Thichanlac đã viết:
Gần đây báo chí đưa tin nhiều về những catse tiền triệu. Liệu có ai băn khoăn: nguồn gốc của cái tiền triệu ấy ? Tiền bạc không thể từ trên trời rơi xuống. Nó phải có nguồn gốc sâu xa từ sức lao động của những người lao động. Nếu không phải là mồ hôi của những “Người chiến sỹ nông thôn, bắt sỏi đá phải thành sắn gạo”, thì cũng là nước mắt của “Anh thợ mà cánh tay dày sẹo lửa gang”… Nhưng thật xót xa cho những người lao động ấy. Họ phải nhọc nhằn, quanh năm suốt tháng chẳng dám chơi không ngày nào, mà có khi cơm chẳng đủ no, áo chưa đủ ấm. Làm sao họ dám tham gia vào những cuộc vui có giá hàng tấn thóc. Những cuộc vui ấy, chỉ có sức cám dỗ đối với những người kiếm tiền quá dễ dàng, mà đôi khi trong số đó, oái oăm thay, lại là thân nhân của những người khốn khổ ấy. Một cách gián tiếp, cái nghệ thuật ấy, lại quàng thêm vào cổ những người lao động gánh nặng lo toan.
Hỡi những người làm nghệ thuật ! Miếng cơm các vị đang ăn, manh áo các vị đang mặc.. tất thảy đều do người lao động làm ra. Hãy làm những gì mà người lao động thích. Đó chẳng những là đạo lý, là biểu hiện tri ân, mà còn là biểu hiện một nhân cách làm nghệ thuật. Nghệ thuật vị nhân sinh.
Xin chào bạn Thichanlac! Xin chào diễn đàn.
Xin được phép tóm các ý bạn muốn nói như sau:
1/ Của cải xã hội là do nông dân và công nhân làm ra nhưng không được hưởng xứng đáng.
2/ Giới làm nghệ thuật kiếm tiền quá dễ và tiêu xài hoang phí.
3/ Nghệ thuật vị nhân sinh.
Vậy tôi sẽ bàn với bạn và diễn đàn xung quanh 3 ý trên. Trước hết xin lổi bạn Thichanlac vì những lời tôi nói có hơi quá đáng đối với bạn. Nhưng đó là sự thật. Mong bạn thông cảm.
1/ Của cải xã hội là do nông dân và công nhân làm ra nhưng không được hưởng xứng đáng: Xin thưa với bạn và diễn đàn rằng, quan niệm của bạn hết sức cổ hủ và sai lầm vô cùng. Nó nguy hiểm cho xã hội lắm. Quan niệm của bạn đã có cách nay hơn 2000 năm rồi. Đại diện cho quan niệm này là Hàn Phi. Trong tác phẩm Hàn Phi Tử của Giản Chi-Nguyễn Hiến Lê đã chỉ rõ, Hàn Phi đề cao vai trò của nông dân, giới tiểu thủ công và đả kích “bọn thương buôn” rất dữ. Vì vậy trong xã hội ngày xưa xếp thứ tự: Sĩ-Nông-Công-Thương. Chính vì vậy mà xã hội phong kiến ngày xưa đã lạc hậu và chuyển sang các hình thái xã hội mới.
Theo kinh tế học thì có 3 khu vực sản xuất: 1/ Nông nghiệp-khai thác tài nguyên thiên nhiên. 2/ Sản xuất công nghiệp. 3/ Sản xuất các dịch vụ. Trong đó khu vực 2 và khu vực 3 chính là 2 khu vực làm ra của cải xã hội nhiều nhất. Chứ không phải khu vực 1.
Trong hai khu vực 2 và 3 thì tư bản( vốn, công nghệ…) và nhân lực cao cấp( các nhà kinh tế học, đội ngũ kỹ sư) là quan trọng nhất. Họ là những người tìm ra các vấn đề phát triển kinh tế, hoạch định các kế hoạch sản xuất, nghiên cứu các phát minh khoa học, công nghệ sản xuất, các dự án du lịch, giải trí…
Chúng ta không phủ nhận vai trò của nông dân và công nhân. Nhưng xã hội phát triển, vai trò của họ trong hoạt động kinh tế bị thu hẹp lại.
Điều đó rất dễ thấy vì ngày nay các hoạt động đầu tư và đầu tư nước ngoài rất được khuyến khích, ưu tiên và chú trọng. Vì chúng mang lại cho xã hội nhiều tư bản và nguồn nhân lực cao cấp. Nó thúc đẩy xã hội phát triển làm ra nhiều của cải xã hội.
Mới đây thôi, tôi còn nghe cháu tôi(đọc bài đọc bài thơ nói về cây cầu mới có đoạn:
…tu tu xe lửa, xình xịch qua cầu…
Mọi người đi qua
Nhìn chiếc cầu dài
Tấm tắc khen tài
Công nhân xây dựng.
Tôi nghe mà chỉ biết lắc đầu, các bạn xem cầu Mỹ Thuận đi. Một cây cầu như vậy thì phải nói đến nhân lực cao cấp, tư bản, công nghệ…Còn các công nhân chỉ góp sức thôi, chứ họ không có góp tài hoặc góp tài rất ít.
TÓM LẠI, NGUỒN NHÂN LỰC CAO CẤP, TƯ BẢN, CÔNG NGHỆ MỚI LÀ CÁC YẾU TỐ MANG LẠI NHIỀU CỦA CẢI XÃ HỘI. THÚC ĐẨY XÃ HỘI PHỒN VINH.
2/ Giới làm nghệ thuật kiếm tiền quá dễ và tiêu xài hoang phí:
Xin được phép chia ra giới làm nghệ thuật trong nước và giới làm nghệ thuật nước ngoài.
Đối với giới làm nghệ thuật nước ngoài thì xin khẳng định rằng họ không kiếm tiền quá dễ. Trong các chương trình Magic Movie(kỹ xảo điện ảnh), hoặc các phim quay cảnh hậu trường… các bạn thấy rằng họ làm việc hết sức vất vả và nghiêm túc. Một vidéo clip ca nhạc được SX rất công phu, họ làm việc hết sức nghiêm túc. Các ca sĩ VN khi làm việc chung với các nghệ sĩ nước ngoài như Phạm văn Phương, Trần Hạo Dân hoặc làm việc với cá dàn nhạc nước ngoài, các đoàn làm phim nước ngoài như Người Mỹ trầm lặng... cho biết họ làm việc rất nghiêm túc, khẩn trương…Bộ phim Ben Hur được làm hết sức hoành tráng…
Cho nên họ không bao giờ kiếm tiền dễ dàng.
Còn nói họ tiêu xài hoang phí thì cũng có lý do. Thứ nhất họ cực khổ quá nên tiêu xài cho thỏa. Thứ hai họ tiêu xài như vậy là tránh thuế thu nhập cá nhân. Họ liên tục mua biệt thự, nhà, du thuyền, xe hơi, đi du lịch cao cấp để giảm thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên họ cũng phải đóng thuế VAT, thuế trước bạ… Còn đối với các xa xí phẩm nhỏ hơn thì họ cũng phải đóng VAT, người bán cũng phải đóng thuế… Vậy tính ra, tuy tránh thuế thu nhập nhưng xã hội vẫn được lợi.
Còn đối với giới làm nghệ thuật trong nước thì xin chia ra làm hai. 1/ Làm nghệ thuật giống như giới làm nghệ thuật nước ngoài. Vậy họ kiếm tiền không dể và tiêu xài như vậy là thỏa đáng. 2/ Còn đối với giới giới làm nghệ thuật trong nước mà kiếm tiền dể và tiêu xài phung phí thì tôi có ý kiến như sau. Họ kiếm tiền dể tức là họ bất tài, làm việc qua loa, cẩu thả, vô trách nhiệm nhưng lại được nhiều tiền. Như vậy chúng ta phải xem lại cái thị hiếu của người dân. Nếu thị hiếu của người dân đúng mực thì họ bị tẩy chay, làm sao họ ỏng ẹo đòi cát-sê cao được??? Tiên trách kỹ-hậu trách nhân, chúng ta hãy xem lại thị hiếu của người dân trước khi trách họ. Nếu mấy cái đĩa CD, VCD, DVD tào lao, bát nháo; mấy cái phim mì ăn liền không có ai coi thì họ lấy đâu ra tiền mà tiêu xài phung phí ???
Tôi xin tạm dừng lại ở đây. Phần nghệ thuật vị nhân sinh xin dành viết riêng 1 bài. Vì đề tài này gây tranh cãi đã lâu. Từ thời nhóm Tự lực văn đoàn với đề tài”Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”.
Xin chào bạn Thichanlac và chào diễn đàn. Hẹn gặp lại ở bài sau.
Lucson52.