Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Chú A2Z ơi, chú viết tiếp đi ạ!  Ở trên ghi còn tiếp mà vẫn không thấy chú viết tiếp. Cái này thì cháu cũng sơ sơ biết, nhưng chú còn tiếp gì nữa thì viết tiếp đi ạ. Cháu chờ xem bài viết của chú
Nhưng theo cháu, chú nên lấy ví dụ ra cho từng LUẬT LỆ của bài thơ như vận, đối, luật, niêm, và phân tích rõ nó có vần ra sao, đối ý và đối chữ như thế nào. Như vậy sẽ giúp chúng cháu dễ hiểu hơn rất nhiều!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Độc Cô

vâng đúng cháu đây thô thiển hiểu biết ít mong chú giải thích dõ hơn
Cuộc đời đã lắm ưu phiền
Chán cho con tạo triền miên xoay vòng
Còn ta,ta cứ thong dong
Mặc cho con tạo xoay vòng triền miên .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

A2Z

Cammy đã viết:
Chú A2Z ơi, chú viết tiếp đi ạ!  Ở trên ghi còn tiếp mà vẫn không thấy chú viết tiếp. Cái này thì cháu cũng sơ sơ biết, nhưng chú còn tiếp gì nữa thì viết tiếp đi ạ. Cháu chờ xem bài viết của chú
Nhưng theo cháu, chú nên lấy ví dụ ra cho từng LUẬT LỆ của bài thơ như vận, đối, luật, niêm, và phân tích rõ nó có vần ra sao, đối ý và đối chữ như thế nào. Như vậy sẽ giúp chúng cháu dễ hiểu hơn rất nhiều!
Khà khà, xin chớ nóng vội, mỗi lần viết một ít để đọc cho thoải mái, chứ viết cả một lần e người đọc lại kêu "NHỨC ĐẦU, CHÓNG MẶT, HOA MẮT, Ù TAI", sinh bệnh với cái nhà anh thơ ĐƯỜNG (hay lại bảo thơ "ĐƯỜNG" sao không thấy ngọt mà chỉ thấy "CHUA" quá !).

(tiếp theo)

Thực ra nếu nói về thơ Đường luật (dưới đây xin viết tắt là TĐL cho ngắn gọn) thì "CHÍNH THỂ ĐƯỜNG LUẬT" chỉ có "THẤT NGÔN BÁT CÚ" còn các thể thơ "NGŨ NGÔN...", "...TỨ TUYỆT" chỉ là "BIẾN THỂ" của "THẤT NGÔN BÁT CÚ" mà ra, ấy là nói về LUẬT THANH (bằng, trắc), LUẬT ĐỐI, LUẬT NIÊM... vì nếu xét kỹ, ta sẽ thấy luật của các "BIẾN THỂ" này đều rút ra, ngắt ra (hay nói cách khác là bỏ bớt) từ "THẤT NGÔN BÁT CÚ". Chính vì lẽ ấy nên mới có từ "TUYỆT" mà theo tiếng Hán Việt thì có nghĩa là ngắt  , cắt, rút ra.
Thí dụ: Lấy luật về thanh của một bài thất ngôn bát cú, bỏ bớt 2 từ đầu của mỗi câu sẽ ra luật về thanh của một bài ngũ ngôn bát cú; hoặc bỏ bớt 4 câu sau của bài thất ngôn bát cú thì sẽ là luật của bài thất ngôn tứ tuyệt. Đến đây lại xin mở ngoặc để nói thêm rằng có nhiều cách ngắt bớt 4 câu của bài bát cú để ra luật của bài tứ tuyệt, chứ không phải chỉ có một cách như thí dụ trên, có thể bỏ bớt 4 câu đầu, bỏ 2 câu đầu và 2 câu cuối v.v..

Nói tóm lại: TỨ TUYỆT cũng có LUẬT của TỨ TUYỆT, và luật ấy "ĐƯỢC RÚT" từ luật của "CHÍNH THỂ THẤT NGÔN BÁT CÚ" mà ra.
Vì lẽ ấy nên không phải cứ bài thơ nào mà có 4 câu thì gọi là "TỨ TUYỆT" được. Chẳng hạn ta không thể tuỳ tiện mà nói rằng : "ĐÂY LÀ BÀI THƠ LỤC BÁT TỨ TUYỆT" (dù bài lục bát ấy có 4 câu) vì bài LỤC BÁT ấy có "TUYỆT" (ngắt) từ bài nào ra đâu ??!!


Trên đã nói vậy nên ở đây xin chỉ đưa các LUẬT của thể thơ THẤT NGÔN BÁT CÚ, còn các thể thơ khác của TĐL thì ta cứ theo nguyên tắc ngắt bỏ bớt là sẽ ra nên xin không nói cho đỡ dài dòng.

VẬN (Luật về vần): Có lẽ đây là LUẬT đơn giản nhất của TĐL nên nói trước tiên.

Trong một bài TĐL  vần được gieo tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Ngoài ra, cả 5 chữ mang vần đó phải khác nhau, trừ khi cùng chữ nhưng khác nghĩa
Ví dụ:

Thăng long hoài cổ

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

(Bà huyện Thanh Quan)

Chữ "trường" câu 1 với chữ "trường" câu 8 có nghĩa khác nhau nên không phạm lỗi trùng vận.

Đa số TĐL dùng vần thanh bằng (dấu huyền hoặc không có dấu), vần thanh trắc (các dấu còn lại) hiếm khi thấy.

Vài ví dụ bài vần bằng:
BÀI 1

"Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta."


BÀI 2

"Cái luật Đường thi khó quá trời
Bắng bằng trắc trắc thật lôi thôi
Câu ba câu bốn cần cân đối
Hàng sáu hàng năm phải xứng đôi
Có lẽ thời nay ai cũng dở
Xem ra các cụ mới tài thôi
Viết xong xem lại. Ô tài thế
Cả tám câu thơ viết được rồi"


Nếu một bài TĐL mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì gọi là "Thất vận" hay "Lạc vận".
Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "CHÍNH VẬN", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "THÔNG VẬN".

Ví dụ: những câu thơ sau:

"Rừng phong sương trắng cảnh tiêu ĐIỀU
Hiểm trở ngàn non thu hắt HIU..."

hai chữ "ĐIỀU""HIU" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "THÔNG VẬN" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

Hoặc như hai câu:

"Quán trọ đìu hiu thiếu bạn HIỀN
Tâm tư khép chặt nỗi niềm RIÊNG..."

Cũng hơi dài rồi nhỉ !! Thôi lại xin tạm nghỉ ở đây vậy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Cháu rất cảm ơn về bài viết của chú! Mỗi khi chú viết thêm vào bài thì chú viết thêm một bài mới nhé! Như vậy sẽ dễ theo dõi hơn. Bài như bài này là không bị dài quá rồi chú ạ! Là vừa vừa để những người như cháu đọc để "chào buổi sáng". :)
Về cách hòa vận, cháu đã đọc qua bài của anh Điệp Luyến Hoa, bài viết tương đối cụ thể, có phân ra bốn loại:
Chính vận, Thông vận, Cưỡng vận Lạc vận

Nhưng có một điều rất mới mà đến giờ cháu mới biết: Tứ Tuyệt chỉ là biến thể của thất ngôn bát cú, Thất ngôn bát cú mới là "Chính thể Đường Luật". Hóa ra từ trước tới giờ có rất nhiều điều mình chưa biết. Cháu rất cảm ơn chú, và mong là chú sẽ viết thêm nhiều về Luật thơ nữa. Cháu sẽ theo dõi chú ạ. Nhưng chú nhớ là viết ra thành một bài trả lời mới chú nhé!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cammy đã viết:
Nhưng có một điều rất mới mà đến giờ cháu mới biết: Tứ Tuyệt chỉ là biến thể của thất ngôn bát cú, Thất ngôn bát cú mới là "Chính thể Đường Luật". Hóa ra từ trước tới giờ có rất nhiều điều mình chưa biết. Cháu rất cảm ơn chú, và mong là chú sẽ viết thêm nhiều về Luật thơ nữa. Cháu sẽ theo dõi chú ạ. Nhưng chú nhớ là viết ra thành một bài trả lời mới chú nhé!

Trên 3M cũng có lần lão thấy Duyên Hải và OldCat lời qua tiếng lại về chuyện "tứ tuyệt" có phải là "Đường luật" hay không, nhưng hồi ý lão không dám lên tiếng... hì... lão sợ voi dẫm mà.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

A2Z

A2Z đã viết:

1/- VẬN (Luật về vần): Có lẽ đây là LUẬT đơn giản nhất của TĐL nên nói trước tiên.

Trong một bài TĐL  vần được gieo tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Ngoài ra, cả 5 chữ mang vần đó phải khác nhau, trừ khi cùng chữ nhưng khác nghĩa
.....
Nếu một bài TĐL mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì gọi là "Thất vận" hay "Lạc vận".
Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "CHÍNH VẬN", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "THÔNG VẬN".

Ví dụ: những câu thơ sau:

"Rừng phong sương trắng cảnh tiêu ĐIỀU
Hiểm trở ngàn non thu hắt HIU..."

hai chữ "ĐIỀU""HIU" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "THÔNG VẬN" vì chỉ phát âm gần giống nhau.
...
(tiếp theo)
Nhân nói về "VẦN" cũng xin nói luôn về:

2/- NHỊP ĐIỆU của Thơ Đường luật (TĐL)

NHỊP ĐIỆU: Một điều hết sức thú vị khi xem xét về cách ngắt nhịp của TĐL. Ấy là tuy cũng 7 chữ, nhưng TĐL được ngắt ở nhịp "CHẴN" của một câu (nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu), hoàn toàn khác với 2 câu bảy chữ trong thể thơ song thất lục bát của Việt Nam ngắt ở nhịp "LẺ" của câu (ở chữ thứ 1, thứ 3 hoặc thứ 5). So sánh:

ĐƯỜNG LUẬT:

Trấn bắc hành cung _ cỏ dãi dầu
Chạnh niềm cố quốc _ nghĩ mà đau

hay:

Lạc nguyệt _ ô đề _ sương mãn thiên
Giang phong _ ngư hoả _ đối sầu miên

với SONG THẤT LỤC BÁT:

Chàng _ từ đi vào nơi gío cát
Đêm trăng này _ nghỉ mát nơi nao

hoặc

Nước thanh bình _ ba trăm năm cũ
Áo nhung trao quan vũ _ từ đây

Bài thơ ngắt nhịp không đúng cũng không gọi là thơ ĐL. Và đây là thiển kiến riêng: "CÓ LẼ DO VĂN TỰ TRUNG QUỐC THỜI ẤY KHÔNG CÓ DẤU NGẮT CÂU (chấm ,phấy...); NÊN ĐỂ TƯỜNG MINH, RÕ Ý HƠN CHO NGƯỜI ĐỌC, TRÁNH HIỂU NHẦM; MỚI CÓ LUẬT NÀY CHĂNG??"

3/- BỐ CỤC:

Một bài Thất ngôn bát cú, phải nói lên trọn vẹn một câu chuyện với một cấu trúc và đối xứng nhất định.
Nội dung câu chuyện phải diễn tả theo trình tự 4 phần:

Đề:     Đề ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra và gồm có hai phần:
• câu 1: Phá đề mở đầu hoặc giới thiệu câu chuyện.
• Câu 2: Thừa đề nối tiếp ý cho biết thời điểm, nơi chốn...

Thực:     Thực hoặc trạng gồm câu 3 và câu 4 dùng giải thích đầu bài, nói lên ý định, nội dung bài thơ,  nếu là tả cảnh thì mô tả cảnh sắc, nếu vịnh sử thì nêu công trạng đức hạnh của nhân vật, v.v...

Luận :     Luận gồm câu 5 và câu 6 bàn luận rộng thêm về nội dung, nói lên cảm xúc, ý kiến khen chê hay so sánh, v.v...

Kết :     Kết gồm câu 7 và câu 8 chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm.

Nhân đây lại nói về "TỨ TUYỆT" một chút. Như trên đã trình bày, nay xin nói rõ thêm để tránh hiểu nhầm "KHÔNG PHẢI CỨ NGẮT BỚT 4 CÂU CỦA 1 BÀI BÁT CÚ LÀ THÀNH MỘT BÀI TỨ TUYỆT" và ngược lại cũng thế "KHÔNG THỂ RÁP 2 BÀI TỨ TUYỆT LẠI LÀ RA 1 BÀI BÁT CÚ". Lý do là một bài "TỨ TUYỆT" cũng phải có bố cục gồm 4 phần đầy đủ như nói trên và bố cục như sau:

Câu 1: ĐỀ
Câu 2: THỰC
Câu 3: LUẬN
Câu 4: KẾT.

Lại xin nêu một ý kiến cá nhân rằng: thơ "TỨ TUYỆT" làm thì dễ (ít chữ, ít vần, luật lệ cũng "DỄ THỞ" hơn thất ngôn bát cú); nhưng để có một bài "TỨ TUYỆT" hay thì lại rất khó. Lý do tại sao xin để người đọc tự suy gẫm, vì "THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY??" là đề tài thường gây nhiều tranh luận (chín người thì có đến mười ý khác nhau !!).

Đến đây xin đưa một bài "THẤT NGÔN TỨ TUYỆT" đúng nhãn hiệu "ĐƯỜNG THI", được sáng tác vào thời thịnh Đường rất nổi tiếng của VƯƠNG HÀN (Vương Hàn  687-735 tự là Tử Vũ , người đất Tấn Dương nay là huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Trung quốc) để lần sau thử phân tích, bình luận theo cách bố cục như trên vừa nói.

LUƠNG CHÂU TỪ KỲ 1

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

A2Z



Trên 3M cũng có lần lão thấy Duyên Hải và OldCat lời qua tiếng lại về chuyện "tứ tuyệt" có phải là "Đường luật" hay không, nhưng hồi ý lão không dám lên tiếng... hì... lão sợ voi dẫm mà.
Xin chào Hoa tiên sinh. Về chuyện "TỨ TUYỆT" và "ĐƯỜNG LUẬT" thì chẳng hay ý kiến của tiên sinh thế nào?? Xin thỉnh giáo tiên sinh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hoa Phong Lan đã viết:
Cammy đã viết:
Nhưng có một điều rất mới mà đến giờ cháu mới biết: Tứ Tuyệt chỉ là biến thể của thất ngôn bát cú, Thất ngôn bát cú mới là "Chính thể Đường Luật". Hóa ra từ trước tới giờ có rất nhiều điều mình chưa biết. Cháu rất cảm ơn chú, và mong là chú sẽ viết thêm nhiều về Luật thơ nữa. Cháu sẽ theo dõi chú ạ. Nhưng chú nhớ là viết ra thành một bài trả lời mới chú nhé!

Trên 3M cũng có lần lão thấy Duyên Hải và OldCat lời qua tiếng lại về chuyện "tứ tuyệt" có phải là "Đường luật" hay không, nhưng hồi ý lão không dám lên tiếng... hì... lão sợ voi dẫm mà.
Lão thì toàn là "ngại" thôi. Chả phải hồi ý, mà cả đến bây giờ. Lão nhường hết lời cho chị em, rồi bây giờ đâm ra ngại à? Em không vào 3M, dân cư 3M em mới đọc qua mà đã chạy rồi. Sợ lắm, Có lẽ ở đó em không hạp, mà họ cũng không dung nạp được em! :D
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Mito

À, chú ơi cho cháu hỏi luôn, Tứ tuyệt là cắt bớt 4 câu trong thất ngôn bát cú, tuy nhiên cắt bớt chỉ là cắt bớt về độ dài, còn bố cục vẫn giữ nguyên, như trong 1 số bài thơ thì cháu nhận thấy bố cục cũng giữ đúng đề-thực-luận-kết, nhưng lại ko phải 4 hay 8 câu mà chỉ có 6 câu, hoặc nhiều hơn 8 câu. Nếu vẫn giữ đúng các luật kia thì nó có đc gọi là biến thể của đường luật ko hả chú ?
Thu đi, Đông tới, lại Xuân qua
Ngàn sao đan áo đượm sắc hoa,
Dịu dàng ve hát, hè âu yếm
Ngơ ngác đưa tay với bóng xa.
Gió nam nũng nịu, nào quen biết
Cớ sao đòi kể chuyện tháng ba ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

A2Z

Mito đã viết:
À, chú ơi cho cháu hỏi luôn, Tứ tuyệt là cắt bớt 4 câu trong thất ngôn bát cú, tuy nhiên cắt bớt chỉ là cắt bớt về độ dài, còn bố cục vẫn giữ nguyên, như trong 1 số bài thơ thì cháu nhận thấy bố cục cũng giữ đúng đề-thực-luận-kết, nhưng lại ko phải 4 hay 8 câu mà chỉ có 6 câu, hoặc nhiều hơn 8 câu. Nếu vẫn giữ đúng các luật kia thì nó có đc gọi là biến thể của đường luật ko hả chú ?
Một câu hỏi hay. Nhưng trước hết phải sửa lại chữ "ĐƯỜNG" trong từ "thơ Đường luật". Vì Đường là tên riêng, chỉ nhà Đường bên Trung quốc, bắt đầu từ năm 618 – và kết thúc năm 907 là triều đại kế tiếp nhà Tùy và tiếp theo triều đại này là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc ở Trung Quốc. Thủ đô nằm ở Trường An (ngày nay thuộc ngoại ô Tây An) vào thời kỳ đó là thành phố đông dân nhất thế giới, được các nhà sử học coi như là đỉnh cao trong nền văn minh Trung Hoa — ngang bằng, thậm chí còn hơn cả thời nhà Hán.

Còn "BIẾN THỂ" là từ Hán Việt, được định nghĩa là một dạng, một hình thái nào đấy phát sinh ra bằng cách thay đổi đi một số tính chất của một dạng, một hình thái đã có trước. Với định nghĩa như vậy thì:

Nếu chỉ thay đổi số câu, còn các luật khác như luật về vần, luật bằng trắc, luật về niêm, luật đối...đều theo đúng như thơ Đường luật thì tất nhiên nó là biến thể của "THƠ ĐƯỜNG LUẬT".

Sau này sẽ nói thêm về biến thể của thơ Đường luật, có nhiều lắm !! Cho đến nay,  người ta đã liệt kê được khá nhiều biến thể: Thủ Vĩ Ngâm, Liên Hoàn, Thuận Nghịch Độc, Yết Hậu, Vĩ Tam Thanh, Tiệt Hạ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối