Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Tản mạn :
              Hai cách nói , một cách hiểu

          Có hai nhà thơ lớn ở hai thời đại khác nhau đưa ra những câu thơ về cùng một tình huống đã làm không ít người gợn chút băn khoăn .
         Trong Truyện Kiều . Nguyễn Du viết lời phán quyết của quan phủ với Nàng Kiều sau khi lập nghiêm quát mắng :
                     ... “Có hai đường ấy muốn sao mặc mình
                           Một là cứ phép ra hình
                           Hai là lại cứ lầu xanh phó về”    
Còn sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng . “ Trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” . Tố Hữu có câu :
                    ... “ Chúng bay chỉ một đường ra
                           Một là tiêu diệt hai là tù binh”
         Có người cho rằng đã “Chỉ một đường ra” sao lại còn “ một là , hai là”nữa . Trộm nghĩ . Bị tiêu diệt là một đường , bị bắt làm tù binh là một đường - đường thứ hai . Như vậy thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ cũng có hai con đường đấy chứ !Số phận của chúng cũng giống như Nàng Kiều chỉ được chọn một trong hai đường . Chẳng phải Tố Hữu cũng đưa ra tình huống giống như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều đó sao ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Tản mạn : Sức sống


         Thảng hoặc ta bắt gặp một bông hoa nhỏ đỏ rực gắn trên thân một cây gai cũng nhỏ thôi giữa cồn cát trắng rực nắng . Ta thấy trào dâng nghĩ suy về sức sống . Còn kỳ diệu hơn thế nhiều lần nếu ta chứng kiến người dân vùng bão lũ làm lại cuộc sống như thế nào sau đại hồng thủy . Chỉ còn hai bàn tay trắng đúng với nghĩa đen . Thế rồi vật lộn . Thế rồi đùm bọc . Thế rồi chắt từng giọt sức còn xót ... Và làm nên một giấc mơ . Cây cối lại tươi xanh mơn mởn . gà vịt lại đầy đàn . Cá tôm lại sôi ao đầm . ... .
          Có điều , nhìn những khuôn mặt còn hốc hác lo âu . Nhìn những bàn chân đi đất của em nhỏ lê trên bờ ruộng hoặc buông thõng trên mép mảng tre đến trường . Chắc chắn ta chưa thể yên lòng dù cho ta đã gửi hết trìu mến và cảm phục đến cùng người .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bút ký : Phú Quốc – Một chuyến đi .
                                                                                              
         Chiếc máy bay cánh quạt trườn qua phía tây rồi mới vòng lại hạ cánh xuống đảo . Tôi kịp nhận ra sự nhỏ nhắn xinh xẻo của cảng hàng không Phú Quốc trước khi xe đưa về khách sạn . Thái Bình Dương là khách sạn ba sao chắc mới khánh thành và đón khách bởi những gì chưa trọn vẹn nói lên điều đó . Bãi biển trước mặt cách chừng trăm mét rất thoáng và trong nhưng còn tự nhiên như vốn có . Chỉ lác đác vài ba chiếc thuyền đánh cá nhỏ và một mình tôi tắm khi mặt trời đang buông ráng nắng cuối cùng nơi giáp ranh biển và trời . Vì cách xa thị trấn nên đêm vô cùng yên tĩnh . Thoáng nghe rất nhẹ tiếng sóng vỗ bờ và tiếng đồng hồ treo tường nhích từng giây . Tuy vậy sáng chúng tôi cũng dậy rất sớm theo thói quen . Người trà thuốc , người xem ti vi , người làm thơ .... . Ăn bữa sáng tự chọn xong xe đón ngay đi tham quan . Mấy điểm nuôi và chế tác ngọc trai , nơi ủ chắt nước mắm , làng chài Hàm Ninh ...Những điểm di tích văn hóa và lịch sử trên huyện đảo tuy không hoành tráng nhưng cũng đủ để con người nơi đây tự hào . Đó là di tích nhà tù Phú Quốc , Đình thờ Nguyễn Trung Trực , Dinh Cậu ... Còn có cả một nhà bảo tàng tư nhân với tên gọi “ Cội nguồn ” được cho là đầu tiên của tỉnh Kiên Giang và thứ chín của cả nước . Chỉ trong có hai ngày , chúng tôi đã đi hết cả chiều dài và bề rộng của của hòn đảo cực nam này . Khi hướng ống kính máy ảnh về phía bờ biển Cam Pu Chia cách chưa đầy năm ki lô mét , tôi thấy niềm tự hào về các thế hệ tiền nhân , về tổ quốc trào dâng như Vịnh Thái Lan đầy ắp sóng .
          Mọi thứ trên đảo hình như mới bắt đầu . Những điểm đến mà du lịch ở đây khai thác gần như chỉ dựa vào cái sẵn có . Chưa mấy đầu tư , chưa nâng tầm lên để đạt tới độ bắt mắt , đẹp lòng du khách . Chẳng hạn bãi tắm duy nhất ở đây là Bãi Sao . Thế nhưng mặt cát nhấp nhô như gợn sóng , rong rêu trôi dạt lều bều . Trên bờ chỉ có vài ba nhà hàng nhỏ với ít bàn ghế trống trơ . Lại một lần nữa tôi tắm một mình trên bãi . Mãi gần trưa mới lác đác vài người xuống lặn ngụp một lúc rồi lên ngay . Có lẽ cũng một phần do trời không nóng lắm vì bây giờ đang giữa mùa đông .
        Đến Phú Quốc , đọng lại trong ghi nhận của du khách là một số đặc sản địa phương . Đó là nước mắm , hạt tiêu , rượu sim và chó xoáy . Nước mắm Phú Quốc không có mùi thơm như nước mắm Cát Hải nhưng đậm hơn . có lẽ hơn cả nước mắm Nha Trang , Phan Thiết . Bạn muốn mua về tận Hà Nội cũng không khó . Chỉ sau một tuần lễ là nhận được hàng nguyên xi trong hộp tại kho của hãng ngoài ấy . Hạt tiêu ở đây cũng có vị cay và hương tiêu khác ở Quảng Trị , Tây Ninh . Điều này chỉ nhận ra được mà khó nói thành lời . Theo tôi biết , rượu sim hình như chỉ duy nhất ở Phú Quốc Làm được . Người ta bứt cuống và tai quả sim rồi chà thành bột . Đem ngâm với đường theo công thức hai trên một rồi ủ trong chum chừng mươi tháng . Quá trình tự lên men thành một thứ vang sim ngọt và say dịu lòng . Còn chó xoáy . Đây là giống chó đặc biệt khôn . Đặc điểm chung về hình dáng là tai nhọn không to hướng phía trước , đuôi nhỏ cong lên , lông xít , ở lưng có những xoáy lông rất rõ . Loại chó này đang được nhân giống có kế hoạch để đưa đi khắp nước và cả thế giới
         Hải sản ở Phú Quốc sẵn và rẻ . Đặc biệt có giá trị là bào ngư và bóng cá . Hình như không mấy ai ra về lại không mua hai thứ này làm quà . Sao biển thì nhiều nơi có nhưng có lẽ ở đây cũng nhiều hơn . chẳng thế mà bãi tắm chính của đảo có tên gọi Bãi Sao . Khi tắm , tôi cũng nhiều lần trông thấy và đụng phải con sao chạy qua dưới chân . Huyện đảo có một xã chài đặc biệt . Tất cả đều là dân Hàm Tân – Ninh Thuận nên có tên là xã Hàm Ninh . Cách đánh bắt và cuộc sống của họ cũng không thể lẫn với bất cứ khu vực ngư dân nào trên đảo . Điểm đặc biệt nữa của đời sống đánh bắt cá trên đảo là ngư dân hai nước Việt Nam – Cam Pu Chia gần như có khoảng ngư trường chung ở phía bắc đảo . Trên bến cá , tôi thấy thuyền bè hai nước xen kẽ neo đậu . Cảnh tượng thật hòa bình .
         Chia tay Phú Quốc trong khi chưa được biết nhiều về đảo thật tình niềm vui lãng du chưa trọn vẹn . Khi máy bay cất cánh . Tôi nhìn mãi xuống cho tới khi hòn đảo lớn nhất nước chỉ còn là một chấm đen . Lòng thầm hẹn lần gặp lại với một Phú Quốc vẫn thơ mộng nhưng bề thế , lộng lẫy hơn .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Truyện ngắn : Lạ


 Dòng người đi đưa tang dễ chừng dài đến mấy cây số . Những người đi cuối không nghe thấy tiếng kèn trống phía trên . Số khăn trắng không thể đếm xuể . Khăn vàng ước cũng tới vài ba trăm . Còn khăn đỏ chắc không dưới con số một trăm . Có điều lạ là không hề nghe thấy tiếng khóc nào . Cả tiếng xụt xịt cũng không . chỉ có tiếng rì rầm trò chuyện trải suốt dòng người đưa tiễn . Thỉnh thoảng trong đám mang khăn vàng khăn đỏ còn rộ lên tiếng cười rúc rích .
    Được biết người an nghỉ trong cỗ quan tài sơn son thiếp vàng kia là một cụ bà chín mươi chín tuổi , Ra đi thanh thản như đi ngủ . Chẳng mang gì theo .
    Người làng xì xào với nhau . Đám tang thật vui !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Tản mạn : Sự “ Dịch chuyển ” trong ngôn ngữ

     Có những từ nhiều người dùng , ai cũng hiểu nhưng thực ra đã được “ dịch chuyển ” rất xa gốc của nó qua thời gian và không gian .
     Ở miền Bắc không ai lạ tai với từ “ Bồ bịch ” . Nó được dùng và hiểu như một loại quan hệ nam nữ không chính đáng ( Không phải yêu nhau , không phải vợ chồng ) . Ta hãy tách riêng từ “ bồ ” ra . Từ này có gốc từ “ bầu ” vốn ghép với “ bạn ” thành “ bầu bạn ” hay “ bậu ” cũng có nghĩa là bạn
                            “...Vợ Tiên là Trực chị dâu
                         chị dâu em bậu dám đâu lỗi nghì ...”         ( Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu )
Phát âm kiểu Phương Nam , những từ này nghe ra “ bồ ” và mang ý nghĩa là bạn . Người phương Bắc hiểu lệch ý đi như nói trên . Lại sáng tạo thêm nữa chứ . “ Bồ ” còn là tên một dụng cụ đựng thóc xưa cùng với một thứ nữa to hơn : “ bịch” . Người ta đem ghép hai thứ đồ dùng “ anh em ” này lại và vẫn hiểu đây là một loại hình quan hệ giữa người với người
    Còn từ “ Buôn dưa lê ” thì sao ? Thực ra nó có nguồn gốc từ “ ngồi lê ” ( ngồi lê mách nẻo , ngồi lê đôi mách , ngồi lê hóng chuyện...) nói về những người vô công đàn đúm hết chỗ này chỗ khác , nói hết chuyện này chuyện khác trên trời dưới biển . ( xin lỗi , hay ám chỉ một loại phụ nữ ! ) Và rồi rất sáng tạo . Từ chữ “ lê ” trong  “ngồi lê ” chuyển thành chữ đó trong “ dưa lê ” . để tránh vô lý quá phải thêm chữ “ buôn ” vào với hàm ý ngồi lâu , chuyện trò lâu . Bây giờ Từ “ buôn dưa lê ” không chỉ nói về những người túm tụm tào lao mà còn mở rộng sang cả trường hợp nói qua điện thoại . Thậm chí chẳng cần nói đủ mà chỉ dùng mỗi chữ “ buôn ” cũng hiểu ( “ Bây giờ tao rảnh , ngồi buôn với nhau một lúc đi ! ”
Còn nhiều , nhiều nữa song chỉ xin nêu vài ví dụ . Điều này dễ hiểu và đúng quy luật thôi . Trong quá trình phát triển của xã hội , ngôn ngữ cũng phát triển theo bằng nhiều con đường . có thể Việt hóa những từ nước ngoài , có thể tự “ dịch chuyển ” những từ thuần Việt theo cách nói ở trên . Ta chỉ còn cách phải theo dõi để biết mà giao tiếp .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Lý Viẽn Giao đã viết:
Tản mạn : Nói đôi điều xung quanh cây lúa


           Thiên hạ đã hát, đã vẽ, đã chụp ảnh và làm thơ ...nhiều về cây lúa . Hãy thử làm một việc khác : nói về những tên gọi xung quanh cây lúa xem người xưa tư duy mạch lạc đến nhường nào để mà bắt chước .       
           Khi vừa nhú khỏi hạt thóc, cây lúa mang tên đầu đời là mộng . Những tên  gọi tiếp sau là mạ, lúa non, lúa con gái, lúa đứng cái, lúa làm đòng, lúa trổ bông , lúa vào mẩy, lúa uốn câu , lúa đỏ đuôi , lúa chín ( lúavàng ).Các bộ phận trên cây lúa cũng mang nhiều tên riêng biệt : Gốc rạ , rạ , rơm .Chỉ nói riêng xung quanh hạt thóc cũng hàm chứa nhiều tên gọi . Nào là thóc , trấu , bổi , gạo , tấm , cám .Tản mạn đôi điều trên đây còn để thấy tiếng Việt phong phú là thế , tiện bề sử dụng.
  Chào bạn!
Đúng vậy! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu có, rất mĩ lệ (nếu có thể dùng từ này). Vậy mà, hiện nay, thế hệ "@'- "a còng" đang làm hỏng nó! Nếu ai cũng như bạn, thì may cho tếng Việt chúng ta biết bao nhiêu! Khi bắt gặp những bài viết như bài của bạn, tôi rất thích đọc và rất trân trọng, muốn bày tỏ sự đồng tình ngay.
Cảm ơn và chào bạn!

BÙI XUÂN LÂM
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lâm Nguyệt

Lý Viẽn Giao đã viết:
Tản mạn : Sự “ Dịch chuyển ” trong ngôn ngữ

     Có những từ nhiều người dùng , ai cũng hiểu nhưng thực ra đã được “ dịch chuyển ” rất xa gốc của nó qua thời gian và không gian .
     Ở miền Bắc không ai lạ tai với từ “ Bồ bịch ” . Nó được dùng và hiểu như một loại quan hệ nam nữ không chính đáng ( Không phải yêu nhau , không phải vợ chồng ) . Ta hãy tách riêng từ “ bồ ” ra . Từ này có gốc từ “ bầu ” vốn ghép với “ bạn ” thành “ bầu bạn ” hay “ bậu ” cũng có nghĩa là bạn
                            “...Vợ Tiên là Trực chị dâu
                         chị dâu em bậu dám đâu lỗi nghì ...”         ( Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu )
Phát âm kiểu Phương Nam , những từ này nghe ra “ bồ ” và mang ý nghĩa là bạn . Người phương Bắc hiểu lệch ý đi như nói trên . Lại sáng tạo thêm nữa chứ . “ Bồ ” còn là tên một dụng cụ đựng thóc xưa cùng với một thứ nữa to hơn : “ bịch” . Người ta đem ghép hai thứ đồ dùng “ anh em ” này lại và vẫn hiểu đây là một loại hình quan hệ giữa người với người
    Còn từ “ Buôn dưa lê ” thì sao ? Thực ra nó có nguồn gốc từ “ ngồi lê ” ( ngồi lê mách nẻo , ngồi lê đôi mách , ngồi lê hóng chuyện...) nói về những người vô công đàn đúm hết chỗ này chỗ khác , nói hết chuyện này chuyện khác trên trời dưới biển . ( xin lỗi , hay ám chỉ một loại phụ nữ ! ) Và rồi rất sáng tạo . Từ chữ “ lê ” trong  “ngồi lê ” chuyển thành chữ đó trong “ dưa lê ” . để tránh vô lý quá phải thêm chữ “ buôn ” vào với hàm ý ngồi lâu , chuyện trò lâu . Bây giờ Từ “ buôn dưa lê ” không chỉ nói về những người túm tụm tào lao mà còn mở rộng sang cả trường hợp nói qua điện thoại . Thậm chí chẳng cần nói đủ mà chỉ dùng mỗi chữ “ buôn ” cũng hiểu ( “ Bây giờ tao rảnh , ngồi buôn với nhau một lúc đi ! ”
Còn nhiều , nhiều nữa song chỉ xin nêu vài ví dụ . Điều này dễ hiểu và đúng quy luật thôi . Trong quá trình phát triển của xã hội , ngôn ngữ cũng phát triển theo bằng nhiều con đường . có thể Việt hóa những từ nước ngoài , có thể tự “ dịch chuyển ” những từ thuần Việt theo cách nói ở trên . Ta chỉ còn cách phải theo dõi để biết mà giao tiếp .
Chào bạn!
Tôi là người rất thích bàn về ngôn ngữ. Chỉ tiếc rằng, viết trên mạng thì không có thời gian! Quy luật của ngôn ngữ là luôn luôn phát triển theo sự phát triển của xã hội, cho nên ý nghiã phái sinh của nó phải được chú ý khi ta xét tới một từ, một từ tổ, một câu..., thì mới không khiên cưỡng!
Chúc bạn có nhiều ý kiến mới về vấn đề ngôn ngữ!

BÙI XUÂN LÂM
LNg.BXL.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bạn Lâm Nguyệt quý mến !
         Qua ý kiến của bạn , Viễn – Giao thấy bạn cũng rất nặng lòng với chữ nghĩa văn chương . Quả thật đụng đến lĩnh vực này không hề đơn giản . Ở đây VG cũng chỉ dùng tiêu đề ; “ Tản mạn ” thôi không có ý lạm bàn . Thế hệ @ lập ngôn , lập từ táo tợn lắm . Biết đâu sau này trong số những cái họ lập ra lại được chấp nhận . Cái đó còn chờ . Chúng mình muốn ngôn từ trong kho tàng dân tộc đã  khảng định phải được giữ gìn và sử dụng trong sáng . “ Nói đôi điều xung quanh cấy lúa ” chỉ đưa ra một ví dụ làm nền cho nhiều trường hợp tương tự . Hiện nay các cơ quan truyền thông , báo chí đều nói “ Giá lúa ” “ thu mua lúa ” kho dự trữ lúa ”...cả đấy . E rằng định hướng này sẽ làm chết từ “ thóc ” trong kho tàng ngôn ngữ mất thôi ! Có lẽ bạn đồng cảm với VG ở đó .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Chào bạn Comman !
       Ôi , bạn không tự bạch Viễn – Giao không thể nghĩ bạn là dân kỹ thuật điện tử vì ý kiến bạn sắc sảo lắm . Xin được giãi bầy thêm đôi chút về vấn đề này nha ! Sự dịch chuyển từ “ ngồi lê ” sang “ buôn dưa lê ” có lẽ cốt lõi ở chữ “ lê ” . Trong “ ngồi lê ” thì “ lê” là trạng từ ( nói lên trạng thái ngồi giống như : bệt , thiền , xếp bằng tròn...) . Còn trong : “ buôn dưa lê ” “ lê ” lại là tính từ của dưa ( nói lên loại dưa giống như : hấu , hồng , chuột...) Cùng với “ dưa ” thành “ dưa lê ” làm tân ngữ . Vì vậy chỉ có động từ “ buôn ” mới thích hợp làm vị ngữ cho “ dưa lê ” thôi . Cái lý thú ở đây là nói như thế người ta vẫn hiểu nhau . Ôi , sự “ dịch chuyển diệu kỳ ” !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Các văn, thi hữu bàn về các từ ngữ quá sát sao và đủ nghĩa. Vì thế, Chằn chỉ biết đọc. Không đưa ra được lời nào nữa. Hẹn dịp khác vậy.:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối