Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Đây không phải là chuyện nhỏ. “Sến” thuộc phạm trù thẩm mỹ, một trong 5 nội dung lớn (đức, trí, lao, thể, mỹ) thuộc trách nhiệm giáo dục thanh niên.
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200HoangPhuNgocPhan.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200HoangPhuNgocTuong.jpg
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc PhanHoàng Thiếu Phủ của Tuổi Trẻ Cười. Tên thật là Hoàng Ngọc Hợp. Là em trai nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Sến từ đâu tới?

Khoảng thập niên 1960, các rạp ciné ở Sài Gòn, Huế và các thành thị miền Nam thay nhau chiếu một bộ phim rất ăn khách: Anh em nhà Karamazốp, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Doxtôiepxki. Trong phim có cảnh một vũ nữ hộp đêm vừa múa vừa hát bài Mambo Italiano - y phục nghèo nàn, thân hình bốc lửa, tóc tai xõa xượi, gào thét và rên rỉ, quằn quại và khiêu khích... nói chung là quậy tới bến. Diễn viên đóng vai vũ nữ ấy là Maria Schell http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200MariaSchell.jpg trước đó chưa hề nổi tiếng nhưng nhờ màn múa đầy ấn tượng này, tên cô được quảng cáo ngang hàng với nam diễn viên Yul Brynner, tài tử thượng thặng của Hollywood. Phim chiếu loanh quanh các rạp, cả tháng chưa hết người xem. Lúc này bắt đầu xuất hiện những fan của Maria Schell.
Đạo diễn Lê Văn Duy
Thực ra nữ ngôi sao điện ảnh người Thụy Sĩ, gốc Áo Maria Schell này rất nổi tiếng. Maria Schell là ngôi sao điện ảnh quốc tế, sinh năm 1926 tên thật là Marghrette Schell-Noe đóng phim từ 1942 - 1985 với trên 30 bộ phim lớn. Maria Schell đã cộng tác với rất nhiều đạo diễn lừng danh thế giới từ các nước Anh, Pháp, Ý, Đức và Áo như Astruc và Chenal, Clément, Brooks, Daves, Cooper, Mann, Visconti, Chabrol, Guitry... trong đó có thể kể những bộ phim lớn nổi tiếng như Napoléon, Gervaise, Anh em nhà Karamazov, Con đường về hướng tây, Kẻ sát nhân thích âm nhạc, Trong lớp bụi mặt trời, Hồ sơ Odessa, Trưởng giả điên, Khách đến từ Sans-Souci... Maria Schell có người em trai rất nổi tiếng là diễn viên kiêm đạo diễn Maximiliam Schell, đoạt giải Oscar trong bộ phim Xử án ở Nuremberg, phim cũng đã chiếu ở Sài Gòn thập niên 1960. Như vậy việc chọn từ “sến” không hề xuất phát từ một diễn viên điện ảnh tầm thường mà là việc gọi trại tên từ một ngôi sao điện ảnh quốc tế Maria Schell theo giọng hài biếm. Còn vì sao lại chọn tên Maria? Dạo ấy các trường đại học Sài Gòn còn dạy tiếng Pháp nên giới báo chí Sài Gòn đã chọn cái tên Maria vốn là tên một cô gái Pháp rất phổ cập ở nước này.
Trẻ em đường phố tập tành nhún nhảy bài Mambo Italiano. Các cô gái đợt sóng mới lăng-xê kiểu tóc xõa xượi, mắt xanh Bel, phô trương thân hình... Trên sân khấu phòng trà mọc lên những ngôi sao ca nhạc gào thét, quằn quại như con thanh xà, bạch xà. Từ Mari Sến thoạt tiên được dùng như một biến âm của Maria Schell để chỉ dạng biến thái này trong sinh hoạt của giới trẻ. Dầu không giống Maria Schell cho lắm, nhưng các Sến cũng tạo được một sức hấp dẫn nhất định. Có bài thơ làm chứng như sau:

Em phải là người em Sến không
Sao môi em đỏ, ngực em phồng
Thân hình ngào ngạt mùi son phấn
Anh muốn gì em, em biết không?

Giáo sư, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạohttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200CaoXuanHao.jpg
"Theo tôi, gốc của từ "sến" phải bắt đầu từ chữ "sen" trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. Xuất phát của từ này ở miền Bắc, thời kỳ Pháp thuộc vào những năm 1930 - 1945; có thể xem là thời của Lý Toét và Xã Xệ, của văn chương Tự Lực Văn Đoàn. Từ "sen" đọc trại thành "sến" bởi sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị. Bàn riêng về chữ "sến" trong "nhạc sến", tôi nghĩ nghĩa gốc cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm".
Giáo sư Cao Xuân Hạo cho rằng từ sến xuất xứ ở từ con sen. Cách giải mã ấy có vẻ hợp từ nguyên (étymologic) nhưng không hợp thực tế. Thực tế là ở miền Nam, rất hiếm người dùng từ con sen để gọi các “ôsin”. Còn ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì sau 1954, các con sen, con nụ đã được giải phóng. Dầu trong sến có một phần chất sen nhưng xuất xứ của từ này rất sang: Sến đến Việt Nam từ Hollywood qua con đường nghệ thuật thứ bảy. Ai đó chế ra từ Mari Sến khá thông minh dí dỏm, hẳn từ trong tiềm thức đã có động cơ phản kháng tích cực, chống lại những thứ đua đòi, thời thượng, lai căng vọng ngoại và rẻ tiền. Âu cũng là bản năng gốc để bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo tồn văn hóa dân tộc. Trong ý nghĩa đó, từ Mari Sến ban đầu, không hề có mục đích miệt thị, đả kích những người đi ở đợ hoặc tầng lớp bình dân lao động.

Sến - bản chất và hiện tượng

Chỉ một thời gian ngắn, từ Mari Sến (hoặc ngắn gọn là sến) trở nên thông dụng để nói về người (cả nam lẫn nữ) về âm nhạc, phim ảnh, hội họa, thời trang... và cả ngôn ngữ văn học, cung cách ứng xử trong giao tiếp hằng ngày.

Hà Đình Nguyên:
"Nhạc sến": Ai nghe và vì sao gọi là sến?


Có lẽ trong đời bạn đã hơn một lần "bị" người khác bình phẩm: Sao mà "sến" quá đi! Khi bạn chỉ vừa mới hát một câu, thốt dăm ba tiếng hoặc ngay cả bộ đồ bạn đang mặc, bức tranh bạn vẽ, món quà bạn chọn... cũng có thể bị coi là "sến". "Sến" quả là muôn hình vạn trạng, nhưng nếu cắc cớ hỏi lại: "Sến" là gì ? thì e rằng người vừa bình phẩm cũng... ngắc ngứ vì không thể giải thích một cách thỏa đáng. Ở phạm vi chuyên đề này, chúng tôi chỉ xin lạm bàn về "nhạc sến" - một thực thể luôn hiện hữu trong dòng chảy âm nhạc mấy chục năm qua...

Tản mạn về nhạc sến

Chưa có một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại "sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...). Vậy thì "sến" là gì?

Theo ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen (trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra. Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ". "Sến" thường là những cô gái quê con nhà nghèo, ít học phải ra tỉnh ở đợ, vì vậy trình độ hiểu biết cũng không cao. Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến. Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam. Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những câu đại loại như: "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà tìm…" (Duyên kiếp - Lam Phương) hoặc: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng..." (Quen nhau trên đường về - Thăng Long). Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!

Hãy tạm bằng lòng "nhạc sến" là như vậy, nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200BacSon.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200Hoang_NguyenCaoCuPhuc.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200PhamDuy.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200TrinhCongSon.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200NguyenVanTy.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200DoanChuan.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200NguyenAnh9.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200PhamTheMy.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200TuLinhvaphunhan.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200ThangLong.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200PhamDinhChuong.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200TrucPhuong.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200PhamManhCuong.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200NgoThuyMien.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200NgocBich.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200LeUyenPhuong.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200LeTrongNguyen.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200LamPhuong.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200HoangThiTho.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200DoLe.jpg

"Tạm bằng lòng" như đã nói ở trên nhưng cũng còn có khá nhiều người "không bằng lòng chút nào" - họ là những người làm ra bài hát (nhạc sĩ) và những người hát (không cứ gì phải là ca sĩ). Nhạc sĩ sừng sộ: "Nhạc của tui được rộng rãi quần chúng hát. Lên non, xuống biển, len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẹp, sức "công phá" như... sóng thần! Thử hỏi "nhạc hàn lâm" đã có sức hấp dẫn như thế chưa? Mục đích của âm nhạc là tạo được sự đồng cảm ở mọi tâm hồn, nhạc của tui đã đạt được điều đó và còn... hơn thế nữa! Thế thì sao lại gọi là “nhạc sến” ?". Người hát thì cải chính: "Sến thế nào được. Đó là loại nhạc dễ nghe, dễ hát và nhất là hợp với tâm trạng (tùy thời điểm) của tôi. Thế là tôi thích, tôi hát hoài: "Tôi với nàng (cóc cóc cóc cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...”.

Xem ra, cuộc tranh luận về "nhạc sến" chưa chắc đã dừng lại ở đây !
Riêng về nhạc sến, Hà Đình Nguyên viết: “Không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 nhất là những bản có điệu boléro, rumba... đều bị coi là sến”.

Đây là một nhận thức sai lầm đáng sợ mà theo tôi chỉ có thể có ở một thiểu số cá biệt trong lớp bạn trẻ lớn lên sau 1975 - một dạng yếu kém giống như những thí sinh tú tài vừa qua khi làm bài thi đã viết những câu kinh dị như “hoàng thượng Thích Quảng Đức đã treo cổ tự tử”... (Bồ-tát Thích Quảng Đứchttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200botatThichQuangDuc.jpg tự thiêu ngày 11/6/1963 để phản đối đàn áp Phật giáo)
Những người này chưa hẳn đã mù nhạc, ngược lại có thể rất sành điệu trong một số loại hình biểu diễn nào đó. Do những bất túc, bất cập của nền giáo dục gia đình và xã hội, sự hiểu biết của họ về dòng chảy của lịch sử, văn hóa có nhiều chỗ bị lủng lỗ và đứt đoạn. Và tôi muốn dùng một ngữ điệu nghiêm khắc để chất vấn họ điều này: “Nếu những Văn Cao http://thivien.net/viewau...ID=StJDFgXxdnr8isa_N6EYeg , Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và rất nhiều nhạc sĩ tên tuổi của hai miền đất nước đã sáng tác trước 1975 đều sến cả - thì thử xem lại trong túi hành trang văn hóa hiện nay của các bạn có được cái gì đáng giá ? Chẳng lẽ cái “không sến” là mớ âm nhạc chôm chỉa, xào luộc từ băng đĩa, phim ảnh nhập lậu và buôn chui bán lậu trên hè phố ?”.

Một vài ý kiến có vẻ chuyên môn, cho rằng boléro là sến. Xin lưu ý rằng bản nhạc mà Maria Schell vô tình gây ra hiện tượng sến ở Việt Nam không phải boléro mà là điệu mambo-chachacha. Còn boléro mà như ca khúc Gái xuân (thơ Nguyễn Bính http://thivien.net/viewau...ID=RCNj-sNk__lhbIGhKuntfw - nhạc Từ Vũ) và hàng chục tác phẩm khác mà tôi có thể kể - thì chưa có một nhà phê bình âm nhạc nào dám bảo đó là sến. Thực ra muốn nhận diện loại nhạc sến không chỉ dựa vào giai điệu mà có thể dựa vào một trong 4 yếu tố: giai điệu, ca từ, phong cách biểu diễn và chất giọng của ca sĩ, và sau cùng là các fan của họ. Thường thì 4 yếu tố này kết hợp với nhau rất đồng bộ, khó gì mà không nhận ra? Ở đây, tôi cố tránh việc nêu tên những tác giả mà tôi cho là sến để khỏi chủ quan và xúc phạm cá nhân. Nếu cần, chỉ xin dẫn chứng một thí dụ - có một bản tân nhạc dùng trong tuồng cải lương, lời như sau: “Thôi hãy yêu đi, hãy yêu đi dù trai hay gái. Hãy yêu đi cho thắm đời hoa”... sến cùng mình!
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200TuVu.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200YVan.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200VanGiang.jpg

Nhạc sĩ Vinh Sửhttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200VinhSu.jpg
* Anh có… tự hào khi được "phong" là "Vua nhạc sến" không? Và theo anh "nhạc sến" là gì?

- Thú thật, cho đến bây giờ tôi cũng không biết ai đã "phong... vua" cho tôi, và "phong" từ bao giờ. Tự hào à? Biết nói thế nào nhỉ, nhưng rõ ràng chữ "vua" là... hơi bị hiếm! Đã là vua là... trên tất cả (cười). Còn về từ "sến", tôi không thể phân tích. Với tôi, không hề có “nhạc sến” mà chỉ có nhạc hay và nhạc dở mà thôi (đương nhiên nhạc hay mới có giá trị). Nếu từ "nhạc sến" là dùng để chỉ dòng nhạc dành cho giới bình dân thì tôi chịu lắm và tôi rất tự hào khi được rộng rãi quần chúng hát nhạc của mình.

* Nhưng nhạc của anh cũng phải "có cái gì đó" người ta mới "chỉ mặt, đặt tên" rằng… "sến" chứ?

- Trước 1975, giới làm nhạc rất dễ kiếm tiền. Tiền tác quyền một bản nhạc có khi mua được chiếc xe hơi, nhạc sĩ lại được "đặt hàng" tới tấp, do vậy mới nảy sinh ra loại "nhạc thị trường". Giai đoạn này tôi cũng có sáng tác các ca khúc như: Nhẫn cỏ cho em, Yêu người chung vách, Trả nhẫn kim cương... Có thể từ loại nhạc này mà người ta gọi là "nhạc sến" cũng nên. Sau 1975, "e" nhạc của tôi có tính chất dân gian, mang âm hưởng cổ nhạc (3 Nam, 6 Bắc), chẳng hạn các nhạc phẩm: Tình ngoại, Bằng lòng đi em, Để tóc nàng ngủ yên, Qua ngõ nhà em, Làm dâu xứ lạ, Nhành cây trứng cá... Cái đẹp của quê hương mình sao mình lại không ngợi ca, tôn vinh mà lại dè bỉu là... "sến" ! Tôi nghĩ trừ những người bày đặt "chảnh", còn thì bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều yêu mến dòng nhạc trữ tình quê hương.

* Và anh vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác nhạc bình dân đại chúng ?

- Tại sao không? Đó là "e" nhạc sở trường của tôi và tôi vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác đó cho đến bây giờ. Công chúng bình dân đón nhận nhạc của tôi một cách nhiệt tình thì tôi cũng phải có nhiệm vụ viết nhạc phục vụ giới bình dân. Tôi đã từng nói: "Bao giờ nước mình giàu, không còn người đạp xích lô, thợ hồ, ô sin... lúc đó tôi sẽ viết... nhạc sang" (cười). Mà nhạc của tôi cũng "phát triển" ra tận Hà Nội lận đó. Vừa rồi tôi ra ngoài đó, được anh em tiếp đón nhiệt tình lắm. À, còn chuyện này nữa, ca khúc Phượng Sài Gòn của tôi được Đài Truyền hình TP.HCM trả tác quyền đến... 9 triệu! Vậy thì hà cớ gì lại phải "chuyển tông" trong sáng tác.
Vinh Sử (người chết tên là “vua nhạc sến”) đã nói: “Bao giờ nước mình giàu, không còn người đạp xích lô, thợ hồ, ôsin lúc đó tôi sẽ viết nhạc... sang”. Ca sĩ Ngọc Sơn cũng phát biểu những điều đại loại như vậy. Ở đây, có đôi điều cần nhìn lại cho kỹ. Thứ nhất: Sến không hẳn là nghèo. Ngọc Sơn có cả ngôi biệt thự, mặt tiền có tượng phù điêu của mình. Các fan của sến cũng không nghèo. Có một bà giám đốc ngưỡng mộ sến cải lương đã bỏ hàng trăm cây vàng mua nhà tặng kép, lái xe hàng trăm cây số để dâng cho sến món cá kho tộ. Họ có nghèo không vậy?

Thứ hai (câu này dành riêng cho Vinh Sử): giả sử mọi người đều giàu lên cả rồi, có chắc “vua sến” làm được nhạc... “sang” không?

Họa sĩ Trịnh Cunghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200TrinhCung.jpg
"Trong tranh vẫn có "sến” chứ! Ví dụ như tranh của họa sĩ Lê Trung trước đây. Ông thường vẽ phụ nữ ngực tròn, mặc áo bà ba đội khăn hoặc nón rất Sài Gòn. Nói chung là bình dân. Nhưng chân dung các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, bà Tùng Long... của ông thì vẫn đầy cá tính. Nhiều người nhớ ! “Nhạc sến” thường tập trung vào điệu boléro. Theo tôi, ngoài tính mòn, đơn điệu, boléro có ưu điểm là rất thích hợp với giọng nam của các ca sĩ Sài Gòn. Các nhạc sĩ như Lam Phương, Hồ Đình Phương, Thanh Sơn... là những cái tên được biết đến từ “nhạc sến”. Nói không quá, “nhạc sến” rất đặc trưng cho đời sống thị dân”.
Sến không hẳn là quê. Cái quê trong thơ Chân quê http://thivien.net/viewpo...ID=ij6KVOw8Gx-x4Do3SXKIsQ của Nguyễn Bính hay trong tranh dân gian làng Hồ thì đâu có sến. Nhưng khi Lê Trung vẽ gái quê mà mông má, màu mè ngó dữ dằn hơn gái thành thị, trách chi chẳng bị họa sĩ Trịnh Cung chê sến.

Vậy xin ai đừng nhân danh người nghèo, người nhà quê và các tầng lớp lao động bình dân để làm vỏ bọc cho mình. Đừng có ảo tưởng rằng mình đang đi trên con đường nghệ thuật vì nhân dân và vì quê hương. Quần chúng văn hóa nghệ thuật không đơn giản chỉ là một đám đông.

Và nói cho cùng, sến là gì? Theo tôi, sến là biểu hiện những dạng thị hiếu thẩm mỹ dưới trung bình. Tiếng Pháp không có từ sến nhưng có từ tương đương: sous - culture (dưới văn hóa). Trong khi chờ đợi mặt bằng văn hóa và thị hiếu thẩm mỹ của đại bộ phận quần chúng được nâng cao thì trước mắt, các phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình) cần nghiêm túc và thận trọng hơn trong việc thẩm định và giới thiệu tác giả và tác phẩm. Công việc giáo dục thẩm mỹ phải nhằm làm cho các bạn trẻ biết nói không với cái sến.

Bởi vì làm văn hóa mà lầm thì hại đến muôn đời.

Hoàng Phủ Ngọc Phan
----------------------

Nhà thơ Đỗ Trung Quân http://thivien.net/viewau...ID=jIMGncncmwvYkoH9JvlV3w http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200DoTrungQuan.jpg Nhạc sĩ Vũ Hoàng http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200VuHoang.jpg

"Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng. Tôi, người viết xem chừng đề tài hấp dẫn nên cũng đề nghị thẳng thừng theo kiểu  "những nốt nhạc vui": "Mời bạn nói". Và tôi đã lắng nghe. Ra là thế ! Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...". Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao:  "thà như thế, thà rằng như thế...", "không yêu hết tình còn nghĩa...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến".

Vậy là rõ! Chỉ mới 2 thập niên thôi, [/b]Phượng hồng[/b] của Vũ Hoàng từng làm thổn thức bao nhiêu thế hệ nay đã trung niên. Hóa ra vụ "nhát gái" có vô khối người giống như gã nhà thơ họ Đỗ. Người bạn U60 của tôi gầm lên: "Nó dám nói thế à? Âm nhạc của tụi nó nghe tai này lọt qua tai kia, có ai nhớ nổi một câu không chứ?...". Tôi can rằng đừng nổi nóng, thế hệ khác nhau là tất yếu. Cũng nên lắng nghe ý kiến khác với mình chứ. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có buồn không? Tôi thì không, tôi cần nghe ý kiến của những 8X hôm nay.
-----------------

Dịch giả Nhật Chiêu: http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200NhatChieu.jpg
"Tôi nghĩ nhạc sến là một bộ phận cơ bản trong đời sống âm nhạc dành cho đối tượng thưởng thức bình dân, không thể thiếu. Không chỉ VN mà rất nhiều nước đều có loại hình giải trí dành riêng cho đối tượng đông đảo này. Trong rất nhiều "tình huống" cuộc sống, tình cờ "lạc vào" tôi lại thấy nhiều ca từ của nhạc sến rất có lý (!). Sự thật là chưa có ai buồn nghe nhạc sến mà chết cả nhưng đã có nhiều trường hợp thưởng thức "văn hóa" cao cấp lại tự tử ví dụ như trường hợp tác phẩm Những nỗi đau của chàng Goet-thơ của Gớt. Nói vui, theo tôi, nghe nhạc sến cũng như mặc áo chim cò, không hại ai".  
------------------

Đạo diễn Trần Ngọc Phong: http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200TranNgocPhong.jpg
"Tôi là người rất thích hát nhạc bình dân đại chúng (thực ra boléro cũng là một loại nhạc sang). Một nhóm bạn hữu ngồi nhậu bên vỉa hè, chuyền tay nhau ly rượu có cây đàn guitar, hát nhạc boléro thì thật là... tới bến! Đó là một dòng nhạc đầy tính tự sự, cám cảnh về thân phận, về cái nghèo và cả chuyện... thất tình! Theo tôi, không có bài hát nào là "sến" cả mà chỉ có cách thể hiện tâm trạng nếu nó "lâm ly, bi thiết" thì người ta cho là "sến". Thí dụ bài Đời tôi cô đơn, nếu được hát một cách nghiêm chỉnh thì rất dễ lay động hồn người nhưng nếu rên rỉ, èo uột thì... sến là cái chắc!".
----------------

Ca sĩ Hương Lan: http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200HuongLan.jpg
Âm nhạc có nhiều dòng khác nhau: nhạc dân ca, nhạc trữ tình..., nhưng không có dòng nhạc sến. Tôi không biết những người hay dùng từ sến để chê một bài nào đó, họ có hiểu "sến" là gì hay không; hay cái gì không thích thì đều cho là "sến". Cũng như từ "cải lương" vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại, nếu không nói là vô văn hóa. Nhưng đó là khán giả chê. Đáng buồn hơn, ngay cả người trong giới cũng nói như vậy. Các em dù có nổi tiếng đến đâu, hát nhạc sang thế nào thì cũng đừng nên coi thường các loại nhạc khác.
----------------

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200NgocSon.jpgCa sĩ  Ngọc Sơn:
Đáng ngạc nhiên là nhạc trẻ, nhạc pop hiện đại đôi khi cũng bị người nghe "liệt" vào hàng “sến” (vì họ không thích). “Sến” là hình thức áp đặt, và những người nói từ này thường hiểu “sến” là nhà quê, là nghèo; chẳng lẽ nhà quê hay nghèo là có tội, là bị chê? Có "quê" thì mới phân biệt được với "tỉnh" chứ! Mà tôi cũng coi mình và âm nhạc của mình là sến đấy, hay nếu ai có nói tôi sến, tôi càng thích; vì tôi luôn đứng về phía người dân lao động nghèo - họ cũng thường bị gọi là sến khi hay nghe loại nhạc tình cảm ướt át, và tôi luôn bảo vệ loại nhạc đó.
----------------

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200ThuHuyen.jpghttp://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200ThuyTrang.jpgCa sĩ Thùy Trang:
Người ta hay dùng từ "sến" khi nói đến những ca khúc trữ tình ủy mị. Nhưng lời của nhiều bài nhạc trẻ bây giờ nghe còn... (nếu được nói) sến hơn dòng nhạc tôi đang hát. Nhiều người vẫn cho rằng nhạc trẻ mang tính thị trường, nhưng thực tế chỉ tồn tại một thời gian nào đó; còn nhạc quê hương, trữ tình, mà bị gọi là sến, thì vẫn sống mãi đó thôi. Âm nhạc như một món ăn tinh thần, mà 9 người 10 ý, làm sao chiều hết được! Cho đến giờ này, tôi vẫn rất tự tin khi hát loại nhạc mà tôi đã chọn.
----------------

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/200QuangDung.jpgCa sĩ Quang Dũng:
Tôi không hề phân biệt sang - sến, quan trọng là ca sĩ hát như thế nào để lay động được cảm xúc của người nghe. Có những bài bị cho là sến nhưng tôi vẫn chọn để hát lại (như bài Thành phố mưa bay của ca sĩ Tuấn Vũ), theo cách của mình, và vẫn được đón nhận. Mà nhạc bị quy vào sến vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả suốt mấy chục năm nay. Chị Hương Lan là một thần tượng của tôi, và tôi thường nghe những bài nhạc quê hương trữ tình của chị.
----------------


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300PhamDuy.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300TrinhCongSon.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300LeUyenPhuong.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300ThuyKhue.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300TrinhCung.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300ThangLong.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300NgoThuyMien.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300DoLe.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300DoanChuan.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300DoTrungQuan.jpg
http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/300HoangPhuNgocPhan.jpg
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đêm sông Hồng

Về nguồn gốc xuất xứ từ “sến”  sau khi đọc bài đăng của Điệp luyến Hoa mình rất thích thú . Với tư cách là người thưởng thức âm nhạc mình tham gia thảo luận và có quan niệm nhạc “sến “ theo cách hiểu sau : Trên thực tế có rất nhiều giai điệu buồn nhưng người nghe ( cảm nhận ) không cho là “sến” ví dụ bài Xa Rồi Mùa Đông ( Nguyễn Nam ) hay Đêm Đông ( Nguyễn văn Thương ) … Tôi đồng ý với những nhận xét :Nhạc “sến “ không phải là những loại nhạc “rẻ tiền” hay “bình dân”. Theo quan niệm của tôi những bài nhạc buồn không có nghĩa là nhạc “sến” mà “sến” chỉ là một cách ÁM CHỈ âm hưởng của những bài nhạc có xu hướng thiên về những ÂM HƯỞNG chịu ảnh hưởng bởi dòng nhạc Cải lương  ví dụ Chuyến Xe Lam Chiều ( Vinh Sử ) … hay một số bài hát của Ngọc Sơn những năm 80 , 90 .. . Việc phân định những bản nhạc được cho là “sến” cũng không rõ rệt vì  ảnh hưởng của các dòng nhạc lẫn nhau vào ý thức chủ quan của tác giả .Trên thực tế có những nhận thức “ tự nhiên thoải mái” dễ đập nhập các bài nhạc theo ngôn ngữ cảm tính gọi những bài nhạc buồn chung vào với nhau thành dòng nhạc “sến”. Càng không nên quan niệm nhạc “sến” lẫn lộn với những bản nhạc buồn không chịu ảnh hưởng bởi phong cách , âm hưởng theo dòng nhạc cải lương có từ  trước ( tiền chiến) như của Phạm Duy … và cùng thời ( những năm 60,70 ,80 ) như nhạc Trịnh Công Sơn ...  Như vậy , ý kiến của tôi về quan niệm “sến” trong âm nhạc là :  “sến” là phong cách những bài nhạc buồn mang ÂM HƯỞNG có xu hướng chịu ảnh hưởng thiên về dòng nhạc cải lương , có trào lưu và có đỉnh cao song song trong một thời kỳ cùng với dòng nhạc Cải lương xuất hiện ở Miền nam Việt nam thịnh hành vào những thập niên 60 ,70 , 80 , sang cả những năm 90 và được coi như một  mode trong âm nhạc .
Mấy ý kiến thảo luận vui của riêng tôi cùng các bạn . Cảm ơn Điệp Luyến Hoa về một chủ đề thật ý nghĩa . Chúc các bạn vui .  Đêm sông Hồng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoàng Phủ Ngọc Phan đã viết:
Và nói cho cùng, sến là gì? Theo tôi, sến là biểu hiện những dạng thị hiếu thẩm mỹ dưới trung bình. Tiếng Pháp không có từ sến nhưng có từ tương đương: sous - culture (dưới văn hóa).

Theo như phân tích của HPNP thì chính những thanh niên cá tính mạnh mẽ, đầy bản lĩnh ngày nay cứ mở mồm ra là nói người này "sến", người kia "sến"... mới chính là những kẻ "sến" thực sự...
Bạn bè thân nhau đôi khi chỉ đùa nhau một câu "sến"... nhưng thực sự cũng không hiểu ý nghĩa tả thực của nó, nói cho có vẻ "chảnh" chút cho vui thôi.
Nhưng những người không phải bạn bè nhau mà vác nhau ra chê "sến" này nọ thì thật là hồ đồ.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Chú Điệp tìm được nhiều ý kiến luận về " sến" hay thật! :D.Tỉ có biết cái này: "Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten".", chính xác là " Mari sến- phông ten" ! Một thời ở miền nam nhiều người hay có cách đầy vẻ miệt thị ấy đối với các cô giúp việc nhà, gánh nước thuê!
Đọc đến cái đoạn trích dẫn này: "Thế là tôi thích, tôi hát hoài: "Tôi với nàng (cóc cóc cóc cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...”." tỉ không nín được cười!:D.Có một thực tế hiển nhiên là nhiều người vẫn gọi các bài hát viết theo điệu boléro là nhạc sến nhưng mà họ vẫn khoái hát và hát đầy say mê đó thôi! Và dù có bị cho là " sến" nhưng dòng nhạc đó vẫn trường tồn cùng năm tháng, được nhiều người trong xã hội yêu thích thì cái danh xưng đầy miệt thị ấy xem ra chẳng thấm tháp gì, nhỉ?:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Sến là một từ... thế nào nhỉ? Nó giống như muôn từ khác, như kiểu "xì trum", như kiểu "chuối" như kiểu "bựa", như kiểu rất nhiều từ mà giờ em không nhớ. Đôi khi chỉ dùng trong một văn cảnh nào đó mới biết được 50% nghĩa thực sự của nó. Nếu những bài nhạc đó gọi là "sến" thì có khi chúng ta toàn người sến mất :P Nhưng đôi khi cũng phải sử dụng từ này cho "một số thứ", mà "một số thứ" ở đây là gì em cũng không biết luôn! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hình như em chưa đọc hết bài ở trên của Hoàng Phủ Ngọc Phan
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Em đọc từ khi nó ở trong phần bài viết cơ lão à! :P Em cũng có gọi một số bài hát là nhạc "sến", nhưng có lẽ, nó chỉ sến theo suy nghĩ của em. Buồn cười nhất là cái đoạn của Đỗ Trung Quân, em cũng thấy mấy cái tay 8x, 9x đó sến chứ nhất định "Phượng Hồng" không sến! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lucson52

Xin chào diễn đàn!
Tôi là thành viên mới. Rất vui mừng vì tìm được diễn đàn này. Mảnh đất mà tôi hằng mong ước. Để bày tỏ các vấn đề liên quan đến thơ nhạc...
Từ lâu tôi cũng rất quan tâm đến "sến". Các bài anh ĐLH trích dẫn tôi đều đã đọc. Còn 1 số ý kiến nữa mà anh ĐLH chưa đưa vào(không biết tôi có đọc sót không?).
Đó là ý kiến của 1 tác giả cho rằng "sến" phải hội đủ 3 yếu tố: ca từ-giai điệu-người hát. Hay nói rộng hơn "sến phải có nội dung-hình thức-người thể hiện. Tức phải có ý-có tứ-có người.
Vậy điều mà tôi muốn bàn ở đây là BẢN CHẤT-NGUỒN GỐC- CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI, BIẾN TƯỚNG HIỆN NAY-TÁC HẠI CỦA SẾN-BÁC BỎ CÁC LẬP LUẬN BIỆN HỘ CHO SẾN.
  VỀ BẢN CHẤT: cần khẳng định rằng sến là nổi buồn của quá khứ và hiện tại, than than thân trách phận, bế tắc ở hiện tại và tương lai. Phần này tôi không cần dẫn chứng vì đã nói quá nhiều.
  VỀ NGUỒN GỐC: xin được nói rõ là nguồn gốc của bản chất chứ không phải nguồn gốc của từ sến.
Trở lại thời xa xưa, trong quá trình mở mang bờ cõi của nước ta về phía nam. Có 4 hình thức khẩn điền. Đó là binh lính khẩn điền, sơn phòng khẩn điền, tội phạm khẩn điền và tư nhân khẩn điền.
Đối với những người này phải xa lìa quê hương, họ rất buồn vì nhớ nhà, nhớ quê:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ cũng mong đổi đời. Nhưng phận nghèo vẫn nghèo. Cho nên nên họ than thân trách phận:
Rồi mùa tốc rạ rơm khô
Phận nghèo đi ở xứ mô cũng nghèo.
Nghèo thì sao? Nghèo thì tình duyên trắc trở, dang dở. Tôi cứ nhớ hoài vua dĩa nhựa Minh Cảnh hát cuối câu 1 trong 1 bài vọng cổ là..."tại cha mẹ anh nghèo nên tình duyên san sẻ..."
Nhớ nhà, tủi thân, lỡ duyên như vậy thử hỏi có buồn không? Đầu óc đâu nghĩ tới tương lai. Vậy nên tương lai trước mắt thấy mịt mù, vô định:
Khi tôi sinh ra mang được 2 tiếng con nhà nghèo…tương lai đi xa tôi mến nghèo-nghèo thương tôi.
  VẬY CHÚNG TA CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH RẰNG NGUỒN GỐC CỦA SẾN BẮT ĐẦU TỪ NỔI BUỒN THA HƯƠNG CẦU THỰC ĐẾN THAN THÂN TRÁCH PHẬN NGHÈO HÈN ĐẾN KHỔ ĐAU VÌ TÌNH DUYÊN DANG DỞ CUỐI CÙNG LÀ TƯƠNG LAI MÙ MỊT, VÔ ĐỊNH.
  VỀ HÌNH THỨCCHUYỂN TẢI(phần này xin miễn dẫn chứng ví đã được đề cập nhiều). Ban đầu là thơ ca, cao dao, hát ru. Kế đến là cổ nhạc. Khi tân nhạc vào VN thì cũng nhanh chóng đưa sến vào. Rồi tân cổ giao duyên ra đời. Sến lại càng được mùa. Để rồi bây giờ sến được chuyển tải bởi 1 hình thức khác, khoác lên mình chiếc áo mỹ miều là NHẠC TRẺ!!!???
Thưa diễn đàn!
Tôi xin tạm dừng lại ở đây. Nếu được diễn đàn khuyến khích thì tôi sẽ cố gằng viết tiếp phần còn lại.
Xin chào diễn đàn.
lucson52.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em không nghĩ nhạc trẻ là nhạc sến. Nhạc sến nhiều bài, có bài hay, có bài dở, co bài nghe ảo não thảm hại nhưng cũng có nhiều bài, ừm, chắc nên dùng từ nghệ thuật. Đó là em nói theo cách hiểu chung chung về "nhạc sến". CÒn nhạc trẻ, em không biết cái phạm vi những bài nhạc nào được gọi là nhạc trẻ. Bởi vì nó mênh mông quá. Em thì chỉ thích gọi dòng nhạc Việt Nam hiện nay bằng 2 cái tên: Nhạc nghệ thuật và nhạc tào lao.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khung trường tử đinh hương

lucson52 đã viết:
Xin chào diễn đàn!
Tôi là thành viên mới. Rất vui mừng vì tìm được diễn đàn này. Mảnh đất mà tôi hằng mong ước. Để bày tỏ các vấn đề liên quan đến thơ nhạc...
Từ lâu tôi cũng rất quan tâm đến "sến". Các bài anh ĐLH trích dẫn tôi đều đã đọc. Còn 1 số ý kiến nữa mà anh ĐLH chưa đưa vào(không biết tôi có đọc sót không?).
Đó là ý kiến của 1 tác giả cho rằng "sến" phải hội đủ 3 yếu tố: ca từ-giai điệu-người hát. Hay nói rộng hơn "sến phải có nội dung-hình thức-người thể hiện. Tức phải có ý-có tứ-có người.
Vậy điều mà tôi muốn bàn ở đây là BẢN CHẤT-NGUỒN GỐC- CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI, BIẾN TƯỚNG HIỆN NAY-TÁC HẠI CỦA SẾN-BÁC BỎ CÁC LẬP LUẬN BIỆN HỘ CHO SẾN.
  VỀ BẢN CHẤT: cần khẳng định rằng sến là nổi buồn của quá khứ và hiện tại, than than thân trách phận, bế tắc ở hiện tại và tương lai. Phần này tôi không cần dẫn chứng vì đã nói quá nhiều.
  VỀ NGUỒN GỐC: xin được nói rõ là nguồn gốc của bản chất chứ không phải nguồn gốc của từ sến.
Trở lại thời xa xưa, trong quá trình mở mang bờ cõi của nước ta về phía nam. Có 4 hình thức khẩn điền. Đó là binh lính khẩn điền, sơn phòng khẩn điền, tội phạm khẩn điền và tư nhân khẩn điền.
Đối với những người này phải xa lìa quê hương, họ rất buồn vì nhớ nhà, nhớ quê:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ cũng mong đổi đời. Nhưng phận nghèo vẫn nghèo. Cho nên nên họ than thân trách phận:
Rồi mùa tốc rạ rơm khô
Phận nghèo đi ở xứ mô cũng nghèo.
Nghèo thì sao? Nghèo thì tình duyên trắc trở, dang dở. Tôi cứ nhớ hoài vua dĩa nhựa Minh Cảnh hát cuối câu 1 trong 1 bài vọng cổ là..."tại cha mẹ anh nghèo nên tình duyên san sẻ..."
Nhớ nhà, tủi thân, lỡ duyên như vậy thử hỏi có buồn không? Đầu óc đâu nghĩ tới tương lai. Vậy nên tương lai trước mắt thấy mịt mù, vô định:
Khi tôi sinh ra mang được 2 tiếng con nhà nghèo…tương lai đi xa tôi mến nghèo-nghèo thương tôi.
  VẬY CHÚNG TA CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH RẰNG NGUỒN GỐC CỦA SẾN BẮT ĐẦU TỪ NỔI BUỒN THA HƯƠNG CẦU THỰC ĐẾN THAN THÂN TRÁCH PHẬN NGHÈO HÈN ĐẾN KHỔ ĐAU VÌ TÌNH DUYÊN DANG DỞ CUỐI CÙNG LÀ TƯƠNG LAI MÙ MỊT, VÔ ĐỊNH.
  VỀ HÌNH THỨCCHUYỂN TẢI(phần này xin miễn dẫn chứng ví đã được đề cập nhiều). Ban đầu là thơ ca, cao dao, hát ru. Kế đến là cổ nhạc. Khi tân nhạc vào VN thì cũng nhanh chóng đưa sến vào. Rồi tân cổ giao duyên ra đời. Sến lại càng được mùa. Để rồi bây giờ sến được chuyển tải bởi 1 hình thức khác, khoác lên mình chiếc áo mỹ miều là NHẠC TRẺ!!!???
Thưa diễn đàn!
Tôi xin tạm dừng lại ở đây. Nếu được diễn đàn khuyến khích thì tôi sẽ cố gằng viết tiếp phần còn lại.
Xin chào diễn đàn.
lucson52.
Chào anh Lucson52!
Anh cho phép em đóng góp một vài ý kiến của riêng mình nhé!
Thưa anh, anh có thể phân tích về bản chất, nguồn gốc, v..v…của "sến", vậy thì anh có thể rút ra một chuẩn mực cho một bài hát, một bài thơ như thế nào là sến không ạh? Em thì nghĩ, từ sến mà anh phân tích chỉ là cái ý nghĩa ban đầu của nó, còn hiện tại, ý nghĩa của nó đã khác đi rất nhiều. Các tác phẩm bây giờ, cái nào không hợp ý và hấp dẫn thì khán giả, tự họ cũng sẵn sàng dùng từ sến để đánh giá nó (em nghe rất nhiều người dùng từ đó). Hơn nữa, tuy tất cả chúng ta sống chung trong một thế giới, hít thở chung một bầu không khí, nhưng em nghĩ, trong mỗi con người chúng ta đều có một một thế giới nội tâm của riêng mình. Thế giới ấy với mỗi người là hoàn toàn khác nhau, và mọi cảm nhận của nó, do đó, cũng không thể giống nhau về mọi mặt. Chính vì vậy, khi cảm nhận về một tác phẩm, cái nhìn của em khác với cái nhìn của anh, khác với mọi người xung quanh (em không kể đến yếu tố thị hiếu chung và trình độ văn hoá nhé, vì nó chắc chắn có ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm của mỗi cá nhân). Điều hạnh phúc nhất của em là được làm chính bản thân mình, được cảm nhận, được yêu, được thích mà chẳng ngại mọi điều đàm tiếu. Em thấy như vậy thích hơn là mình "phải nói lời nói của số đông". Em chỉ thấy, khi em vui, lúc em buồn, bài hát đang nghe có thể làm em xúc động, trong khi đối với anh, có thể bài hát đó hoàn toàn là "sến". Em suy nghĩ đơn giản vậy đấy! (có thể do trình độ học vấn của em có hạn, không thể nghĩ xa hơn được ^__^).
Em thích những bài hát có ca từ giản dị, trong sáng. Và nói thật lòng là em không thích những tác phẩm mang tính "hàn lâm" (theo bình phẩm của một số người nổi tiếng), mà thích những bài hát đơn giản nhưng đi vào lòng người. Những bài hát ấy, cho dù là sến hay không nó cũng đã đi vào cuộc sống và đem đến niềm vui bên tách trà, chén rượu của mọi người, không giống như những tác phẩm "hàn lâm" kia, mãi mãi chỉ lấp lánh trong tủ kính và chỉ phục vụ cho một nhóm tượng mà thôi (ra khỏi tủ kính e rằng nó sẽ nhiễm bụi trần mất, hihi ^__^). Nó cũng giống một số model thời trang vậy, rất đẹp và...chỉ để ngắm.
Cuối cùng, theo em, vấn đề này sẽ còn phải tốn không ít giấy mực. Và, xin phép cho em được góp thêm mấy dòng vớ vẩn này (viết bằng bàn phím ạh, không phải giấy với mực ^__^) vào cuộc tranh luận hấp dẫn ấy nhé!
Này cô bé !
Em muốn làm tung tăng mây trắng ,
Hay muốn làm một vạt nắng xa xôi ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối