Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cào bay hủy diệt vịnh Vân Phong



TT - Mùa biển động, các loài thủy sản từ biển khơi tập trung vào các đầm, vịnh để trú. Và nạn giã cào bay, giã nhũi... đã hoành hành dữ dội khiến hệ sinh thái bị tàn phá khủng khiếp.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=476081
Giàn lưới và các sản phẩm của tàu giã cào bay đang cập bến bán cho thương lái - Ảnh: Lệ Giang



Dù đang là chính vụ khai thác cá tôm nhưng nhiều ngư dân nghèo ven vịnh Vân Phong như xã Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Khánh, Vạn Thắng và thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) bấm bụng cho ghe, thúng lên bờ nằm phơi khô, lưới chài bó lại thành cục cất trong nhà.

“Ai cũng sợ cào bay “ăn thịt” hết lưới chài của mình”- ông Lê Ngọc Hoàng ở thôn Quảng Hội 2, xã Vạn Thắng, bức xúc.

Như B52 rải thảm!
Nhìn ngôi nhà của ông Hoàng nằm sát mép nước biển thật đáng thương, nói đúng thực chất là cái lều vừa đủ kê cái giường và chỗ nấu ăn.

“Mấy năm trước không có cào bay vào vịnh phá hoại, mùa gió đông bắc mỗi đêm đi câu cũng kiếm được 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Bây giờ cá, tôm đều bị cào bay lủm sạch, ngay cả những con nhỏ bằng chân nhang cũng không thoát” - ông Hoàng tố cáo giã cào bay đã dồn gia đình ông vào chân tường.

“Lưới của mình đã có đèn đỏ báo hiệu thành hàng, nhưng tàu của mấy ông cào bay không có đèn đuốc gì cả, họ sợ bị bắt nên đi như câm như điếc, chẳng thèm để ý gì. Cái miệng lưới (chiều ngang từ chiếc tàu này sang chiếc tàu kia) rộng mấy cây số, đi qua một cái coi như cả giàn lưới của mình nằm trọn trong đụt giã của họ. Mình kêu van cho tàu dừng lại, mấy ông còn nói “Ai bảo mấy ông thả lưới tùm lum ráng chịu!” - ông Nguyễn Trác ở thôn Tân Phước Đông, xã Vạn Phước, kể.

Vùng biển xã Vạn Phước, Vạn Thọ, Vạn Khánh... nằm ở hóc vịnh Vân Phong, nước cạn, kín gió quanh năm, rất thuận lợi việc nuôi tôm hùm. Thế nhưng nạn cào bay hoành hành mấy năm nay đã làm triệt tiêu nghề nuôi tôm hùm ở đây.

“Trước đây lồng, bè nuôi tôm nằm san sát dài tít ra ngoài xa, nay đã dẹp bỏ hết rồi. Bởi con tôm hùm thích ở những vùng nước trong sạch, đêm nào cào bay cũng phá như bom của máy bay B52 rải thảm, mỗi lần cào bay đi qua nước đục từ dưới trào lên cuồn cuộn, cả một vùng rộng nước đen sì. Thử hỏi có con gì mà sống nổi!” - ông Lê Văn Long, người có thâm niên 12 năm nuôi tôm hùm (nay phải bỏ nghề), cho biết.

Sát thủ môi trường
Nhắc đến hai từ “cào bay”, bất cứ ngư dân nào cũng sợ hãi vì sự tàn phá thật kinh khủng. Tàu giã cào bay được “lên đời” từ những chiếc thuyền cào đôi có công suất máy 30 - 60 CV.

Bây giờ cào bay được cải hoán vỏ tàu to, lắp đặt động cơ máy ôtô, công suất 300 - 600 CV/tàu, chân vịt loại to bốn cánh, mỗi khi hoạt động cả hai tàu cùng kéo ga, ban đêm giữa biển thanh vắng nghe tiếng gầm rú như máy bay phản lực! Vận tốc của nó có thể đạt 8 - 10 hải lý/giờ (1 hải lý tương đương 1,8km) nên dân biển mới gọi là “giã cào bay”.

Bộ lưới của giã cào bay có chiều rộng 1,5-2 hải lý, chiều dài thì tít tắp. Phía dưới đáy họ gắn những dây xích sắt to đùng đủ sức kéo cả giàn dưới quét sát xuống đáy biển, có thể lủi xuống tận lớp bùn để cào sạch những con ốc, con ghẹ đang giấu mình dưới đó.

Mỗi mẻ lưới của tàu giã cào bay kéo lên luôn đạt sản lượng 1,5 - 3 tấn (một đêm có thể kéo được 2 - 4 mẻ lưới). Vì vậy cào bay ở đầm, vịnh là siêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, điều kinh khủng hơn cả của giã cào bay là sự hủy diệt môi trường. Nơi nào giã cào bay đi qua, xem như chỗ đó là biển chết! Bởi từ con cá thu vài chục ký đến những cá con chỉ mới bằng chân nhang đều dính lưới. Từ con ốc, con ghẹ ẩn náu dưới bùn cũng bị cào sạch! Thậm chí cả cỏ biển, rong biển cũng bị tàn phá nặng.

LỆ GIANG


Thanh tra bó tay!
Đơn thư cầu cứu, tố cáo nạn giã cào bay của bà con đã gửi nhiều lần đến xã, huyện, tỉnh. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa yêu cầu thanh tra sở thành lập đoàn kiểm tra tình hình vi phạm pháp luật của tàu cá trong vịnh Vân Phong, nhưng chẳng ăn thua gì.

Ông Đặng Quốc Phú, chánh thanh tra sở này, ngao ngán: “Chỉ cần tàu của thanh tra, biên phòng xuất hiện, cào bay, giã cào đều “thụt” đầu hết, nhưng chúng tôi quay lưng về họ lại ra hoạt động bình thường. Sử dụng canô nhỏ âm thầm phục kích trên biển thì dân cào bay chẳng sợ chút nào vì tàu của họ to, chạy nhanh. Canô của mình nhỏ như tấm lá phía dưới, tàu cứ chạy lướt qua như thường mà chẳng làm gì được cả”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cô gái “lãnh đạo toàn cầu”



AT - Nguyễn Thị Thanh Thảo, sinh viên năm 4 khoa ngữ văn Anh ĐH KHXH&NV TP.HCM, vừa giành giải thưởng “Lãnh đạo toàn cầu” tại Leverkusen (Đức) với dự án “Lồng ghép giáo dục kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường vào bài tập toán ngoại khóa cho học sinh tiểu học”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=476138
Nguyễn Thị Thanh Thảo ở Leverkusen (Đức)



Giải thưởng do Tập đoàn Bayer AG và Ban môi trường Liên Hiệp Quốc dành tặng bốn sinh viên xuất sắc nhất trong tuần lễ sinh thái tại Đức (gồm sinh viên của Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Brazil).

Từ "Bài tập toán xanh"
Tổng lượng bụi trong khí thải của TP.HCM ước tính đạt 60.000m3/năm. Hỏi bé, lượng bụi trung bình mỗi người dân phải hít trong một năm là bao nhiêu khi biết số dân thành phố là 7,6 triệu người? Hay có 1,4 triệu loài trong đó có 751.000 loài côn trùng, 4.000 loài thú, 9.000 loài chim, 10.400 loài bò sát và lưỡng cư và hơn 180.000 loài cá. Bé hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ các loài sinh vật trên Trái đất?

Những bài toán đơn giản đầy thú vị ấy xuất hiện trong cuốn sách Bài tập toán xanh với nhiều hình ảnh cụ thể, vui nhộn về các chủ đề thực vật, động vật, tài nguyên đất, không khí... dành cho lứa tuổi từ 6-14 tuổi của Nguyễn Thị Thanh Thảo. Cuốn sách là thành tựu của dự án "Lồng ghép giáo dục kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường vào bài tập toán ngoại khóa cho học sinh tiểu học" mà Thảo tham gia chương trình đại sứ môi trường Bayer Việt Nam 2010.

Cô sinh viên cựu học sinh chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM hằng ngày chứng kiến chất lượng môi trường đi xuống của thành phố, phải tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt ở những học sinh tiểu học là việc cần thiết nên làm. Và môn toán là môn học sinh nào cũng phải làm, tại sao không cho những con số thống kê khô khan về môi trường vào bài tập toán như vậy sẽ sinh động, cuốn hút hơn. Từ đó ý tưởng "bài tập toán xanh" ra đời.

Hai tháng hè Thảo cắm cúi vào máy vi tính thiết kế, viết và in. Toàn bộ 100 bản được in màu, khổ lớn từ số tiền 3 triệu mà ban giám khảo tài trợ cùng phần dành dụm từ công việc gia sư của mình được đưa cho các học sinh, thầy cô, bạn bè xem thử. Những tín hiệu mà Thảo thu nhận được rất tích cực. "Mấy bạn nhỏ làm bài tập rất nhiệt tình, chăm chỉ mà còn làm rất đúng" - Thảo cho biết.

Những số liệu được Thảo và bạn bè tổng hợp từ website của Sở Điện lực TP.HCM, Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF)... Từ những con số khô khan ấy khi đi vào cuốn sách lại trở nên thú vị, giàu hình ảnh, qua đó trực tiếp mang đến cho các em nhỏ những thông tin về các tài nguyên thiên nhiên, các thiết bị dùng điện, về tác hại khói thải...  Thông điệp gửi gắm trong cuốn sách cũng rất cụ thể: động vật - thực vật - con người có tác động mật thiết đến nhau, các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí đều có nguy cơ cạn kiệt.

Trở thành "lãnh đạo toàn cầu"
Dự án của Thảo đã vượt qua 70 thí sinh tham dự đại sứ môi trường Bayer Việt Nam, trở thành đại sứ môi trường của Việt Nam sang Leverkusen, Đức tham gia chương trình du khảo sinh thái quốc tế với 50 đại sứ khác đến từ 18 quốc gia.

Thảo cùng các đại sứ khác được nghe báo cáo và đánh giá những dự án, thành tựu bảo vệ môi trường lớn được thực hiện ở Đức. Tìm hiểu những chương trình hành động mới của Ủy ban Môi trường Liên Hiệp Quốc. Làm thí nghiệm phủ nano lên vật liệu (vải, thủy tinh...) để đánh giá những ưu điểm của loại vật liệu mới này và tham quan những nhà máy xử lý rác thải, nước thải, nhà máy tái chế...

Có nhiều dự án của sinh viên các nước khác. Thảo thích nhất "bạn Claudia đến từ Venezuela với dự án xây dựng một dây chuyền khép kín, thu gom,tái sử dụng giấy và sách vở cũ tại khuôn viên trường đại học của bạn suốt hai năm nay. Claudia còn làm ra những cuốn sổ tay từ giấy cũ và bán như một sản phẩm thương mại hoàn chỉnh". Tuy nhiên dự án của Thảo vẫn được đánh giá cao mà theo như Thảo là vì "dự án của mình nhỏ, đơn giản nhưng có tính bền vững, độ lan tỏa, liên kết với các lĩnh vực khác cao. Tính khả thi, phù hợp giáo dục ý thức môi trường cho trẻ em, những người sẽ thừa hưởng công nghệ".

Tuy không phải là sinh viên môi trường nhưng Thảo vẫn tự tin vì các bạn khác cũng có nhiều người theo học kiến trúc, luật, kinh tế, điện tử... Quan trọng hơn là trách nhiệm của một đại sứ môi trường, làm cho mọi người hiểu về môi trường kêu gọi ý thức chứ không phải giảng giải kiến thức về môi trường, do đó điều cần chính là sự nhiệt huyết, còn kiến thức có thể bổ sung dần.

Hiện tại, dự án của Thảo đã được CLB Go Green, CLB Yêu môi trường (TP.HCM) và một số CLB của các bạn trẻ quốc tế mà Thanh Thảo có dịp quen biết qua những chuyến đi giao lưu ngỏ ý sử dụng. Ba nước Venezuela, Philippines, Chile cũng đã mua bản quyền. Thảo sẽ dành toàn bộ số tiền 1.000 euro từ giải thưởng "Lãnh đạo toàn cầu" vào phát triển và nhân rộng dự án "Bài tập toán xanh" đến học sinh tiểu học ở các thành phố lớn, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các em. Sắp tới Thảo sẽ tiếp tục chỉnh sửa, nhân rộng dự án cũng như  phối hợp với các đại sứ khác hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bạn có thể làm quen với Thanh Thảo qua Email: thaosbasket@gmail.com.

TRẦN NHƯ QUỲNH


"Đại sứ môi trường Bayer VN 2010" là tên cuộc thi môi trường dành cho sinh viên trong cả nước với nội dung xây dựng các dự án có tính thực tiễn liên quan đến công tác bảo vệ môi trường do Công ty Bayer VN, Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM phối hợp tổ chức. Thí sinh xuất sắc nhất được sang Đức tham gia chuyến du khảo sinh thái vào tháng 11, qua đó chủ nhân của những dự án được đánh giá cao sẽ trở thành “Lãnh đạo toàn cầu”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đập thủy điện Xayaburi trên sông MeKong:

14 triệu người dân VN bị ảnh hưởng

TT - Việt Nam có khoảng 14 triệu người bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các dự án thủy điện dự kiến xây dựng ở hạ du sông Mekong. Cảnh báo này được Ủy ban sông Mekong Việt Nam nêu tại hội thảo lấy ý kiến các tỉnh ĐBSCL về đề xuất xây dựng thủy điện Xayaburi trên sông Mekong của Lào ngày 14-1.

Đây cũng là một trong những kết quả đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính sông Mekong mới nhất do Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế (Úc) thực hiện. Theo đó, lượng phù sa về ĐBSCL hiện khoảng 26 triệu tấn/năm sẽ giảm còn 7 triệu tấn/năm, chất dinh dưỡng từ trên 4.150 tấn/năm xuống còn trên 1.000 tấn/năm. Đồng thời sản lượng đánh bắt cá sẽ giảm 200.000-400.000 tấn/năm.

Đối với dự án thủy điện Xayaburi, hầu hết đại biểu tham dự hội thảo đều không khuyến khích xây dựng và đề xuất Chính phủ Việt Nam có phương án khác giúp Lào giải quyết thiếu hụt điện năng. Xayaburi là dự án đầu tiên trong 11 dự án thủy điện dự kiến xây dựng ở hạ lưu sông Mekong và Việt Nam có vai trò lấy ý kiến giúp Ủy hội sông Mekong ra quyết định về thực hiện dự án. Dự án này cách ĐBSCL 1.930km, dự kiến vận hành năm 2019 với sản lượng bình quân trên 6.000 GWh/năm.

TRUNG CƯỜNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Kêu cứu cho rùa biển Việt Nam



TT - Tiến sĩ Peter Todd - nguyên tình nguyện viên của VSA (Tổ chức Cung cấp tình nguyện viên New Zealand ra nước ngoài) - đã có bài viết gửi đến trang Môi trường nhằm kêu cứu cho loài rùa biển VN đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=477581
Một con rùa biển ngoài khơi biển Nha Trang - Ảnh: Trí Hưng



1. Nhiều độc giả có thể có các loại nữ trang hoặc những vật được làm từ mai một con rùa biển, hoặc bạn có thể thấy thực đơn món rùa biển ở các nhà hàng trên bờ biển. Mặc dù được đưa vào danh sách các chủng loại đang bị đe dọa và được liệt kê trong Công ước quốc tế về việc mua bán các chủng loại đang gặp nguy hiểm (CITES), nhưng việc buôn bán những sản phẩm rùa biển vẫn tồn tại ở nhiều nước, bao gồm VN và các nước láng giềng.

Những sản phẩm giả mai rùa được làm bằng nhựa đã có từ nhiều năm, nhưng một số người vẫn ao ước có được “sản phẩm chính hiệu”. Thật đáng thương cho rùa biển, việc thương mại hóa những sản phẩm từ nó là yếu tố chủ yếu góp phần vào việc tiếp tục làm suy giảm và có thể làm tuyệt chủng rùa biển trong tương lai. Chương trình giáo dục nhận thức mọi người về sự cần thiết bảo vệ rùa biển đã được tiến hành, nhưng thật đáng tiếc vẫn còn vài hình thức kinh doanh thịt, trứng rùa biển và những sản phẩm từ mai rùa. Những con rùa nhỏ vẫn còn được mua bán ở một vài nơi tại VN.

Rùa biển chủ yếu bị đánh bắt để ăn thịt, lấy mai rùa làm trang sức và chế biến vài vị thuốc cổ truyền.

2. Rùa biển được phân bổ rộng khắp thế giới ở các đại dương vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng di chuyển xuyên qua các đại dương, có đặc điểm là rùa cái trưởng thành đẻ trứng ở những bãi biển cố định. Trứng được rùa mẹ vùi trong một tổ dưới cát để ấp khoảng một tháng nở thành rùa con. Những rùa con này thoát khỏi tổ và tìm đường xuống biển. Ở VN cách nay 30-40 năm, rùa biển thường lên bờ để đẻ trứng. Trứng của chúng thành mồi ngon cho con người, và đó cũng là nguyên nhân góp phần làm suy giảm nghiêm trọng số lượng rùa biển ở VN. Hiện ở VN chỉ mới có vài nơi bảo vệ những địa điểm đẻ trứng của rùa biển là Núi Chúa, Côn Đảo.

Một khi rùa tăng trưởng đủ kích cỡ (rùa da khi trưởng thành nặng đến 900kg), chúng không còn phải sợ những động vật ăn thịt ở biển. Rùa biển là một trong những nhóm sinh vật sống lâu năm nhất. Rùa biển khá thích nghi với môi trường cho đến khi những hoạt động của con người bắt đầu làm suy giảm số lượng của chúng trong 30-50 năm qua.

Cho đến nay, việc nuôi rùa biển không được thành công và xem ra trong tương lai cũng không khá hơn.

3. Tại sao phải bảo vệ rùa biển? Rùa biển có thể được xem là một loài chỉ thị - chúng biểu thị sự trong lành của môi trường biển. Do đó việc tiếp tục suy giảm số lượng rùa biển biểu thị sự suy giảm liên tục mức độ trong lành của hệ sinh thái biển. Rùa biển cũng là một chủng loại chủ yếu như loài cá heo, đại diện cho nhu cầu bảo vệ môi trường.

Để nhận biết nhu cầu bảo vệ và phục hồi số lượng rùa biển, rùa biển đã được liệt kê trong pháp lệnh VN “Liên quan đến việc công bố danh mục các loài thủy sản ở VN cần được bảo vệ, nhân giống và phát triển”. Rùa biển cũng được bảo vệ theo tiêu chuẩn CITES. Nhiều cơ quan nhà nước khác nhau và các tổ chức phi chính phủ đang tích cực xúc tiến sự nhận thức về việc cần thiết bảo vệ số lượng rùa biển đang suy giảm. Những công dân VN đã nhận thức được tình trạng tuyệt vọng của rùa biển có thể đóng góp bằng cách không tham gia bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến sự suy tàn của chúng. Nếu bạn thấy bất kỳ sản phẩm rùa biển nào được bày bán hoặc thấy món thịt rùa ở nhà hàng, hãy lịch sự từ chối. Một khi nhận thức được vấn đề hủy diệt rùa biển, có lẽ cần đến lời kêu gọi lương tâm.

KIM CHI dịch


"Xét cho cùng, không ai muốn kể cho con cháu mình biết rằng có lẽ mình đã ăn thịt con rùa biển cuối cùng!"

Tiến sĩ Peter Todd
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Điều kỳ diệu của cây trầu bà



TT - “Khá sáng tạo và táo bạo” - đó là một trong những nhận xét của hội đồng giám khảo Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka lần 12-2010 dành cho đề tài nghiên cứu “Khảo sát mức ô nhiễm ozon tại một số cơ sở photocopy và biện pháp xử lý” của Lại Thùy Hạnh - sinh viên năm 4 khoa môi trường Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=476083



Ý tưởng đề tài nảy sinh từ những lần Thùy Hạnh đi photocopy tài liệu, hỏi thăm về môi trường làm việc của các nhân viên tại đây. Những lời than phiền giản dị như môi trường làm việc có phần nóng bức, ngột ngạt...

Cô sinh viên này tự làm khó mình bằng thắc mắc: máy photocopy là nguồn phát sinh của rất nhiều ô nhiễm (chất quang dẫn, bụi mực, mùi, ánh sáng, tia cực tím, tiếng ồn và nhiệt). Đặc biệt trong quá trình hoạt động, máy photocopy phát ra tia UV có tác dụng biến đổi oxy trong không khí thành ozon.

Ngoài ra, sự sản sinh VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ ozon trong các khu vực photocopy. Vậy làm sao để giảm ô nhiễm ozon ở cơ sở photocopy nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và cả khách hàng?

Trong khi đi tìm câu trả lời, Thùy Hạnh tình cờ đọc được bài viết về cây hoàng tâm diệp (còn gọi là cây trầu bà - ảnh) có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính.

Cô liền đề xuất ý tưởng thử nghiên cứu về khả năng làm giảm thiểu nồng độ ozon ở khu vực photocopy và được tiến sĩ Tô Thị Hiền, giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - người hướng dẫn đề tài, động viên thực hiện.

Sau hàng loạt thí nghiệm, kết quả thu được thật thú vị: cây trầu bà giúp giảm thiểu ô nhiễm ozon rất tốt! Đề tài nghiên cứu này của Hạnh đã được trao giải ba Giải thưởng Eureka lần 12-2010. Một phần tiền trong giải thưởng được Thùy Hạnh dùng mua cây trầu bà tặng các cơ sở photocopy đã hỗ trợ mình trong quá trình thực hiện nghiên cứu!

TRUNG UYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nỗi lo thực phẩm chứa hormone tăng trưởng



Theo trả lời chính thức của ông Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, sữa có hormone sinh dục chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nỗi lo của người nội trợ đâu chỉ dừng ở sữa… bởi không ít người vẫn xem chất kích thích tăng trưởng như một “thần dược” trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt.

http://www.phunuonline.com.vn/2010/Picture/phamvu/8k77cn/noilo1.jpg
Trái cây cũng tiềm ẩn mối nguy chứa hormone tăng trưởng



Mối nguy từ bữa ăn
Mặc dù  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra nhiều văn bản nghiêm cấm việc sử dụng các  loại thuốc, hormone kích thích  có tác dụng giúp cây trồng, vật nuôi lớn nhanh một cách bất thường, nhưng theo PGS-TS Dương Thanh Liêm, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, một số chất kích thích tăng trưởng thuộc nhóm Beta Agonist (Ractopamine, Clenbuterol, Salbutamol) vẫn được lén lút sử dụng để trộn vào thức ăn gia súc. Lượng chất này tồn đọng trong thịt gia súc sẽ gây những nguy hại khôn lường cho người sử dụng.

Khi đặt câu hỏi: “Có hay không việc người sản xuất sử dụng chất kích thích tăng trưởng, giúp tôm, cá lớn nhanh hoặc có kích thước lớn hơn bình thường để thu hút khách hàng?”, một cán bộ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cho rằng: “Không loại trừ những nhà sản xuất lén lút pha trộn thêm để thuyết phục người nuôi thủy sản. Bởi đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu nào khẳng định những chất này có hại hay không đối với người sử dụng nên các cơ quan chức năng chưa chú ý. Cũng như thịt động vật, những chất kích thích tăng trưởng nếu có, chắc chắn sẽ có tồn dư trong cơ thể các loài thủy hải sản”.

Rau xanh, củ quả cũng không nằm ngoài “danh sách đen” sử dụng chất kích thích tăng trưởng. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Hiệu phó Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và GS Nguyễn Quang Thạch, Viện Công nghệ sinh học (ĐH Nông Nghiệp) cùng chung ý kiến: Những loại cây trồng thường được các nhà nông sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng nhất là rau xanh, rau ăn lá và một số loại cây ăn trái. GS Nguyễn Quang Thạch cho biết: “Hai loại chất kích thích được dùng phổ biến nhất trong trồng trọt thuộc nhóm Auxin và Giberellic. Đây là những chất nằm trong danh mục được phép sử dụng theo liều lượng nhất định, nhằm giúp cây tăng trưởng tốt, cho năng suất cao. Tuy nhiên, do tâm lý chạy theo lợi nhuận, không loại trừ những trường hợp lạm dụng các hóa chất này nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong gieo trồng”.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia ngành trồng trọt cũng tỏ thái độ lo ngại khả năng lén lút sử dụng hóa chất 2,4D trong trồng trọt. Đây là hóa chất vừa có tác dụng diệt cỏ, vừa  kích thích sự tăng trưởng của rau. Việc sử dụng hóa chất này rất khó kiểm soát và chỉ cần sử dụng với nồng độ rất thấp cũng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe.

Những kẻ phá sức khỏe?
Từ nhiều năm nay, các công trình nghiên cứu đều kết luận, những chất thuộc nhóm Beta Agonist như Clenbuterol và Salbutamol có tác dụng làm giãn phế quản, giãn cơ trơn cuống phổi, thường được dùng trong điều trị hen suyễn. Trong chăn nuôi, những chất này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, giúp gia súc tăng trọng rất nhanh, thịt nạc nhiều, mỡ rất ít. Nếu sử dụng những chất kích thích tăng trưởng này, một năm người nuôi có thể xuất chuồng đến bốn lứa heo thịt. Do tồn dư trong thịt, ngay cả khi nấu chín, các chất này cũng không bị mất đi. Ngoài ngộ độc cấp tính, các chất này sẽ làm rối loạn chức năng tim và phổi, khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng, phù nề, liệt cơ, run cơ…

Không chỉ vậy, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM còn cho biết thêm: “Đã có những công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng có cấu trúc giống estrogen một cách tùy tiện và quá liều, có thể sẽ dẫn đến sự kích thích hệ thống nội tiết, dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở những trẻ sử dụng thường xuyên những sản phẩm này”.

Từng khám và điều trị cho nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm, TS-BS Nguyễn Thị Hoàn - Trưởng khoa Nội tiết chuyển hóa di truyền (BV Nhi Trung ương) không giấu sự lo lắng: “Hiện tượng dậy thì sớm ngày càng phổ biến ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một yếu tố không thể bỏ qua là thực trạng báo động về nguồn thực phẩm. Các chất kích thích tăng trưởng đang bị lạm dụng và sử dụng một cách thiếu kiểm soát trong nông nghiệp rất có thể là một nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì giả, dậy thì sớm”.

PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng  cho rằng: “Các chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt sẽ tác động lên quá trình phân chia và gia tăng kích thước tế bào của các loại rau củ quả. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu sâu nào về những tác hại của lượng dư tồn các chất kích thích tăng trưởng trong trồng trọt đối với con người, nên tác hại đến đâu, tác hại như thế nào vẫn chưa được xác định”.

Hãy tự  bảo vệ mình!
Thật khó để phân biệt thực phẩm an toàn hay không an toàn bằng mắt thường. Quá trình kiểm tra, xét nghiệm để phát hiện việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng ở động thực vật hoặc thủy hải sản cũng không đơn giản và khá tốn kém. Thêm vào đó, dù đã có những quy định về việc sản xuất, nuôi trồng thực phẩm an toàn, nhưng việc kiểm tra vẫn chưa thật sự sát sao và cũng không có chế tài mạnh. Những đợt khảo sát, xét nghiệm thịt heo từ năm 2005 đến nay liên tục phát hiện những mẫu có chứa hàm lượng lớn các chất kích thích tăng trọng, nhưng chưa có trường hợp nào xử lý được do các mẫu thịt được lấy ngẫu nhiên từ chợ, không xác định được nguồn gốc.

Vì vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay là tự bảo vệ mình. Khuyến cáo chung của những người có trách nhiệm là nên chọn mua thực phẩm ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng. Với các loại rau củ, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng tư vấn: “Cần thận trọng trước những loại trái cây, củ quả… có kích thước to lớn, màu sắc khác thường, lớp vỏ ngoài no căng, bóng mượt, rau màu xanh đậm, lá to bất  thường. Rau củ quả có nhiều chất kích thích tăng trưởng thường rất nhanh hỏng, khó bảo quản”.

Chi cục Thú y TP.HCM cũng khuyến cáo: Không chọn thịt có màu đỏ khác thường, lớp mỡ mỏng, lớp nạc tiến sát da, bắp vai, bắp đùi có lượng thịt phát triển bất thường, có nhiều cục nạc u lên nhưng thớ thịt lại kém săn chắc do tích nhiều nước vì sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng.

Thảo Vân
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Nước mắt của khỉ...



Trong khi ở nhiều nơi, thiên nhiên bị tàn sát trên diện rộng…, thì có một nơi, rừng được bảo vệ quá tốt, đám gấu, khỉ sinh sôi đông đàn dài lũ đến mức chúng lại tràn về trêu ghẹo người, phá dỡ lều lán, ăn tiệt hoa màu của bà con.
Bà con đã giao hết súng săn tự chế và bẫy thú cho ngành kiểm lâm và công an tiêu hủy, bà con đã hiểu giết vượn, gấu, khỉ là vi phạm pháp luật…, vậy thì ai sẽ “xử tội” động vật rừng đang quay lại xâm hại con người đây? Sự việc ở 3 xã giáp biên huyện Trùng Khánh đang làm bà con và nhiều cơ quan hữu trách tỉnh Cao Bằng cũng như các tổ chức quốc tế thật sự lúng túng. Người buồn, khỉ cũng… khóc.

Thấy “mặt đỏ” là… bỏ chạy!

Trời biên cương lạnh giá, truyền hình Việt Nam liên tục thông báo nhiệt độ ở Trùng Khánh nằm trong vài nơi lạnh giá nhất nước ta, chỉ loanh quanh ở mức... gần O độ C. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít Trùng Khánh hiu hắt nép mình bên các đỉnh đá tai mèo xám ngoét, sông Quây Sơn chảy từ biên thùy thác Bản Giốc về đến đây chia làm đôi, bên sông Đực, bên sông Cái.
Giám đốc Nông Văn Tạo - người Tày - sù sụ áo bông ra tiếp khách. “Ôi chao, tôi nửa đời làm kiểm lâm ở xứ này, chưa bao giờ thấy bà con khổ sở vì đàn khỉ và đàn gấu ngựa, gấu chó như bây giờ. Gấu giật đổ lều, phá hết các gác chứa ngô, “tát” vỡ tan tành lu đựng nước hay bất cứ cái gì nó gặp của bà con, của tổ tuần rừng. Diện tích ngô, sắn, khoai bị đàn khỉ hàng trăm con ăn và phá hoại liên tục tăng. Bà con kiến nghị lên xã, lên khu bảo tồn, chúng tôi báo về Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Kiểm lâm, về Quỹ Bảo tồn động - thực vật hoang dã quốc tế (FFI) cả rồi, nhưng đến nay, vẫn chưa có biện pháp nào được thực thi hiệu quả” - ông Tạo nói.
Và ngày 14.1 vừa qua, ông Tạo đã mở đầu năm mới Tân Mão bằng một bản báo cáo chưa từng có, ông kể về niềm vui khu vực mình quản lý đã cực kỳ thành công, khiến thế giới phải sửng sốt, khi bảo tồn được loài vượn Cao Vít quý hiếm, cả thế giới chỉ có hơn 90 cá thể, chỉ duy nhất có ở khu bảo tồn Trùng Khánh và một ít ở các cánh rừng giáp biên nước bạn Trung Hoa. Vui hơn là nhiều loài động vật quý có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới đã tiếp tục “trở về” với quê hương Trùng Khánh, như: Gấu ngựa, sơn dương, cầy bay, hươu xạ, khỉ mặt đỏ... Vui một chốc, bản báo cáo chuyển ngay sang nỗi lo... chạy khỉ mặt đỏ, bọn khỉ này đẻ nhiều và hung hăng quá. Ông Tạo ký công văn gửi T.Ư và tỉnh, rằng:

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/0f3nmatcuaKhi.jpg
Các chiến sĩ kiểm lâm, biên phòng và tổ tuần rừng leo núi suốt 7 ngày với chúng tôi ở Trùng Khánh. Ảnh: D.H và FFI


Riêng năm 2010, có ít nhất 26.000m2 hoa màu của bà con bị khỉ và gấu tàn sát ở khắp các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Nặm của huyện Trùng Khánh - “làm thiệt hại kinh tế và gây nhiều bức xúc trong nhân dân đang sinh sống và canh tác ở trong khu vực”.
Đáng sửng sốt hơn là cái việc khỉ mặt đỏ và một số loài hoang thú dạn người đã phát triển quá nhanh so với diện tích rừng đang có, chúng tràn ra các xóm làng, nương rẫy, tấn công người và vật nuôi. Xin hãy tưởng tượng, với hàng chục đàn lóe chóe, hung dữ, nhe nanh khèng khẹc, mỗi đàn chừng 30-40 cá thể, khỉ mặt đỏ cứ thế đòi làm “cư dân” của các xã ven khu bảo tồn. Bà Đinh Thứ Thứ - ở Đông Si - kể, mỗi lần bà đi thả trâu, những con khỉ mốc to, có con mắt đỏ au, cứ nhe răng tấn công bà. Đặc biệt, lũ khỉ đực không sợ phụ nữ, nó cứ xốc tới trêu ghẹo, khiến phụ nữ ai ai cũng phải bỏ chạy.
Nam giới khỏe mạnh, có vũ khí gậy gộc, dao cuốc trong tay đuổi thì may ra chúng mới chạy. Khỉ mốc có cái lạ là nó thích tấn công trâu bò, khiến trâu bò không dám ăn cỏ chỗ đó nữa. Khi bị xóm làng dùng dụng cụ thô sơ đuổi thì lũ khỉ hú nhau, cả đàn lững thững đi vào rừng, một lúc sau chúng lại quay lại “nhơn nhơn trêu tức”.

Bế “Tôn Ngộ Không” vào rừng

Bà con trồng sắn, trồng khoai, trồng cái gì khỉ cũng ăn, cũng phá được. Có thứ chưa bao giờ khỉ phá, như măng tre, đỗ tương, nhưng thấy bà con bẻ măng, nhổ cây đỗ, nó cũng bắt chước nhổ từng ôm lớn, khệnh khạng đi vào rừng ngửi ngửi rồi hềnh hệch cười... và vứt bỏ. Anh Triệu Văn Ứng - Trưởng thôn Giốc Dùng và anh La Văn Lương - Bí thư Chi bộ thôn Pác Đông - thì cứ bi hài mãi cái việc mấy xóm náo loạn vì khỉ xông về cửa nhà dân “phục kích” suốt dăm bảy ngày giời ở cổng nhà ông Lực, bản Nà Tông. Một con khỉ nặng khoảng 15kg, mặt đỏ, các búi lông lờm xờm, mốc thếch về chạy khắp xóm, rồi leo lên cây xoan lớn ngồi bần thần hết ngày lại sang đêm. Tất cả bà con hoang mang, nhỡ nó đánh người thì sao?
Bọn khỉ cộc này bao giờ cũng là vô cùng độc ác. Bà con dùng gậy, dùng chó săn đuổi, dùng đá ném, lũ khỉ vẫn trâng trâng như thách thức mọi người. Nhiều người bảo giết khỉ già ấy mà thịt, nấu cao, nhiều người lại bảo nếu bắt nó là kiểm lâm và biên phòng sẽ “bắt tội” mình, thôi kệ nó. Kệ thì lại lo khỉ lớn tấn công người. Đợi lúc khỉ khát quá, xuống ao uống nước, bà con dùng gậy gộc dồn đuổi, bắt sống được con “con cháu Tôn Ngộ Không”. Khi cán bộ kiểm lâm và biên phòng vào thì “Tề thiên Đại thánh” vẫn chưa bị phạt đầu múc óc vắt chanh hay lột da nấu cao, thế là lãnh đạo xóm phải đèo nó bằng xe máy vào tít bìa rừng để thả, thế mà anh La Văn Lương còn bị nó cắn chảy máu tay.
Vài hôm sau, lại một bạn khỉ nhỏ bị tóm, xã lại lập biên bản, lại khiêng “Tôn Ngộ Không” lên núi thả. Bà con bức xúc vì xóm làng, hoa màu, sự bình an của mình bị gấu và khỉ đe dọa. Gấu lớn phá trong chốc lát là cả nương ngô ngút ngàn đổ rạp, mấy cái lều canh nương tan tành, may chưa có ai gặp “ông đen nhánh” ấy giữa đường...

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/nmat3.jpg
Một con vượn Cao Vít tuyệt đẹp (cả thế giới chỉ còn hơn 90 cá thể).



Đừng để người dân phải “tự xử”

Sau 7 ngày luồn rừng, leo núi kiệt sức, xuyên qua Khu bảo tồn Trùng Khánh, chúng tôi đã trở thành nhóm nhà báo đầu tiên ở Việt Nam quay phim, chụp ảnh được một trong những báu vật thiên nhiên của loài người: Vượn Cao Vít. Nhưng cũng chính lúc đó, những thợ săn khét tiếng nhất của núi rừng Ngọc Côn, Phong Nặm bày tỏ sự thất vọng của họ trước các vấn đề đặt ra của bài toán “mâu thuẫn bảo tồn” bấy lâu nay. Nếu tình trạng khỉ, gấu “xâm hại” cuộc sống, kinh tế của bà con hiện nay không được giải quyết sớm, thì các thành quả bảo tồn kia sẽ lập tức tan biến trong chốc lát. Chỉ vài tiếng súng săn, vài cái bẫy, vài vụ bắt giết động vật hay một vụ cháy rừng là... không còn gì để nói.
Bà con ở Trùng Khánh đã theo lời kêu gọi của chính quyền và các nhà làm bảo tồn để nhường đất và rừng cho các dự án. Bà con được vận động không nuôi dê, vì dê ăn trụi lá rừng; không đun bếp củi, vì chất đốt biến mỗi người dân thành một “lâm tặc”; thậm chí không hái cây thuốc, không dùng cọn (guồng đẩy) nước bằng gỗ, không dùng nhà sàn... Tức là bà con phải bỏ toàn những thứ “truyền thống ngàn đời” của mình vì quyền lợi của rừng và hoang thú. Thế mà bây giờ hoang thú quay lại làm hại đến bà con, nếu cơ quan chức năng không nỗ lực giải quyết rốt ráo, bà con sẽ nổi giận, đổ cái bức xúc của mình lên rừng và thú rừng thì sao?
Với diện tích 1.656ha, Khu bảo tồn Trùng Khánh quá nhỏ hẹp, đấy là chưa kể, bà con vẫn tiếp tục canh tác trong khu vực bảo vệ, mà chưa có chính sách tổ chức “dịch chuyển” hợp lý; hiện nay, đàn động vật hoang dã các loại đã phát triển ở “quy mô dân số” vượt xa mức độ mà diện tích kể trên có thể “nuôi dưỡng”. Vì thế, động vật khan khiếm nguồn thức ăn, tranh giành “lãnh địa”, “xâu xé” cả diện tích canh tác và bản làng sinh sống từ ngàn đời của con người - gây ra mâu thuẫn bảo tồn. Những việc cần làm ngay lúc này là: “Đền bù”, hỗ trợ chuyển khu vực sản xuất cho bà con để mở rộng diện tích khu bảo tồn; “đền bù” cho bà con các xã bị thiệt hại hoa màu do gấu, khỉ tàn phá; đồng thời tìm sinh kế cho bà con một cách thật sự hiệu quả để những người đã và đang hy sinh quyền lợi của mình vì mục đích bảo tồn không quay lưng lại với dự án...
Anh Ứng, anh Lương, anh Trường - những thợ săn khét tiếng đã từng hạ sát quá nhiều gấu, vượn, vọoc, khỉ... giờ đang hoạt động đắc lực trong tổ bảo vệ rừng - đều kể với tôi về những cái ngày thảm họa của gấu, khỉ và vượn. Người bên kia biên giới đi săn thú lớn bị chết rục trong rừng. Những người khác làm bẫy sập (làm cái chuồng gỗ lớn có lẫy), dùng mỡ nhử có bận tóm tới 10 con voọc quý. Rồi những ngày anh Ứng bắn lũ vượn Cao Vít mà cả thế giới mỏi mắt tìm kiếm kia đem về nấu giả cầy để ăn. Rồi cái thú bắn gấu lấy túi mật và lấy hai bàn tay, hai bàn chân để nấu cháo.
Họ kể về cái ngày chưa có khu bảo tồn thì vi phạm đó là dễ hiểu. Tôi thấm thía rằng rừng mênh mông, bảo vệ được rừng và muông thú hay không là do dân. Bây giờ mâu thuẫn bảo tồn lớn thế kia, nếu để bà con bức xúc, lòng dân buồn bực, kêu lên các cấp chỉ nhận được... im lặng, thì không khéo họ phá rừng giết thú: Lúc ấy ai sẽ lo?

Theo Đỗ Doãn Hoàng
Lao động
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tết ông Công ông Táo: thả cá, xả rác bừa bãi



TTO - Tập tục thả cá chép phóng sinh trong ngày tết ông Công, ông Táo vốn là một hành động đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây ở Hà Nội, hoạt động đó lại rất phản cảm bởi sự thiếu ý thức, trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều người dân.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=478457
Hồ Đống Đa vốn đã ô nhiễm, trong ngày tết ông Công, ông Táo lại càng thêm nhiều rác



Từ sáng sớm 26-1 (tức ngày 23 tháng chạp), những địa điểm đẹp, thuận  lợi cho hoạt động phóng sinh như hồ Giảng Võ, hồ Thành Công, hồ Đống Đa, hồ Tây, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long… đón nhận hàng ngàn con cá chép và lượng rác thải khổng lồ với đủ loại: túi nilông, xô, chậu  nhựa, tro vàng mã, ban thờ cũ….

Tại hồ Thành Công, nhiều du khách nước ngoài lắc đầu ngao ngán bởi những người đến thả cá chép phóng sinh không chỉ vứt túi nilông bừa bãi (mặc cho thùng rác nằm ngay cạnh bờ hồ) mà còn vứt cả xô nhựa, tro bụi ra giữa lòng hồ.

Trên cầu Chương Dương và cầu Long Biên, việc phóng sinh vô cùng tấp nập, nhộn nhịp. Người dân đi từ hai phía đầu cầu "vô tư" dựng xe thả cá, vứt cả túi tro, ban thờ xuống giữa sông mà không quan tâm tới sự nguy hiểm của những người trên tàu chở cát đang lưu thông dưới sông.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=478458



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=478459



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=478460



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=478461
Người dân thỏa sức thả cá, xả rác trên cầu Chương Dương và cầu Long Biên



http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=478462
Người dân còn vô tư vứt cả bàn thờ gỗ từ trên cầu xuống lòng sông



“Có một điều thật đáng buồn là không một ai có ý định mang túi nilông đi sau khi thả cá, họ buộc đầy thành cầu, xả cả túi tro xuống lòng sông. Phần lớn trong số họ đều là những người ăn mặc đẹp, lịch sự, đi xe máy, ôtô sang trọng, vậy mà cứ đến giữa cầu lại vứt túi tro, túi cá xuống sông” - ông Lương Thành Biên, năm nay đã 80 tuổi, nhà ở gần chân cầu Long Biên phàn nàn.

Còn phần lớn những người qua cầu thả cá, vứt tro cũ có lẽ đều có chung ý nghĩ như chị Hoàng Như Mai, nhà ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên: “Mình tiện thể đi qua sông Hồng phóng sinh cá chép luôn. Thấy mọi người thả cá xong buộc túi ở thành cầu, mình cũng buộc theo thôi”.

Tin, ảnh: NGUYỄN HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đà Nẵng: 1.000 bạn trẻ hưởng ứng "Tết xanh"



TTO - Ngày 28-1 tại TP Đà Nẵng, khoảng 1.000 bạn trẻ là học sinh, sinh viên, thành viên CLB môi trường, đoàn viên thanh niên trên địa bàn đã tham gia chiến dịch “Tết xanh”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=479039
Khoảng 500 học sinh Trường tiểu học Phan Phu Tiên cam kết không xả rác bừa bãi trong dịp tết



Các bạn trẻ hưởng ứng chiến dịch đã đi bộ tuần hành quanh các khu chợ lớn của thành phố để thu gom rác thải, tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng túi nilông và các loại bao bì khi mua sắm tết, không xả rác bừa bãi để giữ gìn mỹ quan đô thị. Đồng thời tập huấn kỹ năng sống xanh cho khoảng 500 học sinh Trường tiểu học Phan Phu Tiên, tổ chức ngày ăn chay vì môi trường tại chùa Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)...

Đến cuối ngày, các thành viên CLB môi trường trên địa bàn thành phố đã chung tay vẽ bức tranh dài 20m tuyên truyền bảo vệ môi trường trong dịp Tết Tân Mão và ký cam kết hưởng ứng các chiến dịch bảo vệ môi trường trên toàn cầu như: Giờ Trái đất, 350…

LÊ HẢI
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

THÁC CAM LY BỐC MÙI HÔI


  Danh thắng xếp hạng quốc gia thác Cam Ly đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng những ngày qua. “Chân dung” của thác giờ phần lớn trơ trọi đá, trong khi phần hẹp có nước thì lượng nước đổ xuống ít ỏi và ô nhiễm, mùi hôi thối phủ khắp, tỏa lên cả đường phố bên trên.

Từ đó, hồ hứng nước ngay dưới chân thác trở thành một bể tích tụ, chứa bọt ô nhiễm khổng lồ.


http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/012011/20/camly1.jpg

Thác Cam Ly sủi trắng bọt ô nhiễm - Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/012011/20/camly1.jpg

Khung cảnh tiêu điều ở đầu thác - Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

Theo ông Phạm Xuân Sinh - giám đốc khu du lịch thác Cam Ly (thuộc Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt), toàn bộ nguồn nước đổ về thác hiện đều là nước cống, nước thải đô thị từ khắp thành phố Đà Lạt. Trong khi đó, hồ Xuân Hương đang tập trung tích nước (suốt năm qua hồ này không có nước vì xây lại cầu Ông Đạo và nạo vét hồ) nên nước suối tự nhiên không thể chảy về thác Cam Ly.

Ông Sinh xác nhận, hiện hằng ngày vẫn tổ chức bán vé nếu du khách muốn vào tham quan thác. Sao không đóng cửa thác để khỏi ảnh hưởng đến hình ảnh chung của xứ du lịch Đà Lạt, đợi khi có nước suối tự nhiên về hãy khai thác du lịch, “bán hàng” xứng đáng cho du khách? Ông Sinh trả lời: “Đóng thác sẽ thành chuyện lớn và việc đó bản thân tôi không có thẩm quyền. Thắng cảnh quốc gia thì phải kinh doanh, chúng tôi phải... tận thu”. Ông Sinh nói khách vào khu du lịch thác Cam Ly không chỉ ngắm dòng nước đổ xuống thác mà còn đi dạo chơi xung quanh, ngắm cây cối, cưỡi ngựa...

Ông Sinh cũng cho biết, hiện Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt đang tiến hành cho xây một đập cao su ngay trên đầu thác để tích trữ nước cùng lúc xử lý mùi hôi tanh, trong tương lai sẽ xây dựng một hồ tích nước rộng 5ha về phía hạ lưu thác, từ đó dùng máy hút nước ngược lên phía đầu thác rồi đổ xuống để thác luôn có nước vào mùa khô.

Về đặc điểm tự nhiên, suối Cam Ly và thác Cam Ly là dòng suối lớn chính, vùng hạ lưu xương sống của đô thị Đà Lạt, mọi con suối hay cống rãnh... đều đổ về đây. Thác Cam Ly được xếp hạng di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia từ năm 1998. Hiện mỗi năm có 3 triệu lượt du khách đến Đà Lạt, trong đó có 150.000 lượt khách ghé thác Cam Ly.

Theo Tuổi trẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] ... ›Trang sau »Trang cuối