Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mẹ vừa bước vào nhà với một người thanh niên trạc tuổi tôi. Anh ta đen đúa, nhỏ bé, quần áo lấm lem cát. Có lẽ là một người thồ xe cát cho căn nhà đang xây bên cạnh.

- Cháu cứ xem lại cầu chì cho cô. Chú bảo là không cháy nhưng cháu cứ xem lại cho cô cho chắc chắn. Cô nghe rõ nổ ở đây mà.

Người thanh niên mở hộp điện trong bếp, nhìn vào. Bố từ trên nhà đi xuống, tay cầm cái bay xây:

- Nhìn cái gì đấy? – bố nói – Đã bảo không cháy là không cháy mà. Nó nhảy cái áp-tô-mát ngoài cột điện kia kìa. Nhìn nhìn cái gì? Đi ra đi.

Người thanh niên nhìn mẹ tôi. Mẹ tôi khẽ gật đầu. Anh ta đi ra; mẹ cũng đi theo anh ta ra ngoài.

Bố lại gần hộp điện, sập lại rồi ra hiên trước. Tôi lại đang nghe tiếng nước xối xả và một âm thanh khác nữa… Phập… phập…Tiếng cái bay xây xới phầm phập vào gốc cây đậu ván.

Bố có một mơ ước. Mơ ước này tôi nghe thường xuyên trong những bữa cơm tối lúc tôi còn nhỏ, khi bố còn làm ở công ty điện lực Hà Nội. Mà không, tôi đã nghe nó từ trước đó, suốt những năm tôi còn nằm cũi và bố mới ở chiến trường miền Nam về. Sau gần một năm nằm dưỡng thương ở chiến trường Nam Lào toàn rừng khộp và nắng, bố hành quân ghép với các đơn vị khác vào đến Đà Lạt; lần đầu tiên bố nhìn thấy những đồi thông xanh và những thung lũng đầy hoa. Bố bảo khi nào để dành được nhiều tiền, bố sẽ vào Đà Lạt mua một miếng đất, xây một cái nhà nhỏ và làm trang trại trồng rau xanh. Khí hậu Đà Lạt tốt, bệnh xoang và khớp bắt nguồn từ những năm nằm rừng của bố có thể không cần chữa cũng sẽ tự khỏi.

Hơn 20 năm qua, lúc nào bố cũng chỉ có một mơ ước như thế. Bây giờ, cái ước mơ ấy dồn cả vào gốc đậu ván bố trồng ở hiên sau. Cây đậu ván leo từ tầng một lên sân thượng; hoa đậu ván nở suốt mùa đông, tím ngắt cả ba tầng nhà. Hôm tôi mới về, bố cầm rổ cho tôi và Tu Ti nhặt những quả đậu ván già trên sân thượng để luộc. Bố lại nói bố muốn có một trang trại trong miền Nam – không cần Đà Lạt vì đất Đà Lạt bây giờ đắt quá, chỉ cần chỗ nào đó ở đồng bằng sông Cửu Long, rẻ thôi, miễn là ấm áp. Chỉ cần vào đó trồng trọt thì tự khắc bệnh xoang, rồi bệnh khớp, rồi bệnh tiền đình sẽ khỏi hẳn. Có thể bố sẽ lại nghe được.

- Bố ạ, con tốt nghiệp đi làm bên đó, con sẽ để dành tiền cho bố mua đất trong Nam.

- Cô Hương cho con vào với ông nữa nhá. Con thích ở với ông cơ.

- Ừ, cô cho con vào ở với ông. Con giúp ông nhặt đậu ván nhé.

- Giờ chỉ có trồng trọt thì sẽ khoẻ ra thôi con ạ. Chứ cứ sống thế này, đi ra đi vào toàn là tường nhà, không khí thì ô nhiễm, thức ăn thì hoá chất, làm gì chả bệnh. Tập thể dục cũng chả ăn thua. Bố cũng cố rồi đấy chứ, nhưng mà không ăn thua.

- Cô Hương ơi, ông bảo là cây đậu ván này là em. Nó mới một tuổi thôi, con bốn tuổi rồi.

- Thế thì con phải tốt với em nhé.

- Cái cây đậu ván này này… bố trồng từ mùa xuân năm ngoái. Gớm, lúc đầu bé bằng cái tăm, quặt quẹo, tưởng là chết rồi, thế mà giờ bằng này rồi đấy. Hồi đầu mùa đông, nó ra hoa kín cả sân này… tím ngắt… đẹp lắm… Trồng cái cây tự tay mình thích lắm con ạ. Cái gì tự tay mình làm, mình chăm nó, mình thấy nó lớn lên dần dần cũng thích. Thế nó mới phấn khởi; tinh thần nó thoải mái con ạ.

Tôi biết chứ. Giống như chương trình học của tôi bây giờ. Triết học. Kiến thức không có hình thù, không đem ra đếm được nhưng mà tôi đang lớn lên, lớn lên ở bên trong; điều ấy tôi biết rõ, tôi cảm nhận rõ. Hôm nay chưa thấy thành quả của nó nhưng còn ngày mai, ngày kia…

- Con sẽ mua đất cho bố làm trang trại trong Nam.

- Bỏ ra lúc đầu khoảng 300 triệu là được. Bố sẽ làm trang trại rồi trả lại tiền cho con.

Ba trăm triệu. Gần 20 ngàn đô. Em trai tôi và anh trai tôi đều đang chơi chứng khoán, có thừa gấp năm lần, mười lần như thế.

- Gớm – anh trai tôi nói –  bố thì vẫn cứ mơ mộng bao nhiêu năm nay chứ làm làm sao được? Sống ở đây mấy chục năm có quan hệ với ai đâu, vào đấy rồi ai chăm, ốm đau thì sao? Ở đây suốt ngày có mẹ cơm nước mà còn ốm lên ốm xuống.

***

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Điện thoại đang đổ chuông.

- Này, thế nhà ở đâu thế nhỉ? Nhà gì mà khó tìm thế em?

Tôi nói cho người thợ điện địa chỉ nhà. Tôi bảo anh ta cứ đến đầu ngõ lớn bên ngoài, mẹ tôi đang đứng đó chờ.

Bố từ ngoài hiên đi vào, tay cầm cái kéo lớn bố vẫn dùng tỉa những nhánh đậu ván. Bố đến gần cây đào lớn anh trai tôi được nhân viên biếu hôm trước tết. Cây đào phai nhiều nụ rất đẹp nhưng đã không nở được đúng mấy ngày tết vì trời xuống đến bảy, tám độ. Anh tôi tưới nước nóng, hơ gốc suốt ngày mùng một cũng không ăn thua. Đến hôm nay, trời ấm lên, những cánh hoa đột nhiên bung ra rực rỡ, rụng đầy quanh gốc.

- Hết tết rồi – bố nói – chặt vứt đi cho đỡ rác nhà.

Bố lấy kéo cẩn thận cắt từng cành nhỏ ở phía bên ngoài trước, vừa cắt vừa nói:

- Thôi, hoá kiếp cho mày, kiếp sau có làm cây thì lên rừng mà sống.

Những cánh đào phai rụng lả tả xuống nền đá hoa màu trắng. Tôi đi lại gần, gỡ những quả cầu nhung đỏ và những tấm thiệp phúc – lộc – thọ khỏi những cành cây.

Điện thoại lại vừa đổ chuông. Anh trai tôi đang nói:

- Hỏi bố xem bố có biết ai làm to to bên điện Phả Lại không thì cho tao địa chỉ.

- Bố đang bận rồi.

- Bố thì có việc gì mà bận? Viết ra giấy hỏi bố xem. Tao đang có vụ cổ phiếu của bọn này.

Tôi đang viết lên giấy: “Bố có biết ai ở điện Phả Lại không? Cổ phiếu cho anh Đức”. Bố đọc rồi xua tay:

- Không biết, không biết. Nó suốt ngày tiền với nong. Trẻ không tha, già không thương.

Tôi nói với anh trai tôi:

- Bố bảo không biết.

- Bố ngại nhờ người ta chứ gì? Mày bảo bố là tao làm được vụ này sẽ cho bố tiền mua đất trong Nam. Nhanh lên, tao còn phải trả lời khách là có mối hay không.

Những nhánh cây nhỏ đã cắt xong; chỉ còn lại thân chính. Bố đang đứng choãi hai chân, giữ lưng thẳng, rồi từ từ cúi người xuống, định nhấc chậu cây lên. Tôi chạm vào vai bố, ra hiệu cho bố đứng lùi lại. Tôi kéo chậu cây to lết trên nền nhà về phía cửa ra hiên trước.

- Ừ ừ đúng rồi, kéo thế cho đỡ nặng – bố nói và đi theo tôi ra cửa.

Tôi ra hiệu cho bố chờ tôi rồi quay lại

điện thoại:

- Em hỏi rồi. Bố bảo bố không biết ai cả.

- Chả được tích sự gì. Thôi, để tối về tao

nói chuyện.

Cái chậu cây chắn gần hết cửa ra hiên trước. Bố bước ra ngoài, lấy cái chậu nhựa đã cũ lại gần. Bố lấy cái bay xây dưới gốc cây đậu ván cẩn thận xúc từng bay đất từ chậu hoa đào bỏ vào chậu nhựa. Khi chậu đầy, tôi bê chậu đất ụp xuống gốc đậu ván. Bố vào bếp kiếm được một cái túi nylon lớn. Tôi nhấc cái gốc đào còn trơ rễ, đặt vào trong túi nylon. Bố buộc miệng túi lại cho tôi bê ra ngoài chỗ đổ rác dưới chân cột điện.

Tôi đi ra đống rác dưới chân cột điện ngoài ngõ. Mẹ tôi đang đứng đó, vừa chờ người thợ điện vừa nói chuyện với mấy người bán rau và bán gà. Giọng mẹ thanh thanh, rủ rỉ; giọng người bán gà cũng thủ thỉ. Mẹ nói:

- Tết nhất giờ có ăn mấy đâu, cứ nấu nướng bày biện ra đấy rồi có ăn đâu, cho vào tủ lạnh rồi lại đổ đi, mà không nấu thì lại áy náy.

- Vầng, ngày tết thì cứ phải có món lọ món kia ló mới ra ngày tết bà ạ.

- Thế chị đi thế này thì ai ở nhà trông

các cháu?

- Dạ, các cháu ở với bà ngoại; nhà em đang ở nhà cấy đợt lày nên cũng có người.

- Trời này mà lội ruộng thì khiếp lắm nhỉ. Hôm nay còn đỡ rồi chứ mấy hôm trước

rét quá.

- Vầng, nhà quê thì thế, chả được sướng như các bác ở thành phố.

- Tôi ngày xưa cũng ở nông thôn chứ đâu. Lúc nhỏ cũng chăn trâu lội ruộng phát bờ phát bụi suốt.

- À thế ạ? Vầng, thế thì bà biết, khổ lắm chứ chả được sướng như ở thành phố.

- Ôi, cũng chả sung sướng gì đâu. Tôi trông thằng cháu thấy còn vất hơn đi cấy. Nghỉ hưu tưởng được nhàn hạ mà còn vất hơn đi làm.

- Vầng.

Tôi vào nhà. Bố đang gom những cành đào nhỏ trên sàn nhà thành một bó như bó củi. Bố đặt chúng lên một sợi dây. Những ngón tay bố run – những khớp xương nhức suốt những ngày rét đậm vừa rồi, ngón tay cái có lúc mất hết cảm giác.

Bố đang cố gắng ghì hai đầu sợi dây… bố thắt nút… một nút… một nút nữa… tuột rồi... Những ngón tay bố run mạnh vì gắng sức. Bố sắp lại những cành đào… bố lại kéo mạnh hai đầu sợi dây… bố thắt nút… một nút… một nút nữa… lại tuột rồi.

Tôi ngồi xuống bên cạnh bố. Tôi cầm vào hai đầu sợi dây. Tôi đang cầm vào hai đầu sợi dây. Bố ngẩng lên nhìn tôi rồi bỏ tay ra, lùi lại phía sau. Tôi thả hai đầu sợi dây, xếp gọn những cành đào lại. Tôi tì đầu gối lên, ghì chúng xuống. Tôi vẫn đang cầm hai đầu sợi dây. Tôi siết mạnh. Một nút. Tôi vẫn đang cầm chặt hai đầu sợi dây. Tôi thắt một nút nữa… Tôi siết mạnh…

- Rồi, gớm đào điếc khiếp quá, thế là hết tết – bố nói rồi đứng lên đi tìm cái chổi quét những cánh hoa đào còn vương trên nền nhà.

Tôi mang bó cành đào ra cột điện đầu ngõ.

Mẹ đang đứng dưới cột điện cùng với người thợ điện. Mẹ vừa đưa tiền cho anh ta. Anh ta đút tiền vào túi quần sau rồi lấy dây an toàn ra, vừa đeo quanh thắt lưng vừa giải thích gì đó với mẹ. Mẹ gật gật đầu.

Tôi đặt bó cành đào lên những túi nylon rác và những đám lông gà dưới chân cột điện. Vẫn còn một ít hoa đào còn tươi trên những nhánh cây, cánh hoa chưa hề giập nát. Mỗi khi có chiếc xe máy phóng qua, những cánh hoa lại bạt đi, một số rụng xuống, một số rung rinh khẽ.

Nắng mới đang lên nhanh. Mùi lông gà, mùi rác, mùi mặt đất đang ráo nước dần, mùi quần áo bay hơi ẩm, mùi mốc, mùi hoa cũ bị đem đi vứt, mùi nắng… lẫn vào mùi hương thoang thoảng của những cánh đào phai còn tươi cuối cùng đang phơ phất trên đỉnh đống rác. Tôi đang ngửi thấy mùi khói đốt vàng mã… mùi lá bánh chưng cũ… mùi bia còn sót lại trong các lon rỗng, đã hả… mùi vỏ bưởi… lại mùi khói… mùi vỏ dưa hấu đã chua… mùi bùn khô bên rìa ao rau muống… mùi hương trầm… mùi đám ma…

Lại thêm một bông hoa đào bị gió bạt đi…

Rồi thêm một bông nữa…

Một bông nữa…

Những cánh đào phai chấp chới, rụng dần…

Mẹ đang nói chuyện rủ rỉ với người bán gà. Người thợ điện đang trèo lên những nấc thang đầu tiên. Anh ta đang lên cao dần, cao dần trên đỉnh cột điện cạnh đống rác nơi tôi đang đứng.


 

HẾT


Tác giả: PHAN VIỆT

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

   Mong các bạn thông cảm: Nhiều lần cố gắng điều chỉnh phông chữ cho to lên nhưng không thành công.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Vodanhthi đã viết:

Mẹ vừa bước vào nhà với một người thanh niên trạc tuổi tôi. Anh ta đen đúa, nhỏ bé, quần áo lấm lem cát. Có lẽ là một người thồ xe cát cho căn nhà đang xây bên cạnh.

- Cháu cứ xem lại cầu chì cho cô. Chú bảo là không cháy nhưng cháu cứ xem lại cho cô cho chắc chắn. Cô nghe rõ nổ ở đây mà.

Người thanh niên mở hộp điện trong bếp, nhìn vào. Bố từ trên nhà đi xuống, tay cầm cái bay xây:

- Nhìn cái gì đấy? – bố nói – Đã bảo không cháy là không cháy mà. Nó nhảy cái áp-tô-mát ngoài cột điện kia kìa. Nhìn nhìn cái gì? Đi ra đi.

Người thanh niên nhìn mẹ tôi. Mẹ tôi khẽ gật đầu. Anh ta đi ra; mẹ cũng đi theo anh ta ra ngoài.

Bố lại gần hộp điện, sập lại rồi ra hiên trước. Tôi lại đang nghe tiếng nước xối xả và một âm thanh khác nữa… Phập… phập…Tiếng cái bay xây xới phầm phập vào gốc cây đậu ván.

Bố có một mơ ước. Mơ ước này tôi nghe thường xuyên trong những bữa cơm tối lúc tôi còn nhỏ, khi bố còn làm ở công ty điện lực Hà Nội. Mà không, tôi đã nghe nó từ trước đó, suốt những năm tôi còn nằm cũi và bố mới ở chiến trường miền Nam về. Sau gần một năm nằm dưỡng thương ở chiến trường Nam Lào toàn rừng khộp và nắng, bố hành quân ghép với các đơn vị khác vào đến Đà Lạt; lần đầu tiên bố nhìn thấy những đồi thông xanh và những thung lũng đầy hoa. Bố bảo khi nào để dành được nhiều tiền, bố sẽ vào Đà Lạt mua một miếng đất, xây một cái nhà nhỏ và làm trang trại trồng rau xanh. Khí hậu Đà Lạt tốt, bệnh xoang và khớp bắt nguồn từ những năm nằm rừng của bố có thể không cần chữa cũng sẽ tự khỏi.

Hơn 20 năm qua, lúc nào bố cũng chỉ có một mơ ước như thế. Bây giờ, cái ước mơ ấy dồn cả vào gốc đậu ván bố trồng ở hiên sau. Cây đậu ván leo từ tầng một lên sân thượng; hoa đậu ván nở suốt mùa đông, tím ngắt cả ba tầng nhà. Hôm tôi mới về, bố cầm rổ cho tôi và Tu Ti nhặt những quả đậu ván già trên sân thượng để luộc. Bố lại nói bố muốn có một trang trại trong miền Nam – không cần Đà Lạt vì đất Đà Lạt bây giờ đắt quá, chỉ cần chỗ nào đó ở đồng bằng sông Cửu Long, rẻ thôi, miễn là ấm áp. Chỉ cần vào đó trồng trọt thì tự khắc bệnh xoang, rồi bệnh khớp, rồi bệnh tiền đình sẽ khỏi hẳn. Có thể bố sẽ lại nghe được.

- Bố ạ, con tốt nghiệp đi làm bên đó, con sẽ để dành tiền cho bố mua đất trong Nam.

- Cô Hương cho con vào với ông nữa nhá. Con thích ở với ông cơ.

- Ừ, cô cho con vào ở với ông. Con giúp ông nhặt đậu ván nhé.

- Giờ chỉ có trồng trọt thì sẽ khoẻ ra thôi con ạ. Chứ cứ sống thế này, đi ra đi vào toàn là tường nhà, không khí thì ô nhiễm, thức ăn thì hoá chất, làm gì chả bệnh. Tập thể dục cũng chả ăn thua. Bố cũng cố rồi đấy chứ, nhưng mà không ăn thua.

- Cô Hương ơi, ông bảo là cây đậu ván này là em. Nó mới một tuổi thôi, con bốn tuổi rồi.

- Thế thì con phải tốt với em nhé.

- Cái cây đậu ván này này… bố trồng từ mùa xuân năm ngoái. Gớm, lúc đầu bé bằng cái tăm, quặt quẹo, tưởng là chết rồi, thế mà giờ bằng này rồi đấy. Hồi đầu mùa đông, nó ra hoa kín cả sân này… tím ngắt… đẹp lắm… Trồng cái cây tự tay mình thích lắm con ạ. Cái gì tự tay mình làm, mình chăm nó, mình thấy nó lớn lên dần dần cũng thích. Thế nó mới phấn khởi; tinh thần nó thoải mái con ạ.

Tôi biết chứ. Giống như chương trình học của tôi bây giờ. Triết học. Kiến thức không có hình thù, không đem ra đếm được nhưng mà tôi đang lớn lên, lớn lên ở bên trong; điều ấy tôi biết rõ, tôi cảm nhận rõ. Hôm nay chưa thấy thành quả của nó nhưng còn ngày mai, ngày kia…

- Con sẽ mua đất cho bố làm trang trại trong Nam.

- Bỏ ra lúc đầu khoảng 300 triệu là được. Bố sẽ làm trang trại rồi trả lại tiền cho con.

Ba trăm triệu. Gần 20 ngàn đô. Em trai tôi và anh trai tôi đều đang chơi chứng khoán, có thừa gấp năm lần, mười lần như thế.

- Gớm – anh trai tôi nói –  bố thì vẫn cứ mơ mộng bao nhiêu năm nay chứ làm làm sao được? Sống ở đây mấy chục năm có quan hệ với ai đâu, vào đấy rồi ai chăm, ốm đau thì sao? Ở đây suốt ngày có mẹ cơm nước mà còn ốm lên ốm xuống.

***
Bạn làm như thế này. Đơn giản, nhưng vẫn hiệu quả thôi mà. Truyện hay, trình bày kỹ lưỡng, hiệu quả tăng ngay phải không? Sorry nếu có gì làm phật ý bạn.:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Bác Chằn Xanh: Hoan hô bác Chằn. Mong rằng bạn VDT sẽ học được bí kíp này của bác Chằn.

@Vodanhthi: Truyện ngắn có cái kết khá lạ, nhưng rất hay (theo ĐN).
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cát trắng

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cát trắng

@Vodanhthi: Truyện ngắn có cái kết khá lạ, nhưng rất hay (theo ĐN).[/quote]

@Bác Đồ Nghệ: Sao cảm nhận của MB2 cũng giống bác vậy. Ở cuối truyện, hình ảnh những cánh hoa đào hãy còn thắm sắc bị vứt bỏ trên đống rác dưới chân cột điện và bị gió đánh bạt đi hết đợt này đến đợt khác,(lại thêm những cánh nữa rụng rơi) tương phản với câu chuyện cơm áo gạo tiền của hai người phụ nữ và những bước chân đang trèo lên cao dần của người thợ điện. Đó là nỗi lòng ray rứt của tác giả cũng như những ai biết trân trọng những giá trị tinh thần trong cuộc sống. Đó là hiện thực cuộc sống: Trong xã hội hiện đại, những giá trị tinh thần đang ngày càng bị xem nhẹ. Và một thông điệp cho chúng ta: hãy nâng niu những giá trị tinh thần khi bạn cón có thể.
    Đọc truyện này em thấy có một đoạn khá lạ. Đó là đoạn kể lại việc hai cha con buộc những cành đào để đem đi bỏ. Tiết tấu chậm, chi tiết đầy ẩn ý. Ông cụ đang cố gắng "buộc những cành đào đem bỏ" nhưng không đủ sức, ngược lại, cô con gái (ở nước ngoài mới về) lại không muốn "buộc bỏ những cành đào" dù đủ sức. Chi tiết "cầm hai đầu sợi dây" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện điếu đó.
    Ngôn từ không trau chuốt bóng bẩy nhưng ý nghĩa mà những chi tiết trong truyện mang lại thật lớn lao!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

@ Shrek: Cảm ơn bác đã có ý kiến. Thường thì mình gõ thẳng vào phần trả lời thì không sao, trình bày các cái đều như ý, phông chữ, màu sắc...vv mọi thứ đều êm ru. Nhung nếu chép từ website khác dán vào thì hình như mình bị định dạng của website khác ấy khống chế. Thật ra khắc phục thì cũng được thôi, nhưng mình eo hẹp về thời gian.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

   @ Đồ Nghệ: Bác bảo thích truyện rất ngắn, làm tôi nhớ lại một người bạn đi Đông Âu về kể lại chuyện như sau:

   Giải thưởng sẽ trao cho người nào viết được truện ngắn nhất, miễn là bao hàm đủ bốn yếu tố liên quan đến Thượng đế, bí ẩn, hoàng gia, và tình dục. Truyện dưới đây được trao giải:

   Vua cha thốt lên: "Trời hỡi, ai đã làm cho công chúa có bầu?"

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Truyện ngắn: Khúc trầm cảm

Tác giả: Trương Quế Chi  


1.

Không thể hát được đâu điệp khúc trầm cảm những lúc như thế này! Ngồi bó gối lâu thế kia chút nữa lại đau chân! Khóc thêm thì vệt chì kẻ mắt màu đen trôi đi hết, thế là thôi cá tính, thôi ấn tượng, mặt mũi là một bức tranh nham nhở, người khác nhìn vào lắc đầu quay đi, cha mẹ nhìn vào lắc đầu ngán ngẩm, người yêu nhìn vào lắc đầu thương hại. Khúc ca trầm cảm bây giờ cũ rích và hết thời! Nghe là mệt! Nhìn ca sĩ kiêm tác giả còn mệt hơn! Không phải vỗ ngực xưng tôi, không phải tuyên ngôn mệt mỏi mà cũng chẳng cần im lặng giả vờ khiêm tốn! Còn có gì ngoài điệp khúc trầm cảm thì mang hết ra đây!

Tôi hát câm lặng. Bờ sông hiện ra bằng những màu sáng loà. Tôi không biết tô vẽ thêm gì cho những bức tranh của mình. Chỉ có những sắc màu đặc quánh quấn lấy cọ vẽ của tôi. Bật cười. Tranh này rẻ tiền bán nhiều trên đường Hàng Đào, Hàng Gai. Tranh này rẻ tiền không mang chút nội dung hay hàm ý nghệ thuật tử tế. Lại bật cười. Cảm xúc non trẻ của tôi sinh ra tội nghiệp đến thế, có lỗi đến thế, rẻ tiền đến thế! 18 tuổi. Sinh viên năm nhất Kinh tế ứng dụng. Du học sinh ở Pháp. Thang điểm trung bình 12,5/20, đứng thứ hạng 30/90 trong lớp. Hàng ngày ngoan ngoãn đi giữa thư viện, giảng đường. Hàng ngày ngoan ngoãn tự nấu ăn, giặt giũ, đi chợ rau biết súp lơ, bắp cải, cà chua, biết tự bổ sung vitamin C bằng 2 cân táo xanh bán rẻ. Hàng ngày ngoan ngoãn biết lùng sục đi tìm xem những chương trình nghệ thuật miễn phí, biết đi trông người tàn tật 6 tiếng một tuần lấy tiền mua khung tranh, màu, xem phim đạt giải Cannes, mua báo và để vào bar với bạn bè ngồi một góc uống chocolat nóng. Bạn bè rủ hút thuốc, sao mày không hút thuốc? Tao không hút thuốc, không có lợi cho sức khoẻ. Sao mày không hút, buồn cuời, bọn tao hút vì thói quen, để xả stress, sao mày không hút, hút thuốc cho đỡ buồn mày? Tao không hút, năm 15 tuổi tao thử rồi, 1 năm tao chỉ hút 2 lần, bây giờ tao không thích hút nữa, hút thuốc không đỡ buồn, bọn mày đuổi nỗi buồn đi, còn tao giữ nó ở lại. Sao mày không hút thuốc? 18 tuổi. Lạc lõng trong bar với chocolat nóng.

Tôi nhìn thấy Dương lần đầu tiên năm 15 tuổi. Ngồi trong quán vụng về như một người mơ ngủ. Dương có đôi mắt đẹp và buồn đến nỗi, lần đầu tiên gặp Dương, lần đầu tiên nhìn vào đôi mắt Dương, nước mắt tôi trào ra, tôi bật ý nghĩ đầu tiên rằng Dương là người tôi tìm kiếm, là người tôi chờ đợi. Tôi ngồi nép lại, ngộp thở, nhìn Dương một quãng lâu. Không khí trong quán cà fê Phố Cổ trôi như một cánh diều. Trong những phút giây ấy tôi không nói được gì. Năm tôi 15 tuổi non dại, vẫn cất dưới ngăn tủ truyện “Cánh buồm đỏ thắm” của Alexandre Grin. Vẫn ngồi hoang hải từ từ uống ba cốc cà fê trứng, đôi mắt hướng về Dương một cách không chủ ý. 18 tuổi, tôi vẫn non dại mua thêm truyện “Hoàng tử bé” cất dưới ngăn tủ. Vẫn chờ uống đủ 3 cốc cà fê trứng, thở mạnh, chờ Dương ghé thăm quán trong 3 năm. Vân vê chơi trò xé giấy định đoán số phận. Lần thứ hai gặp Dương năm 18 tuổi. Dương đi một mình. Vẫn vụng về như một người mơ ngủ. Vẫn đôi mắt buồn và đẹp đến nỗi nước mắt tôi lại trào ra. Bật ý nghĩ đầu tiên Dương là người tôi tìm kiếm, là người tôi chờ đợi. Tôi thở mạnh. Tiến đến gần Dương. Tôi không biết nói gì. Dương không phản ứng gì. Im lặng. Tôi biết năm năm sau nữa, Dương cũng không biết nói gì. Không khí cánh diều trong quán cà fê chao nhẹ. Tôi chỉ nhớ mình câu đầu tiên tôi nói hoàn toàn không ăn nhập với những gì tôi nghĩ “Anh có thuốc hút không?”

2.

Không thể hát được đâu điệp khúc trầm cảm những lúc thế này! Mày xử sự như một con đĩ nhỏ! Áo ngực khoét sâu trông lố lăng, mất cả thuần phong mỹ tục! Tuổi trẻ là thứ mất nết! Không phải cứ thích bôi lăng nhăng, rồi đưa tý sex, tý nude vào mà là nghệ thuật! Không phải lên tiếng biện minh, không phải cười khẩy, không phải giả đò ngoan ngoãn! Khóc thêm nữa cũng không nhìn ra chân lý! Những điệp khúc trầm cảm qua thời gian là hết ngay giá trị! Còn có gì ngoài điệp khúc trầm cảm thì mang hết ra đây!

Những bức tranh của tôi không mang bao giờ mang nổi một hình hài có thể đoán định. Khi vẽ, tôi thấy mình bẩt ổn, bất ổn từ những ngón chân bám vào đất mềm. Khi vẽ, tôi thường cởi giầy và mang trên mình bộ quần áo rộng nhất có thể. Hiệu ứng tâm lý bất ổn.

Tôi thường nhìn mình đáng thương sau mỗi lần không thể vẽ nổi những ý nghĩ chật căng trực bung ra ngoài. Những bức tranh bất ổn. Đàn hồi và di động. Tôi không thể tính toán trước mỗi lần cầm bút. Khi hứng thú muốn khoe với bạn bè những bức tranh mới hoàn thành, tôi thường ê a về những miếng vải bố vô dụng. Không thể may quần áo, không thể vẽ lại và không có tương lai. Khi bạn đang có một tương lai hoàn hảo thì những dự kiến bất trắc sẽ bị gạt ra ngoài. Như thế mới là một người thông minh. Bạn bè Pháp thắc mắc tại sao tôi học Kinh tế Ứng Dụng. Còn khi tôi đi du học, bạn bè trong nước ai cũng chúc mừng. 18 tuổi. Tôi biết thế nào là đánh đổi. Đến nhà ông bà nội, “Gia đình rất tự hào về con”. Đến nhà ông bà ngoại, “Gia đình rất tự hào về con”. Đến nhà bác,“Gia đình rất tự hào về con”. Đến nhà cô, “Gia đình rất tự hào về con”. Về nhà, “Gia đình rất tự hào về con”.Thằng em tôi năm nay 8 tuổi còn thuộc lòng “Trong thời đại mới, kinh tế là ngành chủ chốt...”. Bạn nên hài lòng khi bạn đã làm tất cả mọi người hài lòng. Chỉ những bức tranh của tôi là lạc lõng. Tranh tôi hát lên bằng những gam màu không sắp xếp, nhộn nhạo - những gam màu biết thở dài… Giống cảm giác của tôi. Khi bố tôi về nhà treo trịnh trọng bằng khen “Gia đình văn hoá” trên tường với cái khoá quần còn kéo dang dở, lòi một ít vải trắng lót bên trong, tôi biết ông vừa từ phòng cô A hay cô B, cô C nào về, để thử nốt tất cả các tư thế ông tìm được trên các trang mạng. Nhưng mà tôi nói làm gì, tôi làm gì có quyền nói, cả mẹ tôi nói làm gì, bố tôi là người thông minh, mẹ tôi biết không có cô nào lấy được xu nào từ ví tiền của ông, thế là mẹ tôi yên tâm, thế là mẹ tôi hài lòng, thế là mẹ tôi vẫn tung tẩy qua qua lại lại các beauty salon và các vũ trường dạy nhảy cổ điển. Tranh của tôi hát lên bằng những hình hài không đường viền. Tôi luôn đợi mình hét lên, hất tung những suy nghĩ bất ổn của mình. 18 tuổi. Lạc lõng với một cái máy tính nối mạng cùng Icon của Yahoo Messenger luôn để chế độ Invisible.

2 tháng nữa tôi đi du học. Tôi không cảm thấy tiếc nuối gì. Có Dương ở bên tôi. Tôi không có những hành trình cụ thể khi đi với Dương. Một giờ cố định, Dương nhắn tin, tôi ngoan ngoãn ở nhà ngồi đợi, ngày không nhắn tin, tôi đi lo nốt những việc lặt vặt cho cuộc sống du học. Tôi không bao giờ mở miệng chào Dương, Dương chỉ thích nắm lấy bàn tay tôi, tôi ngồi sau xe Dương và phó mặc. Không nhiều từ. Không nhiều câu. Tôi có cảm giác mình có thể đi bất cứ đâu khi dựa vào tấm lưng gầy của Dương. Dương hay đưa tôi tới bãi sông. Bãi đất mềm và thơm. Tôi nằm dựa đầu, Dương xoa nhẹ mái tóc tôi. Dương hay kể về những kỉ niệm ngày thơ bé. Dương hay cười một mình. Đấy là nụ cười buồn nhất tôi được thấy. Tôi hay khóc khi nhìn thấy Dương. Tôi hay khóc khi nắm bàn tay Dương. Tôi hay khóc khi Dương xoa đầu tôi. Mỗi lần thấy mắt tôi nhoè nước, Dương lại hôn lên trán tôi. Tôi không hiểu tại sao mình vẫn thấy bình thản khi nghĩ đến ngày đi học đến gần, ngày xa Dương đến gần. Tâm trí của tôi không sao tìm nổi một chút gợn sóng đấu tranh chống đối. Ngày cuối cùng tôi ở lại Hà Nội, chiều choạng váng tối, giữa những khóm lau cao vút mọc dầy bên triền sông, Dương hôn lên môi tôi, hai bàn tay nhẹ lần cởi khuy áo sơ mi tôi mặc. Tôi không ý thức mình đang làm gì, thấy tất cả chao nhẹ, với một nhịp điệu khoan thai như những câu chuyện Dương vẫn kể cho tôi nghe. Khi Dương cởi nút cài chiếc áo ngực của tôi, tôi vẫn thấy mình bình thản. Khi khuôn mặt Dương cúi xuống chạm gần bầu ngực, không hiểu sao tôi bật khóc. Mái tóc xoà phía trước không che hết đôi mắt của Dương. Dương ôm gọn tôi vào lòng, chao nhẹ người như đang hát ru. Cứ như thế, Dương ôm tôi như qua hàng thế kỷ, thời gian như dài ra và dịu. Tiếng tôi nấc đứt quãng “Em yêu anh... .Em yêu anh... Em yêu anh... Em yêu anh.. .Em yêu anh... Em yêu anh...”

3.

Không thể hát được đâu điệp khúc trầm cảm những lúc này! Tỏ ra thành tâm chiêm nghiệm ở tuổi mày là thứ mốt lãng nhách! Không cần phải kêu gào cô đơn, không cần khoe những thành tích điên dại vô nghĩa hiệu ứng đặc biệt của thứ cô độc thời thượng! Không phải xù lông tự bảo vệ mình bằng kiến thức non trẻ! Thời những điệp khúc trầm cảm qua rồi! Còn có gì ngoài điệp khúc trầm cảm thì mang hết ra đây!

Hai sắc màu tôi ưa thích là màu đen và màu đỏ. Tủ quần áo tôi mở ra rặt màu đen. Đứa bạn thân bên Pháp, Simon, mỗi sáng đứng trước cửa nhà tôi, hét toáng lên gọi đi học cùng “Woman in black! It’s time!” nghe rất hình sự và buồn cười. Nó cao kều, nghộ nghĩnh, thông minh, rất có năng khiếu trong kịch nghệ và không thích con gái. Simon hay doạ và trêu tôi rằng nếu mày yêu một thằng đẹp trai, giỏi giang như tao thì mày cần kiểm tra ngay giới tính nó có vấn đề không. Mỗi lần như thế, tôi lại hát bài hát “Ziggy, anh ấy tên là Ziggy, tôi như đang điên lên vì anh ấy, anh ấy không giống những người con trai khác, nhưng tôi yêu anh ấy và đó không phải tội lỗi, ngay cả khi tôi biết anh ấy sẽ chẳng bao giờ yêu tôi”. Simon rất hay quan tâm đến những ngày tôi bị rơi vào vùng không khí loãng, không cảm giác và có một đôi mắt vô hồn. Nó bảo mày làm gì thì làm nhưng mà đừng tự hành xác mình như năm 15 tuổi, tao sẽ giấu hết kim trong phòng mày, đừng nghe rock và đừng đâm kim vào những ngón tay, mày có mỗi đôi bàn tay này để vẽ. Những ngày như thế, buổi tối, tôi nằm ngủ trên giường của Simon, khép mắt lại là thấy khuôn mặt của Du. Du là bạn gái thân của tôi hồi cấp 3, tự tử vì bị trầm uất. Nhưng Simon dường như đã quen với những ngày tôi mất trọng lượng, thành ra đúng ngày đúng giờ là có nhu cầu an ủi, có nhu cầu đưa tôi về nhà ngủ trên giường nó, có nhu cầu cho tôi uống nước siro chanh mát lạnh. Vì mỗi tuần, nó vẫn cùng tôi lùng sục đi xem 2 bộ phim - một trong những tác nhân khiến tôi luôn cảm thấy mình vỡ vụn. Khi xem phim Brokeback Moutain, chính nó là người bịt miệng tôi để chặn tiếng khóc oà tôi chực trào ra trong rạp. Tôi vẽ nhiều bức tặng Simon, toàn những bức mà theo nó nói "tao không nhìn ra mày vẽ con gì, đứa nào, thôi thì lúc tao thích ra cái gì thì nó sẽ ra cái đó, nói chung mày là họa sĩ trừu tượng hạng bét". Tôi chỉ hay cười xoà, tôi biết nó vẫn thường đi khoe khắp nơi các tác phẩm của tôi và rằng nó là bạn của một nghệ sĩ. Những bức hoạ không lời và nham nhở. Tôi chưa bao giờ hết hứng thú với đỏ, đen hay những gam màu khác, chỉ có màu vẽ thôi, chỉ màu sắc thôi, không sông, không núi, không nhà, không cây, không bầu trời, chỉ có màu và con người thôi. Gần đây, tôi quệt nhiều sắc trắng hơn, trắng như khuôn mặt của Du. Tôi thấy Du đi theo tôi chậm rãi, hình thành cho tôi thói quen quay đầu lại sau vài bước chân. 18 tuổi. Lạc lõng trong cầu thang tối với khuôn mặt Du ở ngay phía sau lưng.

Tôi về nghỉ hè. Nhắn cho Dương. Dương bảo Dương không ở Hà Nội. 1 năm không nhiều thông tin liên lạc. Tôi gửi email. Gửi tin nhắn. Gửi thư tay. Dương hồi âm cho tôi 2 lần. Những điều ấy không quan trọng. Tôi thấy mình ngoan ngoãn. Không khác năm 15 tuổi thơ dại là mấy. “Cánh buồm đỏ thắm”, “Hoàng tử bé” theo tôi sang Pháp, theo tôi về Việt Nam. Tôi chỉ ở lại Hà Nội có 1 tháng, thì tuần cuối cùng Dương nhắn tin, gặp tôi ở quán cà fê cũ hai đứa gặp nhau lần đầu tiên. Tôi lại ngồi thở mạnh, chờ đến cốc cà fê trứng thứ 3 thì Dương xuất hiện. Dương. Vẫn đôi mắt buồn ấy, vẫn dáng vẻ vụng về ấy. Nhưng không hiểu sao lần này, đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng. Dương đi với một người đàn ông khác, nhìn cũng vụng về. Tôi, trong thoáng chốc không hiểu lắm những gì sắp diễn ra với mình. Tôi vẫn ngồi ngoan ngoãn, chờ cái nắm tay chào dịu mềm của Dương. Nhưng Dương nắm tay người đàn ông kia. Tôi không biết nói gì, bắt đầu từ đâu. Tư thế ngoan ngoãn không giúp tôi nhớ đủ chi tiết cuộc trò chuyện, tôi chỉ nhớ mang máng Dương giới thiệu người lạ mặt kia là bạn trai mới của Dương và hai người đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi Dương bỏ đi, Tôi lại thấy mình rơi vào vùng không khí loãng. Tôi vẫn ngồi yên bất động... Sau một nụ cười hắt, tôi đứng dậy và thấy xung quanh nhoè đi.

4.

Không thể hát được đâu điệp khúc trầm cảm những lúc này!

Tranh của tôi. Những sắc màu đặc quánh. Không hình hài nào đoán định được. Tôi không có quyền từ chối hay tước bỏ bản năng màu của mình. Tôi thây kệ nó ngô nghê. Tôi thây kệ nó vô nghĩa. Tôi thây kệ nó rẻ tiền. Nghệ thuật của tôi ngồi đau khóc cùng tôi trong không khí ẩm ướt của am chùa.

Không thể hát được đâu điệp khúc trầm cảm những lúc này! Sự khẩn cầu của tôi có lẽ đã làm Đức Phật phát ngán. Tôi cúi xuống lạy ngài đức độ từ bi, tôi co người lại, như bị dính chặt vào nền đá lạnh. Tôi muốn ngủ lặng đi một chút. Tan trong mùi hương trầm. Tan vào màu vàng của giấy đốt. Tan vào sự rộng lượng của Đức Phật. Giá như tôi cuộn người ngủ thế này được mãi mãi...

Không thể hát được đâu điệp khúc trầm cảm những lúc này!

Nguồn: http://evan.vne...10/02/3B9AE92D/
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối