Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Minh Bình

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
Minh Bình đã viết:
Chúc Phượng hoàng lửa(trẻ) và bác Đồ nghệ(già) cùng các cháu (măng non) gia đình ta... có một mùa giáng sinh vui vẽ hạnh phúc bên Đức chúa nhân từ...
@ Minh Bình! Cảm ơn bạn nhiều! Mà lời chúc làm mình thích nhất đấy, mình vốn xinh gái nhất nhà...:))

Chưa Chắc đâu...

Đừng vội khoe khoang... xinh nhất nhà
Nên năng thể dục với spa
Mai mốt... nàng dâu cười tít mắt
Mẹ chồng tôi...sao giống con Ma...
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chuyện nhỏ:

Nhả kẹo ra rồi hãy nói

TT - Một buổi sáng đầu tuần vui hơn mọi khi. Các bạn nhỏ ở một trường tiểu học quận 1 (TP.HCM) tụ tập đông đủ dưới sân trường. Được miễn học nửa buổi, các bạn tha hồ xem kịch, thi ghép tranh và đua nhau trả lời câu hỏi từ người lớn xoay quanh chủ đề tiết kiệm nước.

Bất ngờ, anh Đình Toàn - người dẫn chương trình, nhắc một bạn nhỏ: “Con nhả kẹo cao su ra rồi trả lời câu hỏi. Vừa nhai vừa trả lời, không đẹp chút nào hết”. Anh bước nhanh vào cánh gà và quay lại đưa cho cô bé một chiếc lá khô. Thoáng ngượng ngùng, cô bạn nhỏ cầm chiếc lá và khẽ nghiêng mặt nhả kẹo. Một số người lớn có thể không buộc bạn nhỏ làm điều này trước toàn trường trong một chương trình giáo dục một hành vi khác. Nhưng người dẫn chương trình đã làm vậy.

Chi tiết đó nhanh chóng kéo tôi lùi về quá khứ. Ở giảng đường tôi từng học, một số bạn thường xuyên nhóp nhép kẹo cao su trong lớp. Hầu hết thầy cô không nặng lời nhắc nhở nên chuyện đó trở nên “nhỏ như con thỏ”. Thỉnh thoảng, tiếng bong bóng cao su vỡ “bóc, bóc” của các bạn thản nhiên chen ngang bài giảng. Chuyện nhai kẹo, ăn vặt trong lớp... dần được xem như cách thể hiện sự sành điệu, lối suy nghĩ thoáng, “Tây” hóa của nhiều bạn.

Sau này đi làm, không ít lần thấy đồng nghiệp nhai kẹo cao su trong các cuộc họp, khi trao đổi trực diện cùng đối tác... nhưng chưa lần nào tôi lên tiếng nhắc nhở. Cơ chế phòng vệ luôn tự động cài đặt nên tôi tránh nói và làm những chuyện không - liên - quan - đến - mình. Bởi sự thật thường làm mất lòng đối phương.

Bỗng nhớ những bữa cơm ngày nhỏ, bố mẹ hay nhắc: “Nhai hết cơm rồi hãy nói chuyện, con”. Từ ngày đầu bỡ ngỡ đến lớp, thầy cô dạy rằng: “Nhai nhóp nhép trong lúc học có thể con sẽ nuốt hết chữ mà thầy cô dạy”.

Biết rằng khi ăn, nhai thì vẫn nói được. Biết rằng cũng chẳng có con chữ nào bị nuốt trôi, chẳng có công việc nào không chạy được chỉ vì trót nhai trong khi học hay làm việc. Nhưng từ rất lâu, bài học đơn giản đó dần hình thành thói quen hành xử phải phép, tôn trọng người xung quanh với phần đông chúng ta.

HÀ THANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Văn Hoá Sơ Đẳng

Nhả kẹo ra rồi hãy nói !
Uốn lưỡi trước khi phát ngôn !
Soát chính tả rồi hãy gửi !
Kiểm tra răng trước khi hôn !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

@ Phượng Hoàng Lửa:

Thư gửi ĐỒ Nghệ:
Văn chương như Bác mới gặp được Chị của tôi...Tôi đang ghen với Bác đây...Nếu tôi sinh ra sớm...chà...!

Chúc đại gia đình sang năm mới khoẻ mạnh, hạnh phúc...

( Còn bận việc nhiều quá...Khi nào ra Hà Nội sẽ ghé thăm)
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

Những kẻ thù của tình yêu vợ chồng



Không ít vợ chồng "cơm không lành, canh không ngọt" chỉ vì những chuyện vặt vãnh không đâu. Nhiều đôi lứa đã vượt qua được sóng gió, những lỗi lầm lớn của hai người như chuyện trăng hoa mèo mỡ, ấy thế mà cũng không ít vợ chồng lôi nhau ra toà đòi ly dị chỉ vì những lý do buồn cười bên trong đời sống của họ. Đừng coi thường những điều nhỏ nhặt này. Ngày qua ngày chúng sẽ làm hao mòn tình yêu hôn nhân và có thể đến một lúc nào đó chúng sẽ giết chết tình yêu của bạn một cách bất ngờ. những kẻ thù ấy chính là:

1- lề mề chậm chạp

Khi nàng Juliette kiều diễm đứng trên ban công gọi: "Roméo! Roméo! Anh ở đâu?" giả sử chàng trai đến chậm một phút trong cuộc hẹn hò đầu tiên này thì thiên tình sử đã không thành. Nhiều người thường có cố tật kỳ lạ là không bao giờ tới rạp chiếu bóng kịp để được xem 10 phút đầu của bộ phim và tất nhiên vào rạp trễ, họ gây không ít bực mình cho những khán giả đã ngồi yên một chỗ.

John là một anh chàng như thế. Anh nhiều lần làm vợ phát điên vì tật lề mề này. Trước khi về làm vợ John, vợ anh vẫn lấy làm tự hào vì tính đúng hẹn, đúng giờ đúng giấc của mình. Thế nhưng sau khi về chung sống với anh chàng "giờ thứ 25" này, đi đâu chị cũng phải thủ sẵn một câu chót lưỡi đầu môi: "Xin lỗi, bọn tôi đến trễ!". Thậm chí chị còn nói được câu này bằng mười thứ tiếng khác nhau (để nói với người nước ngoài, tất nhiên!). Dần dà không chịu đựng nổi nữa, vợ John phải sắp xếp để hai người gặp một nhà tư vấn hôn nhân gia đình. Thế nhưng vào giờ chót John điện thoại cho biết...anh không đến được vì "kẹt". Sau cùng không chịu đựng thêm được nữa, vợ john quyết định ra đi. Chị lập gia đình với một người chồng mới vốn luôn tuân thủ giờ giấc đúng mực. còn John cũng bước đi bước nữa. Hôm diễn ra hôn lễ John lại đến chậm một tiếng rưỡi đồng hồ. rất may là không sao vì cô vợ mới của anh còn đến muộn hơn anh có đến 15 phút! Thật là một cặp xứng đôi vừa lứa!


2- Thói vô tâm vô tư

Khi Liz Taylor ly dị Richard Burton, có giai thoại tiếu lâm kể lại rằng một hôm nọ, vào lúc 3 giờ sáng, ngôi sao màn bạc này thấy cần phải vào toilette và khám phá rằng Burton đã sài sạch cuộn giấy vệ sinh mà không chịu đặt vào một cuộn khác. Thế là một trong những mối tình vĩ đại nhất, lãng mạn nhất với những món quà tặng lên đến hàng triệu đô la đã kết thúc vì một chuyện vô ý không đâu.

Nhiều đôi lứa đâm ra giận dỗi, bực tức nhau chỉ vì người vợ hay người chồng không chịu nghĩ đến hậu quả của những hành động thường được xem là vặt vãnh nhỏ nhặt của mình. những việc bực tức cỏn con này xảy ra rất thường tình dưới nhiều hình thức. Đó có thể là những cục xà bông tắm dính đầy tóc không được rửa sạch, là miếng chùi chân bị người này làm ướt nhẹp khiến người kia phải đem đi phơi.v.v...

Trong một cuộc ly dị xảy ra ở Anh cách đây vài năm, một anh chồng đưa vợ ra toà đòi ly dị chỉ vì vợ anh không bao giờ xài kem đánh răng mà nhớ đậy nắp lại. Cô vợ cũng không vừa, chị càm ràm chồng là đàn ông nhưng không hề đem thùng rác ra ngoài mỗi ngày thay vợ.

8 năm trước đó, khi anh còn ở trong quân đội. Anh đóng tại Belfast thì hai người gặp nhau và yêu nhau nồng thắm. Tình yêu của họ đã vượt qua biết bao trở ngại nghịch cảnh, thế nhưng cũng chính tình yêu này lại kết thúc một cách đáng buồn tại... phòng tắm.


3- Chó mèo

Khi chưa về làm vợ anh thì con chó cưng của anh thật ngộ nghĩnh dễ thương, nhưng sau khi sống chung dưới một mái nhà thì...ôi thôi, đi đâu cũng có lông chó, đi đâu cũng toàn là dấu chân bẩn thỉu của con vật...Tất cả những chuyện này đã làm bà nội trợ muốn phát khùng.

Trái đất này gồm hai loại người: Một loại say mê súc vật và loại kia rất chán ghét súc vật. Thật khó mà hai loại người này có thể sống hoà thuận với nhau dưới một mái nhà trước sự hiện diện của súc vật, dù rằng ở nhưng lĩnh vực khác họ đồng tâm nhất trí tới đâu chăng nữa

Giả sử bạn là người căm ghét súc vật...(còn nữa)
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
(Tiếp theo)...Giả sử bạn là người căm ghét súc vật mà ông xã của bạn thì cứ lâu lâu rinh về nhà một con chó, một con mèo, kể cả một con chim bị thương khốn khổ chăng nữa, chắc chấn riết rồi bạn sẽ bực mình cáu gắt. Ngược lại bạn là người gắn bó với chó mèo mà anh ta thì không sẽ có lúc anh ta phàn nàn về những khoản chi tiêu "phí phạm" dành cho chó mèo như thuốc men, thực phẩm...Ấy là chưa kể đôi lúc chú chó cao hứng liếm tay anh ta hay cô mèo chui vào giường nằm ngủ với anh ta thì thật là...hết thuốc chữa. Hãy đề phòng những "kẻ thứ ba" chen vào đời sống tình yêu hôn nhân của bạn, những kẻ thứ ba nầy không phải là người mà chính là chú chó cô mèo trong gia đình của bạn đấy.

4-Tỏi

Một người đàn ông say đắm một phụ nữ đẹp, đẹp từ giọng nói đến tính cách. Nói chung nàng đẹp không chê vào đâu được trong ánh mắt của người yêu mình.

Chỉ có một vấn đề "nho nhỏ": Nàng rất "sính" món tỏi mà chàng thì lại không chịu nổi thứ gia vị này. Thế là sau khi lấy nhau mỗi lần ăn uống , tiệc tùng xong họ không dám gần nhau. Thậm chí khi ăn họ cũng ngồi cách xa nhau và tất nhiên là về nhà không thể nào có chuyện "đồng tịch đồng sàng" được. Tuy thế những chuyện cách ly nói trên cũng không giúp giải quyết mối xung khắc này, vì dù sao họ cũng là vợ chồng, phải sát cánh bên nhau. Thế là sau cùng không chịu đựng nổi nữa, anh chàng bèn gửi tối hậu thư cho nàng: "Hoặc là chọn anh hoặc là món tỏi chết tiệt của em". Nàng thì đâu dễ vứt bỏ một thói quen, nhất là một thói quen thú vị. Thế là vợ chồng tiếp tục gấu ó nhau và chuyện tình của họ kết thúc bằng một vụ ly dị không ai ngờ được.

5-Ngáy

Kể ra thì khó ai chịu đựng được một người bạn chung chăn gối suốt đêm cứ ngáy như còi tàu. Dù họ là đôi trai tài gái sắc đến đâu, nhưng đêm nào phòng ngủ của họ cũng vang rền những âm thanh chướng tai này thì mối tình lãng mạn của họ khó có thể kéo dài được.

chưa hết, chính những người ngủ ngáy cũng không "chịu đựng" nổi những người không ngáy. Lý do là vì họ không bao giờ chịu nhìn nhận mình mắc cố tật vô duyên này và lại càng bực bội khi bị than phiền liên tục về cái tật mà họ không hề muốn có và không kiểm soát được. Tất nhiên là chẳng ai muốn mắc phải tật ngủ ngáy khả ố này, lỡ thì phải chịu. Nhưng vấn đề này giúp bạn suy xét kỹ hơn trước khi lập gia đình với một người bạn đời vốn không hề chịu im tiếng ngay cả khi ngủ. Nếu bạn thấy mình không thể chịu đựng nổi một người như thế mỗi đêm suốt quãng đời chung chăn gối lâu dài, thì tốt hơn bạn không nên kết hôn với anh ta hay cô ta. Hậu quả của một đêm trằn trọc mất ngủ vì nằm bên cạnh một người ngáy khò khò suốt đêm thường nghiêm trọng hơn bạn tưởng rất nhiều.


6- luộm thuộm

Cho một người ngăn nắp sống chung với một người luộm thuộm chẳng khác gì nhốt chó và mèo vào chung  một cái lồng.

Không phải chỉ đàn ông thường bê bối bừa bãi, nhiều người phụ nữ tỏ ra không hề thua kém. Dấu hiệu của tật luộm thuộm này thật dễ nhận biết: Áo quần vật dụng cá nhân giăng mắc bừa bãi khắp nơi trong nhà, đồ đạc xài xong bạ đâu vứt đấy, không cất lại chỗ cũ.

Người ngăn nắp không chịu được người bừa bãi đã đành, mà người bừa bãi cũng khó sống với người ngăn nắp, vì lẽ người ngăn nắp luôn xếp đặt mọi thứ đúng nơi đúng chỗ, chỉ có họ biết, nhưng người bừa bãi lại không biết trật tự ấy như thế nào. Thế là mỗi lần cần vật gì họ lại xáo tung mọi thứ, nhưng cũng không tìm được vật mình mong muốn. Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn thường xuyên, cho đến một khi cả hai người không còn chịu đựng nhau được nữa.

7- Thuốc lá

"Anh ta trông thật hấp dẫn. Cung cách anh ta móc thuốc, bật hộp quẹt, ngậm điếu thuốc hờ hững giữa đôi môi và bâng quơ nhả khói...trông thật lãng mạn. Chỉ có điều tôi không thể nào hôn anh ta được, mồm miệng anh ta nồng nặc mùi thuốc lá như một cái gạt tàn!"

Đây là lời thú nhận tiêu biểu của một phụ nữ không hút thuốc lá nhưng có chồng mồm luôn nhả khói như ống khói xe lửa. Ngược lại đàn ông không hút có vợ nghiện thuốc lại càng bực bội hơn nữa.

Riêng đối với người nghiện thuốc thì không có gì khiến họ bực mình hơn là những lời càm ràm về tật hút thuốc của mình. Tình yêu hôn nhân có thể vượt qua nhiều chướng ngại, nhưng điếu thuốc lá trong nhiều trường hợp là rào cản không khắc phục được của hạnh phúc.

8-Giờ giấc so le

Một đôi trai tài gái sắc gặp nhau tại một buổi tiệc và chỉ trong vài phút họ phải lòng nhau ngay. cả hai đều nghĩ rằng mình đã tìm được cái nửa thứ hai của mình.
  Buổi dạ tiệc ấy kéo dài tận sáng, nhưng chàng trai đã nằm ngủ khò ngay lúc 11 giờ đêm còn nàng vẫn vui chơi đến tận 6 giờ sáng. Khi nàng muốn sụp mí mắt sắp sửa đi nằm nghỉ thì chàng - sảng khoái sau một giấc ngủ sung mãn - lại rủ nàng chạy bộ với chàng một vòng!

15 năm tiếp theo sau khi đã trở thành vợ chồng, sự trái cựa này vẫn tiếp diễn. Chàng thì lúc nào cũng chui vào mùng sớm, còn nàng thì bị trách là ngủ nướng. Về phía nàng, nàng cũng cảm thấy rất bực dọc vì mỗi lần cần bàn với chàng về những chuyện riêng tư quan trọng lúc con cái yên giấc thì chàng đã ngáy khò khò.Chàng phản ứng lại bằng cách cho rằng nàng không bao giờ dậy sớm để cùng ăn sáng với chồng con. sự lỗi nhịp về thời khoá biểu này sau cùng dẫn đến sự lỗi nhịp về tâm tưởng và hạnh phúc.



Những kẻ thù của tình yêu nêu trên xem ra thật nhỏ nhặt, nhưng cũng thật nguy hiểm. Chớ xem thường một lời than phiền của người bạn đời về một ống kem không đậy nắp, một chiếc áo vứt bừa bãi đâu đó trong nhà. lắm khi vợ chồng có thể tha thứ cho nhau một phút yếu lòng, một lỗi lầm nào đó trong đời sống tình cảm, nhưng những tật xấu kể trên nếu cứ kéo dài lại là những mạch nước ngầm xói mòn và làm sụp đổ hạnh phúc của bạn một cách bất ngờ.
  Hãy coi chừng!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đi qua hố thẳm ghềnh sâu dòng đời

Hồi bé, khi dạy con về cách sống ở đời, má luôn bảo con phải sống tử tế, đừng phụ lòng người và đừng làm gì có hại cho người khác. Má biết rõ rằng khi làm hại người cũng có nghĩa là làm hại mình. Triết lý của người mẹ chính là ở chỗ nhìn thấy những đổ vỡ trong con đằng sau những đổ vỡ mà con gây ra cho người khác.

Có lẽ vì thế khi con lỡ đánh bạn nào đó mà má biết được, điều đầu tiên má làm là bắt con nằm xuống, lấy roi đánh vào mông con. Khi con bị ai đánh má cũng làm y như thế! Ngày còn bé con đâu có hiểu tâm ý của má nên giận má: sao má đánh con khi con bị người ta đánh, má hổng có thương con...

Đến sau này con mới hiểu điều má làm là có nguyên cớ chứ không phải "tự nhiên" như con vẫn nghĩ. Má sợ con ỷ lại có má bảo bọc nên làm càn rồi muốn đánh ai hoặc tham gia những cuộc đánh nhau nào cũng được. Má sợ cái thói quen bạo lực từ việc đánh bạn trở thành tính khí hung hăng trong con nên má dạy con bằng cách nghiêm khắc, đánh đau mỗi khi con đánh nhau. Nghĩ về cách dạy giản đơn của má mà thương và thấy má... vĩ đại quá chừng.

Rồi con lớn, vào đời với bao nhiêu dự định, ước vọng và cả những âu lo. Má vẫn dặn con sống tử tế. Chỉ có chừng ấy thôi chứ má không nói nhiều, cũng bởi má hiểu rằng sống tử tế chính là nền tảng để con trai của má bình yên. Con tử tế với người thì chắc chắn con sẽ bình yên, như cái cách má hay ví von về dòng sông. Má bảo: "Dòng sông chảy nhẹ, êm, nên hễ mình tử tế với sông, không chặt cây, phá rừng thì mắc chi có lũ cuồn cuộn". Con đã mang dòng sông trong tâm tưởng ấy vào giữa dòng đời để sống theo cách mà má hay nhắc: phải tử tế!

Thế nhưng, đôi khi lòng người đâu phải lúc nào cũng bằng phẳng. Có khi mình tử tế nhưng vì tham, chấp, vì những tri giác sai lầm... người ta cũng có thể gây chiến với mình, hãm hại mình.

Con đem tất cả nỗi niềm ấy "nhõng nhẽo" với má, má im lặng rồi nhắc về quá khứ xa xôi, về đời xửa đời xưa và gọi nó bằng ba từ "vô thỉ kiếp". Má nhắc cho con về niềm tin, về nỗi khổ đau và nghi hoặc mà con từng tạo tác, nay gặp lại.

Má nhắc con phải đối mặt trong tinh thần vô úy, phải có đầy đủ nghị lực biến mọi khó khổ thành cơ hội để sống thiện lành, tử tế.

Con nhớ và nghĩ về những giá trị của cuộc sống, đâu phải khúc sông nào trong dòng chảy cuộc đời cũng là hố thẳm, ghềnh sâu. Giữa phong ba bão táp ấy con tìm thấy được tình huynh đệ thật dễ thương nên má hãy yên lòng nghe má...

LƯU ĐÌNH LONG
 (Tạp san Áo Trắng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bạch Hổ

sưu tầm

Cách Dạy Con Ở Mỹ

Đây là một bài báo dịch từ báo của TQ nên có những từ không đúng và người viết cũng có cái nhìn sai lệch về giáo dục con cái ở Mỹ, tiếc thay bài báo này lại được VN dịch và lưu truyền trên mạng lớn của nhà nước. (điều này cho thấy TQ ảnh hưởng rất mạnh đến VN từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa)
Sau đây là bài báo dịch được phổ biến ở VN:

MỘT CÁI NHÌN VỀ
Cách dạy con ở Mỹ.

Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa "thăm người thân". Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giới.

Phần 1: Không ăn thì cứ nhịn đói
Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.
Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.
Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.
Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 - 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.
Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!
Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu món ăn Việt Nam cho bữa tối . Tôi lại thầm nghĩ, Peter đặc biệt thích món ăn Việt Nam, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn.
Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trừng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu món Việt. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.
Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi”, Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra.
Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm dí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngõan ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi…

Phần 2: Ăn miếng trả miếng
Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mủ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.
Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ. Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó.” Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” "Mẹ ơi, mẹ đi với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề". Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Dạy dỗ chăm nom con cái là chuyện của cha mẹ

Song thân Susan , biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi. Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết quần áo. Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan". Một
lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao gấp đôi nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng.

Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại thế chiến”. Trẻ luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy. Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện này, một câu họ nói đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi : “Con trẻ là con cái của cha mẹ chúng, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ". Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng thường mang tính nghịch ngợm bẩm sinh. Nếu quan sát thấy các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, nó sẽ nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không cải thiện hành vi của nó, và chẳng ích lợi gì cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những vấn đề khác.

Ngoài ra, nếu các thành viên trong gia đình xung đột, không khí gia đình không hòa thuận, trẻ sẽ có cảm giác bất an, sự phát triển tâm lý của nó sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù ông bà cha mẹ bất đồng về cách giáo dục con cháu, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau, cũng không nên để lộ sự mâu thuẫn trước mặt con cái. Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, ba có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Ba mẹ lần này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi. Đợi đến Noel ba hãy mua chiếc xe đó cho nó!”
Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, mà sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi, khoe “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này” với giọng thích thú và mong đợi.
Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ. Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu luôn để phần một nửa cho mẹ.
Nghĩ đến nhiều đứa trẻ Việt Nam coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo... (Nguyễn Xuân Bích Huyên chuyển tới)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ra lớp học kỹ năng sống



TT - “Con khóc vì thấy mình chưa ngoan. Con có đầy đủ điều kiện nhưng chưa học tập thật tốt như các anh chị, các bạn kém may mắn” - Phạm Hồ Uyên Linh, lớp 5/6 Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), nghẹn ngào nói khi đến thăm và trò chuyện với những người bạn cùng trang lứa ở Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.5, TP.HCM).

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=475144
Học sinh Trường Lương Định Của tặng quà cho các anh chị khiếm thị ở Trường Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: Phi Long



Thay vì ngồi trong lớp với bốn bức tường học về kỹ năng sống, ban giám hiệu Trường Lương Định Của đã quyết định đưa học sinh ra ngoài, đến những ngôi trường đang dạy các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khiếm khuyết một phần cơ thể.

250 học sinh khối lớp 5 đã có chuyến đi đầu tiên vào sáng 10-1, mở đầu đợt giáo dục lòng yêu thương và chia sẻ cho gần 1.400 học sinh ba khối lớp 3, 4, 5 diễn ra trong suốt tuần.

Tiết học bắt đầu với người đứng lớp là thầy Nguyễn Thanh Tâm, hiệu trưởng Trường Nguyễn Đình Chiểu. Thầy Tâm giới thiệu phương pháp và dụng cụ học tập của những bạn khiếm thị, dùng tay thay cho đôi mắt.

Khi thầy hỏi bao nhiêu học sinh Lương Định Của biết giặt quần áo của mình, một nửa các bạn giơ tay trong khi tất cả học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu đều tự làm.

“Bao nhiêu bạn biết tự khâu nút áo?”, thầy Tâm lại hỏi và... không có cánh tay nào giơ lên, trong khi những bạn khiếm thị tự tin: “Em làm được bình thường”. Bắt đầu có tiếng xì xào và cả những ánh mắt đượm buồn...

Phùng Diễm Quỳnh, lớp 5/6 Trường Lương Định Của, bày tỏ: “Con thật thán phục sự vượt khó của các bạn và đó là tấm gương tốt để con học theo”.

Thầy Nguyễn Đạt Sử, hiệu phó Trường Lương Định Của, cho biết đây là buổi học nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống của nhà trường. Mỗi tháng trường sẽ cho học sinh đi thực tế để trải nghiệm và học ở công viên, ruộng lúa, nhà mở...

“Ngoài việc dạy kiến thức, hoàn thiện nhân cách cho các em là điều nhà trường mong muốn thực hiện. Chúng tôi chọn thời điểm gần tết vì đó là khoảng thời gian những em nhỏ kém may mắn cần được quan tâm, chia sẻ nhiều hơn. Các em đến chơi, trò chuyện, tặng quà bạn bè cùng trang lứa gặp khó khăn để biết tự hài lòng với cuộc sống, biết phấn đấu vươn lên chứ không đua đòi”, thầy Sử nói.

PHI LONG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bạch Hổ đã viết:
sưu tầm

Cách Dạy Con Ở Mỹ

Đây là một bài báo dịch từ báo của TQ nên có những từ không đúng và người viết cũng có cái nhìn sai lệch về giáo dục con cái ở Mỹ, tiếc thay bài báo này lại được VN dịch và lưu truyền trên mạng lớn của nhà nước. (điều này cho thấy TQ ảnh hưởng rất mạnh đến VN từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa)
Sau đây là bài báo dịch được phổ biến ở VN:

MỘT CÁI NHÌN VỀ
Cách dạy con ở Mỹ.

Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa "thăm người thân". Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giới.

Phần 1: Không ăn thì cứ nhịn đói
Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.
Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.
Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.
Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 - 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.
Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!
Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu món ăn Việt Nam cho bữa tối . Tôi lại thầm nghĩ, Peter đặc biệt thích món ăn Việt Nam, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn.
Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trừng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu món Việt. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.
Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi”, Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra.
Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm dí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngõan ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi…

Phần 2: Ăn miếng trả miếng
Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mủ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.
Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ. Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó.” Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” "Mẹ ơi, mẹ đi với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề". Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Dạy dỗ chăm nom con cái là chuyện của cha mẹ

Song thân Susan , biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi. Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết quần áo. Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan". Một
lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao gấp đôi nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng.

Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại thế chiến”. Trẻ luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy. Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện này, một câu họ nói đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi : “Con trẻ là con cái của cha mẹ chúng, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ". Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng thường mang tính nghịch ngợm bẩm sinh. Nếu quan sát thấy các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, nó sẽ nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không cải thiện hành vi của nó, và chẳng ích lợi gì cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những vấn đề khác.

Ngoài ra, nếu các thành viên trong gia đình xung đột, không khí gia đình không hòa thuận, trẻ sẽ có cảm giác bất an, sự phát triển tâm lý của nó sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù ông bà cha mẹ bất đồng về cách giáo dục con cháu, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau, cũng không nên để lộ sự mâu thuẫn trước mặt con cái. Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, ba có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Ba mẹ lần này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi. Đợi đến Noel ba hãy mua chiếc xe đó cho nó!”
Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, mà sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi, khoe “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này” với giọng thích thú và mong đợi.
Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ. Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu luôn để phần một nửa cho mẹ.
Nghĩ đến nhiều đứa trẻ Việt Nam coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo... (Nguyễn Xuân Bích Huyên chuyển tới)
Nhiều người Việt thấy cái gì của Tây, Tầu mà chả...Ở bài này, may mà Bạch hổ còn chú thích mấy dòng trước khi post bài. Cám ơn BH.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] ... ›Trang sau »Trang cuối