@hoanui 74 : NK vừa cùng Đoàn Nhà Văn Thủ Đô đi chơi thăm Nam Ninh ( Khu Tự trị Choang-Tráng tộc-Quảng Tây,Trung Quốc) mấy ngày...Đây là lần thứ 3 trong vòng 15 năm qua.Lần đầu tiên(1995)đi thực tế về NK "sửa" được 1 chữ (đỏ=lửa) trong bài thơ BẢN CHIỀNG LY (in trong Tuyển tập Thơ Dân tộc-Miền Núi 1945-2000,nxb Giáo Dục,130 tác giả):
Quả "Còn" lửa bay ngang trời phố nhỏ
trái tim hồng thiếu nữ đón xuân sang
đó là vì được Bạn tặng "Quả Còn" làm rất diệu nghệ,cứ như trái tim bốc lửa ấy !?
Điều thú vị là Quảng Tây có nhiều nét khá giống Sơn La Quê Tôi : bước sang qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan là đồi núi trập trùng,một trời Hoa Gạo đỏ (mộc miên).Sông Kỳ Cùng từ Lạng Sơn sang hoà vào dòng Ung Giang xanh biếc thơ mộng.Gặp Cô gái Choang cứ ngỡ là về gặp Em ở Hát Lót-Chiềng Ban kia ? thăm Thanh Tú Sơn như đang lên Chiềng Sung dập dờn đỉnh núi mù sương :
Em còn ngồi đây ?
hay Em đi đâu rồi đấy ?
Sương mù dăng dăng
anh trông chẳng thấy
Chao,trong mù sương
anh "sờ"
thấy hơi "mình"
Ơi mù sương
mù sương
mù sương...
Thơ là thực và ảo là thế mà ?! Xưa nay làm thơ muốn HAY là phải " Đi " (lãng tử )để đi tới"núi cao lên đến tận cùng/thu vào tầm mắt muôn trùng núi non " là vậy ! tức cảnh sinh tình toát ra Ý mới Tứ lạ cho hồn thơ cất cánh...
Sang Nam Ninh lần này điều thu hoạch được của NK là Thành phố 6 triệu dân mà đi lại rất trật tự,không thấy 1 bóng Đồng chí Công An,đi Ô tô "bus" và xe đạp điện là chủ yếu,đã 10 năm "cấm" bóp còi inh ỏi,đông đúc nhưng không lộn xộn nhức đầu...hầu như không gặp "tai nạn" vì đường ai người ấy đi.Ăn uống phía bạn đã chuyển từ ăn nhiều dầu mỡ thịt sang ăn nhiều rau quả ,đậu phụ. Ô tô, xe máy, đồ dùng chủ yếu dùng hàng "nội".Sinh đẻ có kế hoạch nên 6 người "trông" 1 đứa trẻ (ông bà nội+ông bà ngoại+vợ chồng có : 1 bé) nên cũng nhàn và sướng V.V...Sơn La quê tôi ĐẸP,nhưng còn hoang sơ lắm ,cơ sở hạ tầng còn phải đầu tư nhiều,cần mở nhiều lớp "công nhân kỹ thuật" để đào tạo tay nghề cho lớp trẻ. NK đi thăm nước bạn lại thêm thương nhớ Quê nhà ,chiều tà đứng bên bờ sông Ung Giang trông về Nam theo cánh Đàn chim Việt,NK bất giác buột miệng ngâm 2 câu Đường thi :
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
( Quê hương khuất bóng hoàng hôn
trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ? ! )
Và trong lòng lại "ngắm họt Sơn La "{nhớ về Sơn La)quê tôi-Xin gửi tới Hoanui 74 nỗi nhớ thương Mường bản trùng trùng ...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ chú:
Những lời tâm sự chất chứa tình cảm dành cho phố núi.
Sơn La đang dần hoà mình vào sự đổi thay của đất nước, còn nhiều khó khăn và vất vả, nhưng cháu tin Sơn La là điểm đến hứa hẹn nhiều khám phá.
Chú cũng có niềm tin vậy chú nhỉ?"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ hoa nui 74 :
Hoa Núi ơi hoa núi
Đã qua xuân sang hè
chắc là đang lội suối ?
Mẵc chai ăn còn he...
Sớm sương mờ rừng tre
trưa nắng hừng hực lửa
chiều hơi núi mát về
con nhỏ chơi bên cửa...
Nào ta nhen bếp lửa
mùi cơm thơm rất thơm
xới bát chồng bên vợ
Ngoài Phố mưa rào tuôn...
Thân tặng...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ Hoanui74,
Những năm trước, năm nào tôi cũng lên Sơn La.
Thuận Châu là kinh đô của người Thái trắng.
Tôi đã gặp họ ở Thuận châu và cả ở Co Mạ.
Nhưng nhớ Sơn La nhất lại là Khe gió, Khe nhỏ và Khe lớn.
Từ đấy có thể nhìn xuống huyện Sông Mã.
Và ra Thơ. Thơ cất lâu rồi, nay giở lại để tặng các bạn trong Thi viện và Mẹ Con hoanui74
KHE GIÓ
(Tây Thuận châu, Sơn la)
Pha Đin kéo núi xuống tận Co Pia,
Sông Mã dựng lên vách Bù Chao Chải.
Giữa bức tranh thiên nhiên vĩ đại,
Gió nổi lên cuộn xoắn cảnh non sông.
Ngả về chiều, trời nổi cơn giông,
Xe địa chất vào Khe Gió nhỏ,
Rừng gọi gió về, gió gọi gió,
Đập mui xe như tiếng trống vang dồn.
Anh địa chất đập đá ven đường,
Níu quai mũ xuống cằm thêm chặt.
Anh đọc bản đồ bụi bay vào mắt.
Cánh chim trời vượt gió nghiêng chao.
Cô gái H’ Mông chăn bò tít trên cao,
Thằng bé lội bùn chân còn lấm đất,
Phăm phăm lao xuống, đón xem xe địa chất,
Đã lâu, đường lại có ô tô.
Qua Khe gió nhỏ, gió lại càng to,
Gió khắp miền Tây dội vào Khe gió lớn.
Những vị thần linh oai phong và dữ tợn,
Vít nghiêng rừng, đùa bỡn với phong ba.
Đường lập lờ, xe bật hết pha.
Gió khét lẹt qua đồng cỏ cháy.
Lốc xoay tròn quấn xe lùi lại,
Xe trườn đi, đường lắm hộc đá to.
Trong cơn giông tố bụi mịt mù,
Đoàn địa chất muốn dừng lâu ở đấy.
Khe gió là ngã ba của hai đường đứt gãy,
Đã triệu triệu năm, nay có kẻ đến tìm.
Tím ngắt trời chiều, dáo dác tiếng chim,
Gọi nhau về tổ, tìm nhau về tổ.
Xe lao dốc, mờ mờ sương trắng phủ,
Khói bếp lên cao, Co Mạ đã đến gần.
1996
HÀ NHƯ - TRẦN THẾ HÀO
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Hoa Núi à! Lẽ ra bài này của HBB phải đặt ở chủ đề này HN nhỉ?
---------------------------------------------------------------------
Tôi đã nhìn thấy em-nụ cười sơn cước
Qua đôi mắt nhìn vẩn bụi thời gian
Em ngây thơ cho đời vẫn thênh thang
Vẫn tươi đẹp giữa muôn vàn cay đắng.
Nụ cười em làm ngày tươi sắc nắng
Và trăng đêm vằng vặc ánh trong ngần
Trên đường đời tôi mỏi gối chồn chân
Nâng bước tôi- em- nụ cười sơn cước.
(Hoa Bìm Bìm)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
RƯỢU NẾP CẨM GIỮ HỒN NÚI RỪNG TÂY BẮC
Mỗi dịp tết đến xuân về, không khí nhộn nhịp, tưng bừng lại bao trùm trên từng bản làng Tây Bắc. Trẻ con hát hò, nhảy múa, thanh niên trong buôn hân hoan đêm hội ném còn, chợ tình mời gọi kẻ ngược, người xuôi, trong khi trai làng mải mê ngất ngây bên vò rượu cần, rượu cẩm…
Du khách có dịp lên với đồng bào vùng cao mà chưa thưởng thức hương vị nồng ấm của rượu nếp cẩm thì coi như chưa biết “cái hồn” của Tây Bắc. Không như rượu trắng, rượu nếp cẩm được chế biến rất cầu kỳ và công phu, chẳng khác nào một công trình nghệ thuật.
Chắt chiu vào lòng bao công sức người dân để có được cái màu đỏ như máu, tím như mực... tràn đầy sinh khí của núi rừng khi xuân về. Rượu nếp cẩm được làm từ những hạt gạo cẩm trồng trên nương, hội tụ đủ tinh tuý của trời đất, gió và nắng. Những hạt gạo đỏ tím như mận đầu mùa, không bị vỡ, nát, tưới đẫm sương núi, mưa rừng và vươn mình đón nắng mặt trời qua 6 tháng tuổi...
Gạo làm rượu không được sát bằng máy vì như vậy sẽ mất đi lớp vỏ màu đỏ của hạt, và mất đi vị ngột của gạo.
Người vùng cao cho gạo cẩm vào chõ xôi đồ khoảng 1 tiếng để hạt gạo mềm và chín nhừ. Thế nhưng, thật tài tình khi làm rượu hạt cơm cẩm không hề nát, trong lòng vẫn giữ được hương vị của nắng, của gió và mồ hôi tần tảo của người lao động.
Nếu một lần về thăm Tây Bắc, thăm đồng bào người Thái, bạn sẽ được ngập tràn trong biển lúa nếp xanh vi vu gió đại ngàn cùng lửa vùng cao bập bùng. Được đắm mình vào dòng nước trong xanh của những khe, những suối, lắng nghe tiếng chim rừng ríu rít. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp khoẻ khoắn, mặn mà, dịu dàng, duyên dáng của những thiếu nữ, chàng trai dân tộc... Một nét rất riêng hoà quyện giữa đất, trời, nắng, gió và sự chân chất của phố núi...
Cơm cẩm đồ xong sẽ được dỡ ra khỏi chõ xôi để nguội và cho vào nồi đất, chum để lên men rồi ủ ấm. Cơm để một ngày sẽ nhừ và dậy vị ngọt như chè, đậm đà hương vị đồng quê, ngào ngạt hương của đất, dìu dịu hương hoa núi rừng chẳng thể nào quên.
Trẻ con trên bản thường thích tụ tập ăn cơm cẩm nắm, còn nóng và dẻo ngọt.
Già bản, trai làng thường có thói quen ủ cơm (lúc này đã thành rượu) rất lâu trước khi mời bạn bè và người thân thưởng thức thay cho “cái bụng” chân thành của người dân nơi rẻo cao, trập trùng núi biếc.
Những chén rượu màu đỏ rực, tím thẫm ngọt ngào và nồng nàn làm trái tim xao xuyến. Sau khi uống hết bát rượu cần bạn sẽ nghe bên tai tiếng đại ngàn ngân nga, tiếng Cồng, Chiêng vang vọng, tiêng cười khúc khích, hồn nhiên của những thiếu nữ Sơn cước... Bạn sẽ mãi nhớ mái nhà sàn ẩn hiện bên lưng đồi, nhớ khói lam chiều phủ tím núi đồi, nhớ cái chân chất của vùng cao, nhớ hương vị rất riêng của rượu cẩm Tây Bắc, cái hồn của núi rừng... Nâng bát rượu cẩm uống mà ấm lòng.
Ngoài tác dụng bổ dưỡng và tăng cường sức khoẻ, nếp cẩm còn là đồ uống không thể thiếu của thanh niên vùng cao, nó làm đỏ rực cơ bắp cuồn cuộn của các chàng trai, căng tràn nhiệt huyết chinh phục núi rừng bao la...
Rượu cẩm vùng cao "CÁI HỒN CỦA NÚI RỪNG TÂY BẮC" say lòng bao khách lạ…"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ chú Khôi: Người con của phố núi, cái hồn của phố núi luôn đậm đà trong chú.
@ Hà Như: Dạ! Bài thơ rất hay ạ, đọc bài thơ có cảm giác như mình đang ngồi trên xe lên thăm Co Mạ ạ.
@ Chằn tinh Shrek: Bức ảnh rất ấn tượng ạ, bài thơ của Hoa Bim Bim rất tuyệt ạ.
Cám ơn những chia sẻ chân thành ạ."Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái Sơn La
Đồng bào dân tộc Thái thường truyền miệng câu chuyện về mối tình chung thủy của đôi trai gái dân tộc Thái. Hai người yêu nhau tha thiết nhưng bố của cô gái không ưng thuận.
Một hôm, đôi trai gái trèo lên ngọn núi cao, bện tóc vào nhau, thề nguyện suốt đời sống bên nhau. Rồi họ biến thành ngôi sao mai lấp lánh, nước mắt họ chảy thành sông, tóc biến thành rêu đá óng ả trong làn nước.
Những ngày nắng ấm, các cô gái Thái thường tổ chức thành từng tốp đi lấy rêu về chế biến thành món ăn truyền thống của dân tộc. Rêu được chia thành 3 nhóm: “Cui”, loại rêu mọc trên đá thành sợi như sợi tóc, màu hơi sẫm, rêu non làm món nộm; “cay”, sợi rêu mọc rời rạc có màu xanh; “tau”, loại rêu này thường thành từng mảng ở sông Đà, ao hoặc các khe suối, không bám chặt vào đá như các loại rêu kia, khi thu lượm người ta dùng thanh tre gạt rêu vào rổ. Rêu sạch và non thường lấy ở những khúc sông, khe suối (nơi có dòng chảy). Mùa rêu mọc, đồng bào dân tộc Thái thường lấy rêu non về phơi khô để dành ăn dần hoặc chế biến thành món ăn trong tiệc cưới, lên nhà mới, lễ hội…
Trước khi chế biến thành món ăn phải để rêu trên thớt hoặc hòn đá có mặt phẳng, dùng chày gỗ đập nhiều lần cho nát hết tạp chất bám trên rêu, rửa sạch không còn cát sạn. Rêu chế biến được nhiều món ăn ngon: Canh rêu tươi “kinh tau” nấu với xương hầm hoặc nước luộc gà, nấu vừa chín tới, cho mắm muối và các gia vị, ăn nóng. Rêu nộm “tau nửng chụp”, thường lấy rêu non, cho vào chõ đồ xôi, đồ vừa chín tới, trộn cùng súp, mì chính và các gia vị, gừng, mùi, “mắc khén” (hạt tiêu rừng), thích ăn cay cho thêm quả ớt nướng giã nhỏ. Rêu nướng “tau pho”, món ăn hấp dẫn và hợp khẩu vị với hầu hết mọi người.
Rêu rửa sạch, lấy lá chuối hoặc lá dong trên rừng, chọn lá to bản, hơ trên than hồng cho lá mềm, khi gói không bị rách, cho cùng các gia vị, muối, mì chính, gừng, rau mùi, “mắc khén”, sả, hành, buộc túm lại, nướng trên tro nóng hoặc than hồng, thỉnh thoảng xoay đều cho tới khi lớp lá bên ngoài cháy xém là được. Rêu nướng còn dùng ống nứa non “tau lam” để nướng, cách này giữ lại các chất ngọt trong ống. Món rêu nướng có mùi vị đặc trưng, đặc biệt khoái khẩu đối với người biết uống rượu.Rêu đá chế biến nhiều món ăn truyền thống, đặc sắc của đồng bào Thái Tây Bắc, đậm đà trong mâm rượu hứa hôn của các đôi trai gái được tổ chức trong ngày xuân. Món rêu đá còn mang một ý nghĩa về truyền thuyết của mối tình chung thủy từ ngàn xưa còn lưu lại đến giờ."Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
hoài sơn đã đi qua tất cả những vùng rừng núi của Thanh hoá nghệ an Hoà bình.không ngờ Sơn la lại gần đến thế.mong một ngày đến Sơn la được thưởng thức món cá nướng theo cách của hoanui74 nếu được hoanui74 đạo diễn món này thì còn gì bằng,..
như cánh chim không biết mỏi.
giữa biển cả mênh mông.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ hoai son: Cám ơn đã ghé vào chia xẻ cùng "Sơn La quê tôi"
Rất vui mừng được mời hoai son thưởng thức món cá đậm đà hương vị vùng cao do chính tay Hoanui làm."Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook