Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 06/06/2007 10:44
“Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư”.
Những dòng ấy là của Trịnh Công Sơn viết về Văn Cao, người nghệ sĩ tài ba của Việt Nam, “người viết tình ca số một”, “người đẻ ra thể loại hùng ca và trường ca Việt Nam” (Phạm Duy), “một viên ngọc trên bức khảm văn hoá - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam” (Đặng Thai Mai), đã qua đời cách đây 11 năm vào một ngày hạ tuần tháng Bảy, nhưng âm ba những tác phẩm của ông thì sẽ còn lại vĩnh viễn với đất Việt, người Việt!
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh năm 1923 tại Hải Phòng trong một gia đình viên chức nghèo. Cha mất sớm, Văn Cao sống với mẹ và anh ruột tại một khu lao động nghèo cạnh bờ sông Hải Phòng, và trưởng thành trong cảnh đói khổ, thiếu thốn. Về đường học vấn, ông chỉ học đến năm thứ 2 bậc Thành Chung thì gia cảnh sa sút, phải bỏ học, lang thang mưu sinh nhiều nghề. Trong những năm tháng ấy, Văn Cao có dịp tự học thêm về âm nhạc và ca khúc đầu tay của ông, Buồn tàn thu, đã ra đời năm 1939 khi tác giả mới 16 tuổi, đúng vào lúc nền Tân nhạc Việt Nam mới thôi thai.
Từ đầu thập niên 40, chuyển lên Hà Nội lập nghiệp, bắt đầu nhận vẽ tranh quảng cáo và sáng tác nhạc trong một căn gác nhỏ, ọp ẹp (số 45 Nguyễn Thượng Hiền hiện nay), nhìn sang phố Khâm Thiên và chứng kiến bao cảnh đời khốn khổ, tài năng thiên phú của Văn Cao nở rộ trên phương diện âm nhạc. Hàng loạt bản nhạc tình của ông ra đời, toàn bích và sang trọng cả về ca từ và nhạc điệu, như Thiên thai (1941), Bến xuân (1942), Cung đàn xưa (1942), Suối mơ (1943), Trương Chi (1943)... đã đưa Văn Cao lên địa vị nhạc sĩ xưng tụng tình yêu bậc nhất của nền Tân nhạc Việt Nam thời ấy.
Ngoài âm nhạc, Văn Cao còn theo học hội hoạ 2 năm trên tư cách một bàng thính viên tự do tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội) từ năm 1942; tranh của ông được các hoạ sĩ cùng lứa như Lương Xuân Nhị, Tô Ngọc Vân, Tạ Tỵ, Nguyễn Đỗ Cung đánh giá cao, đặc biệt là bức hoạ lập thể Cuộc khiêu vũ những người tự tử, một trong ba bức sơn dầu rất lạ được báo giới đặc biệt khen ngợi và được treo ở chỗ tốt nhất tại phòng tranh của kỳ triển lãm Salon Unique năm 1943, do Nhà Khai trí Tiến Đức tổ chức. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Thái Bá Tân, trong bài “Văn Cao - người đi tìm cái đẹp”, đã nhận định: “Nếu âm nhạc và thơ là một bản thể tươi tốt của anh, thì hội hoạ là một tri thức sâu sắc. Cách nhìn thế giới của anh nghiêng về hội hoạ. Là bởi phép viễn cận của các thời đại hội hoạ, là tiềm thức sâu kín của phối cảnh xã hội, nơi Văn Cao tỏ ra những nhạy bén về xúc cảm, và tinh tường trong quan sát.”
Bên cạnh hội hoạ, Văn Cao còn viết truyện ngắn, phóng sự và kịch; ông cũng là một nhà thơ với những cách tân trong thi ca, với những thi phẩm mang âm hưởng lạ và có phần mới hơn Thơ Mới như Đêm mưa, Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, Ai về Kinh Bắc, Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc... Tài năng thiên bẩm của Văn Cao trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật đã khiến nhà thơ Thanh Thảo, một trong ba người được tác giả uỷ thác biên tập và lựa chọn các thi phẩm để in trong tập Lá (năm 1988), phải thốt lên: “Trong một Văn Cao có quá nhiều Văn Cao: Văn Cao thơ, Văn Cao hoạ, Văn Cao hiệp sĩ, Văn Cao Quốc ca, Văn Cao rượu đế... Một Văn Cao đa tài, đa nguyên, đa nạn... Một Văn Cao lặng lẽ như chén rượu mỗi sớm, lặng lẽ như những dòng chữ lít nhít trong sổ tay, lặng lẽ như Thơ...”
*
Cuộc đời của Văn Cao - cũng như của đa số các văn nghệ sĩ Việt Nam thời ấy - đã có một bước mặt lớn trong thập niên 40 thế kỷ trước. Thuộc lớp thanh niên ái quốc đầu thế kỷ XX, Văn Cao đã dấn thân chống Pháp và tham gia Mặt trận Việt Minh hoạt động bí mật ở nội thành từ năm 1943-44. Thời gian này, ông đã soạn Tiến quân ca (cuối năm 1944), mở đầu và tiêu biểu cho dòng “nhạc hùng” với những ca khúc nổi tiếng như Chiến sĩ Việt Nam (1945), Bắc Sơn (1945), Thăng Long hành khúc ca, Trường ca Sông Lô (1947), Tiến về Hà Nội (1951)... Một số ca khúc đượm tình quê hương, dân tộc của Văn Cao trong thời kỳ này cũng rất đáng kể, như Làng tôi (1947), Ngày mùa (1948)...
Sau mốc 1954, Văn Cao ở lại Hà Nội và, vì những cống hiến trong cuộc kháng chiến, ông nghiễm nhiên có được địa vị một công thần của nền văn nghệ miền Bắc. Trước đó 2 năm, ông còn được sang thăm Liên Xô trên tư cách thành viên một phái đoàn văn hoá Bắc Việt Nam, rồi được gặp Shostakovich, nhạc sĩ số một của nước Nga thời đó. Tuy nhiên, thời gian ấy, khi nhà độc tài Stalin còn ngự trị tại điện Kremlin, dường như Văn Cao đã không tìm thấy được ở Liên bang Xô-viết một hình mẫu tự do và dân chủ trong đời sống văn nghệ, như ông hằng mường tượng. Trở về nước đúng vào thời kỳ cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố địa chủ đang ở đỉnh cao, con người nghệ sĩ của Văn Cao càng phản cảm trước những biểu hiện bất công và phi dân chủ trong xã hội đương thời.
Với tâm tình như thế, dễ hiểu là cùng rất nhiều bạn hữu văn nghệ, Văn Cao đã tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm năm 1956, với hi vọng có một một tương quan dân chủ hơn, bình đẳng hơn giữa giới sáng tác và chính quyền, tránh được sự chỉ đạo xơ cứng, huỷ diệt sáng tạo và cá tính văn nghệ sĩ. Trong Giai phẩm mùa xuân 1956 ra mắt tháng Giêng năm 1956 và lập tức bị tịch thu, Văn Cao đã có mặt, cạnh những tên tuổi Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Sỹ Ngọc, Tô Vũ, Trần Dần, Tử Phác, với thi phẩm Anh có nghe thấy không?, kêu gọi vào một cuộc đấu tranh mới với những kẻ nham hiểm, thâm độc trong xã hội, mà ông gọi bằng cái tên “những người không phải của chúng ta”, để con người thật của mỗi thành viên xã hội có dịp bộc lộ:
Bao giờ nghe được bản tình caĐầu tháng 10-1956, trong số Giai phẩm mùa thu tập II, Văn Cao lại có Những ngày báo hiệu mùa xuân, trích từ trường ca Những người trên cửa biển viết về Hải Phòng, được in trong tập thơ chung của “bộ tứ” Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt, được Nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành năm 1956. Đánh giá về trường ca ấy, nhà thơ Hoàng Cầm nhận xét: “Có những câu đầy khí thế, rất Văn Cao, ứ đọng những tư tưởng mới, những cách nhìn mới về xã hội, về con người...” Phải chăng, Hoàng Cầm muốn nhắc đến những câu thơ đậm tính chính luận và khí phách của “con người xã hội” trong nhạc sĩ?
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngày ngang nhiên sống
(...) Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cánh cửa sổ
Mở tung các cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những con người thật của chúng ta.
Trong những ngày khó khăn chồng chất.Tâm cảm hào sảng đó, của một nghệ sĩ yêu tự do, muốn đột phá và vươn lên trong đời sống xã hội, cá nhân và nghệ thuật, càng được bộc lộ rõ trong bài viết “Mấy ý nghĩ về thơ”, được Văn Cao chấp bút sau đó gần năm và được đăng trên Tạp chí Văn nghệ: “Người làm thơ biết thành lập cho mình một cá tính trong suy nghĩ, trong tình cảm, trong cảm giác những điều mới lạ bao nhiêu là làm phong phú thêm cho người đọc về mặt tư tưởng, cảm xúc hay cảm giác. [...] Người ta yêu những người cố mở đường mà thất bại, yêu những người biết thất bại mà dám mở đường [...] Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Có người dao động và sợ hãi quay lưng lại. Có người vụng về mà làm nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường. Hôm nay, con đường lớn nhất của chúng ta là mở cho tất cả những giấc mơ, những khát vọng thuộc về sự sáng tạo của con người tự do phát triển bay đi xe mật về ổ. Mở cho những giấc mơ, những khát vọng tự do phát triển bao nhiêu là tập trung tất cả giấc mơ và khát vọng của con người làm thành mũi nhọn kéo lê đi phía sau cái thực tế chậm chạp”.
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con rồng đất khi đỏ khi xanh
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước.
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu tay chân dìm chết một con người
Đất nước đang lên da lên thịt
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng.
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hy vọng.
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người
chúng nó ở bên ta, trong ta lén lút
Đào rỗng từng kho tiền gạo thuốc men
Tôi đã thấy từng mặt từng tên sâu chuỗi
Tôi sẽ vạch từng tên từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường đi trái đất quanh mặt trời...
Có lúcẤn tượng bị xua đuổi, đè nén một cách phi lý, không thể biện giải, còn theo Văn Cao đến cuối đời, như ông ghi lại trong bài thơ Ba biến khúc tuổi 65:
một mình một dạo giữa rừng đêm không sợ hổ
có lúc
ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
có lúc
nước mắt không thể chảy ra ngoài được.
Tại sao tôi chạy?Con người quá lãng mạn, quá lý tưởng và quá trong trắng ấy, đã từng dạt dào cảm xúc sau biến cố 1975 với viễn cảnh đất nước thống nhất khi sáng tác ca khúc Mùa xuân đầu tiên (1976) mang âm hưởng khải huyền, có lẽ không ngờ được rằng cũng phải chờ 20 năm sau, bài hát ấy mới được dàn dựng và phát sóng. Đầu thập niên 80, trong cảnh bệnh tật và túng quẫn triền miên, cơm nhiều khi phải lo từng bữa, tác giả bài Quốc ca còn phải chịu đựng một cực hình là “cuộc vận động sáng tác Quốc ca mới”, với 17 bài nhạc lọt vào vòng sơ khảo, được ấn hành và được phát thanh liên tục trên làn sóng điện. Sau đây là chân dung Văn Cao trong những ngày ấy, ở căn nhà nhỏ số 108 Yết Kiêu, Hà Nội, một địa chỉ đã đi vào huyền thoại, dưới sự khắc hoạ của Trịnh Công Sơn: “Anh Văn ngồi. Ngồi ở sạp gỗ cũ kỹ như đã ngồi hàng trăm năm. Ngồi tóc bạc phơ, râu cũng bạc phơ. Chỗ ngồi đã mòn. Lưng dựa đã mòn. Ngồi như thế có ích gì, anh Văn... Cho đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái không khí ảm đạm, cô đơn của những mùa thu đông ở Hà Nội, với hình ảnh một Văn Cao ngồi một mình với cốc rượu trước mặt ngày này qua ngày khác. Anh ngồi đó mà như một sự vắng mặt trước cuộc sống. Ngồi hơn hai mươi năm như một cái bóng. Ly rượu cũng biến thành cái bóng. Cái bóng của hai người. Người và ly-rượu-người. Thân thiết và chia sẻ cùng nhau những nỗi đời riêng, hiu quạnh, không còn ai khác có thể san sẻ giùm.”
tôi không hiểu tôi
cả phố đuổi theo tôi
xe cộ đuổi theo tôi
tôi chạy bạt mạng
gần hết đời
tới chỗ chỉ còn gục xuống
tỉnh dậy mồ hôi chảy
tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội
tôi rơi vào mạng nhện
mạng nhện cuốn lấy tôi
không còn cách gì gỡ được
tôi như con sâu tằm
cuộc đời cứ như thế
muốn phá cái mạng nhện
tôi không đủ tay