Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Hoàng Đăng Vịnh

E nghe mọi ng nói về "sến" nhưng rút cuộc t vẫn ko hỉu gì hết
[CENTER]Điều mà tôi đáng sợ nhất là mỗi buổi sáng thức giấc không biết mình phải làm gì.

[/center]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Dạ Ý Nhi

Theo cháu thì tại sao mọi người cứ phải suy nghĩ phức tạp như thế nhỉ? Cháu nghĩ là "sến" đơn thuần cũng chỉ là một tính từ chỉ những "thứ" không được hợp thời hay có chút gì đó gọi là "quái dị". Những người thích các "thứ" ấy thì sẽ ko cho là "sến", còn những người ko thích chúng thì có quyền chê bằng từ "sến". Nói chung nó cũng phải tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi người thôi! ^^! :D
[Cháu là thành viên mới, chỉ mún đóng góp tí ý kiến theo những gì mình nghĩ thui nên có gì cháu nói không đúng thì mong các cô các bác thông củm cho cháu nhé!!! ^_<]
Cuộc sống không phải là giấc mơ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Nói chung có rất nhiều khái niệm, từ ngữ ko thể giải thích bằng ngôn ngữ hay đưa ra một chuẩn mực chung đc. Lấy vd như từ "văn hoá". "Văn hoá" là cái gì? Nó như thế nào? CHuẩn mực của nó là gì? Theo mình đc biết thì trên thế giới có hàng trăm cách giải thích về từ này, cách nào cũng có những chỗ không chính xác, và chẳng cách nào chịu cách nào!

Từ "sến" cũng vậy thôi.

Nhưng dù sao mình cũng không thích dùng từ này để miệt thị. Một bài hát, bài thơ, đoạn văn... là tấm lòng và cảm xúc chân thật nhất, lắng đọng nhất của tác giả. Cho dù hay hay dở, thì cũng chỉ nên nhận xét nhẹ nhàng, kiểu như "ý chưa mới", "không truyền cảm", "chưa đột phá", "chưa có phong cách"..., chứ dùng từ "sến" sẽ làm cho tác giả rất buồn, và mình thì cũng để lai ấn tượng không hay ho gì trong mắt mọi người xung quanh, vì có hiểu "sến" là gì đâu mà chê bai này nọ!

Ai nói gì thì nói, cái dòng nhạc đc gọi là "sến" (nhạc trước 1975) mình rất hâm mộ.

@Dạ Ý Nhi: Ah ha, tìm mãi trên diễn đàn mới có một người cùng tuổi. Avatar bạn dễ thương wá hà (nịnh tí ^^) Chúng mình làm quen nhé :)
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chei KC

Em xin lỗi, dài quá, em không đọc được:D. Theo em thơ thì phải "sến", sến thì mới gấy được xúc động, mới làm người ta nhớ lâu, đấy là điều mà nghệ thuật muốn làm. Tuy nhiên, vì học khối A nên thơ của em không quá sến, mà là "sên sến".
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Hôm nay, ngồi đọc lại chuyên mục này, thấy rằng chỉ có một từ "sến" thôi mà mọi người phát biểu rất chi là đa dạng. Lão tổng hợp lại đây những phát biểu của cả những nhân vật bậc thày trong làng VH và của cả những thành viên diễn đàn. Không biết rồi mai mốt lại có những phát biểu mới làm cho phong phú thêm:

1. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan: "sến" là biểu hiện những dạng thị hiếu thẩm mỹ dưới trung bình.

2. Nhà ngôn ngữ Cao Xuân Hạo: "sến" ứng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị.  

3. Nhà báo Hà Đình Nguyên: "nhạc sến" loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!

4. Nhạc sĩ Vinh Sử: Nếu từ "nhạc sến" là dùng để chỉ dòng nhạc dành cho giới bình dân thì tôi chịu lắm và tôi rất tự hào khi được rộng rãi quần chúng hát nhạc của mình.
"Bao giờ nước mình giàu, không còn người đạp xích lô, thợ hồ, ôsin lúc đó tôi sẽ viết nhạc... sang”

5. Họa sĩ Trịnh Cung: Nói không quá, “nhạc sến” rất đặc trưng cho đời sống thị dân"

6. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhạc sĩ Vũ Hoàng bị chê "sến": "Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng. Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...". Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc.
=> "sến" là "nhát gái"

7. Dịch giả Nhật Chiêu: Nói vui, theo tôi, nghe nhạc sến cũng như mặc áo chim cò, không hại ai".

8. Đạo diễn Trần Ngọc Phong: "nếu rên rỉ, èo uột thì... sến là cái chắc!"

9. Ca sĩ Hương Lan: Âm nhạc có nhiều dòng khác nhau: nhạc dân ca, nhạc trữ tình..., nhưng không có dòng nhạc sến.

10. Ca sĩ  Ngọc Sơn: những người nói từ này thường hiểu “sến” là nhà quê, là nghèo. Mà tôi cũng coi mình và âm nhạc của mình là sến đấy, hay nếu ai có nói tôi sến, tôi càng thích; vì tôi luôn đứng về phía người dân lao động nghèo.
=> "nghèo, quê" là "sến"

11. Đêm sông Hồng: "sến” trong âm nhạc là phong cách những bài nhạc buồn mang âm hưởng, có xu hướng chịu ảnh hưởng thiên về dòng nhạc cải lương, có trào lưu và có đỉnh cao song song trong một thời kỳ cùng với dòng nhạc cải lương xuất hiện ở miền Nam Việt nam thịnh hành vào những thập niên 60, 70, 80, sang cả những năm 90 và được coi như một mode trong âm nhạc.

12. Nguyệt Thu: Có một thực tế hiển nhiên là nhiều người vẫn gọi các bài hát viết theo điệu boléro là nhạc sến nhưng mà họ vẫn khoái hát và hát đầy say mê đó thôi! Và dù có bị cho là "sến" nhưng dòng nhạc đó vẫn trường tồn cùng năm tháng, được nhiều người trong xã hội yêu thích thì cái danh xưng đầy miệt thị ấy xem ra chẳng thấm tháp gì, nhỉ?

13. Cammy: "sến" là một từ... thế nào nhỉ? Nó giống như muôn từ khác, như kiểu "xì-trum", như kiểu "chuối" như kiểu "bựa", như kiểu rất nhiều từ mà giờ em không nhớ. Đôi khi chỉ dùng trong một văn cảnh nào đó mới biết được 50% nghĩa thực sự của nó.

14. Lucson52: Đó là ý kiến của 1 tác giả cho rằng "sến" phải hội đủ 3 yếu tố: ca từ - giai điệu - người hát. Hay nói rộng hơn "sến phải có nội dung - hình thức - người thể hiện. Tức phải có ý - có tứ - có người.
- VẬY CHÚNG TA CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH RẰNG NGUỒN GỐC CỦA SẾN BẮT ĐẦU TỪ NỔI BUỒN THA HƯƠNG CẦU THỰC ĐẾN THAN THÂN TRÁCH PHẬN NGHÈO HÈN ĐẾN KHỔ ĐAU VÌ TÌNH DUYÊN DANG DỞ CUỐI CÙNG LÀ TƯƠNG LAI MÙ MỊT, VÔ ĐỊNH.
- VỀ HÌNH THỨCCHUYỂN TẢI(phần này xin miễn dẫn chứng vì đã được đề cập nhiều). Ban đầu là thơ ca, cao dao, hát ru. Kế đến là cổ nhạc. Khi tân nhạc vào VN thì cũng nhanh chóng đưa sến vào. Rồi tân cổ giao duyên ra đời. Sến lại càng được mùa. Để rồi bây giờ sến được chuyển tải bởi 1 hình thức khác, khoác lên mình chiếc áo mỹ miều là NHẠC TRẺ!!!???

15. Khung trường tử đinh hương: người ta bây giờ cho rằng cái gì người ta không thích là "sến", không có một định nghĩa chính xác như thế nào là "sến"

16. Dạ Ý Nhi: "sến" đơn thuần cũng chỉ là một tính từ chỉ những "thứ" không được hợp thời hay có chút gì đó gọi là "quái dị".

17. Diệp Y Như: "nhạc sến" là nhạc trước 1975 (ai nói gì thì nói, cái dòng nhạc được gọi là "sến" (nhạc trước 1975) mình rất hâm mộ).

18. Chei KC: "sến" là làm người ta xúc động (theo em thơ thì phải "sến", sến thì mới gây được xúc động, mới làm người ta nhớ lâu, đấy là điều mà nghệ thuật muốn làm)

19. PVCT bị chê "sến": xưng "tui" là "sến": Hôm trước lão vào blog của PVCT, thấy có một entry, ở đó PVCT xưng "tui". Có một cô bé nào đó vào đọc rồi comment thế này: "lại còn xưng "tui" nữa, "sến" bà nội!"


Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Thật ra tớ cũng chẳng hiểu "Sến" là gì? cũng có đọc chút ít về nguồn gốc của từ "Sến", nhưng càng đọc lại càng chẳng hiểu "Sến" là gì?
Có những từ xưa được dùng mà nay cũng vẫn dùng nhưng nguyên nghĩa đã khác, thậm trí trái ngược hẳn với ngày xưa. Và đương nhiên những nhà nghiên cứu nói dùng sai từ để thể hiện nghĩa, nhưng những nhà nghiên cứu lại thuộc số ít, mà mặc nhiên số đông lại vẫn quen dùng sai như thế và cho là đúng. Mà từ-ngữ thì phục vụ cho số đông mọi người hiểu, vậy nên chắc chắn có một lúc nào đó người ta sẽ sửa lại nghĩa của từ trong tự điển cho đúng với nghĩa mà mọi người vẫn dùng, quen dùng. Âu cũng là qui luật phát triển phong phú của ngôn từ.

"Sến" hiện nay theo tớ hiểu mang nghĩa chỉ một cái gì đó ẻo lả, ướt át, yếu đuối, ai hoài với hàm ý chê bai.
Về "Nhạc Sến" tớ cũng không hiểu sao gọi là nhạc sến, nhưng hẳn là mang hàm ý chê bai. Vì nếu do gia điệu hay ca từ thì cũng rất nhiều bài của các nhạc sĩ nổi tiếng còn sến hơn cả sến mà có bị gọi là "Sến" đâu.

Còn loại "Nhạc sến" (như mọi người thường gọi) Tớ khoái nghe vì nó có hồn, có tình, có nhiều thứ để đọng lại, mỗi bài hát như một câu chuyện, một cuốn phim, nó gợi đến nhiều những hình ảnh đẹp của kỷ niệm của dĩ vãng... Mặc cho mọi người nói nó nhạt như nước ốc, chẳng chí khí, ca từ và giai điệu nhàm chán nghèo nàn... Nhưng chắc chắn vẫn hơn đứt thứ nhạc trẻ (những bài vô hồn vô nghĩa, nghe xong trôi tuột) lai đa chủng loại.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Theo cách tớ hiểu và cách tớ vẫn dùng từ "sến" này, thì sến có nghĩa là uỷ mị, buồn, ướt át.
Con người ta đôi lúc cũng cần buồn.
Đôi khi không mạnh mẽ nổi, rơi vào trạng thái uỷ mị. Nên bị bạn bè bảo "Sến quá, thôi đi!"... Tớ nghĩ cũng giống như từ "cải lương" một thời, dùng để nói khi mình thể hiện tình cảm uỷ mị và ướt át ấy.
Hì, tớ cũng hay sến, những lúc đó thì thích nghe nhạc sến (nhạc vàng) và đọc thơ sến :D. Ngoài những lúc sến ra, tớ không sến :D. Những khi không sến, tớ hay nghe nhạc đỏ, nhạc xanh :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]