Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

haanh8354

Tình mẫu tử
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa.
Sưu tầm
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
9 ân đức của Cha Mẹ


Sinh: người Mẹ phải khó nhọc cưu mang hơn chín tháng, chịu sự đau đớn trong lúc đẩy thai nhi ra khỏi lòng mẹ

Cúc: Nuôi dưỡng, nâng đỡ, chăm nom, săn sóc hài nhi cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.

Súc: Cho bú mớm, lo sữa nước cháo cơm, chuẩn bị áo xống ấm lạnh theo thời tiết mỗi mùa; trông cho con lần hồi biết cử động, điều hòa và nên vóc nên hình cân đối xinh đẹp.

Dục: Dạy dỗ con thơ động chân cất bước linh hoạt tự nhiên; biết chào kính người lớn, vui với bạn đồng hàng; tập con từ câu nói tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Khi trẻ lớn khôn thì khuyên răng dạy dỗ con chăm ngoan, để tiến bước trên đường đời.

"Dạy con từ thuở còn thơ,
Mong con lanh lợi, mẹ cha yên lòng"

Vũ: Âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bế ẵm ... để con trẻ vào đời trong tình cảm trìu mến thân thương .

Cố: Chăm nom, thương nhớ, đoái hoài, cố cập con trẻ từ tấm bé đến khi không lớn, lúc ở gần cũng như lúc đi xa :

"Con đi đường xa cách
Cha Mẹ bóng theo hình
Ngày đêm không ngơi nghỉ
Sớm tối dạ nào khuây"

Phúc: Giữ gìn, đùm bọc, che gió, chắn mưa, nhường khô, nằm ướt, hay Cha Me quên mình chống đỡ những bạo lực bất cứ từ đầu đến, để bảo vệ cho con.

Phục: theo khả năng và tâm tính của trẻ mà uốn nắn, dạy dỗ, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ vươn lên hợp tình đời lẽ đạo, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài ảo vọng, vật chất và thị hiếu bên ngoài.

Trưởng: Lo lắng tận tình, đầu tư hợp lý, cho con học tập để chuẩn bị dấn thân với đời; cố vấn cho con nên vợ thành chồng xứng hợp với gia phong, thế đạo. Dù không cố chấp vấn đề "môn đăng hộ đối", nhưng vợ chồng so le về tuổi tác, trình độ, sức khỏe và khả năng thu hoạch tiền tài... cũng thiếu đi phần nào hạnh phúc lứa đôi, mà tuổi trẻ thường vì tiếng sét ái tình, làm lu mờ lý trí, khi tỉnh ngộ xem như chén nước đã đổ, khó mà lấy lại
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

vuthuy_8933 đã viết:
Cuộc sống là một bức tranh muôn màu: xanh, đỏ, vàng, xám ,đen...
       Khi còn bé, ta nhìn cuộc sống là màu hồng...
       Lớn hơn 1 chút thì lại khác???
       Và nhiều lúc thì chỉ thấy là 1 màu xám xịt...
VỀ SAU THẾ NÀO?

1. Thời trước ở bên Tàu thường hay có những nghệ nhân kể chuyện rong. Rất nhiều cuốn tiểu thuyết thời Minh, Thanh

được phôi thai từ cách này. Những nghệ nhân này hành nghề ở các khách điếm, tửu điếm, phản điếm, kỷ viện, hay giữa chợ

đông người... và hút hồn nhiều người nghe bằng những câu chuyện hấp dẫn. Đến những đoạn ly kỳ nhất họ thường dừng lại

một chút, khách nghe thường không nén nổi hồi hộp, hỏi ngay: "Về sau thế nào?" Thế là tiếp tục, liên tu bất tận.

2. Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông, một trong ngũ tuyệt võ công vô địch thiên hạ, lúc bị giam ở Đào Hoa Đảo đã gặp

Quách Tĩnh và kể chuyện cho chàng ta nghe. Nhưng Quách Tĩnh trí tuệ chậm chạp, đến khúc hấp dẫn vẫn gương mắt ếch chờ

đợi chứ không bết hỏi "Về sau thế nào?". Điều này đã làm lão Ngoan Đồng phát cáu và mất cả hứng. Chi tiết này trong

truyện "Anh hùng xạ điêu" của Kim Dung, tác phẩm đã được dựng thành phim truyền hình và đã được chiếu ở hai miền Nam

Bắc.

3. Đằng sau của mấy tiếng "Về sau thế nào?" bao giờ cũng chứa đựng những tình tiết mới mẻ, những kết cục

bất ngờ, lắm lúc đảo ngược với ý nghĩ ban đầu, kẻ lưu manh có thể leo lên đến chức quan đại thần, người thất bại có thể sẽ

lại vô địch thiên hạ, người rất bình thường lại hóa ra nội công thâm hậu, võ công tuyệt đỉnh, người cổ quái đôi khi đạt mức võ

học thượng thừa, người xấu xí lại có lòng dạ bao dung, người đẹp đẽ lại có lòng dạ hẹp hòi, người quân tử hóa ra, chao ôi, chỉ

là ngụy quân tử... Nhưng, xét đến cùng cũng là những diễn biến hợp logic, hợp đạo lý. Nhân nghĩa phải thắng độc ác, vô đạo.

Chính nghĩa phải thắng gian tà. Danh môn chính phái phải thắng bàn môn tả đạo...

4. Khi đời người chưa hết (và ngay cả khi đời người đã hết), khi câu chuyện chưa khép lại, khi vẫn còn câu hỏi "Về

sau thế nào?"
thì nghĩa là vẫn còn đó những bất ngờ phía trước. Chưa có gì để tuyệt vọng, chưa có gì để phải khép mắt

buông lòng.

5.  "Về sau thế nào?". Mỗi người đều tự viết nên một câu chuyện về đời mình.

Một học sinh "cá biệt" mười năm sau có thể là

một vị bác sĩ xả thân cứu người. Một học sinh giỏi toàn diện mười lăm năm sau có thể là một kẻ tệ bạc, có thể là kẻ tham ô.

Một học sinh yếu đuối, bệnh tật, bị bạn bè bắt nạt, mười năm sau có thể là kẻ dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với

cái xấu, với điều ác...


6. Bạn ạ, nếu bạn đang thất bại, chớ vội buồn lâu, hãy lao khô dòng nước mắt. Nếu bạn đang hạnh phúc, nhung lụa,

khoan hãy tự hào. Nếu bạn giàu có, đừng lấy làm tự tự mãn. Bởi vẫn còn đó câu hỏi: "Về sau thế nào?"

Bạn hãy sống tốt. Tự rèn luyện mình, kiên trì với cách sống tôn thờ điều ngay lẽ phải, thì phần tiếp theo của "Về

sau thế nào?"
ắt sẽ ngày càng hay, ngày càng đẹp, ngày càng cuốn hút nhiều hơn.
ST
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cụ bà 74 tuổi đi thi “Tiếng hát mãi xanh”



SGTT.VN - Cuộc thi Tiếng hát mãi xanh dành cho người trung niên, người cao tuổi yêu ca hát trên toàn quốc đã chọn được 62 thí sinh bước vào vòng bán kết. Thí sinh cao tuổi nhất bước vào vòng này là bà Lê Thị Nhung (ảnh), sinh năm 1937, đến từ ấp Bưng Môn, xã Long An, Long Thành, Đồng Nai, người từ trước đến giờ chỉ ở nhà... nấu cơm và trông cháu.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=137480
ảnh: Nguyễn Bá Ngọc



Bà Nhung cho biết, để tham dự cuộc thi này, bà phải giấu con cháu bởi sợ chúng cản “má già rồi, đi làm gì cho mệt”, đến khi ban tổ chức gọi điện thoại thông báo bà đậu vào vòng bán kết thì cả nhà mới biết.

“Năm tôi 37 tuổi, chồng tôi qua đời, tôi ở vậy nuôi tám đứa con. Các con tôi bây giờ cũng làm việc cực khổ nên tôi chưa khi nào muốn các con tốn kém tiền bạc cho mình đi du lịch, đi chơi xa. Tôi thi Tiếng hát mãi xanh vừa là được lên thành phố chơi, vừa muốn biết mình còn đủ sức khoẻ để hát hay không. Năm 2005, cũng vì mê ca hát, tôi ngồi xe đò đến đài Truyền hình TP.HCM dự chương trình giao lưu với nghệ sĩ Vũ Luân, từ đó tới nay tôi mới có dịp đi Sài Gòn cho thoả sự ham thích văn nghệ”, bà Nhung tâm sự.

Trong vòng thi sơ tuyển, bà Nhung đã dự thi bằng ca khúc Đêm đông. Bà cũng cho biết, trong vòng bán kết bà sẽ hát lại bài này vì sợ lớn tuổi rồi, hát bài khác dễ quên lời.

Các buổi thi bán kết sẽ được phát sóng lại trên HTV9 vào 14 giờ các ngày 19, 20, 21, 22.4. Mười thí sinh xuất sắc nhất vòng bán kết sẽ được tiếp tục thoả niềm đam mê ca hát của mình ở vòng chung kết, bắt đầu từ 23.4.2011.

Trâm Anh
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Truyện cổ Trung Hoa kể:

Ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong. Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đãi nồng hậu. Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm. Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có.

Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền:

- "Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trữ"

Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường:

-"Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa. Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng."

Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn....
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Có dấu nặng như tôi
Nhưng dấu bỏ đi rồi
Thì thối không chịu được.

Đố Phượng người đó tên gì ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Câu đố có nhiều nghiệm
Em chẳng dám giải đâu
chỉ sợ phải ngửi mùi
Của cái tên thơ... "mộng"!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Thái Thanh Tâm đã viết:
Có dấu nặng như tôi
Nhưng dấu bỏ đi rồi
Thì thối không chịu được.

Đố Phượng người đó tên gì ?
Là gì nhỉ? Hơ hơ ...chắc là "Điện", Điện mà bỏ dấu nặng thì thành "Điên"
mà điên thì thường hay la lết khắp nơi nên không có điều kiện tắm, nên thối...đúng không hả anh???????????????????????
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

haanh8354 đã viết:
Câu đố có nhiều nghiệm
Em chẳng dám giải đâu
chỉ sợ phải ngửi mùi
Của cái tên thơ... "mộng"!
Em gái ơi! cái Mông "nặng " mà luôn luôn giữ gìn thì vẫn thơm tho ...:D
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Phật ở đâu?

Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.

"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. "

Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản:

- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.

Ông lão mĩm cười:

- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư...

- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.

Ông cụ cười ha hả:

- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư...

- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...

- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...

- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.

- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.

Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quý của con"
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối