Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em nghĩ là có.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Điệp luyến hoa đã viết:
Vần trong tiếng Việt
...
Thông thường trong thơ thì phải cùng thứ thì mới có thể coi là vần được với nhau, có rất hãn hữu trường hợp vần khác thứ và cũng được coi là ngoại lệ. Ví dụ "nhạc" vần với "nhác", "nháng",... nhưng không được coi là vần với "nhang", "nhàng" khi gieo vần trong bài thơ
...
Điệp ơi! Chị Hai Lúa quá, đọc chỗ này mãi vẫn không hiểu, "nhạc" vần với "nhác" thì dễ hiểu rồi nhưng "nhạc" với "nháng" thông với nhau được hả em?
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em nghĩ là "nhạc" với "nháng" đều cùng vần, chỉ khác một cái là trầm nhập thanh, một cái là phù khứ thanh, chị xem của anh Điệp ghi ấy.

Một điều nhiều người tưởng biết mà lại là không biết: tiếng Việt có mấy thanh? Đa phần mọi người đều nói bằng tiếng Việt có 6 thanh: ngang (không dấu), huyền (`), hỏi (?), nặng (.), ngã (~), sắc ('). Nhưng thực tế trong tiếng Việt có 8 thanh, cụ thể từ thấp đến cao như sau:
- Trầm nhập thanh (.)
- Trầm khứ thanh (.)
- Trầm thượng thanh (?)
- Trầm bình thanh (`)
- Phù bình thanh (không dấu)
- Phù khứ thanh (')
- Phù thượng thanh (~)
- Phù nhập thanh (')

Riêng 2 thanh Trầm nhập thanh và Phù nhập thanh chỉ xuất hiện ở các chữ có phụ âm sau là c, ch, t, p. Ví dụ một vài trường hợp các âm sắp xếp từ thấp đến cao:
- nhạc, nhạng, nhảng, nhàng, nhang, nháng, nhãng, nhác
- thịch, thịnh, thỉnh, thình, thinh, thính, thĩnh, thích
- ngọt, ngọn, ngỏn, ngòn, ngon, ngón, ngõn, ngót
- sập, sậm, sẩm, sầm, sâm, sấm, sẫm, sấp
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hai Lúa

Những vần sau có "thông" hay không?

OA và UA
ƯA và Ơ
OA và O
Ơ  và O
Ơ và U

PVCT thân!
Theo chị biết qua sách vở thì các vần trên không thể thông với nhau cũng như ac không thể thông với ang được em ạ

oa thông với a
các vần ia, uya, ua, ưa thông với nhau
ơ thông với a
o thông với ô,u
ang thông với ương
ac thông với ăc, âc
...Tương thuỷ liên vân thu nhạn đa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

"ạc" với "ạng" là chính vận là đằng khác. Chính là chỗ PVCT quote đó chị.

"oa" với "ua", "ưa" với "ơ" có thông với nhau, nhưng 3 cặp còn lại thì không.

Trong bài viết "NHỮNG VẦN NÀY “CƯỠNG” HAY “THÔNG”" em gửi ở đầu trang, người ta cũng đã nói ở cuối, vấn đề cưỡng hay thông cũng chỉ có nghĩa tương đối, đôi khi không phân biệt rõ ràng được, quan trọng là nghe thấy hợp lý là được.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

kunkun

Có ai biết một chút về "thi bệnh" ko? Kun cảm ơn trước! Tìm trong nhà sách không có nên không biết tìm tài liệu về nó ở đâu cả!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Thi bệnh chỉ những bệnh (tức những điều cần tránh) về âm luật khi làm thơ. Thẩm Ước đời Tuỳ là một trong những người tiên phong nghiên cứu về âm luật thơ và tổng kết ra cái gọi là "tứ thanh bát bệnh", trong đó chỉ ra 8 bệnh tất cả, tứ thanh tức bình-nhập-khứ-thượng. Vì khoảng thời gian trước đó (Hán, Lục Triều) hầu hết là thơ ngũ ngôn nên những bệnh này nói chung chỉ áp dụng cho thơ ngũ ngôn (cổ thể), tuy nhiên đó chính là tiền đề của việc hình thành ra luật thơ mà sau này mà Tống Chi Vấn, Thẩm Thuyên Kỳ đời Sơ Đường đúc kết được. Vì thế "tứ thanh bát bệnh" có thể coi là công trình đầu tiên trong việc hình thành ra cái gọi là luật thơ.

Tám bệnh của Thẩm Ước nói là: bình đầu, thượng vĩ, phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận, bàng nữu, chính nữu.

Bình đầu: chữ thứ nhất và thứ hai của câu thứ nhất không được cùng thanh với chữ thứ nhất, hai của câu thứ hai.

Thượng vĩ: những chữ cuối của các câu thứ nhất của hai hoặc nhiều cặp câu liên tiếp không được cùng là thanh thượng. Hai chữ gọi là tiểu bệnh, ba chữ là đại bệnh, bốn chữ coi là rất nghiêm trọng.

Ví dụ: (chữ cuối các câu khởi đều là thanh thượng)
遥山起真宇,西向尽花林。  Dao sơn khởi chân vũ, Tây hướng tận hoa lâm.
下见宫殿小,上看廊庑深。  Hạ kiến cung điện tiểu, Thượng khán lang vũ thâm.
苑花落池水,天语闻松音。  Uyển hoa lạc trì thuỷ, Thiên ngữ văn tùng âm.
君子又知我,焚香期化心。  Quân tử hựu tri ngã, Phần hương kỳ hoá tâm.

Phong yêu (lưng ong): nếu câu toàn thanh đục thì chữ ở giữa phải là thanh trong.
Ví dụ: 邂逅承际会 Giải cấu thừa tế hội
(các chữ đều là thanh trắc, chữ giữa là thanh bằng)

Hạc tất (gối hạc): nếu câu toàn thanh trong thì chữ ở giữa phải là thanh đục.
VD: 徽音冠青云 Huy âm quán thanh vân

Đại vận: trong chín chữ còn lại của cặp câu, không chữ nào cùng vần với chữ dùng làm vần của cặp câu đó.

Tiểu vận: xét trong chín chữ trừ chữ dùng làm vần ra, không có hai chữ nào vần với nhau.

Bàng nữu: không được thêm chữ nào vào giữa những chữ láy.

Chính nữu: trong một câu không được dùng những chữ cùng "nữu". ("Nữu" nói nôm na theo cách nói hiện nay là chữ cùng âm nhưng khác thanh: đông, đống, đốc, đồng...)
VD: 冰冻起东风 Băng đống khởi đông phong (đống và đông cùng nữu, ngoài ra câu này cũng phạm đại vận)

Chú ý là những 8 bệnh ở trên là cho thơ ngũ ngôn cổ phong. Về sau khi ra đời thơ luật thì bát bênh ít được dùng, vì luật thơ Đường hầu hết đã bao quát cả các bệnh này rồi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khungbotinhyeu

Vậy xin cho tôi hỏi , bệnh Bàng Nữu và Chánh Nữu ở thể thơ Thất ngôn bát cú là như thế nào
Hứa làm chi để rồi mai thất hứa
Kỷ niệm sầu,chôn giấu giữa thời gian
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Những thi bệnh trên nhìn chung chỉ áp dụng cho thơ ngũ ngôn cổ phong. Với thơ Đường luật người ta không tuân theo những quy tắc này nữa.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Điệp đã viết:
Chính nữu: trong một câu không được dùng những chữ cùng "nữu". ("Nữu" nói nôm na theo cách nói hiện nay là chữ cùng âm nhưng khác thanh: đông, đống, đốc, đồng...)
VD: 冰冻起东风 Băng đống khởi đông phong (đống và đông cùng nữu, ngoài ra câu này cũng phạm đại vận)
Anh Điệp cho em hỏi thêm. Câu:
Huy thủ tự tư khứ
Tiêu tiêu ban mã minh
(Lý Bạch)

có hai chữ "tự", "tư" cùng âm khác thanh. Vậy bài này có phạm lỗi không?
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối