Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 29/06/2007 20:53
Mito đã viết:Những bài 6 câu hay nhiều hơn 8 câu là cổ thể, hay cổ phong.
À, chú ơi cho cháu hỏi luôn, Tứ tuyệt là cắt bớt 4 câu trong thất ngôn bát cú, tuy nhiên cắt bớt chỉ là cắt bớt về độ dài, còn bố cục vẫn giữ nguyên, như trong 1 số bài thơ thì cháu nhận thấy bố cục cũng giữ đúng đề-thực-luận-kết, nhưng lại ko phải 4 hay 8 câu mà chỉ có 6 câu, hoặc nhiều hơn 8 câu. Nếu vẫn giữ đúng các luật kia thì nó có đc gọi là biến thể của đường luật ko hả chú ?
Ngày gửi: 29/06/2007 21:05
Có 1 người thích
Ngày gửi: 29/06/2007 22:54
Ngày gửi: 30/06/2007 02:37
Ngày gửi: 30/06/2007 02:42
Ngày gửi: 30/06/2007 06:31
Điệp luyến hoa đã viết:Đồng ý với Điệp "Những bài 6 câu hay nhiều hơn 8 câu là cổ thể, hay cổ phong.Mito đã viết:Những bài 6 câu hay nhiều hơn 8 câu là cổ thể, hay cổ phong.
À, chú ơi cho cháu hỏi luôn, Tứ tuyệt là cắt bớt 4 câu trong thất ngôn bát cú, tuy nhiên cắt bớt chỉ là cắt bớt về độ dài, còn bố cục vẫn giữ nguyên, như trong 1 số bài thơ thì cháu nhận thấy bố cục cũng giữ đúng đề-thực-luận-kết, nhưng lại ko phải 4 hay 8 câu mà chỉ có 6 câu, hoặc nhiều hơn 8 câu. Nếu vẫn giữ đúng các luật kia thì nó có đc gọi là biến thể của đường luật ko hả chú ?
Cổ phong cũng có thể là bát cú, ngũ ngôn... Hai thể loại riêng là Thất ngôn trường thiên, và Ngũ ngôn trường thiên.
Ngày gửi: 30/06/2007 07:57
Ngày gửi: 30/06/2007 13:22
Điệp luyến hoa đã viết:Ô !! Rất quen thuộc. Hoàn toàn tán thành ý kiến của ĐIỆP. Cả hai bài này đều là cổ phong chứ có "BIẾN THỂ" gì đâu hở MITO ??!! (Xem kỹ lại nhé).
Cả 2 bài này đều là cổ thể.
Riêng bài "Tử Dạ đông ca" còn có thể gọi là nhạc phủ. Nhạc phủ là một thể loại của thơ cổ thể, gồm những bài thơ cổ thể có thể phổ thành nhạc. Xuất xứ của tên gọi này từ đời Hán, chính quyền có một cơ quan chuyên trách về tuyển chọn các thể thơ để diễn xướng, về sau những bài thơ dạng này gọi là nhạc phủ. Nhạc phủ đời Hán khá gần với từ, và là tiền thân của từ. Phải nói thêm là về sau (từ đời Đường), có nhiều bài vẫn viết theo điệu cũ, nhưng không ca được, tuy nhiên vẫn được gọi là nhạc phủ.
Một số điệu của nhạc phủ: Quan san nguyệt, Lương Châu từ, Chiến thành nam, Tương tiến tửu, Trường tương tư (chú ý là từ phẩm cũng có Trường tương tư), Thương ngô dao,...
"Tử Dạ đông ca" là tên một điệu trong nhạc phủ, xuất xứ từ dân ca. Tương truyền vào đời Tấn có cô gái tên Tử Dạ viết ra những bài hát bi ai, nhưng về sau có ý kiến cho rằng "Tử Dạ" chỉ là một cái tên phiếm định.
Trong Nhạc phủ thi tập có 42 bài "Tử Dạ ca", thuộc chương "Ngô ca". Thiên "Nhạc chí" sách "Đường thư" chép rằng: "Tử Dạ ca thuộc Tấn khúc. Đời Tấn có người con gái tên là Tử Dạ sáng tác ra khúc này, lời ca rất đau khổ".
Ngày gửi: 30/06/2007 14:15
Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối