa cũng xúc động như chạm đến một cái gì đó ở đáy ngực!

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=412707

Di sản múa trò Xuân Phả - cần sớm được lập hồ sơ

Tuy múa trò Xuân Phả hiện nay chỉ là những điệu múa trong một hội làng Thanh Hóa, nhưng theo ông Phan Bảo, lịch sử của trò ngũ quốc có thể là lễ nhạc của triều đình nhà Lê, được ông Trịnh Quý Thuật và ông Nguyễn Mộng Tuân (hai vị quan) đem về truyền lại ở Xuân Phả và Đông Sơn là quê hương hai ông. Rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từng xem đều khẳng định sự kỳ lạ và độc đáo có một không hai của trò múa này.

Tuy nhiên, tất cả tài liệu thành văn nghiên cứu về trò múa ngũ quốc đều mới dừng ở mức mô tả. Những điều kỳ lạ và bí ẩn của âm nhạc, các động tác múa, của cách làm mặt nạ, trang phục... đều chưa được giải mã. Cần có một sự đầu tư cấp thiết nghiên cứu phân tích vũ hình, vẽ và quay phim các điệu múa, ghi âm các bài trống thành tổng phổ...

Tất cả những nghiên cứu ấy phải được lập hồ sơ và đưa ra hội thảo khoa học để tìm lời giải đáp. Nếu không sớm thì muộn điệu múa cũng sẽ bị suy thoái theo việc các nghệ nhân mất dần đi.

Trao đổi việc này với ông Phan Bảo, ông cho biết vừa rồi ông và Quỹ Văn hóa Thụy Điển cùng phối hợp đầu tư để may lại trang phục đúng như cổ truyền cho trò múa này, đã tốn vài trăm triệu đồng và phải đi năm tỉnh, sang cả Lào mới may được đúng như yêu cầu.

(Nguồn: http://phienbancu.tuoitre...91&ChannelID=119)

Nhà phê bình mỹ thuật PHAN CẨM THƯỢNG:
Một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử thì quá khứ không bao giờ mất đi mà ẩn hiện dưới rất nhiều hình thức văn hóa. Một ngôi chùa, ngôi đình, một điệu dân ca hay một điệu múa... nếu chỉ nhìn thoáng qua thì bất quá chúng ta chỉ cảm nhận chúng như một thắng cảnh, một trò chơi thưởng ngoạn, nhưng nếu xem xét kỹ chúng chứa đựng nhiều ký ức cổ xưa, nhiều ký hiệu mà ngay cả những người trình diễn nó cũng không biết rõ hết ý nghĩa.

Có lẽ sự tích và nội dung của năm điệu múa Xuân Phả lại không quan trọng bằng hồn cốt của dân tộc và của một thời lắng đọng qua những hành vi tối cổ, tới mức người ta có cảm giác người Xuân Phả và những điệu múa của họ chứa đựng những thông tin quá khứ bí ẩn nhất của người Việt.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phụ nữ Huế và văn hóa Huế

* Tác giả: NGUYỄN THÚY ÁI



Cách đây ít lâu tôi được mời tham dự một trại sáng tác do Hội Nhà Văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Vũng Tàu. Nhà Sáng Tác dành cho giới văn nghệ được ưu ái nằm trên một con đường tuyệt đẹp, ngay phía trước là bãi Thùy Vân lúc nào cũng xôn xao sóng. Nhà văn Trần Thanh Giao, trưởng đoàn xếp hai người ở chung một phòng.

http://lh5.ggpht.com/_E6uVDrqY9G8/S80Jcc2-iFI/AAAAAAAAAkU/0WcjTHPPa0E/AoDaiTrangTim.jpg

Các tác giả nữ hôm ấy không nhiều nên hai nhà thơ nữ người Huế được xếp ở chung, còn tôi người xứ Quảng được xếp ở chung phòng với một nhà thơ nữ người Sài Gòn. Sau một vài hôm sinh hoạt, trò chuyện cánh phụ nữ chúng tôi trở nên thân thiết với nhau hơn và chuyện văn, chuyện đời tuôn ra như thác lũ. Những trận cười cũng vang lên như pháo trong những giờ nghỉ ngơi, ăn uống, tắm biển…

Còn cô bạn nhà thơ chung phòng với tôi, người giúp tôi lần đầu tiên thấy được thế nào là "mắt như dáng thuyền soi nước" bằng đôi mắt của chính chị. Đôi mắt đa cảm ấy càng tiếp xúc với các bạn gái người Huế càng tỏ ra ngẩn ngơ, thú vị. Dù chị đã nghe nhạc, đã đọc thơ tả nhiều về vẻ đẹp Huế nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên được tiếp cận với hình mẫu phụ nữ Huế nên chị không ngớt thắc mắc về hai nàng xứ Huế, vốn mang những họ tên cũng rất đặc trưng của Huế: Tôn Nữ…, Hồ Đắc… Rằng sao hai chị ấy có phong cách hay quá hả Ái?

Giọng nói cũng đặc biệt đẹp nữa, làm sao họ được như vậy? Rồi chị tuôn ra một loạt những tính từ phong phú để miêu tả về hai người phụ nữ ấy. Nào nhẹ nhàng, kín đáo, đoan trang, sâu lắng, quý phái, dễ thương, dịu dàng, nữ tính… Thấy chị hào hứng quá tôi bèn hùng hồn giải thích rằng đó là kết tinh của văn hóa Huế, là một phần rất lớn trong vẻ đẹp Huế… Đâu phải bây giờ mà hồi xưa những chàng sĩ tử ở xứ tôi ra thi đã phải xiêu đổ:

    Học trò trong Quảng ra thi
    Thấy cô gái Huế chân đi không đành.


Và trong thơ ca Việt Nam, có lẽ không một hình ảnh phụ nữ ở một địa phương nào được đưa vào văn chương nhiều và nổi bật, được ngợi ca không ngớt trong những tuyệt tác thơ ca lẫn âm nhạc như cô gái Huế. Từ những văn nhân xứ Huế đã đành đến những thi nhân không phải người Huế. Không chỉ phái nam mới bị cuốn hút bởi vẻ đẹp ấy mà phụ nữ với nhau cũng… ngây ngất không kém. Nhà thơ Đỗ Thị Thanh Bình mới vài lần đến Huế đã khám phá ngay được vẻ đẹp bí ẩn ấy là nhờ những tố chất nào và phác họa ngay được cái thần thái của những cô gái Huế:

    Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ
    Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt
    Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được
    Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…


Còn tôi, ngay cả khi chưa đến Huế nhưng qua những cô bạn gái học cùng trường, cùng lớp và những phụ nữ tôi có dịp tiếp xúc, từ những bậc nữ lưu trí thức đến những phụ nữ bình dân đều toát ra một phong cách Huế rất riêng, dịu nhẹ và êm đềm, hòa điệu tuyệt vời với giọng nói của họ. Và chị Đỗ Thị Thanh Bình đúc kết rất đúng "vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được…".

Tôi chưa đi được nhiều nơi trên thế giới, nhưng liệu có vùng đất nào trên trái đất này lại hun đúc được những phụ nữ có một cốt cách riêng như thế chăng? Đặc điểm ấy không riêng lẻ mà đồng loạt, truyền qua nhiều thế hệ, ở nhiều tầng lớp… Từ mấy o gái Huế bé bỏng đến những mệ cao tuổi. Từ giọng nói đến cung cách, lối cư xử lẫn cách khéo léo trong trang phục, trong việc tề gia nội trợ lẫn nữ công gia chánh… Sắc thái ấy không lẫn vào đâu được dù khi họ định cư đã lâu ở một miền đất khác. Có một thời gian tôi sống trong một khu tập thể cơ quan, ở đó có đủ mặt người dân của ba miền đất nước nhưng những gia đình người Huế luôn có lối sống vén khéo nhất, con cái ngoan ngoãn, lễ phép.

Nhưng hiện nay, trước làn sóng hội nhập, hiện đại hóa… vẻ đẹp đặc trưng quý giá ấy của người phụ nữ Huế cũng đang bị mai một. Cũng như phong cảnh Huế bị hư hao, xâm thực, bị thương mại hóa… Đền đài, lăng tẩm Huế bị xuống cấp, một số công trình bị trùng tu không đúng cách chẳng khác nào bị phá hoại… Những món ăn Huế tinh tế, ý vị bị pha trộn, lai căng…

Và gần đây, có nhiều du khách khi đến Huế đã thất vọng vì thấy không ít những thiếu nữ Huế đã không còn gìn giữ được vẻ đẹp bí ẩn, rất riêng hiếm có ấy của mình. Từ kiểu tóc, trang phục, phong cách, lối sống hiện đại ít nhiều thô thiển khiến khách không thể phân biệt họ với những phụ nữ ở những nơi khác hoặc từ nước ngoài về. Tình trạng đó càng tệ hại hơn khi một số cô gái Huế xa Huế để sinh sống, làm việc, học hành không những đánh mất vẻ đẹp Huế mà còn không giữ được giọng nói Huế êm dịu, đầy ngữ điệu. Có cô gái Huế đến Sài Gòn thì nói giọng Sài Gòn, đến Hà Nội thì nói giọng Hà Nội…

Hình như họ sợ nói giọng Huế khó hội nhập và không hiện đại chăng? Liệu rồi sẽ có tình trạng giống như trong một khu rừng mà tất cả các loài chim đều hót cùng một giọng? Thật đáng buồn biết bao! Sẽ thật nghèo nàn nếu tất cả người Việt Nam đều nói giọng Nam bộ chẳng hạn, hoặc cả thế giới chỉ nói tiếng Anh… cho tiện.

Ngữ điệu, âm sắc trong chất giọng của một địa phương làm cho ngôn ngữ của một dân tộc trở nên giàu có hơn. Chẳng hạn từng miền ở đất nước ta có chất giọng riêng, giọng Nam Bộ, giọng Huế, giọng Quảng, giọng Hà Nội… Chỉ cần nghe giọng nói là biết người đó lớn lên từ miền đất nào. Cho nên nếu làm mất đi chất giọng quê hương là mất rất nhiều. Đó là mất cá tính, mất sức hấp dẫn, mất một giá trị văn hóa…

Sẽ là một mất mát rất lớn, là một nỗi buồn nếu một ngày nào đó du khách đến thăm Huế, dù phong cảnh Huế vẫn thơ mộng, sâu lắng, đền đài Huế vẫn thâm nghiêm, u trầm, món ăn Huế vẫn đậm đà thanh cảnh thế nhưng đã vắng bóng những tà áo thướt tha (thay vào đó là váy ngắn, quần lửng). Những mái tóc dài với nón bài thơ che khuất mắt huyền (thay vào là tóc ngắn nhuộm đủ màu với mũ lưỡi trai đội ngược)…

Những cô gái Huế không còn dịu dàng, kín đáo, khéo léo (mà ngổ ngáo, trống trải, vụng về) và đâu rồi những nét dịu dàng pha lẫn trầm tư… Không ai dám tưởng tượng tiếp viễn cảnh hãi hùng ấy. Bởi như thế chẳng khác nào Huế sẽ mất đi hơn một nửa vẻ đẹp của mình!

Không chỉ chúng ta mà cộng đồng thế giới cũng đang ra sức bảo vệ nền văn hóa vật thể lẫn phi vật thể của Huế, như kiến trúc cổ ở Huế, Nhã nhạc, nghệ thuật ẩm thực Huế, phong cảnh Huế… Còn vẻ đẹp của phụ nữ Huế thì chưa ai nói tới phải "cứu" ra làm sao. Nếu muốn thì phải bảo vệ làm sao đây? Có lẽ phải có một dự án, bắt đầu từ trong từng gia đình có con gái, rồi được đưa vào giáo dục trong nhà trường ở Huế bằng những chuyên đề, giờ ngoại khóa, được sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông.

Và có lẽ, cũng nên tổ chức những cuộc thi định kỳ "Người đẹp Huế" hay "Miss Huế" gì đó, không chỉ thi vẻ đẹp bên ngoài mà còn nội dung rất Huế của họ, để tôn vinh những cô gái Huế còn giữ được phong cách, nết na, giọng nói và những tiêu chuẩn khác của người phụ nữ Huế, dù họ đang sống xa Huế.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

letam đã viết:
@ Không phải, ông ấy là người Quảng Nam, hình như là xã Tam Xuân, huyện Núi Thành. Còn ông kia hình như người Ba Lan, nhiều năm sống và làm việc ở Mỹ Sơn. Người ta dựng tượng ông ở đây để tôn vinh công lao của ông. Vừa rồi trong báo Quảng Nam cũng viét về ông người Ba Lan.
Bạn letam mến,
Xin mạn phép kể tiếp về ông người Ba Lan mà Letam đề cập ở trên.
Tên ông tiếng Ba Lan thì dài lắm, Kazimierz Kwiatkowski, còn Việt nam gọi là Kazik.
Ông là người của Viện Bảo tồn Di tích của cố đô Lublin, say mê Tháp Chàm, sang Việt nam nghiên cứu hệ thống Tháp Chàm cùng KTS Hoàng Đạo Kính, cùng ta chỉ đạo kỹ thuật tu bổ lại một số tháp, trong đó có tháp Chàm Mỹ Sơn.
Khi làm việc Mỹ Sơn, trong 1 lần nghỉ, ông được tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đón tiếp, mời đi thăm địa phương.
Đến Hội An, ông phát hiện ra giá trị của Phố cổ này, hướng dẫn ta làm hồ sơ di tích. (Chưa bao giờ người Việt ta thấy hết giá trị của nó, còn Kazik đi nhiều nước để làm công việc nghiên cứu và tu bổ, nên đấy là lẽ thường tình)
Câu chuyện về Hội An, các nguồn thông tin đã giới thiệu nhiều, 2 tháng sau được công nhận Di tích Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia và nay đã là Di sản Thế giới. Nhưng Hà Như xin giới thiệu thêm, Hội An đã dựng tượng phù điêu Kazik trên tuyến phố chính.
(Hội viên Thi Viện ta, có Bác nào, Bạn nào ở Hội An, Đà Nẵng xin chụp giùm bức ảnh này vơi, cho đầy đủ tài liệu)
Sau Mỹ Sơn, ông Kazik về nghiên cứu và tiến hành tu bổ Hoàng thành Huế.
1997, ông đột tử vì tim, trong lúc đang làm việc tại Huế, trên tay người con trai lần đầu tiên sang Việt nam để kế nghiệp.
Sau ông Hoàng Đạo Kính, ông Phùng Phu là người cộng tác với ông Kazik lâu năm và gần gũi.
(Ông Phùng Phu, giám đốc Công ty Bảo tồn Di tích Huế, là một trong nhiều đồng nghiệp gần gũi với ông, có đươc tham gia tu bổ di tích ở Lublin, Ba Lan quê hương của Kazik.)
Bộ râu xồm ít được chăm sóc thường xuyên là hình ảnh quen thuộc của ông Kazik đối với những người từng gặp.
Trước khi dừng bút, xin phép kể tiếp một đoạn giữa.
Đầu 1990, do thay đổi về Chính trị, Ba Lan và Việt nam phải gác lại một số công việc, ông Kazik gặp khó khăn lớn trong công việc của mình.
Nhưng trên chuyến tàu hoả trở về Tổ quốc, ông được rất nhiều bạn bè quốc tế trên tàu giúp đỡ, bắt đầu từ một người Đức nào đó, sau lan rộng, lan rộng khắp. Chính vì vậy Kazik lại có tiền để làm công việc của mình cho Việt Nam, cho Tháp Chàm, cho Huế trong khi đợi các văn bản của nhà nước ta.
Tấm lòng của Kazik giành cho Việt nam như một HIỆP SĨ.
Tin rằng, ngoài Hội An, Ông sẽ được lưu danh ở Cố đô này.
(Chuyện về Huế, chắc Nguyệt Thu sẽ rành hơn nhiều, xin bạn lên tiếng đi).
Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Tôi có thông tin công trình nghiên cứu gạch Chăm không được công nhận. Vì tuy có xây được tháp nhưng lại bị mọc rêu, trong khi gạch của người Chăm phơi mưa nắng cùng năm tháng mà không bị rêu phủ.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (54 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối