Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Minh Bình đã viết:
LẢNG LẶNG MÀ NGHE HỌ… CHỬI NHAU....
Hay! Viết tiếp để đọc nha! đang chờ đây, Nhưng nhớ ...nếu có giận ai trong thi viện( Đặc biệt là Minh Bình) đừng lấy cái văn hoá ...này nha...MB hay tủi thân lắm đó.
Giận ai xin cứ chửi ra
Biết nghe được chửi mới là người... biết chửi!

http://nhatchimai.forumvi.net/users/2511/12/50/00/smiles/339404.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Tuấn Khỉ đã viết:
Trong quá trình tiến hoá, con khỉ chỉ thực sự trở thành con người khi nó phát ra câu chửi đầu tiên.

Nghiên cứu chưa công bố của Tuấn Khỉ

@ TK: Nó chửi " đồ con khỉ" phải không?
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

@Minh Bình

Không, chửi thế thì thường quá, sao thành người được! Nó chửi "đồ con người!"

http://nhatchimai.forumvi.net/users/2511/12/50/00/smiles/389912.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

Lẳng lặng mà nghe họ …chửi nhau



“Tiếp theo”
…Đã đề ngay một câu chửi cho nhân vật chính :”Trăng đẹp quá nhỉ, cứ như bàn toạ con gái đương thì”! Phụ nữ đã gửi thư tới tấp đến nhà xuất bản, đài truyền  hình đòi  tẩy chay “văn chương ba xu”. Và những vị theo “nguyệt giáo” (thờ trăng) đã nghiến răng xem ông ta là một Salman Rushdie thứ hai! Tuy nhiên, lại phải trở lại các chuyện chửi trong văn chương chữ nghĩa. Nhà văn có quyền hay không, trong việc “tôn thêm tính cách nhân vật, tạo hiệu quả đặc biệt?” Một nữ hiệu trưởng trường trung học than phiền:”Trong mấy chục năm gõ đầu trẻ, tôi đã gặp nhiều tình huống xấu, nhưng chưa bao giờ bị sốc như bây giờ, khi nghe trẻ em chửi nhau trơn như thoa mỡ. Không thể tưởng tượng được chúng lại phát ngôn như thế, và chúng hoàn toàn không hiểu rõ nội dung câu chửi. Lỗi rõ ràng ở người lớn, vì họ đã chửi nhau trước mặt trẻ em, làm tổn thương tâm hồn chúng”. Tại một quán cà phê ven phố Gentilly, có hai thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi tán gẫu. Một chàng trai cỡ Phan An Tống Ngọc đi qua ; một cô nháy mắt với bạn :”Nikav ce gadj, akoi. Ilest mecheteau more”. Một người Pháp chính hiệu - nếu không hiểu tiếng lóng thông tục -  cũng phải ngớ ra. Thì ra là thế này : “Này, nhìn cái thằng phải gió ấy xem, nó điển trai đấy chứ!” Thay vì nói “merci”, người ta cứ nói “Trimakasi” (tiếng Nam Dương), để ” giao lưu văn hoá”. Và lấy gì bảo đảm rằng ngôn ngữ kinh dị không giao lưu với nhau? Người ta vẫn dẫn chứng nhân vật thuyền trưởng Haddock trong truyện tranh Tintin của hoạ sỹ Herg’e, để khuyên “nên chửi cho nó nhẹ nhàng một tý”. Haddock chửi nhiều lắm, nhưng không thô tục và chướng tai, chỉ làm độc giả bật cười : “Đồ mặt rỗ tổ ong, khỉ đuôi dài, quân ăn lông ở lỗ”…Phim ảnh Mỹ, cứ thấy nhân vật (bất kể thiện ác và nam nữ) mở mồm ra là “fuck you”, “fucking”, “shit”. Người ta lo sợ cũng phải, vì đến lúc nào đấy, tiếng chửi thề sẽ không gây ngạc nhiên cho ai nữa, vì nó bình thường như…không khí.

Trên thế giới, chả có quốc gia nào lại không có tiếng chửi cả, điều đó là chắc chắn, vì cứ có ngôn ngữ là có chửi! chỉ khác nhau là chửi bóng, chửi gió, chửi cạnh chửi khoé hay “tát nước vào mặt”. Dân Ả Rập đã không chửi thì thôi, chửi thì kinh lắm :”Mong sao cho ông nội của mày trúng gió”, hoặc “mày là con của 60 thằng ma cô”. Họ cũng hay đem súc vật ra gán cho người bị chửi, chẳng hạn, con lợn bẩn thỉu, con lừa ngu dốt, con chó hèn hạ. Người Trung Hoa thì hay đem xương cốt ra mà rủa, thí dụ :” đồ xương thối, xương lăng loàn, xương rùa” (con rùa là biểu tượng của sự dâm dật đê tiện). Người Đan Mạch thì thét lên “lede ludder” (quân mèo mả gà đồng), “mogliffe” (trốn chúa lộn chồng)! Dân Ý khi đã bảo ai là “stronzo” thì nặng lắm, vì nó nghĩa là “phường đá cá lăn dưa”. Các nhà khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử gia đang thắc mắc :”Có thể nào, tiếng chửi là một trong những nhân tố thúc đẩy hình thành ngôn ngữ?”. Người Thượng cổ -  khi chưa có ngôn ngữ - đã làm sao, nếu không ưa nhau?, Chắc chắn là:”mắt lộ hung quang, nộ đảo giang hà” rồi! Và giải quyết bằng chày vồ là nhanh nhất. Nhưng đánh nhau vừa nguy hiểm vừa mệt, thà là ngồi một chỗ mà thét lên, tiện hơn! Như thế, câu chửi đi từ đơn âm đến đa âm, từ thét gào đến “có văn , có sách” hẳn hoi, để rồi bây giờ, phát triển đến hàng nghệ thuật!

Một số câu lạc bộ ở Thái Bình Dương vẫn có tục “ chửi thuê”. Hai nhà xích mích, chửi nhau bất phân thắng bại, rát cổ họng , bèn thuê người chửi giúp. Hai tay “thợ chửi” ngồi đấu khẩu với nhau, bên nào im trước là thua! Các thợ chửi này chỉ việc ăn no ngủ kỹ, và ngồi nặn ra những câu chửi kinh thiên động địa nhất. Thật ra, chuyện “chửi thuê” này không xa lạ gì với châu Âu, vì thời Trung cổ, giới quý tộc đã thực hiện rồi. Cãi nhau thì được, nhưng chửi nhau thì kỳ quá, vì “ ta đây quý tộc” . Thế là thuê người, đúng ra là thuê mồm.

Chửi nhau có nghìn lẻ một cách. Những cuộc bút chiến thâm thuý, sâu sắc đã là những cuộc chửi cao cấp, không phải ai cũng làm được. Có những nạn nhân bị chửi, vẫn hí hửng, vài ba ngày sau, vỡ lẽ, tức cành hông. Khi đó chửi mới đúng là nghệ thuật.

Các tay hoạ sỹ biếm lừng danh đều rất ít lời, chỉ cần chửi bằng cọ là quá đủ. Các  văn nghệ sỹ - với bản tính hóm hỉnh và óc thông minh thiên phú – đã có nhiều câu chửi rất khéo; chửi cả người trên mình, mà không ai  bẻ vào đâu được. Cái kiẻu”khệng khạng tương lai vấn tú tài” ấy vẫn có đấy chứ! Chửi không nhất thiết là phải “xổ nho”, vì chửi càng thanh thì càng hay. Chẳng hạn, câu chuyện sau xảy ra ở nước Anh. Tại một trường đại học y khoa, một giáo sư (thuộc hạng thùng rỗng kêu to) đã bảo với các sinh viên :”Ngày mai, tôi phải từ giã các bạn, vì được Nữ hoàng vời vào cung thăm bệnh”. Sinh viên thở dài :God save the Queen” (xin Thượng đế phù hộ  Nữ hoàng”! Edgar Poe đã từng viết :”Thoá mạ một vĩ nhân chính là con đường để trở thành nổi tiếng, của những kẻ tầm thường. Con bọ cạp sẽ chả đời nào có tên trong các chùm sao, nếu nó không cắn gót chân Hercue”!

Khoa học – xin nhắc lại – đã khuyến cáo rằng nhịn chửi là bất lợi. nhưng xin thưa : đừng lạm dụng. Bởi vì, đối xứ với nhau cho nó phải phép mới là đáng bàn. Vạn bất đắc dĩ, cũng đừng trút hết cái vốn nanh nọc và chua cay vào trong câu chửi, bạn ạ, bởi vì “càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”!


(ST)
,
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

@ PHl: Người Việt mình chửi độc lắm...Chẵng cần biết " chửi có lợi, hay có hại" cho sức khoẻ, thích là chửi, buồn là chửi...đem ông bà ông vãi nhau chửi là chuyện ngoài chợ , ngoài đường- chuyện đó vẫn là " Bình thường " đấy! Chỉ có nhà văn, nhà thơ chửi...ý tứ nghe lịch sự mà đau ghê...
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

@MB! cám ơn bạn đã chia sẻ, còn nhớ hồi nhỏ ở quê, nhà nào mất gà thì các bà chửi ghê lắm,vì hồi đó đói khổ mà, khi nào có "H5N1" gà quay lơ lúc đó mới được ăn :D bây giờ thì không ai chửi nhiều thế nữa, mặc dù gà vẫn mất bởi bọn thanh niên hư hỏng, nghiện ngập...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

NGHỆ THUẬT DẠY CON



 Có những đứa trẻ tỏ ra khôn  sớm hơn tuổi về  mặt phát triển trí tuệ và nhạy cảm với nghệ thuật. Chúng cần có một sự giáo dục đặc biệt hơn để trưởng thành một cách đầy đủ và hoàn thiện năng khiếu bẩm sinh của chúng. Các bà mẹ nên hiểu cách nuôi dạy con mình như thế nào trong điều kiện trên. Không thúc ép nhưng không buông lơi, đó là lời khuyên của các chuyên gia tâm lý trẻ em.

Nhìn con mình chập chững những bước đi đầu tiên, bập bẹ một vài từ đơn giản, chắc chắn các bậc cha mẹ không giấu được niềm hạnh phúc, và càng hạnh phúc hơn khi phát hiện ra nó có vài dấu hiệu thông minh trước tuổi. Khi đó, cha mẹ có thể đặt ra một kế hoạch nuôi dạy đầy tham vọng để thúc đẩy trí tuệ “thần đồng” của con mình. Bởi lẽ, nói chung, bất cứ đứa bé nào cũng có sẵn trong gene di truyền những khả năng học hỏi và mức độ tiếp thu kiến thức phụ thuộc môi trường mà nó sống. cho nên điều quan trọng là tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ. Ngày nay, người ta không còn nhìn trẻ em như xưa nữa. Các chuyên gia đã làm nhiều cuộc nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng ngay từ lúc sơ sinh, đứa bé đã có trí thông minh, tuy còn rất non nớt, và có nhiều khả năng bẩm sinh mà từ trước đến nay chúngthacskhoong biết khai thác vì không biết. 4 ngày tuổi, cu cậu đã có khả năng phân biệt được tiếng mẹ đẻ với các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, sau một năm khả năng tuyệt vời này biến mất. Do đó, nếu trong những tháng đầu tiên, đứa bé được nuôi trong một môi trường song ngữ thì nó sẽ tiếp thu cùng một lúc hai thứ tiếng đó !

Mặt khác, Viện sức khoẻ và nghiên cứu y khoa quốc gia Pháp (Inserm) đã cho các trẻ từ 12 đến 18 tháng ‘sinh hoạt” trong một môi trường thí nghiệm gồm, cầu thang, dây leo, lỗ để chui qua, v.v. và họ phát hiện ra rằng nhờ vào những vật dụng này kích thích, những đứa trẻ đó năng động hơn và biết đi đứng, leo trèo sứm hơn những đứa trẻ bình thường, đồng thời chúng có tinh thần tập thể cũng sớm hơn. Cho nên có thể nói rằng khi nhìn đứa bé, chuyện trò với nó, bế nó trong tay, đưa nó đến những nơi xa lạ và náo nhiệt, khuyến khích nó chơi đùa với các trẻ khác, với thú vật, dạy nó những trò  chơi mới, chính là hình thức để nói với nó rằng :”Bố mẹ biết con thông minh hơn nhiều so với bố mẹ đã tưởng  và thế giới đang mở ra trước mắt con, hãy nắm lấy nó và làm những gì con muốn”

về ngôn ngữ, hãy đối thoại thật sự với trẻ

Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng ao ước được nghe tiếng bập bẹ đầu tiên của con mình, nhưng để đạt được khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, trước tiên phải tạo  ra một môi trường cho bé tập nói, không phải bằng việc “nhồi” chữ vào tai  bé, hoặc …đọc báo cho bé nghe! Điều quan trọng là trao đổi với bé bằng lời nói, đáp lại những tiếng “bi ,bô” của trẻ bằng những lời nói dịu dàng, nghĩa là phải nói và biết nghe bé “nói”. Điều tốt nhất là tập cho bé diễn đạt tốt. Các chuyên gia tâm lý đã chứng minh rằng ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ em luôn thích gần những ai nói năng trôi chảy, biết diễn đạt bằng những câu ngắn gọn, súc tích và biết dùng từ có chọn lọc. Chúng sẽ theo học rất nhanh và rất chính xác.

Một ngoại ngữ, được lắm chứ.

Trong thời điểm hiện nay, khi châu Âu sắp hợp tác, các bặc cha mẹ luôn mong muốn con mình có được một ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Có người đã cho rằng một đứa trẻ “song ngữ” sẽ biết nói chậm hơn trẻ em khác, nhưng điều này chỉ mang tính tương đối vì nếu có hai ngôn ngữ,  đứa trẻ chỉ nói đúng hoàn toàn khi được ba tuổi hai thứ tiếng đó. Một điều quan trọng là không bao giờ dạy cho con trẻ một ngoại ngữ mà chính người dạy cũng không nắm vững, điều đó rất nguy hiểm vì nếu có sai thì cái sai lầm đó tồn tại gần như vĩnh viễn. Hiện nay một vài thành phố ở Pháp gần biên giới như Strasbourg , Nice, Montpellier hay Calais đã thành lập trường mẫu giáo sonng]xaos.

việc xem sách ở trẻ em cũng cần được coi trọng

Đọc được một chữ cái trên bảng hiệu quảng cáo và “biết đọc”, là hai vấn đề khác nhau. Trước kia, vào khoảng 6 tháng tuổi, đứa bé mới thật sự được làm quen với bảng chữ cái và được dạy phương pháp đọc, tức là dạy đánh vần. Còn ngày nay, các chuyên gia khuyên rằng việc dạy trẻ đọc nên bắt đầu từ năm cuối của tuổi mẫu giáo, một vài trường hợp có thể sớm hơn. Tuy nhiên. ở nhà nhiều bà mẹ đã dạy con mình đọc từ khi nó mới 4 tuổi. chuyên gia Didier Luc chaplain cho rằng bất cứ khi nào trẻ hỏi tên các chữ cái thì hãy nói cho nó biết ngay, điều đó rất tốt và cần thết. Song cũng cần  biết rằng trước khi vào học tiểu học, trẻ em chỉ học hỏi qua các trò chơi chứ không nên “tri thức hoá” nó quá sớm. Tất cả những gì thực hiện được câu “vừa học vừa chơi” đều mang ý nghĩa tích cực. Bà  He’le’ne Gilabert, bác sỹ tâm lý, cựu giáo viên mẫu giáo và hiện là thanh tra của bộ giáo dục Pháp cho rằng, môi trường xung quanh ảnh hưởng đến việc đọc sách của trẻ em. Khi bà mẹ cùng cho con mình đọc một cuốn sách, nếu cần thiết nên mở tự điển để tìm câu trả lời cho trẻ hoặc để giải thích rõ cho nó nghĩa chính xác của một từ, hoặc kể cho nó nghe những mẩu chuyện vui, như thế sẽ giúp trẻ em dần dần hiểu được mục đích của chữ viết và thú vui có được từ việc đọc sách.

Hơn nữa, một vài phút để trò chuyện với trẻ xung quanh cuốn sách đang đọc sẽ tạo ra một mong muốn đọc sách ở trẻ. Do vậy , “giáo dục sớm” không hề nguy hiểm cho trẻ, như nhiều người từng nghĩ, với điều kiện không bao giờ thúc ép trẻ, hoặc “bứt” nó ra khỏi các trò chơi. Nếu nó không  chịu “ học” thì không nên la mắng nó mà hãy tạo ra một môi trường vui chơi để nó “học” tiếp. bà He’le’ne nói thêm rằng bất cứ cái gì trẻ tạo ra từ đôi tay của mình đều mang lại cho nó niềm vui, ví thế không nên mua những đồ chơi quá tinh vi, hiện đại hoặc dụng các phương pháp đặc biệt nhưng không tạo được mục đích giúp trẻ sáng tạo

Dạy trẻ biết đánh giá nghệ thuật

Đứa bé có thể được cho tiếp xúc với âm nhạc hoặc hội hoạ khi nó 4 tuổi, nhưng cũng có thể sớm hơn. Nếu một gia đình say mê nhạc cổ điển hoặc thích hội hoạ thì từ khi còn rất nhỏ, đứa bé chưa thể tiếp cận được với nghệ thuật và  cũng chưa học được nghệ thuật, nhưng nó đã biết ‘tắm mình” trong nghệ thuật. Thậm chí khi cha mẹ không có được một “căn bản nghệ thuật” thì điều đó  cũng không quan trọng, miễn họ biết thưởng thức  nghệ thuật là được. Người ta “cho” những gì người ta yêu thích, do đó phải biết yêu hội hoạ, yêu âm nhạc và văn học mới có thể truyền cho con mình cái “gu” nghệ thuật được.

Trẻ em không phải là chiếc hộp để nhồi nhét kiến thức

Vấn đề chủ yếu nằm ở chỗ, tất cả những kiến thức mà trẻ tiếp thu được phải tạo ra trong một môi trường vui chơi. Nếu có được những giây phút thoải mái bên cạnh cha hoặc mẹ, trẻ em sẽ muốn gần cha mẹ mãi, còn nếu không chúng sẽ chán. Điều này cũng được thể hiện rõ với đồ chơi. Trước một tủ đồ chơi, đứa bé sẽ chọn cái nó thích hơn cả và bỏ mặc những thứ khác. Đây là vấn đề sở thích, nằm trong lĩnh vực tạo nên cá tính riêng cho trẻ và người lớn cần phải tôn trọng sự lựa chọn đó.

Đứa bé phát triển trên bốn phương diện : động cơ thúc đẩy, tức là các hoạt động của nó; môi trường xã hội, tức là khám phá con người xung quanh nó; khả năng nhận thức, tức là khám phá những sự việc  diễn ra chung quanh nó; và phương diện ngôn ngữ, nghĩa là học học nói. Các bặc cha mẹ cần quan tâm để kích thích trẻ  phát triển đồng đều cả bốn phương diện đó. Nhưng cần biết là nếu yêu cầu cao quá, trẻ em không  thể theo nổi và rất dễ thất bại. Do đó không nên thúc ép các em.

Một điều cuối cùng là không nên nhầm lẫn giữa “kiến thức” và “sự phát triển”. Một trẻ em “thần đồng” có thể sẽ học thật giỏi có một tương lai nghề nghiệp tốt hoặc hoặc tiếp thu được nhiều kiến thức vượt trội hơn, nhưng “kiến thức” hoàn toàn không đồng nghĩa với “hạnh phúc”.

Học đi, học đọc, học nhạc,…tất cả đều phải đến đúng lúc và phù hợp với các giai đoạn phát triển tâm sinh lý khác nhau của trẻ. Các bặc cha mẹ không nên phạm sai lầm vì tất cả đều được khắc sâu váo trí nhớ của trẻ và không bao giờ mất đi.

ST
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

@ PHL: Đúng nghĩa là "nhà thơ" bố, mẹ, con...Vui thật. Nhưng này, có khi nào cùng bắt tay hợp tác trong một bài thơ không? hay máy ai người ấy sử dụng, thơ của ai người ấy tự làm...Nhà MB chỉ có một máy, thỉnh thoảng chủ nhật thằng nhỏ về nhà ...thấy bố đang làm thơ nó liền bảo: " Ba đi chơi đi để đó con làm nốt cho..." Vui lắm..nhưng nó chỉ thích những bài vui thôi...
MB đã đọc bài viết trên, bổ ích lắm...
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
@Minh Bình! Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Mình chủ yếu dùng máy cơ quan, nhà chỉ có một máy, không con thì ba nó dùng, các bài của ai nấy làm bạn à, nhưng "khẩu khí" giống nhau phải không? thì cùng chung nhịp đập mà :D
Còn anh con ấy à: thơ của nó đây này (tập làm ở lớp mang về đọc cho ba mẹ nghe)

Sông kia có tự bao giờ
Họ Tô tên Lịch nên thơ vô cùng
Nhưng sao thối lạ thối lùng
Thối từ mặt nước thối tung lên bờ... Chắc là chủ đề cô cho về môi trường

Thế bé nhà bạn học xa nhà à?
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Sông kia có tự bao giờ
Họ Tô tên Lịch nên thơ vô cùng
Nhưng sao thối lạ thối lùng
Thối từ mặt nước thối tung lên bờ...

******************************
@ PHL: Bé đang học y khoa Huế ( năm thứ 3) Thằng Nhỏ học 12 chuyên...Quý tử của bạn sao giống MB đến vậy! bảo Đồ Nghệ đừng" Xoi mói" lắm cuộc đời, nó mà học theo Bố và chú Minh Bình thì khổ cã đời....
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối