Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 30/06/2007 18:20
A2Z đã viết:Ô !! Rất quen thuộc. Hoàn toàn tán thành ý kiến của ĐIỆP. Cả hai bài này đều là cổ phong chứ có "BIẾN THỂ" gì đâu hở MITO ??!! (Xem kỹ lại nhé).Thực ra "Tử Dạ ca" và "Tử Dạ tứ thời ca" là khác nhau, nhưng vì nội dung gần với nhau nên nhiều khi dễ bị đánh đồng.
Nhưng xin đính chính lại một chút là "TỬ DẠ" là tên một điệu trong nhạc phủ, xuất xứ từ dân ca; chứ không phải "TỬ DẠ ĐÔNG CA".
Thêm nữa, bài "TỬ DẠ ĐÔNG CA" là phần cuối trong bốn phần của bài "TỬ DẠ TỨ THỜI CA" (Ở Thi viện có đủ 4 bài XUÂN-HẠ-THU-ĐÔNG, nhưng lại tách ra chứ không để chung một bài??).
Lý Bạch viết Tử dạ tứ thời ca để nói lên thời đại ông đang sống từ cảnh thái bình thịnh trị chuyển sang cảnh chiến tranh khốc liệt, sinh linh đồ thán nên theo thiển ý cá nhân tôi thì có lẽ để chung trong một bài sẽ có ý nghĩa hơn.
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 30/06/2007 18:33
Mito đã viết:Để phân biệt một bài là cổ thể hay luật thi nhiều khi không đơn giản là dựa vào luật của bài thơ bạn ạ (mặc dù 2 bài trên có thể dựa vào luật vì cả 2 bài này không theo luật ít nhất về số câu, bài "Tử Dạ đông ca" lại không có đối,...)
Uhm, về Tử dạ tứ thời ca thì cháu có biết hồi trước, cháu chỉ lấy bài cuối ra làm. Nhưng mà cho cháu hỏi, nếu phân tích bố cục và thanh, vần , niêm, đối thì cháu thấy nó khớp với luật của Đường thi (vì thực sự mà nói cháu không hiểu về cổ phong, cháu chỉ biết là loại này dài, và có dùng vần - nhưng ko rõ về luật Nên khi đọc cháu đã bị nhầm). Vậy tiện đây anh ĐLH với bác giải thích rõ hơn điểm khác nhau giữa cổ thể và TĐL, về cổ thể thì dùng luôn 2 bài cháu vừa đưa cho quen thuộc (trong thi viện nhiều quá cháu muốn tìm chắc phải dần dần T_T) với cũng so sánh luôn điểm tương đồng và khác biệt giữa 1 bài cổ phong ngắn và 1 bài đường luật cho cháu hiểu thêm
Ngày gửi: 30/06/2007 23:20
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 01/07/2007 10:35
Ngày gửi: 02/07/2007 13:17
Điệp luyến hoa đã viết:Ngay khi đọc câu hỏi của Mito, tôi đã nói ngay đây là một câu hỏi hay, vì tôi tiên đoán nó sẽ dẫn ra nhiều vấn đề thú vị.
Thế nào là "chuẩn mực" chứ, nếu cứ theo đúng chuẩn thì rất nhiều bài chỉ cần thất niêm hay thất luật một chút lại là không phải thơ luật mất rồi, mà số bài như thế này không nhỏ đâu . Chuẩn chỉ là cái tuyệt đối do con người định ra, còn có theo chuẩn hay không lại là vấn đề của tác giả.
Phân biệt đâu là luật thi cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng đâu, vì như trên đã nói, nhiều bài lẫn với cổ thể và nhiều bài lại nhập nhằng với từ phẩm.
Việc phân loại thơ quả thực không đơn giản. Ngay cả vấn đề phân kỳ thời đại cũng tương tự vậy. VD người ta chia Đường thi làm Sơ, Thịnh, Trung và Vãn Đường, nhưng đâu phải cứ xác định năm sáng trong khoảng 713-765 thì gọi là Thịnh Đường một cách chính xác. Cách phân chia như vậy chỉ giúp những người nghiên cứu dễ dàng có cái nhìn hệ thống hơn về tư tưởng trong sáng tác của tác giả mà thôi, và vì vậy cũng chỉ mang tính tương đối.
Thơ ca, và đặc biệt là Đường thi, muôn màu muôn vẻ, trong "Toàn Đường thi" có 50.000 bài thơ của 2.200 tác giả, chỉ riêng số đó thôi đã khiến các nhà nghiên cứu phải đau đầu trong việc phân loại rồi . Ngay cả cái "chuẩn mực" tức là luật thơ người ta cũng đã phải là thống nhất đâu.
Chỉ nên hiểu tương đối vậy thôi. Đặt ra luật này luật kia là cái quyền của người đời sau, nhưng dùng nó để quy kết tiền nhân e không phải cho lắm.
Ngày gửi: 02/07/2007 14:59
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 02/07/2007 16:47
Ngày gửi: 02/07/2007 17:33
Điệp luyến hoa đã viết:Ấy thế mới rắc rối.. Bài Lương châu từ thì đúng là ngay tựa bài cũng đã chỉ rõ vì "LƯƠNG CHÂU TỪ" được chú thích "là tên gọi của một điệu hát cổ của người Trung Hoa nói về chủ đề trận mạc, biên ải. Trong thơ cổ Trung Hoa, nhiều điệu hát dân gian như các từ, khúc Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Tương tiến tửu, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa... được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng và thường dùng để đặt tên cho tác phẩm của mình, đặc biệt trong Đường thi." Tuy vậy, rất nhiều tài liệu lại cứ xếp loại bài này là Thơ Thất ngôn tứ tuyệt (ngay cả Thi viện của ta cũng xếp loại như thế !!)
Còn về bài Lương Châu từ, đúng ra thì nó cũng là nhạc phủ đấy :-). Điệu này thuộc chủ đề quan tái và cũng có khá nhiều người viết theo.
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 02/07/2007 18:37
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 02/07/2007 19:08
Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối