Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Tuấn Khỉ đã viết:
Giời, mình cũng vẫn nghĩ là con chứ! Hình như hồi xưa mình suýt ế vợ cũng vì mấy đứa em đều sinh con trước cả.
:D
Giờ thì lấy được vợ rồi thì lấy một lèo mấy vợ

Mà sao Đại Thánh lại lấy vợ? Trong 3 anh em Đại Thánh là người ghét lấy vợ nhất cơ mà, vậy thì chắc anh Tuấn Khỉ phải đổi tên là Tuấn Trư mới đúng chứ? :))

Cấm nổi giận vì phát hiện mới của Thanh Đình nha...:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Từ tối qua về tới giờ chắc TTĐ vẫn thắc mắc...thế mà cũng giống Trư ra phết (cái khoản lấy vợ ấy :D)
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
"Hiếu đễ là gốc của nhân"

Mẫn Tử Khiên là người nổi tiếng có hiếu. Cha của Mẫn Tử Khiên lấy vợ kế, sinh thêm hai người con. Mẹ kế hết mực yêu thương hai đứa con riêng, cho chúng nó mặc áo bông, còn Mẫn Tử Khiên, mặc áo nhét hoa lau bên trong. Một hôm trời lạnh giá, Mẫn Tử Khiên đánh xe hầu cha, tay lạnh cóng làm rớt dây cương mấy lần, bị cha quở mắng, Mẫn Tử Khiên vẫn im lặng không nói ra. Người cha nhìn kỹ mới phát hiện ra lớp nhét trong áo toàn là hoa lau. Người cha rất tức giận, muốn đuổi vợ kế đi, Mẫn Tử Khiên khóc và van xin: "Nếu để dì ở lại thì chỉ có mình con chịu rét; nếu đuổi dì đi thì cả ba anh em chúng con đều chịu rét". Người cha vô cùng cảm động, không đuổi vợ đi nữa. Người mẹ kế cũng lấy làm hổ thẹn, cuối cùng trở thành người mẹ hiền, thương yêu Mẫn Tử Khiên như con đẻ của mình.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Khuyết điểm hay ưu điểm?

TTO - Đôi khi khuyết điểm lớn lại trở thành ưu điểm lớn nhất của bạn. Câu chuyện về cậu bé 10 tuổi học judo khi cậu ấy bị mất cánh tay trái trong một vụ tai nạn thảm khốc đã dạy tôi về điều đó.

Cậu bé bắt đầu học judo với một lão sư người Nhật. Cậu học rất nhanh và cậu không hiểu vì sao suốt 3 tháng trời tập luyện thầy cậu chỉ dạy cậu 1 thế võ duy nhất. Cuối cùng cậu bé phải lên tiếng hỏi:

- Thưa thầy, tại sao thầy không dạy con thêm cái thế khác?”

- Đúng là đây không phải thế võ duy nhất để con học, nhưng duy chỉ có thế võ này con cần phải học hơn hết!

Tuy không hiểu hết lời thầy nói, cậu vẫn tin thầy và tiếp tục luyện tập.

Mấy tháng sau, lão sư cho cậu tham gia cuộc thi đấu đầu tiên. Bản thân cậu cũng rất ngạc nhiên khi cậu có thể chiến thắng cả hai trận đầu. Trận thứ ba có hơi vất vả hơn nhưng sau cùng đối thủ cũng trở nên mất kiên nhẫn và chấp nhận thua cuộc; dĩ nhiên cậu bé chỉ sử dụng duy nhất một thế võ để chiến thắng trận đấu. Và trong sự ngỡ ngàng về sự thành công của mình, cậu ta bước vào trận chung kết.

Lần này, đối thủ của cậu ta to lớn hơn, mạnh hơn và nhiều kinh nghiệm hơn cậu. Khi vào trận có vẻ cậu đang ở dưới cơ đối thủ. Nhận thấy cậu bé có thể đang chịu đòn đau, trọng tài cho tạm dừng trận đấu. Khi trọng tài định cho dừng hẳn trận đấu thì thầy cậu lên tiếng.

- Không! Cứ để cậu ta tiếp tục thi đấu!

Ngay khi trận đấu được tiếp tục, đối thủ của cậu đã phạm một lỗi nghiêm trọng: anh ta mất đề phòng và cậu bé đã dùng thế võ của mình vật ngã đối thủ. Cậu đã chiến thắng trận đấu và trở thành nhà vô địch cuộc thi.

Trên đường trở về nhà, cậu cùng thầy ôn lại cái chiêu thức sử dụng trong mỗi trận đấu. Rồi thắc mắc thật sự trong đầu cậu lại thôi thúc cậu đặt lại câu hỏi trước đây với thầy.

- Thưa thầy, làm sao con có thể chiến thắng cuộc thi này chỉ bằng một thế võ?

- Con chiến thắng vì 2 lý do con ạ - thầy cậu trả lời - Thứ nhất, con hầu như đã hoàn toàn tinh thông một trong những thế ném khó nhất của judo. Thứ hai, thế đỡ duy nhất cho chiêu thức này là đối thủ của con phải tóm được cánh tay trái của con.

Thế là khuyết điểm lớn kia lại trở thành ưu điểm lớn nhất của cậu.

QUỲNH ĐOÀN
 (Báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bạch Hổ

8 LỜI NÓI DỐI TRONG ĐỜI NGƯỜI MẸ

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.

Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói !
——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.
——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ Mẹ không buồn ngủ !
——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối.
Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát !
——> Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết không đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy.
——>Mẹ nói dối lần thứ 5.

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà!
——>Mẹ nói dối lần thứ 6.
Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không thich!
——>Mẹ nói dối lần thứ bảy.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu.
——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ !!!
ST......
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

@8 LỜI NÓI DỐI TRONG ĐỜI NGƯỜI MẸ
http://r25.imgfast.net/users/2511/12/50/00/smiles/694433.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Vodanhthi đã viết:
Khuyết điểm hay ưu điểm?

TTO - Đôi khi khuyết điểm lớn lại trở thành ưu điểm lớn nhất của bạn. Câu chuyện về cậu bé 10 tuổi học judo khi cậu ấy bị mất cánh tay trái trong một vụ tai nạn thảm khốc đã dạy tôi về điều đó.

Cậu bé bắt đầu học judo với một lão sư người Nhật. Cậu học rất nhanh và cậu không hiểu vì sao suốt 3 tháng trời tập luyện thầy cậu chỉ dạy cậu 1 thế võ duy nhất. Cuối cùng cậu bé phải lên tiếng hỏi:

- Thưa thầy, tại sao thầy không dạy con thêm cái thế khác?”

- Đúng là đây không phải thế võ duy nhất để con học, nhưng duy chỉ có thế võ này con cần phải học hơn hết!

Tuy không hiểu hết lời thầy nói, cậu vẫn tin thầy và tiếp tục luyện tập.

Mấy tháng sau, lão sư cho cậu tham gia cuộc thi đấu đầu tiên. Bản thân cậu cũng rất ngạc nhiên khi cậu có thể chiến thắng cả hai trận đầu. Trận thứ ba có hơi vất vả hơn nhưng sau cùng đối thủ cũng trở nên mất kiên nhẫn và chấp nhận thua cuộc; dĩ nhiên cậu bé chỉ sử dụng duy nhất một thế võ để chiến thắng trận đấu. Và trong sự ngỡ ngàng về sự thành công của mình, cậu ta bước vào trận chung kết.

Lần này, đối thủ của cậu ta to lớn hơn, mạnh hơn và nhiều kinh nghiệm hơn cậu. Khi vào trận có vẻ cậu đang ở dưới cơ đối thủ. Nhận thấy cậu bé có thể đang chịu đòn đau, trọng tài cho tạm dừng trận đấu. Khi trọng tài định cho dừng hẳn trận đấu thì thầy cậu lên tiếng.

- Không! Cứ để cậu ta tiếp tục thi đấu!

Ngay khi trận đấu được tiếp tục, đối thủ của cậu đã phạm một lỗi nghiêm trọng: anh ta mất đề phòng và cậu bé đã dùng thế võ của mình vật ngã đối thủ. Cậu đã chiến thắng trận đấu và trở thành nhà vô địch cuộc thi.

Trên đường trở về nhà, cậu cùng thầy ôn lại cái chiêu thức sử dụng trong mỗi trận đấu. Rồi thắc mắc thật sự trong đầu cậu lại thôi thúc cậu đặt lại câu hỏi trước đây với thầy.

- Thưa thầy, làm sao con có thể chiến thắng cuộc thi này chỉ bằng một thế võ?

- Con chiến thắng vì 2 lý do con ạ - thầy cậu trả lời - Thứ nhất, con hầu như đã hoàn toàn tinh thông một trong những thế ném khó nhất của judo. Thứ hai, thế đỡ duy nhất cho chiêu thức này là đối thủ của con phải tóm được cánh tay trái của con.

Thế là khuyết điểm lớn kia lại trở thành ưu điểm lớn nhất của cậu.

QUỲNH ĐOÀN
 (Báo Tuổi Trẻ)
Em cảm ơn anh về câu chuyện rất hay và ý nghĩa ạ!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nếu...



Trong một tiết tiếng Anh. Cuối tiết dạy ngữ pháp về câu điều kiện loại 2, diễn tả một sự việc không có thật trong hiện tại và tương lai, tôi viết lên bảng câu hỏi: “If you had a wish, what would you wish?“ (Nếu có một điều ước, em sẽ ước gì?).

Rất nhiều điều ước ngây thơ và ngộ nghĩnh từ những trang giấy viết vội của các em học sinh. Đọc lướt qua, tôi bỗng chú ý đến nét chữ hơi nguệch ngoạc của một em học sinh nào đó:

If I had a wish, I would wish the time will return.

If the time returned, my father would be alive again.

(Nếu có một điều ước, em ước thời gian sẽ quay trở lại.

Nếu thời gian sẽ quay trở lại, lúc đó Ba em sẽ còn ở bên em).

Thêm một dòng chữ nhỏ: “Cô biết vì sao em lại ước như vậy không ? Vì em cảm thấy hối hận lắm khi trước đây em làm nhiều điều có lỗi khiến ba em buồn. Em muốn chuộc lỗi lắm, cô à!”.

Tôi đã viết hai câu tiếng Anh ấy lên bảng. Và tôi biết tác giả của dòng chữ nhỏ nhắn ấy là ai khi bắt gặp ánh mắt lảng tránh của em, lúc tôi nhìn lướt qua 45 khuôn mặt học sinh trong lớp.

Tôi nói: “Điều ước muôn đời vẫn chỉ là điều ước các em à! Câu điều kiện loại 2 luôn dùng để diễn tả những điều không có thật trong hiện tại và tương lai. Cô mong rằng trong cuộc sống này, các em sẽ không bao giờ phải hối tiếc một việc gì, càng ít dùng đến điểm ngữ pháp này trong cuộc sống càng tốt, các em nhé!”.

Tôi nhận thấy có một giọt nước mắt trong veo đọng trên đôi mắt của em. Chắc em không biết, tôi cũng có một mong ước như em...

TRẦN THỊ LẬP
(Tạp san Áo Trắng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Bạch Hổ đã viết:
8 LỜI NÓI DỐI TRONG ĐỜI NGƯỜI MẸ

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.

Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói !
——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.
——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ Mẹ không buồn ngủ !
——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối.
Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát !
——> Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết không đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy.
——>Mẹ nói dối lần thứ 5.

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà!
——>Mẹ nói dối lần thứ 6.
Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không thich!
——>Mẹ nói dối lần thứ bảy.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu.
——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ !!!
ST......
@ Hổ trắng! Cảm ơn bạn đã gửi bài viết về những người Mẹ vĩ đại của chúng ta, đó là tấm gương lớn cho chúng ta học tập và suy nghĩ.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bài luận văn



Có những thầy cô giáo đã gây ấn tượng rất lớn trong đời một học sinh, đôi khi chỉ một bài luận đã thay đổi suy nghĩ, cách sống của một người.  

Tôi nhớ năm đệ thất ( lớp 6), cô giáo ra đề bài: "Hãy tả người bạn ngồi cạnh em".  Tôi tả Bạch Nhạn, người ngồi cạnh tôi: "Mặt trái xoan, mắt bồ câu, mũi dọc dừa, môi trái tim, da trắng, tóc đen tuyền...". Nhìn qua, tôi thấy nó viết: "Ngọc Hà người thô kệch, vụng về, nước da bánh ít, trán rộng, mắt to, mũi tẹt, cằm lẹm...".  Tôi tức tối la: "Tao tả mày đẹp vậy mà mày tả tao...". Tôi giận nó dù biết nó tả đúng.

Đến ngày trả bài, cô gọi tôi đứng lên, nói với cả lớp: "Các em xem Bạch Nhạn có giống như Ngọc Hà tả không...". Cô đọc bài luận tôi, cả lớp đồng ý tôi tả sai, cô cho tôi 2 điểm và nói: "Em tả không thật sẽ làm tổn thương người được tả”. Nhìn sang Bạch Nhạn, mặt nó đỏ bừng, cúi gằm... Cô nói tiếp: " Sự miêu tả không thực sẽ tạo cho em thói quen thiếu trung thực trong cuộc sống.  Em hãy tập sự trung thực từ những bài luận văn đơn giản nhất".

Đến bài Bạch Nhạn, cô nói: "Em tả rất thực nhưng cần trau chuốt một cách khéo léo, tế nhị hơn.  Thí dụ: bạn Ngọc Hà khá cứng cáp, không đẹp sắc sảo nhưng thật dễ thương với nước da bánh ít, sống mũi thấp, vầng trán rộng rất hợp với đôi mắt to thông minh... Như thế mới là văn chứ!".  Bạch Nhạn được 10 điểm.  Thuở đó điểm tối đa là 20, riêng môn luận văn điểm tối đa thường 14 . Cô sửa lỗi hết lớp, tôi chỉ nhớ bài của hai chúng tôi. Từ đó văn với tôi là một cái gì không tầm thường, trần trụi mà rất thanh cao, tao nhã.

Chuyện đã xảy ra gần nửa thế kỷ, thế nhưng trong tôi qua bao năm trôi nổi giữa đường đời, cảm nhận bao điều hay lẽ phải, sự gian dối, lừa lọc... Tôi vẫn không quên lớp học ngày xưa, cô giáo cũ, người dạy cho tôi biết sống thế nào là trung thực, biết nói thế nào là sự chân thật và cần phải làm gì để bảo vệ sự chân thật đó cho hợp với mọi người.

Tôi muốn nói lời cảm ơn cô, cô Lê Thị Băng Tâm, người dạy tôi một nhân cách sống thông qua một bài luận văn bình thường trong lớp.

NGUYỄN NGỌC HÀ  (Tạp san Áo Trắng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối