Hoa Phong Lan đã viết:
"Chi hồ giả dã"
Đọc xong, chẳng hiểu gì cả!
Xin chào diễn đàn! Xin chào bạn Hoa Phong Lan.
Hehehe. Đang ngon trớn, nghe bạn nói chi hồ giả dã làm tôi "đứng máy" mấy hôm nay. Đùa tí cho vui, lổi tại tôi nó sơ lược quá. Vậy nên tôi suy nghĩ, tìm cách viết sao cho bạn nắm được vấn đề. Nay xin viết lại cho rõ.
1/ Về nội hàm và ngoại diên của khái niệm:
Tôi xin lấy ví dụ mà mình học để minh hoạ. Đó là khái niệm hình tứ giác trong hình học phẳng.
Tứ giác là hình được giới hạn bởi 4 ĐOẠN THẲNG GẤP KHÚC, KHÉP KÍN... (đoạn sau không cần). Vậy với nội hàm là 4 đoạn thẳng gấp khúc, khép kín...chúng ta có các cá thể ngoại diên bao gồm: tứ giác thường, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
Khi nói nội hàm càng chi tiết, mở rộng thì ngoại diên càng thu hẹp thì ta sẽ thấy như sau: Nếu chúng ta thêm vào nội hàm 4 ĐOẠN THẲNG GẤP KHÚC, KHÉP KÍN...các chi tiết CÓ 2 ĐƯỜNG CHÉO BẰNG NHAU VÀ 1 GÓC VUÔNG thì ngoài diên thu hẹp lại chỉ còn hình vuông và hình chữ nhật. Nếu chúng ta tiếp tục thêm vào chi tiết CÓ 4 CẠNH BẰNG NHAU thì chúng ta chỉ còn lại hình vuông. Rõ ràng nội hàm càng chi tiết, mở rộng thì ngoại diên càng thu hẹp.
2/ Loại và hạng của khái niệm: tứ giác chỉ là khái niệm chung, trừu tượng, chưa chỉ rõ tứ giác là hình nào. Còn các hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông là hạng của khái niệm tứ giác vì nó rõ ràng cụ thể. Nó bao gồm nội hàm của tứ giác cộng thêm các đặc điểm riêng của nó. Cho nên mới nói ngựa trắng không phải là ngựa.
Qua đó chúng ta thấy rằng câu hỏi của thầy tôi tương đương với câu hỏi" Hình tứ giác là hình vuông hay là hình bình hành". Và câu trả lời của các bạn tôi tương đương: hình tứ giác là hình bình hành (hoặc hình tứ giác là hình vuông). Như vậy bạn đã thấy cái sai trong việc khẳng định loại là hạng rồi chứ?
3/ Trong bài trước do không nói về hình thức tư duy thứ hai là phán đoán cho nên cũng gây khó hiểu. Chỉ xin nói trong phán đoán có 2 luật là luật đồng nhất(có hệ quả là luật mâu thuẫn và luật triệt tam) và luật cứu cánh. Luật đồng nhất phát biểu: A là A.
Câu hỏi của thầy tôi vi phạm luật đồng nhất khi hỏi loại có phải là hạng không?
Giới thiệu thêm với các bạn 1 câu hỏi vi phạm luật mâu thuẫn. Luật mâu thuẫn phát biểu: A là A, hoặc không A, chứ không thể vừa A vừa không A. Hỏi: NẾU THƯỢNG ĐẾ LÀ ĐẤNG TOÀN NĂNG THÌ NGƯỜI CÓ THỂ SÁNG TẠO RA 1 VẬT MÀ NGƯỜI VÁC KHÔNG NỔI HAY KHÔNG? Rõ ràng toàn năng là toàn năng, không toàn năng là không toàn năng, chứ làm gì có việc vừa toàn năng vừa không toàn năng???
Còn về luật cứu cánh hay còn gọi là luật hướng đích thì tôi không nhớ phát biểu như thế nào. Chỉ nhớ ví dụ điển hình là: CÁI LY LÀ DÙNG ĐỂ UỐNG NƯỚC. Ở đây cái ly là phương tiện, còn uống nước là cứu cánh hay có thể hiểu là mục đích chính. Chúng ta thấy rằng cái ly còn có thể dùng để cắm hoa, chặn giấy hoặc úp lại thì có thể làm chân nến…nhưng chúng không phải là cứu cánh. Còn việc uống nước thì có thể không dùng ly mà dùng bát, gáo, dùng tay vốc nước…nhưng chúng không phải là phương tiện chủ yếu.
Vì vậy mới nảy sinh ra nguỵ biện kiểu: "lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện".
4/ Một vấn đề nữa tôi xin có ý kiến là khi gặp các câu hỏi, chúng ta không nên mặc nhiên cho rằng câu hỏi là luôn luôn đúng, chúng ta chỉ việc tìm cách trả lời. Mà phải xem xét câu hỏi ấy như thế nào…
5/ Sở dĩ tôi đưa ra 2 câu hỏi của thầy tôi và câu hỏi về THƯỢNG ĐẾ như vậy là để chúng ta cùng so sánh với câu hỏi: "Nghệ thuật(1) vị nghệ thuật(2) hay nghệ thuật(1) vị nhân sinh"? Cũng thông qua việc đề cập đến nội hàm và ngoại diên; loại và hạng của khái niệm là nhằm để chúng ta cùng xem xét khái niệm nghệ thuật(1) là như thế nào và khái niệm nghệ thuật(2) như thế nào. So sánh đối chiếu hai khái niệm này. Chính bạn(Hoa Phong Lan) đã nhìn ra 1 phần của vấn đề khi nói "Văn Học vị nhân sinh".
Tôi rất mong muốn chúng ta cùng tìm hiểu, trao đổi và giải quyết về vấn đề này, chứ không muốn viết 1 mình. Tôi xin mạo muội đưa ra các gợi ý để cùng nhau giải quyết.
a- Khái niệm nghệ thuật(1) và (2)có nội hàm và ngoại diên như thế nào? (1) có phải là loại,(2) có phải là hạng, mối quan hệ giữa (1) và (2).
b- Thế nào là vị nhân sinh? Nhân sinh phải bao gồm các cá thể ngoại diên nào?
c- (1) có phải là phương tiện; (2) và nhân sinh có phải là cứu cánh? Có vi phạm luật mâu thuẫn hay không? Đây là trường hợp" Lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện". Vậy nó có nguỵ biện hay không?
Tôi rất mong các bạn cùng tham gia
lucson52