Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

haanh8354

Minh Bình đã viết:
Minh Bình đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Hà Anh ơi ! Nếu ở VN có nhà lãnh đạo nào có thư gửi thầy giáo dậy con, cháu mình như thế hay gần như thế, Hà Anh post lên cho mình xem nhờ với.
Cảm ơn trước được không ?[quote ****************************************** @ Bác Thái: MB Nháp một đoạn Bác xem có được không? sau đó Bác viết tiếp nhé: [b]Chào mày! Thầy của con tao!

Tao bận việc quá, thậm chí báo đài, tin tức thời sự tao đâu có thời gian để đọc. Hôm qua thư ký của tao đi họp phụ huynh thay tao về báo cáo lại tình hình học tập của con tao làm tao tức đến lộn ruột...Chẳng hiểu chúng tao cấp lương cho chúng mày ăn rồi chỉ có một việc là dạy học mà chúng mày dạy cũng không ra hồn. Chúng mày dạy kiểu gì mà con tao chỉ xếp loại học lực trung bình yếu, hạnh kiểm cũng yếu tuốt. Đó là con tao... chứ con dân đen chắc chúng mày dìm cho chết luôn...
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

“Hèn đại nhân”

Lê Đạt vốn được biết đến như một nhà thơ tài năng, một "phu chữ" vạm vỡ của văn chương Việt Nam. Nhưng, với riêng tôi, Lê Đạt còn là một cây bút truyện ngắn "thứ dữ". Cả đời ông, dường như chỉ in hai tập truyện ngắn là "Hèn đại nhân" và "Mi là người bình thường" đều ở cùng một nhà xuất bản chuyên lo về chuyện của chị em là Nhà xuất bản Phụ Nữ. Nói vui vậy để thấy, sách hay không tùy thuộc, cũng không cần lấy mác nhà xuất bản nào. Sách hay là tự thân nó hay. Vậy thôi.
Nhưng đây không phải là câu chuyện nói về sách, hay về Lê Đạt. Đây là câu chuyện được gợi nhớ từ một truyện ngắn của Lê Đạt có tựa đề "Hèn đại nhân". Chuyện về một nhà toán học (tương lai) trẻ tuổi, vì nghèo rớt mồng tơi nên bị người tình phụ bỏ để theo một viên sĩ quan. Trong một lần đụng độ, tức khí chàng trai trẻ thách đọ súng. Hai mươi ngày sau cuộc đấu súng sẽ diễn ra. Nhưng, éo le thay, trong hai mươi ngày ngắn ngủi đó, những phương trình toán học bỗng mọc lên như nấm trong đầu chàng trai trẻ. Chàng lao vào, say sưa ghi chép. Thời hạn hai mươi ngày đã hết, nhưng công trình toán học vẫn chưa hoàn thành. Không thể bỏ dở công trình toán học, chàng trai xin hủy cuộc đọ súng.  "Đồ hèn" (Lâche) - đó là lời cô người yêu cũ dành tặng cho anh.
Nhục nhã ê chề. Lời miệt thị "đồ hèn" khiến chàng trai trẻ gục ngã, tưởng chỉ có thể chết đi. Nhưng, toán học (chứ không phải văn học) đã cứu anh trong những ngày tháng đó. Nói theo ngôn ngữ bóng đá là "cứu một bàn thua trông thấy". Anh chàng lao vào toán học, mặc cho lời thị phi, ruồng bỏ của đồng loại. Cho đến khi công trình toán học trên hoàn thành, thì "đồ hèn" liền "bùm" một phát vào chính tim mình, bằng chính khẩu súng mà anh đã chuẩn bị cho cuộc đọ súng với tình địch.
Công trình của anh sau đó được một ông thầy tốt bụng lo việc in ấn. Một ngày nọ, nhà bác học trứ danh A.Einstein tình cờ lượm được cuốn Bàn về toán hóa vũ trụ trong một nhà sách cũ, ông cầm lên đọc một cách say mê. Nhưng ông vô cùng ngạc nhiên trước một bút danh kỳ cục: "Le Lâche (Thằng hèn). Không bằng lòng chút nào, A. Einstein cầm bút lên, nắn nót thêm mấy chữ trên bìa sách: Lâche Le Grand - tức "Hèn đại nhân".
Tôi kể lại câu chuyện xưa cũ này không hề có ý định khôi phục lại những cuộc đấu súng hay cổ súy cho việc giải quyết vấn đề danh dự bằng súng đạn. Điều tôi muốn nói là về sự hèn hạ nơi mỗi con người chúng ta! Hèn ư?!  Đã làm người thì tránh sao được những lúc hèn. Nhưng, biết vượt qua cái hèn, không phải ai cũng làm được. Và để được người đời nhìn nhận là "hèn đại nhân" thì không phải ai cũng xứng đáng.

Nhiều người, suốt một đời cứ sợ mình sống hèn, sợ mang tiếng thị phi là hèn mà cứ luôn đối phó, luôn "dĩ hòa vi quý" lấy lòng tất cả mọi người (mà làm sao lấy lòng được tất cả mọi người?). Bị một tiếng chê thì "ê ẩm" cả người, bị một lời trách móc thì mất ăn mất ngủ...

Cứ thế, rồi loay hoay trong cõi nhân gian bé mọn, làm một người tốt theo kiểu bé mọn, chẳng bao giờ dám nói lên chính kiến của mình, chẳng bao giờ dám hy sinh một thứ gì, chẳng bao giờ dám sống với những thách thức lớn lao... Rồi, một đời vèo qua, một đời tưởng chừng mình sống thanh thản, vì không mích lòng ai, gặp ai cũng tay bắt mặt mừng... Nhưng cuối cùng chợt nhận ra, đó là một đời nhạt. Một đời, có thể gọi là thong dong mà lại không sung sướng, cảm khoái. Một đời tưởng là nhiều bạn, mà lại không có kẻ tri ân. Một đời, đã nhận được nhiều lời khen, mà ngẫm chỉ thấy toàn xã giao...

Đó là chưa nói đến, có những người vừa bị một cú vấp ngã, đã quỵ mãi mãi không thể đứng lên. Anh cứ bị cái thất bại đó giày vò, rồi sống trong mặc cảm, lo sợ. Anh rút vào cái vỏ ốc của mình. Anh trốn đời, nhắm mắt bịt tai lại với tất cả.

Cũng có nhiều người tập thiền, tập đi chậm, nói thầm, cười khẽ... Nhưng đấy thực chất là cuộc chạy trốn chính mình. Từ cuộc chạy trốn này, vô tình anh đã hủy bỏ bao nhiêu khát khao dự định. Có thể, anh đã sống một đời còn lại trong an toàn, không ai nói với anh một lời nặng nhẹ, không ai kêu anh là "thằng hèn". Nhưng, rồi chợt anh thấy mình là hèn. Cũng chẳng được là "hèn đại nhân". Một thằng hèn vô danh. Buồn lắm thay!

Thế mới biết, sống cho mình thì dễ, sống cho đời, cho người mới khó.

Mà sống trong đời, sống với muôn người thì làm sao tránh được sự hèn. Vậy, nếu trót hèn thì cứ hèn đi, đừng sợ. Thà hèn mà làm được chuyện đại sự, mang ích lợi cho nhiều người, còn hơn là sống một đời bằng an nhạt nhẽo.

Nếu trót hèn, xin nhớ hãy làm "Hèn đại nhân".
Trần Nhà Thụy
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cái ví

AT - Chiếc túi xách hàng hiệu đeo hờ hững bên vai một cô gái đang chăm chú xem tiết mục biểu diễn trên sân khấu.

Nó kẹp một lưỡi lam giữa hai ngón tay, liếc một đường ngọt xớt. Cái ví da cá sấu trơn bóng chuồi ra ngoài, rơi gọn vào lòng bàn tay nó. Cái ví được nó đưa nhanh vào túi áo. Cảm nhận có ánh mắt nào đó đang theo dõi từ phía sau, nó xoay người lủi nhanh vào đám đông. Những bóng áo xanh cảnh vệ lướt qua. Nó lủi nhanh hơn nữa, xô đẩy đám người đang chen chúc nhau trên quảng trường. Một bàn tay nắm lấy áo nó từ phía sau. Thôi! Vậy là tiêu rồi!

- Anh gì ơi!

Không phải cảnh vệ. Nó quay lại. Một cô bé chừng tám tuổi, khuôn mặt hồng hào đang nhìn nó bằng một cặp mắt đen láy:

- Em thấy anh đánh rơi cái ví này.

Nó lưỡng lự. Một anh cảnh vệ đứng ngay gần đấy. Nếu như nó nhận, anh ta sẽ biết nó không phải là chủ nhân của cái ví đó và bắt giam nó. Đôi mắt ngây thơ vẫn đang nhìn nó chờ đợi:

- Mẹ em nói nhặt được đồ của người khác phải trả lại.

Nó mỉm cười với cô bé, nói:

- Em ngoan lắm! - rồi nhận lấy cái ví - Cảm ơn em!

Cô bé vừa làm xong một việc tốt, vui vẻ chạy về đứng bên cạnh mẹ. Nó nắm chặt cái ví trong tay. Nhưng anh cảnh vệ đã đến bên nó, nắm tay nó dẫn đi...

Dòng người vẫn nhộn nhịp trong không khí hội hè bất tận đầu năm mới.

TRẦN NGUYỆT MINH
(TP.HCM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

haanh8354 đã viết:
“Hèn đại nhân”

Lê Đạt vốn được biết đến như một nhà thơ tài năng, một "phu chữ" vạm vỡ của văn chương Việt Nam. Nhưng, với riêng tôi, Lê Đạt còn là một cây bút truyện ngắn "thứ dữ". Cả đời ông, dường như chỉ in hai tập truyện ngắn là "Hèn đại nhân" và "Mi là người bình thường" đều ở cùng một nhà xuất bản chuyên lo về chuyện của chị em là Nhà xuất bản Phụ Nữ. Nói vui vậy để thấy, sách hay không tùy thuộc, cũng không cần lấy mác nhà xuất bản nào. Sách hay là tự thân nó hay. Vậy thôi.
Nhưng đây không phải là câu chuyện nói về sách, hay về Lê Đạt. Đây là câu chuyện được gợi nhớ từ một truyện ngắn của Lê Đạt có tựa đề "Hèn đại nhân". Chuyện về một nhà toán học (tương lai) trẻ tuổi, vì nghèo rớt mồng tơi nên bị người tình phụ bỏ để theo một viên sĩ quan. Trong một lần đụng độ, tức khí chàng trai trẻ thách đọ súng. Hai mươi ngày sau cuộc đấu súng sẽ diễn ra. Nhưng, éo le thay, trong hai mươi ngày ngắn ngủi đó, những phương trình toán học bỗng mọc lên như nấm trong đầu chàng trai trẻ. Chàng lao vào, say sưa ghi chép. Thời hạn hai mươi ngày đã hết, nhưng công trình toán học vẫn chưa hoàn thành. Không thể bỏ dở công trình toán học, chàng trai xin hủy cuộc đọ súng.  "Đồ hèn" (Lâche) - đó là lời cô người yêu cũ dành tặng cho anh.
Nhục nhã ê chề. Lời miệt thị "đồ hèn" khiến chàng trai trẻ gục ngã, tưởng chỉ có thể chết đi. Nhưng, toán học (chứ không phải văn học) đã cứu anh trong những ngày tháng đó. Nói theo ngôn ngữ bóng đá là "cứu một bàn thua trông thấy". Anh chàng lao vào toán học, mặc cho lời thị phi, ruồng bỏ của đồng loại. Cho đến khi công trình toán học trên hoàn thành, thì "đồ hèn" liền "bùm" một phát vào chính tim mình, bằng chính khẩu súng mà anh đã chuẩn bị cho cuộc đọ súng với tình địch.
Công trình của anh sau đó được một ông thầy tốt bụng lo việc in ấn. Một ngày nọ, nhà bác học trứ danh A.Einstein tình cờ lượm được cuốn Bàn về toán hóa vũ trụ trong một nhà sách cũ, ông cầm lên đọc một cách say mê. Nhưng ông vô cùng ngạc nhiên trước một bút danh kỳ cục: "Le Lâche (Thằng hèn). Không bằng lòng chút nào, A. Einstein cầm bút lên, nắn nót thêm mấy chữ trên bìa sách: Lâche Le Grand - tức "Hèn đại nhân".
Tôi kể lại câu chuyện xưa cũ này không hề có ý định khôi phục lại những cuộc đấu súng hay cổ súy cho việc giải quyết vấn đề danh dự bằng súng đạn. Điều tôi muốn nói là về sự hèn hạ nơi mỗi con người chúng ta! Hèn ư?!  Đã làm người thì tránh sao được những lúc hèn. Nhưng, biết vượt qua cái hèn, không phải ai cũng làm được. Và để được người đời nhìn nhận là "hèn đại nhân" thì không phải ai cũng xứng đáng.

Nhiều người, suốt một đời cứ sợ mình sống hèn, sợ mang tiếng thị phi là hèn mà cứ luôn đối phó, luôn "dĩ hòa vi quý" lấy lòng tất cả mọi người (mà làm sao lấy lòng được tất cả mọi người?). Bị một tiếng chê thì "ê ẩm" cả người, bị một lời trách móc thì mất ăn mất ngủ...

Cứ thế, rồi loay hoay trong cõi nhân gian bé mọn, làm một người tốt theo kiểu bé mọn, chẳng bao giờ dám nói lên chính kiến của mình, chẳng bao giờ dám hy sinh một thứ gì, chẳng bao giờ dám sống với những thách thức lớn lao... Rồi, một đời vèo qua, một đời tưởng chừng mình sống thanh thản, vì không mích lòng ai, gặp ai cũng tay bắt mặt mừng... Nhưng cuối cùng chợt nhận ra, đó là một đời nhạt. Một đời, có thể gọi là thong dong mà lại không sung sướng, cảm khoái. Một đời tưởng là nhiều bạn, mà lại không có kẻ tri ân. Một đời, đã nhận được nhiều lời khen, mà ngẫm chỉ thấy toàn xã giao...

Đó là chưa nói đến, có những người vừa bị một cú vấp ngã, đã quỵ mãi mãi không thể đứng lên. Anh cứ bị cái thất bại đó giày vò, rồi sống trong mặc cảm, lo sợ. Anh rút vào cái vỏ ốc của mình. Anh trốn đời, nhắm mắt bịt tai lại với tất cả.

Cũng có nhiều người tập thiền, tập đi chậm, nói thầm, cười khẽ... Nhưng đấy thực chất là cuộc chạy trốn chính mình. Từ cuộc chạy trốn này, vô tình anh đã hủy bỏ bao nhiêu khát khao dự định. Có thể, anh đã sống một đời còn lại trong an toàn, không ai nói với anh một lời nặng nhẹ, không ai kêu anh là "thằng hèn". Nhưng, rồi chợt anh thấy mình là hèn. Cũng chẳng được là "hèn đại nhân". Một thằng hèn vô danh. Buồn lắm thay!

Thế mới biết, sống cho mình thì dễ, sống cho đời, cho người mới khó.

Mà sống trong đời, sống với muôn người thì làm sao tránh được sự hèn. Vậy, nếu trót hèn thì cứ hèn đi, đừng sợ. Thà hèn mà làm được chuyện đại sự, mang ích lợi cho nhiều người, còn hơn là sống một đời bằng an nhạt nhẽo.

Nếu trót hèn, xin nhớ hãy làm "Hèn đại nhân".
Trần Nhà Thụy
@haanh: Cảm ơn bạn! Nhưng để làm " Hèn đại nhân" không phải là dể phải không bạn? Một lần nửa xin cảm ơn câu chuyện thật bổ ích của bạn!
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Văn hóa pháp lý
Một người làng chài lương thiện, thật thà làm ăn trên một khúc sông kia. Về mùa lũ, nước sông đổ về cuồn cuộn. Một lần ngồi trên thuyền, anh nghe tiếng kêu cứu rất khẩn cấp liền chèo thuyền vội tới nơi, thấy một người đang sắp chết đuối, vạn phần nguy cấp.
Anh vội vàng thò cây sào xuống cho người bị nạn bíu lấy leo lên thuyền. Xong do hấp tấp, đầu bịt sắt của cây sào đâm vào mắt người bị nạn. Cái sống cái chết gần kề nên người bị nạn nhịn đau, cố sức trèo lên thuyền. Sau khi được sưởi ấm, thay quần áo khô và băng bó vết thương cẩn thận, người ấy hồi phục. Song hắn lại đổi ân thành oán, bắt đền con mắt bị thương kia. Anh nhà chài lúng túng không biết xử trí ra sao. Người bị nạn liền đâm đơn đi kiện.
Gặp vụ kiện, quan huyện cũng rất đau đầu. Đứng về lý thì rõ ràng anh thuyền chài chọc thủng mắt của anh kia. Người bị nạn lại không biết điều, không nhớ ơn người đã cứu sống mình cho nên không thể phân giải bằng tình được. Hắn lại đòi nếu không bồi thường được con mắt thì anh nhà chài phải đi ở suốt đời cho hắn, bởi vì hắn không thể làm ăn được nếu không có con mắt ấy.
Tại công đường, quan hỏi anh làng chài:
Sao anh lại làm bị thương con mắt của hắn?
Người làng chài lúng túng chưa kịp đáp thì tên kia đã nhanh nhẩu cướp lời:
Tôi đang ở dưới nước, nó lấy sào đâm xuống làm con mắt của tôi bị hỏng.
Quan hỏi tên bị hỏng mắt:
Sao bảo lúc đó anh sắp chết đuối giữa dòng?
Không phải! Lúc ấy tôi ở giữa dòng nước chứ không phải sắp chết đuối.
Quan bảo người làng chài:
Vì anh làm mắt hắn bị thương, vậy anh phải làm lại cho mắt hắn lành như cũ.
Quan lại hỏi người kia:
Lúc anh chìm dưới nước, mắt đã bị thương chưa?
Còn tốt nguyên!
Bấy giờ, quan mới phán:
Vậy thì, thầy đội! Thầy cho lính quẳng tên này xuống đúng chỗ nó sắp chìm để anh thuyền chài tìm cách chữa cho hắn. Nếu không chữa được, ta sẽ bắt tội!

Thấy thái độ của quan kiêm quyết, anh chột mắt sợ quá, nếu lại bị ném vào dòng nước chảy ấy thì còn gì mà chữa, nên xin rút đơn.
Quan sai lính đánh cho ba chục roi về cái tội vô ơn.
TL (ST)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Chữ Tâm

Chữ tâm, có lẽ người hiểu đúng và rõ nhất là Nguyễn Du. Ông đinh ninh rằng: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Nguyễn đã ví von thật là hay khi giải nghĩa "Một vành trăng khuyết, ba sao giữa trời".

(....)Hồi xưa, khi chưa học chữ Hán; tôi cứ luận ra rằng cái vành trăng khuyết mà Nguyễn Du nói là một cái âu thật to nhưng không thể đủ để đựng ba ngôi sao bé nhỏ, tuyệt vời. Chỉ có một hạt nước mắt (chính tâm) rơi thẳng vào cái âu đó. Còn hai giọt nước mắt kia (tà tâm và muội tâm) thì văng ra ngoài bởi vì chúng là những hạt nước mắt vương vãi khắp trời. Nước mắt là câu chuyện của muôn đời. Ta có thể khóc ngay khi ta đang mỉm cười. Sau khi biết mươi chữ Hán ngữ rồi, tôi hiểu thêm rằng, cái âu đó là lò lửa đỏ. Đến tận bây giờ lửa vẫn cháy không nguôi.

Trước khi luận đến chữ tâm, là một người thầy, ai cũng phải hiểu thế nào là sĩ. Sĩ trong tiếng Hán, ít người không biết. Thầy Cao Xuân Huy lý giải rằng chữ sĩ, nét ngang đầu tiên là để khẳng định sĩ là đẳng cấp thứ nhất trong xã hội. Sĩ phải đứng mình trong trời đất; phải luôn luôn học hỏi để biết đủ cả bốn phương, tám hướng; có nghĩa là vươn tới sự toàn vẹn, tức chữ thập. Tất nhiên không ai có thể làm được điều này vì lẽ nó khó vô cùng. Sĩ phải coi kiến thức dài hơn, cao hơn miếng cơm, tấm áo nên nét ngang trên dài hơn hẳn nét dưới. Sĩ giống như con chim bằng, sải cánh, rộng bay trong không gian, mài miệt với thời gian. Một nửa của nét ngang kết hợp với nét dọc, đó là chữ nhân. Nếu không có nhân, sĩ chẳng bao giờ là sĩ cả. Chữ sĩ có ba nét thôi, nhìn thì đơn giản nhưng lại khó viết vô cùng. Viết cho ngang, cho thẳng là điều ít ai làm nổi!

Không ít giáo viên ngày ngày lên lớp đều đều nhưng cũng ngày ngày quên đọc sách. Họ cứ hát mãi bài ca muôn thuở, không quên mà không bao giờ áy náy rằng họ đang hành hạ các thế hệ sinh viên tội nghiệp vô chừng. Hình như nói hay hoặc chưa hay lắm không liên can gì đến điều ta nói. Miễn là ta đã có địa vị xã hội, tháng nào ta cũng nhận lương. Thế là đủ. Chữ tâm không xuất hiện trên các đề mục; không rõ lắm trong ánh mắt thẫn thờ từ những cái nhìn ngơ ngác của những chiếc đầu non trẻ. Trái tim bao giờ chẳng nấp kín trong lồng ngực. Có ai thấy và có ai biết nó đập đều đều, đơn điệu như thế nào đâu!

Hàng ngày tôi luôn nghe những tiếng xì xào về hết chuyện này đến chuyện khác nhưng không một ai nói ra. Té ra tôi cũng thế. Tôi không dám nói thẳng những điều mình nghĩ mặc dù tôi biết những điều sai, khuất tất; khá nhiều. Tôi sợ nói ra tim mình e có khi ngừng đập hoặc sếp sẽ cho tôi loạn nhịp bằng những ám chỉ khó định hình hài. Rõ ràng tôi không có tâm, không có một ngọn lửa có thể cháy và không thể còn nước mắt nữa. Không còn nước mắt thì làm gì có những hạt văng ra rơi rụng với đời?

Nhức buốt cơn đau, tôi tìm đến một vài vị thức giả. Họ nói đại ý tâm có nghĩa là phải chấp nhận và phải xét suy một cách có lý, có tình (?). Cái tâm đáng kể nhất là lợi ích của số đông. Anh luôn luôn sai nếu anh cố tình đi ngược lại dòng thác của đời.

Chữ tâm quả thật là khó định vị. Không thể xác định được đó là nước mắt đang rơi hay ngọn lửa đang cháy bời bời. Đa số cho rằng tâm là biết thông cảm với tất cả mọi người dù có thể là sai (?). Sếp của tôi nói cuộc đời như một guồng quay mà tôi là một cái ốc nhỏ xíu, ai không quay theo thì sẽ văng ra ngoài. Bây giờ thì tôi hiểu chữ tâm có nghĩa là sự giải thích rõ ràng, đầy đủ của hai khái niệm - tồn tại và chấp nhận.

Hà Văn Thịnh
(Đại học Khoa học Huế)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bạch Hổ


BỐN BÀ VỢ CỦA NHÀ VUA!


Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua giàu có trị vì một vương quốc hùng mạnh. Ông có bốn bà vợ, bà nào cũng xinh đẹp. Nhà vua yêu người vợ thứ tư nhất và luôn chiều theo mọi sở thích của bà, bà không bao giờ bị từ chối. Kế đến là người vợ thứ ba, nhà vua lúc nào cũng sợ mất bà, đi đâu cũng luôn muốn đưa bà đi theo. Bà vợ thứ hai là chỗ dựa tinh thần của nhà vua, bà rất tử tế, dịu dàng và kiên nhẫn. Mỗi khi nhà vua gặp chuyện khó khăn, ông thường tâm sự với bà và thường nhận được những lời khuyên quý giá. Người vợ thứ nhất của vua là trung thành nhất, giúp vua trị vì và làm cho đất nước ngày càng giàu có nhưng nhà vua lại không dành nhiều tình cảm cho bà. Nhà vua luôn nghĩ rằng bà có thể tự chăm sóc lấy mình nên ít khi để ý đến bà. Không may một ngày nọ, vua lâm bệnh và biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông nghĩ : “ Ta có đến bốn người vợ, nhưng khi ra đi, e rằng lại hoàn toàn cô đơn !” Nghĩ vậy nhà vua cho gọi người vợ thứ tư đến bên cạnh và nói “ Ta yêu thương nàng nhất, luôn dành mọi thứ tốt đẹp cho nàng. Giờ đây ta sắp chết, nàng có theo ta để ta không cô đơn không?” Nhà vua nhận được câu trả lời “ Bệ hạ rất tốt với thiếp, nhưng yêu cầu đó quá khó, thiếp không thể làm được” Nhà vua lặng đi một lúc rồi cho gọi người vợ thứ ba, bà trả lời “ Không, thưa đức vua, cuộc sống còn đẹp lắm, sẽ có một vị vua khác đến để tiếp tục che chở và chiều chuộng thiếp”. Trái tim vị vua cảm thấy lạnh buốt vì buồn bã và thất vọng. Ngài lại gọi người vợ thứ hai “Ta luôn được nàng giúp đỡ và khuyên giải, nàng sẽ theo ta chứ ?”, nhà vua hỏi. “Lần này thiếp chẳng giúp được gì hơn, thưa đức vua” người vợ thứ hai đáp “ Nhưng thiếp hứa sẽ chăm sóc bệ hạ đến những giây cuối cùng, rồi sẽ đưa bệ hạ về nơi an nghỉ cuối cùng và sẽ luôn nhớ đến bệ hạ”. Nhà vua hoàn toàn tuyệt vọng, ngài không hề nhớ ra người vợ thứ nhất, cho đến khi ngài nghe thấy một giọng nói cất lên bên cạnh “ Thiếp sẽ theo ngài đến bất cứ nơi đâu ngài đi tới, dù đó là cõi chết”. Đó chính là người vợ thứ nhất của ông. Trông bà mệt mỏi và gầy yếu. Buồn bã và nuối tiếc vô hạn vì cách đối xử của mình, nhà vua thốt lên “Lẽ ra ta đã phải chăm sóc và yêu thương nàng nhiều hơn mới phải!”


* Nếu coi mỗi chúng ta cũng giống như nhà vua đó, thì bạn hãy để ý xem, ai cũng có 4 “vợ” đấy. Người vợ thứ tư của chúng ta là cơ thể. Hầu như ai cũng lo lắng, chăm sóc đến bản thân, đến cơ thể mình nhiều nhất, làm sao để trông thật đẹp đẽ. Nhưng khi chúng ta ra đi, cơ thể ấy cũng tan biến, không để lại gì trên đời. Người vợ thứ ba có tên” địa vị và của cải”- đây chính là những thứ dễ mất nhất, ngay cả khi chúng ta còn sống vì dù sao chúng cũng chỉ là vật chất. Khi chúng ta không còn, địa vị và của cải sẽ thuộc về người khác. Người vợ thứ hai chính là gia đình và bè bạn. Họ luôn quan tâm và giúp đỡ, luôn an ủi và khuyên giải, nhưng họ chỉ có thể chăm sóc ta đến những phút cuối và nhớ thương ta. Người vợ thứ nhất chính là tâm hồn. Không phải ai cũng nhớ đến nó khi sống trong một thế giới mọi người đều phải chạy đua với của cải và địa vị nhằm thoả mãn cái “tôi” của mình. Thế nhưng tâm hồn là thứ duy nhất luôn đi cùng với chúng ta tới bất cứ nơi nào ta đến và chính là thứ để mọi người nhớ mãi đến ta dù ta có ở nơi đâu.



(SƯU TẦM)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

PHẢI BIẾT LÙI LẠI...

  Thật là ngớ ngẫn khi lại khuyên người ta hãy biết "LÙI LẠI"...Trong khi đó quy luật của cuộc sống là phải biết tiến lên, đạp bằng gian khó, vượt qua nỗi đau, và cả nhũng cản trở trong cuộc đời của mỗi con người để tiến lên...đó vốn dĩ là quy luật phát triển lich sử.
  Từ sâu xa trong cuộc sống, xưa... hay là nay và mãi mãi sau này, con người vẫn luôn luôn mơ ước vươn đến những điều tốt đẹp, bay cao hơn, bay xa hơn, tiến nhanh hơn, thành đạt hơn... trong sự nghiệp công danh. Những câu nói dù là cửa miệng, hay là tự đáy lòng: chúc bạn hạnh phúc trong cuộc sống, chúc anh chị thành đạt, chúc ăn nên làm ra, chúc học hành tiến bộ...chúc sức khoẻ dồi dào,chúc sống lâu trăm tuổi v.v và v.v. Chẳng ai lại chúc trái ngược với những điều trên.

  Thế nhưng, Trên con đường đời... mấy ai biết được, tiên đoán được một cách chính xác phía trước con đường ta đang đi sẽ như thế nào? Chỉ khi đã vấp ngã trên con đường đó... đứng dậy, ta mới nhận ra những sai lầm mà mình mắc phải, rồi khắc cốt ghi tâm bài học xương máu, tự hứa với mình sẽ không bao giờ lặp lại lần thứ hai.

  Thật là nhầm lẫn, và thơ ngây khi nói rằng: " tôi không bao giờ mắc phải sai lầm lần thứ hai"...Bới chẳng có sai lầm nào như sai lầm nào, cuộc đời phía trước vốn mù mịt" thiên biến vạn hoá" dẫu là vĩ nhân có tài tiên đoán, sai số ấy là 50%. " Năm ăn năm thua" chẳng khác gì chơi số đề, cá cược bóng đá...chẳng khác nào trò chơi phiêu lưu và mạo hiểm...

  Vậy muốn tiến lên! Bạn hãy nên nhớ: "lùi lại một bước" Một bước lùi lại ấy ta có cơ hội ngẫm sau xét trước, nhận biết cơ hội và lượng sức mình, đừng vội vàng vượt qua vực thẳm ...mà nên xem vượt qua như thế nào nhanh nhất an toàn nhất và không nguy hiểm đến tính mạng...

  Người Việt nam mình vốn có câu;" một điều nhịn chín điều lành" đó cũng là một bước lùi...
  Hồng Tú Toàn lãnh tụ cuộc khỡi nghĩa Thái bình thiên quốc ở Trung Quốc có một câu nói mang đầy tính triết học nhân sinh:" Lùi lại một bước để thấy trời đất cao rộng hơn".
  Ngẫm ra: muốn làm nên nghiệp lớn, đâu chỉ biết tiến lên mà cần phải biết lùi lại...Lùi lại đúng thời điểm cần phải lùi... để tiến xa hơn nửa...
  
  He He!!!Đọc sách chưa được năm trang mà vội bàn nhân tình thế thái, đi chưa quá 1000km mà luận chuyện cuộc đời...
  Minh Bình ơi! người ta chỉ lùi một bước để tiến hàng trăm, hàng ngàn bước, còn mi sao lùi mãi thế...
  Xấu hổ thay cho mi...khi viết bài này vào trang nghệ thuật cuộc sống...hi hi!!!!
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Góc nhìn cuộc sống
Có quyển sách viết thế này :
“ Ai cũng tay trắng vào đời rồi lại trắng tay về với đất.
Hơn thua chi, tranh giành chi…Đựơc, mất.
Có nghĩa gì đâu, tất cả phù vân!
Sống để yêu thương nhau không phải để giận hờn,
không phải để làm đớn đau nhau bằng muôn lời cay độc.
Sao không thể hồn nhiên như cỏ cây chim chóc.
Sao không thể chia nhau những cay đắng ngọt bùi?”

Đúng thế! Sao không thể chia nhau những cay đắng ngọt bùi?

Con người ta khi thấy người mình ghét đau khổ thì chính ta lại thấy hạnh phúc, khi thấy người mình ghét rơi lệ chính ta lại thấy hân hoan vui mừng?

Vì sao thế? Có phải vì chúng ta đã quá ích kỉ, chỉ thích thoả mãn cơn ghen ghét của mình…???

Hầu hết chúng ta đều coi trọng vật chất, thích tranh giành nhau nhưng rồi mọi thứ đều lại sẽ mất đi, đều không bền vững, có phải ta đang sống một cuộc sống tồi tệ không, khi ghét hay khi chưa tha thứ cho một ai đó, tâm hồn ta chưa bình an?

Hãy tập sống hết mình, yêu thương, tha thứ, cho nhiều hơn nhận lại lúc ấy, tâm trạng ta sẽ hạnh phúc và bình an hơn nhiều lắm.

Nhà thơ Xuân Diệu-nhà thơ của tình yêu, ông đã viết bài thơ “Vội vàng”.Ông muốn nói với mọi người thời gian qua đi rất nhanh và không ngừng lại, thúc giục ta hãy sống hết mình, sống yêu đời đừng lãng phí tuổi trẻ.

Sưu tầm

Thôi thì hãy đốt cháy một mảnh đời
để quên đi những tháng ngày bỏ lại!
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Minh Bình đã viết:
PHẢI BIẾT LÙI LẠI...

  Thật là ngớ ngẫn khi lại khuyên người ta hãy biết "LÙI LẠI"...Trong khi đó quy luật của cuộc sống là phải biết tiến lên, đạp bằng gian khó, vượt qua nỗi đau, và cả nhũng cản trở trong cuộc đời của mỗi con người để tiến lên...đó vốn dĩ là quy luật phát triển lich sử.
  Từ sâu xa trong cuộc sống, xưa... hay là nay và mãi mãi sau này, con người vẫn luôn luôn mơ ước vươn đến những điều tốt đẹp, bay cao hơn, bay xa hơn, tiến nhanh hơn, thành đạt hơn... trong sự nghiệp công danh. Những câu nói dù là cửa miệng, hay là tự đáy lòng: chúc bạn hạnh phúc trong cuộc sống, chúc anh chị thành đạt, chúc ăn nên làm ra, chúc học hành tiến bộ...chúc sức khoẻ dồi dào,chúc sống lâu trăm tuổi v.v và v.v. Chẳng ai lại chúc trái ngược với những điều trên.



  Thế nhưng, Trên con đường đời... mấy ai biết được, tiên đoán được một cách chính xác phía trước con đường ta đang đi sẽ như thế nào? Chỉ khi đã vấp ngã trên con đường đó... đứng dậy, ta mới nhận ra những sai lầm mà mình mắc phải, rồi khắc cốt ghi tâm bài học xương máu, tự hứa với mình sẽ không bao giờ lặp lại lần thứ hai.

  Thật là nhầm lẫn, và thơ ngây khi nói rằng: " tôi không bao giờ mắc phải sai lầm lần thứ hai"...Bới chẳng có sai lầm nào như sai lầm nào, cuộc đời phía trước vốn mù mịt" thiên biến vạn hoá" dẫu là vĩ nhân có tài tiên đoán, sai số ấy là 50%. " Năm ăn năm thua" chẳng khác gì chơi số đề, cá cược bóng đá...chẳng khác nào trò chơi phiêu lưu và mạo hiểm...

  Vậy muốn tiến lên! Bạn hãy nên nhớ: "lùi lại một bước" Một bước lùi lại ấy ta có cơ hội ngẫm sau xét trước, nhận biết cơ hội và lượng sức mình, đừng vội vàng vượt qua vực thẳm ...mà nên xem vượt qua như thế nào nhanh nhất an toàn nhất và không nguy hiểm đến tính mạng...

  Người Việt nam mình vốn có câu;" một điều nhịn chín điều lành" đó cũng là một bước lùi...
  Hồng Tú Toàn lãnh tụ cuộc khỡi nghĩa Thái bình thiên quốc ở Trung Quốc có một câu nói mang đầy tính triết học nhân sinh:" Lùi lại một bước để thấy trời đất cao rộng hơn".
  Ngẫm ra: muốn làm nên nghiệp lớn, đâu chỉ biết tiến lên mà cần phải biết lùi lại...Lùi lại đúng thời điểm cần phải lùi... để tiến xa hơn nửa...
  
  He He!!!Đọc sách chưa được năm trang mà vội bàn nhân tình thế thái, đi chưa quá 1000km mà luận chuyện cuộc đời...
  Minh Bình ơi! người ta chỉ lùi một bước để tiến hàng trăm, hàng ngàn bước, còn mi sao lùi mãi thế...
  Xấu hổ thay cho mi...khi viết bài này vào trang nghệ thuật cuộc sống...hi hi!!!![/quote Thì MB đang tích cực lùi để tiến còn gì ? Lùi nhiều mới có động năng lớn để mà tiến mạnh chứ. Tốt quá còn gì ? Mình chả còn tý nào trống trải mà lùi nữa. Trước sau đều "kích" hết rồi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối