Xin chào mọi người! Tất cả những thứ kể trên cũng chỉ đơn thuần là ý niệm mà thui! Giống như sao bạn bik 1+1=2 dc! Có chăng là nó dc ta đại diện theo 1 cách nào đó! Xoay wa xoay lại! Từng luật từng luật thật ra thì chẳng có luật nào cả! Tất cả chỉ là ý niệm mà bạn hiểu như thế thui! Fa đi tất cả và trong giới hạn suy nghĩ mà m2inh cho fep chính mình! Bạn sẽ fat hiện nhìu thứ hơn nữa! Mỗi ng mỗi XH có 1 cái khung! Tồn tại dc thì fai bik cách "lọt" hay "đi wa" cái khung ấy mà thui! Có 1 câu nói:"Nếu ai định nghĩa dc t2inh yêu! TỨc ng đó chưa yêu bao giờ!" Cũng thực sự là jog vậy, bạn ko thể định nghĩa dc cái ji cả, nó là như vậy bởi vì bạn nghĩ như thía, dù cho nó xuất hiện trước khi bạn ra đời chăng nữa! Bởi vậy, hoang fi hay bủn xỉn cũng chỉ là trong giới hạn như thía nào, định nghĩa nghệ thuật? Sẽ ko bao h đúng níu ko lập 1 cái gọi là....nội hàm 1 cách chi tiết (nhu lucson52 vừa nói), bởi ko lập thì bạn ko bao h cho dc 1 cái định nghĩa nào cả, và cái nội hàm đó, chí ít là fai đủ nhỏ để lọt wa cái "khung" của fan lớn ng đọc để dc fan lớn ng đó chấp nhận! Ko toàn năng, toàn năng? Vậy toàn năng thì có thể làm ra vật ko toàn năng? Níu ko dc tất là ko toàn năng, còn dc tức là ng toàn năng đã làm ra 1 vật ko toàn năng! Thía thì ng đọc thí ng đó như thía nào??? Toàn năng hay ko toàn năng???
Chút suy nghĩ kém cỏi mong dc thảo luận cùng các bạn! Chúc một ng ngày mới tốt lành! Bi h đã là 11h54 min rùi! G9
Tâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Em nghĩ nghệ thuật (1) là nghệ thuật như mọi người vẫn hiểu, là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức (wikipedia).
Nghệ thuật (2) là cái đẹp mà người nghệ sĩ tạo ra theo một cách nào đó, theo chủ quan hoặc theo khách quan.
Em tương đối hiểu sơ sơ nội hàm và ngoại diên nhưng nếu đem vào nói chuyện thì em không rành cho lắm, cho em xin lỗi.
Nói thành thực thì em không hiểu chúng ta đang tranh luận về chuyện này làm gì. Nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật cũng tốt. Không phải em là đứa ba phải, dở hơi biết bơi. Nhưng em thấy nghệ thuật vị nhân sinh thì quá tốt rồi, người ta nói nhiều rồi, mà em cũng thấy rồi. Nghệ thuật vị nghệ thuật nghĩa là làm nghệ thuật đơn thuần vì cái đẹp, hướng tới một cái đẹp thần thành trong tâm hồn người nghệ sĩ, như thế thì cũng có hại ai đâu.
Em đi mua sách, nhiều khi em đưa về nhà những cuốn sách em đọc chả hiểu gì cả, thế nhưng không phải em tìm đọc nội dung trong đấy mà là em đọc để thưởng thức một vài cái đẹp mà nghệ sĩ mang đến gửi vào sách. Một số cuốn như là thơ Trần Dần, hoặc truyện ngắn của Nhật Chiêu...
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
lucson52 đã viết:
Xin chào diễn đàn! Xin chào bạn Hoa Phong Lan.
Hehehe. Đang ngon trớn, nghe bạn nói chi hồ giả dã làm tôi "đứng máy" mấy hôm nay. Đùa tí cho vui, lổi tại tôi nó sơ lược quá. Vậy nên tôi suy nghĩ, tìm cách viết sao cho bạn nắm được vấn đề. Nay xin viết lại cho rõ.
1/ Về nội hàm và ngoại diên của khái niệm:
Tôi xin lấy ví dụ mà mình học để minh hoạ. Đó là khái niệm hình tứ giác trong hình học phẳng.
Tứ giác là hình được giới hạn bởi 4 ĐOẠN THẲNG GẤP KHÚC, KHÉP KÍN... (đoạn sau không cần). Vậy với nội hàm là 4 đoạn thẳng gấp khúc, khép kín...chúng ta có các cá thể ngoại diên bao gồm: tứ giác thường, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
Khi nói nội hàm càng chi tiết, mở rộng thì ngoại diên càng thu hẹp thì ta sẽ thấy như sau: Nếu chúng ta thêm vào nội hàm 4 ĐOẠN THẲNG GẤP KHÚC, KHÉP KÍN...các chi tiết CÓ 2 ĐƯỜNG CHÉO BẰNG NHAU VÀ 1 GÓC VUÔNG thì ngoài diên thu hẹp lại chỉ còn hình vuông và hình chữ nhật. Nếu chúng ta tiếp tục thêm vào chi tiết CÓ 4 CẠNH BẰNG NHAU thì chúng ta chỉ còn lại hình vuông. Rõ ràng nội hàm càng chi tiết, mở rộng thì ngoại diên càng thu hẹp.
2/ Loại và hạng của khái niệm: tứ giác chỉ là khái niệm chung, trừu tượng, chưa chỉ rõ tứ giác là hình nào. Còn các hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông là hạng của khái niệm tứ giác vì nó rõ ràng cụ thể. Nó bao gồm nội hàm của tứ giác cộng thêm các đặc điểm riêng của nó. Cho nên mới nói ngựa trắng không phải là ngựa.
Qua đó chúng ta thấy rằng câu hỏi của thầy tôi tương đương với câu hỏi" Hình tứ giác là hình vuông hay là hình bình hành". Và câu trả lời của các bạn tôi tương đương: hình tứ giác là hình bình hành (hoặc hình tứ giác là hình vuông). Như vậy bạn đã thấy cái sai trong việc khẳng định loại là hạng rồi chứ?
3/ Trong bài trước do không nói về hình thức tư duy thứ hai là phán đoán cho nên cũng gây khó hiểu. Chỉ xin nói trong phán đoán có 2 luật là luật đồng nhất(có hệ quả là luật mâu thuẫn và luật triệt tam) và luật cứu cánh. Luật đồng nhất phát biểu: A là A.
Câu hỏi của thầy tôi vi phạm luật đồng nhất khi hỏi loại có phải là hạng không?
Giới thiệu thêm với các bạn 1 câu hỏi vi phạm luật mâu thuẫn. Luật mâu thuẫn phát biểu: A là A, hoặc không A, chứ không thể vừa A vừa không A. Hỏi: NẾU THƯỢNG ĐẾ LÀ ĐẤNG TOÀN NĂNG THÌ NGƯỜI CÓ THỂ SÁNG TẠO RA 1 VẬT MÀ NGƯỜI VÁC KHÔNG NỔI HAY KHÔNG? Rõ ràng toàn năng là toàn năng, không toàn năng là không toàn năng, chứ làm gì có việc vừa toàn năng vừa không toàn năng???
Còn về luật cứu cánh hay còn gọi là luật hướng đích thì tôi không nhớ phát biểu như thế nào. Chỉ nhớ ví dụ điển hình là: CÁI LY LÀ DÙNG ĐỂ UỐNG NƯỚC. Ở đây cái ly là phương tiện, còn uống nước là cứu cánh hay có thể hiểu là mục đích chính. Chúng ta thấy rằng cái ly còn có thể dùng để cắm hoa, chặn giấy hoặc úp lại thì có thể làm chân nến…nhưng chúng không phải là cứu cánh. Còn việc uống nước thì có thể không dùng ly mà dùng bát, gáo, dùng tay vốc nước…nhưng chúng không phải là phương tiện chủ yếu.
Vì vậy mới nảy sinh ra nguỵ biện kiểu: "lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện".
4/ Một vấn đề nữa tôi xin có ý kiến là khi gặp các câu hỏi, chúng ta không nên mặc nhiên cho rằng câu hỏi là luôn luôn đúng, chúng ta chỉ việc tìm cách trả lời. Mà phải xem xét câu hỏi ấy như thế nào…
5/ Sở dĩ tôi đưa ra 2 câu hỏi của thầy tôi và câu hỏi về THƯỢNG ĐẾ như vậy là để chúng ta cùng so sánh với câu hỏi: "Nghệ thuật(1) vị nghệ thuật(2) hay nghệ thuật(1) vị nhân sinh"? Cũng thông qua việc đề cập đến nội hàm và ngoại diên; loại và hạng của khái niệm là nhằm để chúng ta cùng xem xét khái niệm nghệ thuật(1) là như thế nào và khái niệm nghệ thuật(2) như thế nào. So sánh đối chiếu hai khái niệm này. Chính bạn(Hoa Phong Lan) đã nhìn ra 1 phần của vấn đề khi nói "Văn Học vị nhân sinh".
Tôi rất mong muốn chúng ta cùng tìm hiểu, trao đổi và giải quyết về vấn đề này, chứ không muốn viết 1 mình. Tôi xin mạo muội đưa ra các gợi ý để cùng nhau giải quyết.
a- Khái niệm nghệ thuật(1) và (2)có nội hàm và ngoại diên như thế nào? (1) có phải là loại,(2) có phải là hạng, mối quan hệ giữa (1) và (2).
b- Thế nào là vị nhân sinh? Nhân sinh phải bao gồm các cá thể ngoại diên nào?
c- (1) có phải là phương tiện; (2) và nhân sinh có phải là cứu cánh? Có vi phạm luật mâu thuẫn hay không? Đây là trường hợp" Lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện". Vậy nó có nguỵ biện hay không?
Tôi rất mong các bạn cùng tham gia
lucson52
Hoa Phong Lan đã viết:
Chào bác Lucson52!
Từ bài trước đến bài sau bác để lâu quá, đâm ra làm người đọc phải đọc lại toàn bộ... hì... hì...
Về cái "nội hàm" và "ngoại diên", "loại" và "hàng" sau khi đọc một loạt các ví dụ của bác thì tôi cũng hiểu hiểu đôi chút chứ chưa hiểu một cách sâu sắc.
Câu "nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh".
Theo bác, rõ ràng trong đó:
"nghệ thuật" (1) không phải là "nghệ thuật" (2), khác nhau ở chỗ, một cái là "loại", còn cái kia là "hạng".
Nhưng chính vì không hiểu sâu sắc lắm về những vấn đề này, nên tiếp tục ngồi nghe bác giảng tiếp... hì...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bác Lucson đi đâu mất tiêu rồi ạ?
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Xin chào diễn đàn!
Xin chào cá bạn. Xin được phép trao đổi với các bạn như sau:
1/ Chào bạn Tâm: Xin trao đổi với bạn như sau:
a/ Ý niệm: theo tôi nghĩ, ý niệm chỉ là ý kiến đưa ra chưa chắc đúng sai, cần phải kiểm nghiệm và được thừa nhận. Còn những vấn đề tôi bàn là thuộc phạm vi luận lý học hình thức. Nó đã có từ lâu đời. Đông có, Tây cũng có. Từ hơn 2000 năm trước, thời bách gia chư tử ở Trung Quốc đã có phái Danh gia, đứng đầu là Huệ Tử và Công Tôn Long. Huệ Tử thì tôi không được đọc, chỉ biết có 1 chuyện(sẽ kể dưới đây). Còn Công Tôn Long thì nổi tiếng với hai luận đề: Kiên bạch luận và Bạch mã luận. Ở Phương Tây từ thời cổ đại đã có Aristote. Sau này luận lý học phát triển thành nhiều trường phái, trong đó có luận lý học hình thức là sơ đẳng và cơ bản nhất giúp chúng ta suy nghĩ(tư duy) đúng. Bạn vào Google chọn từ luận lý học hay logic thì sẽ có nhiều để tham khảo.
b/ Về vấn đầ 1+1=2: cái này lúc học lớp 12 tôi đã được thầy dạy toán chúng minh, có cả chứng minh tại sao 2+1=3. Tôi nghĩ chổ này chắc bạn muốn đề cập đến các tiên đề. Như tiên đề về đoạn thẳng trong hình học phẳng và tiên đề về mặt phẳng trong hình học không gian của Eclit. Đối với các tiên đề thì chỉ có thừa nhận hoặc phủ nhận thôi, chứ không chứng minh được. Có phải ý của của là bạn là như vậy không?
c/ Về những cái khung mà bạn nói và lời khuyên nên pha đi tất cả...: cảm ơn ơn bạn đã cho lời khuyên. Bản thân tôi cũng thấy nếu suốt ngày cứ lo sợ nói sai, phi logic thì cuộc đời sẽ buồn chán lắm…Còn những cái khung mà bạn nói tôi nghĩ chắc là bạn muốn nói đến những tiêu chuẩn, chuẩn mực, đạo đức, luân lý…là căn cứ khi bàn bạc thảo luận. Cái này thì đúng rồi. Khi bàn bạc thì phải dựa trên 1 căn cứ, cơ sở nào đó để bàn bạc chứ nói theo cảm tính thì mổi người mổi khác, không giải quyết được vấn đề. Đây là diễn đàn thơ. Chúng ta có thể bay bổng, thâm trầm, lả lướt, lâng lâng hay ào ạt dữ dội… theo những lời thơ, ý thơ. Nhưng khi bàn luận thì phải có căn cứ. Luận lý học hình thức là căn cứ dễ hiểu, cơ bản và chắc chắn nhất.
d/ Vấn đề khái niệm hay định nghĩa 1 sự vật hiện tượng: đa số là làm được, chỉ có 1 số ít là không được như bạn nói. Nhưng chúng chỉ là thiểu số của đa số, là ngoại lệ của nguyên tắc, là thành phần của toàn bộ. Vậy nên chúng ta không nên lấy thiểu số bác đa số, lấy ngoại lệ phá bỏ nguyên tắc, lấy thành phần thay cho toàn bộ. Đây là cách nói sai(nguỵ biện, nếu nói sai mà không biết thì gọi là nguỵ biện tiêu cực). Hình thức này gọi là đánh tráo khái niệm bằng cách đồng nhất 2 khái niệm(giữa loại và hạng). Tương tự, tách biệt các thuộc tính của 1 khái niệm cũng là nguỵ biện(các bạn thử đưa ra ví dụ thử xem nhé).
Các nhà logic học rất đau đầu khi muốn đưa ra khái niệm con người. Cũng thảo luận, tranh luận nhiều lắm. Cuối cùng họ cũng đưa ra được một khái niệm con người mà được đa số chấp nhận: CON NGƯỜI LÀ 1 ĐỘNG VẬT CAO CẤP, BIẾT LAO ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO RA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG.
e/ Về vấn đề toàn năng hay không toàn năng: đoạn này tôi chưa hiểu được ý bạn. Nếu có thể bạn vui lòng giải thích thêm nhé. Thú thật, lên mạng cũng lâu rồi nhưng tôi đọc ngôn ngữ chat còn kém.
2/ Xin chào bạn Phụng vũ cửu thiên: Viết khó quá, nhất là viết sao cho thuyết phục được các bạn chấp nhận còn khó hơn. Bởi vậy phải suy nghĩ, lựa lời. Cho nên chậm trễ. Hehehe, tuy vậy cũng cố gắng viết đây.
a/ Về nghệ thuật (1): tự điển wikipedia là tự điển mở, chúng ta có quyền thêm bớt, có ý kiến. Tôi có ý kiến như sau: Nghệ thuật (1) là các hoạt động văn hoá-nghệ thuật. Vì nếu chúng ta có thêm từ sáng tạo thì ngoại diên nó sẽ thu hẹp lại. Khi đó các ca sĩ hát, diễn viên đóng phim, kịch.. sẽ bị loại ra. Cần chú ý là các ca sĩ, diễn viên… dù có sáng tạo thì họ cũng nằm trong tầm kiểm soát của đạo diễn. Hơn nữa ca sĩ và diễn viên mà sáng tạo thì hiếm lắm.
b/ Tranh luận chuyện này để làm gì: nó rất có ích. Vì ngoài việc thưởng thức, giải trí, nó còn giúp mọi người hiểu thế nào là chân thiện mỹ và hướng mọi người đến các giá trị đó. Mấy hôm nay do bàn ở chủ đề này nên đành phải gác lại chủ đề: Sến là gì? Giải quyết được chủ đề này thì sang chủ đề Sến là gì sẽ dể giải quyết hơn.
Sau đây tôi xin nêu một số câu chuyện về logic:
1/ Câu chuyện về Trang Tử và Huệ Tử: Trang Tử và Huệ Tử cùng dạo chơi trên thành, thấy hồ nước có nhiều cá đang bơi lội. Trang Tử nói: Cá bơi lội tung tăng, cá vui. Huệ Tử hỏi: Sao ông biết được cá vui?. Trang Tử hỏi vặn lại: Ông không phải là tôi, làm sao ông biết tôi không biết. Huệ Tử nói: Tôi không phải là ông(Trang Tử), nên tôi không biết ông có biết hay không. Vậy ông không phải là cá, làm sao ông biết cá vui?
2/ Thù lao hướng dẫn: luật sư tập sự thoả thuận với luật sư hướng dẫn rằng: Tôi sẽ trả thù lao cho ông khi nào tôi thắng kiện ông. Sau khi tập sự xong, LSHD đòi thù lao, LSTS không trả, nói rằng khi nào thắng kiện LSHD mới trả theo thoả thuận. Khi ra toà, LSHD thắng kiện và đòi nợ, LSTS trả lời: Tôi thua kiện mà, khi nào thắng tôi mới trả theo như THOẢ THUẬN. LSHD lại kiện tiếp, phiên toà này LSHD cố tình để LSTS thắng kiện. LSHD đòi nợ thì LSTS trả lời: Tôi thắng kiện, PHÁN QUYẾT của toà tuyên tôi không phải trả. Vậy việc gì tôi phải trả cho ông???
3/ Treo cổ hay chặt đầu: Câu chuyện này còn điên đầu hơn câu chuyện trên. Có một tên bạo chúa nọ rất thích giết người. Có hai hình thức xử tử là treo cổ và chặt đầu. Trước khi xử tử, hắn cho tử tù được 1 ÂN HUỆ là trả lời một câu hỏi. Trả lời đúng ĐÁP ÁN thì treo cổ, trả lời sai thì chặt đầu(hehehe, cũng như không).
Một hôm nọ, trước khi xử tử 1 tử tù, hắn hỏi: NGƯƠI CÓ BIẾT NGƯƠI BỊ TREO CỔ HAY CHẶT ĐẦU KHÔNG? Tử tù trả lời: TÔI BỊ CHẶT ĐẦU. Thế là tên bạo chúa không thể xử tử được tử tù. Bởi vì:
a/ Nếu tử tù nói đúng: chiếu theo ÂN HUỆ, nếu nói đúng thì đưa đi treo cổ. Nhưng khi đến giá treo cổ tử tù nói: Nếu tôi nói đúng thì theo như ĐÁP ÁN tôi phải bị chặt đầu chứ. Đem qua may chém thì tử tù nói: Nếu tôi nói đúng thì theo như ÂN HUỆ tôi phải bị treo cổ chứ. Cứ bê tử tù qua lại máy chém và giá treo cổ hoài mà không xử tử được.
b/ Nếu tử tù nói sai: Phần này các bạn hãy lập luận tương tự như trên nhé.
4/ Xiển bột cầm đồ: Xiển bột theo giai thoại là cháu mấy đời của Trạng Quỳnh. Một hôm Xiển bột đem mớ quần áo rách đến quan huyện nói: xin quan tương tình người quân tử nhận lấy mớ quần áo này và đưa cho ít tiền tiêu. Quan huyện thấy vậy nói rằng: Quân tử gì ngươi, QUÂN TỬ CỐ CÙNG, QUÂN TỬ CÙNG-QUÂN TỬ CỐ(lấy câu trong nho học là quân tử cố cùng). Xiển bột trả lời: Thưa quan, không phải ạ, cái này là KHỔNG MINH CẦM TÚNG, KHỔNG MINH TÚNG-KHỔNG MINH CẦM ạ(lấy tích Khổng Minh thất cầm Mạnh Hoạch). Quan huyện thấy Xiển đối lại hay, chỉnh nên đưa tiền. Ngoài đối chỉnh, Xiển bột còn nói đúng. ĐỘNG SẢN thì CẦM, BẤT ĐỘNG SẢN mới CỐ.
5/ Tôn phu nhân quy Thục: Tôn Thọ Tường theo phái chủ hoà, theo Tây. Để biện hộ cho hành vi của mình, Tôn lấy tích Tôn phu nhân quy Thục làm 1 bài thơ thất ngôn bát cú. Trong đó 2 câu cuối tự biện hộ cho mình:
Ai về cho nhắn Chu Công Cẩn
Thà mất lòng anh đặng bụng chồng.
Phan Văn Trị hoạ lại bài thơ của TTT, hai câu cuối chỉ rõ TTT nguỵ biện, tự ví mình như đàn bà:
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng.
Bài viết cũng đã dài. Mong rằng các bạn hãy cùng làm rõ thêm các khái niệm cần bàn trong câu hỏi"NT vị NT hay NT vị nhân sinh"
Chào thân ái.
lucson52
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bác LUCSON!
Đọc những gì bác viết rất là hay. Bác quả là rất tỉ mỉ.
Tuy nhiên phần dễ hiểu nhất là mấy cái câu chuyện bác kể.
Mấy câu chuyện ấy, lão đệ cũng đã đọc lâu rồi, nhưng cách kể chuyện của bác lại hay hơn cả sách nữa. Cái câu chuyện Xiển Bột cầm đồ ấy, trong sách lại còn thiếu cả đoạn "ĐỘNG SẢN thì CẦM, BẤT ĐỘNG SẢN mới CỐ".
Còn về chuyện ông LSTS là ông ấy láu cá lừa LSHD thôi. Ngay từ khi ký vào biên bản thoả thuận thì LSHD đã bị lừa rồi. Vậy không biết ông ấy có xứng là LSHD không nữa?
Còn về cái "NT vị NT, NT vị nhân sinh".
Bác mới giảng có cái "Nghệ thuật 1: là các hoạt động văn hoá-nghệ thuật"
Vậy chờ đọc tiếp cái "Nghệ thuật 2" là gì?
Phải chăng "nghệ thuật 2" là "những hoạt động sáng tạo nghệ thuật"?
Nếu như vậy thì quả đúng hai cái "nghệ thuật" đó khác nhau, và rõ ràng "nghệ thuật 1 vị nghệ thuật 2".
Hì... trí tuệ của lão đệ hơi kém, có gì bác cứ giảng giải!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Xin chào diễn đàn!
Xin chào các bạn!
Hôm nay tôi viết tiếp bài này để tiếp tục bàn luận về chủ đề “NT vị NT hay NT vị nhân sinh”.
Trong khuôn khổ bài này tôi muốn cùng các bạn chia sẻ các vấn đề: sở thích, quan điểm; chân lý; công lý. Mong các bạn cùng thảo luận.
Mục đích của bài này là để chúng ta phân biệt được các khái niệm trên. Rõ ràng, không nói rõ chúng ta có thể nhầm lẫn những khái niệm trên với nhau. Từ đó chúng ta sẽ phân biệt được khái niệm nghệ thuật (1) với khái niệm nghệ thuật (2).
1/ Sở thích, quan điểm là ý kiến của 1 người hoặc 1 nhóm người về 1 sự vật và hiện tượng nào đó. Sở thích, quan điểm KHÔNG CÓ ĐÚNG SAI. KHÔNG AI CÓ QUYỀN ÁP ĐẶT QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH LÊN NGƯỜI KHÁC.
Trong thực tế, quan điểm của người này áp đặt lên người khác chỉ xảy ra khi và chỉ khi chúng trở thành pháp luật hoặc quy định của pháp luật
2/ Chân lý: là điều được công nhận là đúng. Nhưng chân lý có sự tương đối. Chân lý ở bên này ngọn núi là sự phi lý ở bên kia ngọn núi. Tôi lấy ví dụ như việc phá thai. Có nơi thì cho rằng phá thai là tội, vì đã giết người dù chỉ là mới trong giai đoạn trứng vừa thụ tinh. Vì vậy pháp luật ở nơi đây sẽ cấm phá thai. Nhưng có nơi cho rằng phá thai không phải là tội dù đã tượng hình. Cho nên luật pháp ở đây không cấm phá thai.
3/ Công lý: chân lý được luật pháp công nhận và quy định bắt buộc thì trở thành công lý. Cũng có khi chân lý mâu thuẫn với công lý. Ví dụ như tục tảo hôn, đối với 1 số đồng bào thiểu số thì tảo hôn là chân lý, nhưng vi phạm công lý là luật pháp. Các trường hợp này cũng hiếm.
4/ Sự thật: Chân lý và công lý thường trùng với sự thật. Nhưng cũng có khi chúng không phải là sự thật. Ví dụ như từ CHUNG CƯ: mọi người đều dùng để chỉ khu nhà ở. Đó là chân lý. Nhưng thật ra phải gọi là CHÚNG CƯ mới đúng. Đó là sự thật. Một ví dụ điển hình công lý không phải là sự thật: đó là vụ án của vận động viên bóng chày O.J Simson. Rõ ràng là anh ta đã giết vợ, có 2 người cảnh sát nghe 2 tiếng súng nổ và thấy Simson người dính đầy máu chạy từ trong nhà vợ anh ta ra. Nhưng toà án (công lý)đã tha bổng cho anh ta. Vì lý do gì ư? Luật sư của O.J Simson lập luận: Liệu rằng lời khai của hai cảnh sát da trắng từng có tiền sự về phân biệt chủng tộc làm chứng chống lại 1 người da đen có thật sự đáng tin cậy hay không? Bồi thẩm đoàn sau khi cân nhắc đã tha bổng O.J Simson.
[/size]
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Chào mọi người, topic này hay quá mà sao thấy ít người tham gia thảo luận, để bạn Lucson52 "đứng máy" lâu quá. Thôi thì mình xin phô cái dốt của mình ra để tiếp hứng cho bạn Lucson52 nhé.
Theo mình thì nhân sinh vốn dĩ hướng về nghệ thuật (2) nhưng vì 2 yếu tố này chưa đạt được độ tương cận lẫn nhau nên người ta mới phân ra nghệ thuật (1) vị nhân sinh và nghệ thuật (1) vị nghệ thuật (2). Hai nhánh quan điểm này có cái hay riêng và cái dở riêng. Cái hay thì có lẽ chúng ta không cần bàn , cứ kệ nó vậy thôi, bàn ra tán vào cũng chẳng để làm gì. Riêng cái dở thì chúng ta phải xem xét để tìm hướng khắc phục.
Nghệ thuật (1) vị nhân sinh có khuyết điểm là làm trì trệ tiến trình hướng về nghệ thuật (2) của nhân sinh.
Nghệ thuật (1) vị nghệ thuật (2)có khuyết điểm là xa rời thực tế cuộc sống con người.
Vì vậy, nghệ thuật (1)phải và nên vị một cái gì đó ở khoảng giữa 2 yếu tố này , tôi tạm chế tên nó là nghệ thuật nhân sinh (hì...), sao cho vừa có tác dụng lôi kéo nhân sinh hướng gần đến nghệ thuật (2), vừa không quá xa rời cuộc sống để người ta còn có thể cảm nhận, hấp thu được chứ đừng có cái kiểu "đờn kêu tích tịch tình tang/ giống như tiếng sấm mà đàn vịt nghe" hehe...
Dù sao cũng là ý kiến cá nhân, có gì sai lầm xin mọi người chỉ giáo.
Xin cảm ơn !
Quanh co cõi tạm hồng trần
Coi như có dịp một lần dạo chơi
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Trích của nguyenhnv:"Chào mọi người, topic này hay quá mà sao thấy ít người tham gia thảo luận, để bạn Lucson52 "đứng máy" lâu quá. Thôi thì mình xin phô cái dốt của mình ra để tiếp hứng cho bạn Lucson52 nhé"...
Chào bạn nguyenhnv!
Lúc này tôi bận việc nên cũng ít khi viết bài. Cảm ơn bạn đã góp ý.
Theo tôi nghĩ, để hiểu rõ hơn, chúng ta cần phải xem lại hoàn cảnh ra đời của câu hỏi:"Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?". Đó là lúc mà nhóm Tự lực văn đoàn và Nhân văn giai phẩm tranh luận với nhau. Các bạn vào google tìm thì sẽ thấy tư liệu này. Tôi nghĩ, xem xong thì chúng ta sẽ dễ giải quyết vấn đề hơn.
Mong rằng có nhiều bạn tham gia.
Xin chào các bạn.
lucson52☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook