Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương.
Năm 945 Ngô Quyền lấy con gái Dương Đình Nghệ là Dương thị lập làm vương hậu. Lúc Ngô Quyền mất uỷ thác con là Ngô Xương Ngập, cho Dương Tam Kha( em Dương Hậu). Dương Tam Kha bèn cướp quyền của cháu tự xưng là Bình Vương .
Ngô Xương Ngập chạy trốn đến Nam Sách ( Hải Dương) vào ẩn ở nhà Phạm Lịnh công. Tam Kha sai quân đi đuổi bắt không được bèn bắt em là Ngô Xương Văn làm con nuôi.
Năm 950 có loạn ở Sơn Tây, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng với tướng là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh. Ba người bàn nhau đem quân về bắt Dương Tam Kha. Nghĩ tình máu mủ không nỡ giết, Ngô Xương Văn chỉ giáng xuống làm Trương Dương công.
Ngô Xương Văn tự xưng là Nam Tấn vương và giúp Ngô Xương Ngập về cùng trông coi việc nước. Ngô Xương Ngập tự xưng là Thiên Sách vương, đến năm 954 thì mất.
Nhà Ngô suy yếu, giặc giã nổi lên khắp nơi, Nam Tấn vương phải thân chinh đi đánh.
Năm 965 Nam Tấn vương bị chết trận, làm vua được 15 năm.
Từ khi Dương Tam Kha chiếm quyền, thổ hào khắp nơi nổi lên độc lập tự xưng là sứ quân, mỗi người cát cứ một phương.
Nam Tấn vương mất, cháu ruột là Ngô Xương Xí lên thay.
Bấy giờ trong nước có cả thẩy 12 sứ quân, gây cảnh nội chiến kéo dài hơn 20 năm. Mười hai xứ quân là;
         1.Ngô Xương Xí (Khoái Châu- Hưng Yên)
         2.Đỗ Cảnh Thạc (Thanh Oai)
         3.Trần Lãm, xưng là Trần Minh công (Thái Bình)
         4.Kiều Công Hãn, xưng là Kiều Tam Chế (Phong Châu, Bạch Hạc)
         5.Nguyễn Khoan, xưng là Nguyễn Thái Bình ( Vĩnh Tường)
         6.Ngô Nhật Khánh, xưng là Ngô Lãm công ( Phúc Thọ- Sơn Tây)
         7.Lý Khuê, xưng là Lý Lam công (Thuận Thành)
         8.Nguyễn Thủ Tiệp, xưng là Nguyễn Lịch công (Tiên Du-Bắc Ninh)
         9.Lữ Đường, xưng là Lữ Tá công (Bắc Ninh)
         10.Lữ Xiêu, xưng là Nguyễn Hữu công (Thanh Trì)
         11.Kiều Thuận, xưng là Kiều Lịnh công (Cẩm Khê-Sơn Tây)
         12.Phạm Bạch Hổ (Hưng Yên)
Mười hai sứ quân đánh giết lẫn nhau, làm cho dân tình khổ sở. Sau nhờ có Đinh Bộ Lĩnh Ở Hoa Lư đem quân đi đánh , dẹp được 12 sứ quân, giang sơn thu về một mối.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


NĂM

Đinh Bộ Lĩnh, người Hoa Lư, Ninh Bình, là con Đinh Công Trứ. Đinh Công Trứ từng làm thứ sử ở Hoan Châu đời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê, đi chăn trâu thường bày trận cờ lau đánh giặc. Khi khôn lớn, dân chúng theo rất đông. Sau này Đinh Bộ Lĩnh sang sứ quân của Trần Minh công (Kiến Xương-Thái Bình). Trần Minh công thấy người khôi ngô tuấn tú, cho giữ binh quyền. Đinh Bộ Lĩnh đem quan về đất Hoa Lư, chiêu mộ anh hung hào kiệt hùng cứ một phương.
Năm 951, Nam Tấn vương Và Thiên Sách vương đem quân vào đánh không được. Khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ lĩnh dụ hàng được sứ quân Phạm Phòng Át, phá được Đỗ động của Đỗ Cảnh Thạc. Từ đó được tôn là Vạn Thắng vương. Trong vòng một năm đã bình được 12 sứ quân.
Năm 968,Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình.. Nhà vua xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn võ, phong cho Nguyễn Bắc làm Định quốc công, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân và phong cho con là Đinh Liễn làm Nam việt vương
Năm 970, Đinh tiên Hoàng đặt niên hiệu là Thái bình nguyên niên và đặt năm ngôi hoàng hậu.
Cùng năm đó vua Thải tổ nhà Tống sai Phan Mỹ sang đánh Nam Hán, Đinh Tiên Hoàng sợ quân Tống sang đánh bèn sai sứ sang thông hiếu nhà tống.
Năm 972 Vua Đinh lại sai con là Nam Việt vương Đinh Liễn đem đồ vật sang cống nhà Tống. Vua Tống sai sứ sang phong cho vua Đinh làm Giao Chỉ quân vương và cho con Nam Việt vương làm Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ, An Nam đô hộ. Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống nạp.
Việc chính trị trong nước bấy giờ vẫn còn loạn lạc, nhà vua phải dùng nhiều hình phạt nặng mới dẹp yên được.
Việc quân sự thì phân ra : đạo,  quân,  lữ,  tốt, ngũ.  Mỗi đạo có 10 quân, 1 quân có 10 lữ, 1 lữ có 10 tốt, 1 tốt có 10 ngũ, 1 ngũ có 1o người. Nhà Đinh có 10 đạo quân.
Đinh Tiên hoàng cho con út là Hạng Lang làm thái tử, khiến con trưởng là Nam Việt vương ghen ghét, sai người giết Hạng Lang.
Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương bị Đỗ Thích giết chết. Sau quần thần bắt được, giết Đỗ Thích và đưa Đinh Tuệ lên làm vua.
Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.

SÁU

Đinh Tuệ mới có 6 tuổi, quyền bính trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn lại tư thông cùng Dương thái hậu.
Các quan đại thần gồm Đinh Điền, Nguyễn Bặc…thấy thế mới khởi binh chống lại, nhưng đều bị Lê Hoàn giết chết.
Lúc bấy giờ được tin nhà Tống sắp sang đánh, Lê Hoàn sai Phạm Cự Lượng làm đại tướng đem binh đi chống giữ. Trước giờ khởi hành,  Phạm Cự Lượng họp cả quân sĩ đồng thanh tôn Lê Hoàn làm vua. Thái hậu thấy thế sai quân sĩ lấy Long bào trao cho Lê Hoàn.
Lê Hoàn lên làm vua, cho Đinh tuệ làm Vệ vương, sử gọi là phế đế.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Theo tôi nghĩ, việc chuyển giao quyền lực giữa nhà Đinh và nhà Lê cần phải kể chi tiết về vai trò của thái hậu Dương Vân Nga
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Về DVN còn có nhiều ý kiến trái chiều, trước đây, người ta lên án hành động của bà như một sự phản bội. Nhưng theo quan điểm cởi mở ngày nay thì hành động đó là sáng suốt trước nguy cơ thù trong giặc ngoài. Cứ giả sử bà không tư thông với Lê Hoàn thì khả năng ngai vàng về tay Lê Hoàn vẫn là rất lớn, vì ông nắm quân đội mạnh và đang có quyền bính trong tay. Lúc ấy sẽ có cảnh nồi da xáo thịt, làm cho đất nước mất khả năng tự vệ trước quân xâm lược bên ngoài. Và tính mạng mẹ con bà và các quần thần trung thành liệu có được bảo đảm?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Năm 980 Lê Hoàn lên làm vua lấy tên là Lê Đại Hành,  niên hiệu là Thiên Phúc. Đến năm 988, đổi niên hiệu là Hưng Thống và Ứng Thiên vào năm 994.
Lê Đại Hành lên làm vua rồi sai sứ đưa thư  sang nhà Tống nói dối là thư của Đinh Tuệ xin phong có ý để nhà Tống hoãn binh. Nhà Tống không nghe, sai sứ sang trách Lê Đại hành sao được xưng đế. Nhà Tống muốn Đinh Tuệ làm Thống soái, Lê Hoàn làm phó, nếu Đinh Tuệ còn trẻ tuổi, không làm được thì mẹ con Đinh Tuệ phải sang chầu nhà Tống, thì sẽ phong quan tước cho Lê Hoàn. Lê Đại Hành không chịu và sửa sang phòng bị.
Thấy Lê Đại Hành không chịu nghe lời, nhà Tống bèn sai quân sang đánh.
Năm 981, chúng sai Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng đem quân sang đường Lạng Sơn và Lưu Trừng theo đường thuỷ tiến vào sông Bạch Đằng.
Lê Đại Hành đem quân ra chống giữ ở sông Bạch Đằng. Thế địch mạnh, quân ta phải lui. Khi quân của Hầu Nhân Bảo tiến đến Chi Lăng (Lạng Sơn), Lê Đại Hành sai người sang trá hàng rồi chém chết và đuổi bắt được hai tên tướng giặc. Lưu Trừng ở đường thuỷ thấy thế liền rút quân về.
Tuy thắng trận, nhưng Lê Đại hành thấy thế không thể đánh lâu dài với nhà Tống, bèn sai sứ đem trao trả hai tên tướng vừa bắt được cho nhà Tống và xin theo lệ cống triều. Lúc bấy giờ nhà Tống cũng có giặc ở phía bắc nên đành ưng thuận và phong cho Lê Đại Hành chức Tiết độ sứ.
Năm 993, nhà Tống phong cho Lê Đại Hành làm Giao Chỉ quận vương.vànăm 997 phong  là Nam Bình vương.
Khi Lê đại Hành lên ngôi có sai sứ sang Chiêm Thành, nhưng bị vua Chiêm thành bắt giam. Nên khi chuyện giặc Tống đã yên, nhà vua đem quân sang đánh báo thù. Quan ta đã chiếm giữ được kinh thành nước Chiêm, bắt được nhiều người và lấy được nhiều của cải. Từ đó Chiêm thành phải sang cống nạp nước ta.
Ở trong nước có các quan lại trông coi, đặt luật lệ, luyện quân và sửa sang mọi việc. Nhà vua thân chinh đi dẹp loạn ở những nơi có phản nghịch chống lại triều đình nên tiếng tăm lừng lãy các nơi.
Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm.
Lê Đại Hành định cho người con thứ ba là Lê Long Việt làm thái tử, nhưng khi vua mất, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau trong bảy tháng. Khi Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì Lê Long Đĩnh sai người giết chết, thọ 23 tuổi, sử gọi là Lê Trung Tông.
Lê Long Đĩnh là người tàn bạo, độc ác. Thường có thú vui tàn ác hành hạ con người như lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống;  bắt tù nhân treo lên cây rồi sai lính ở dưới chặt gốc cho cây đổ; bỏ người vào sọt rồi đem thả sông; lấy mía để lên đầu nhà sư róc vỏ.
Hai năm sau Lê Long Đĩnh đổi niên hiệu là Cảnh Thuỵ.
Năm 1009 Lê Long Đĩnh mất, thọ 24 tuổi. Sử gọi là Ngoạ triều. Nhà Lê làm vua được 3 đời, tất cả 29 năm.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


BẢY

Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, Đình Bảng,Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm lên 3 tuổi được mẹ cho vào chùa Cổ Pháp, nhà sư đặt tên là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn lớn lên vào Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Khi Lê Long Đĩnh mất, lòng dân oán giận triều Tiền Lê,  các quan trong triều cùng với sư Vạn  Hạnh tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế năm 1009.
Năm 1010, nhà vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên và ra chiếu rời đô ra thành Đại La. Thấy ở đó có thế đất thuận tiện, có thế rồng bay, vua bèn đổitên là Thăng Long, đổi Hoa Lư thành Trường An phủ và Cổ Pháp thành Thiên Đức phủ.
Nhà Lý sùng đạo Phật, vua trọng đãi nhà tu, lấy tiền trong kho làm chùa, đúc chuông. Năm 1018, vua sai người sang Tàu lấy kinh Tam tạng đem về để vào kho Đại Hưng.
Vì nhà Tống có nhiều việc rắc rối nên khi lý Công Uẩn lên ngôi và cho sứ sang chầu thì nhà Tống liền phong làm Giao Chỉ quận vương, rồi sau đó là Nam Bình vương. Chiêm Thành và Chân Lạp đều sang cống nên quan hệ với láng giềng đều tốt.
Các hoàng tử đều được phong vương tước và thân chinh đi dẹp loạn các nơi nên đều giỏi nghề binh.
Lý Thái tổ chăm lo sửa sang việc nước, chia đất nước thành 24 bộ, gọi châu Hoan, châu Ái là trại và định ra các thứ thuế.
Năm 1028, Lý Thái tổ mất, thọ 55 tuổi, ở ngôi được 19 năm.
Lý Thái tổ vừa mất thì các hoàng twrlaf Võ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chính vương đã đem quaan dén vay thành đẻ tranh ngôi với Thái tử. Thái tử và các quan Lý Nhân Nghĩa, Lê Phụng Hiểu đem quân quyết chiến. Lý Phụng Hiểu đã chém được Võ Đức vương, làm cho quân các vương khác chạy hết.
Thái Tử Lý Phật Mã lên ngôi, lấy niên hiệu là Thiên Thànhtừ năm 1028 đến 1033.
Từ 1034-1038 đổi là Thông Thuỵ.
Từ 1039-1041 là Càn Phù Hữu Đạo.
Từ 1042-1043 đổi niên hiệu là Minh Đạo.
Từ 1044-1048 là Thiên Cảnh Thánh Võ.
Từ 1049-1054 là Sùng Hưng Đại Bảo.
Sau khi bỏ chạy, Dực Thánh vương và Đông Chính vương quay về xin chịu tội. Lý Thái tong nghĩ tình cốt nhục bèn tha tội và phục chức cho cả hai người như cũ. Cũng vì vậy nên vua Lý Thái tông lập lệ: cứ hàng năm, các quan phải đến đền Đồng Cổ (Yên Thái-Hà nooij) làm lễ đọc lời thề rằng” Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu, bất trung xin quỷ thần làm tội”. Các quan ai trốn thề phải bị phạt 50 trượng.
Thái tông là người tinh thông và giỏi giang, thường thân chinh đi đánh giặc. Việc chính trị thì sửa sang luật lệ các hình phạt và tra hỏi. Năm nào mất mùa hoặc đi đánh giặc thì giảm thuế cho dân…
Năm 1054, Lý Thái tông mất, thọ 55 tuổi, trị vì được 27 năm.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Năm 1054, vua Lý Thái tông mất, Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi, tức là Lý Thánh tông, lấy niên hiệu là Long Thuỵ Thái Bình, đổi quốc hiệu là Đại Việt. Năm 1059 đổi niên hiệu là Chương Thánh Gia Khánh, đến 1065-1066 đổi là Long Chương Thiên Tự. Từ 1066-1067 là Thiên Huống Bảo Tượng và Thần Võ từ 1069-1072.
Lý Thánh tông là một ông vua nhân từ, nhân dân mến phục.  Ông là người sung bái đạo Phật nên đã cho xây nhiều chùa chiền và đúc nhiều chuông lớn.Vì muốn khai hoá văn học, ông cho lập Văn miếu, đúc tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiên hiền để thờ. Nước ta có văn miếu thờ Khổng Tử và các bậc hiền tài từ đấy.
Về việc binh, vua định quân hiệu và chia ra tả, hữu, tiền, hậu 4 bộ, hợp lại là 100 đội, mỗi đội có lính kỵ và lính bắn đá. Còn những phiên binh thì lập ra đội riêng, không cho lẫn với nhau. Binh pháp nhà Lý bấy giờ có tiếng là giỏi, nhà Tống đã phải bắt chước.
Quân Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, Vua Lý Thánh tông thường thân chinh đi đánh và bắt được vua Chiêm là Chế Cũ vào năm 1069. Chế Cũ xin dâng đất của ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính nay thuộc vùng đất tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.
Vua Lý Thánh tông đã gần 40 tuổi mà chưa có con. Một lần vua đi cầu tự qua làng Thổ Lội, sau đổi là Siêu Loại (Thuận Quang-Bắc Ninh), người xem đứng đầy đường. Có một người con gái đi hái dâu, thấy xe nhà vua đi mà cứ đứng tựa gốc cây lan , không xem. Vua lấy làm lạ, truyền cho gọi vào cung, phong là Ỷ Lan phu nhân. Được ít lâu Ỷ Lan sinh ra Càn Đức, được phong là Nguyên phi.
Năm 1072, Lý Thánh tông mất, thọ 50 tuổi, trị vì được 17 năm.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Thái tử Lý Càn Đức lên ngôi vua thay cha năm 1072 khi mới 7 tuổi, tức là vua Lý Nhân tông, lấy niên hiệu là Thái Ninh, phong cho mẹ là Ỷ Lan thái phi.
Từ 1076-1084 có niên hiệu là Anh Võ Chiêu Thắng. Từ 1085-1091 đổi niên hiệu là Quảng Hữu. Từ 1092-1100 là Hội Phong. Từ 1101-1109 là Long Phù. Từ 1110-1119 Hội Tường Đại Khánh. Từ 1120-1126 là Thiên Phù Duệ Võ. Đến 1127 đổi là Thiên Phù Khánh Thọ.
Khi Lý Nhân tông lên ngôi, có quan Thái sư Lý Đạo Thành làm phụ chính. Lý Đạo Thành là người họ nhà vua, rất liêm chính, hết lòng lo việc nước. Ông cất nhắc người hiền tài ra làm việc và luôn chăm lo đến lợi ích của dân. Bởi vậy đất nước mới vững mạnh để phá quân Tống, bình giặc Chiêm thắng lợi.
Lý Nhân tông là người đầu tiên cho đắp đê để giữ kinh thành khỏi lũ lụt.
Năm Ất Mão (1075), nhà Lý mở khoa thi tam trường để lấy người tài giỏi ra làm quan. Đó là kỳ thi đầu tiên ở nước ta, chọn được hơn 10 người. Thủ khoa là Lê Văn thịnh, sau này làm đến chức Thái sư. Nhưng vì phản nghịch nên bị đày .
Năm 1076, lập Quốc tử giám để bổ sung người vào dạy. Năm 1086, mở khoa thi chọn người vào Hàn lâm viện, có Mạc Tích Hiền đỗ đầu, được bổ làm Hàn lâm học sĩ.
Năm 1089, định quan chế, chia văn võ ra làm chín phẩm. Quan đại thần thì có Thái sư, Thái phó, Thái uý và Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu uý. Quan văn thì có Thượng thư, tả hữu Tham tri, tả hữu Gián nghị đại phu, Trung thư Thị lang, Bộ thị lang…Quan võ thì có Đô thống Nguyên suý, Tổng quân khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Kim Ngô thượng tướng, đại tướng, đô tướng, Chư vệ tướng quân…
Ở các châu , quận , quan văn thì có Tri phủ, Phán phủ, Tri châu Và quan võ thì có Chư lộ chấn trại quan.
Lúc bấy giờ nhà Tống có ý sang đánh nước ta, năm 1075 Lý Thường Kiệt đem quân sang vây đánh Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông). Đạo quân của Tôn Đản sang đánh Ung Châu (Nam Ninh-Quảng Tây). Quan Đô giám Quảng Tây là Trương Thủ Tiết bị Lý Thường Kiệt giết chết tại trận tiền.
Tôn Đản vây thành Ung Châu hơn 40 ngày. Quan tri châu là Tô Dam quyết giữ thành. Khi quân nhà Lý hạ được thành Ung Châu thì Tô Dam bắt cả nhà chết và y tự đốt mà chết.
Lý Thường Kiệt và Tôn Đản sang đánh nhà Tống, giết và bắt sống nhiều tù binh.
Nhà Tống tức giận sai Quách Quỳ và Triệu Tiết đem 9 tướng quân phối hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp chia đường sang đánh nước ta.
Năm 1076, quân Tống vào nước ta, Lý Thường Kiệt đánh chặn quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu-Bắc Ninh). Quách Quỳ tiến quân về phía tây, bên  bờ sông ở Phú Lương. Khi bị Lý Thường Kiệt đón đánh không cho sang sông, quân Tống chặt gỗ làm máy bắn đá sang như mưa, làm thuyền ta thủng nát nhiều. Lý Thường kiệt bèn phao tin có thần cho bốn câu thơ viết trên những chiếc lá cây thả trôi trên sông:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận ở thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Quân ta nức lòng đánh giặc, khiến chúng không tiến lên được. Thấy thế giằng co lâu ngày không có lợi, quân nhà Lý bèn sai sứ sang Tống hoãn binh. Nhà Tống cũng thấy quân mình chết nhiều , tinh thần giảm sút nên đồng ý hoãn binh lui về đóng giữ ở Quảng Nguyên (Cao Bằng-Lạng Sơn).
Năm 1078, Lý Nhân Tông sai Đào Tôn Nguyên đưa voi sang cống nhà Tống và đòi lại những châu huyện ở Quảng Nguyên. Vua Tống bắt phải trả tù binh bị bắt ở chác châu Khâm, châu Liêm, châu Ung ngày trước.
Năm 1079, nhà Lý cho tất cả về nước, nhà Tống trả lại đất Quảng Nguyên cho nhà Lý. Nhưng vì nghe nói có nhiều vàng nên còn giữ lại vài huyện, đến năm 1084 thì trả hết cho nhà Lý. Từ đó hai nước lại thông sứ như cũ.
Năm 1087, vua Tống phong cho Lý Nhân Tông là Nam Bình vương.
Chiêm Thành thỉnh thoảng sang quấy nhiễu.
Năm 1075, trước khi đi đánh nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã sang đánh Chiêm Thành, vẽ được địa đồ của 3 châu Chế Cư đã nhường ngày trước, rồi cho người sang ở.
Năm 1103, Lý giác ở Diễn Châu (Nghệ An) làm phản. Khi Lý Thường Kiệt đem quân vào đánh, Lý Giác chạy sang Chiêm Thành, đem quốc vương Chế Ma Na sang lấy lại 3 châu.
Năm 1104, lý Thường Kiệt vào dánh Chiêm Thành, Chế Ma Na thua chạy và xin trả lại 3 chân như cũ. Lý Thường Kiệt đã ngoài 70 vẫn đi đánh giặc, 1 năm sau thì mất.
Từ khi bình được Chiêm  Thành, các nước ở phía nam đều về cống triều.
Lý Nhân Tông làm vua đến 1127 thì mất, thọ 63 tuổi, trị vì được 56 năm.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Vua Lý Nhân Tông không có con, lập con của em là Sùng Hiền Hầu lên làm Thái tử, nay lên nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông, niên hiệu Thiên Thuận (1128-1132). Từ 1133 đến 1137 là Chương Bảo Tự. Vua Thần Tông lên ngôi đã đại xá cho tù nhân và trả lại ruộng đất tịch thu của quan dân ngày trước. Quân lính thì cho đổi phiên, lần lượt 6 tháng 1 lần được về làm ruộng. Giặc giã thì ít ỏi, chỉ thỉnh thoảng có người Chân Lạp hay Chiêm Thành sang quấy nhiễu ở Nghệ an. Vua Thần Tông làm vua được 10 năm thì mất, thọ 23 tuổi.

Vua Thần Tông mất, triều đình tôn Thái tử là Thiên Tộ lên làm vua, tức vua Lý Anh Tông.Anh Tông bấy giờ mới có 3 tuổi, Thái hậu là Lê thị cầm quyền nhiếp chính. Lê Thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ cho nên việc gì cũng có tay Anh Vũ. Được thể Anh Vũ tự do ra vào cung cấm, kiêu ngạo và khinh rẻ đình thần. Các quan lại Vũ Đái, Nguyễn Quốc, Nguyễn Dương và Dương Tự Minh thấy thế chống lại , nhưng thất bại và bị giết chết.
Thời bấy giờ còn có nhiều tôi giỏi như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín làm quan tại triều nên Đỗ Anh Vũ không dám làm mạnh.
Tô Hiến Thành giúp vua Lý Anh Tông đi dánh giặc, lập được nhiều công lớn .Vua mới lên ngôi được 2 năm thì ở vùng Thái Nguyên có giặc Thân Lợi nổi lên làm loạn. Thân Lợi xưng là con riêng của vua Lý Nhân Tông, trước đã xuất giá đi tu rồi chiêu tập được hơn 1000 người chiếm giữ vùng Thái Nguyên, xưng vương, phong tước, đem quân đi đánh phá các nơi.
Năm 1141 Thân Lợi vây phủ Phú Lương, vua và Tô Hiến Thành đem quân đi đánh, bắt được Thân Lợi, đem về kinh xử tội. Ngoài ra  phá được Ngưu Hống và dẹp yên giặc Lào, được phong chức Thái uý, coi giữ việc binh. Ông không những giỏi việc võ mà còn chăm việc văn, xin vua khai hoá việc học hành, làm đền thờ đức Khổng Tử ở cửa nam thành Thăng Long để tỏ rõ lòng ngưỡng mộ Nho học.
Năm 1164, nhà Tống đổi quận Giao Chỉ thành An Nam quốc và phong cho Anh Tông là An Nam quốc vương ( do nước ta đã được đặt tên là Đại Cồ Việt, rồi Đại Việt nhưng bên Tàu vẫn gọi là Giao Chỉ quận, nay đổi thành An Nam).
Năm 1171-1172 Lý Anh Tông đi thăm các nơi rồi sai làm quyển địa đồ nước An Nam.
Năm 1175 , vua phong cho Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sựvà gia phong vương tước. Khi Lý Anh Tông đau dã uỷ thác Thái tử Long Cán cho Tô Hiến Thành.
Lý Anh Tông mất, thọ 40 tuổi, trị vì được 37 năm.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Khi Lý Anh Tông mất, Thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi, bà Chiêu Linh Thái hậu muốn lập người con trưởng là Long Xưởng lên làm vua, đem vàng bạc châu báu lo lót cho vợ Tô Hiến Thành, nhưng ông cương quyết không chịu, cứ theo di chiếu mà lập Long Cán làm vua, tức Lý Cao Tông.
Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tông trị nước đến năm 1179 thì mất. Tô Hiến thành là một người có tài thao lược, dẹp giặc yên dân, trung thành tuyệt đối với nước, người đời sau thường ví ông với Gia Cát Lượng đời Tam Quốc. Trước khi mất, khi được hỏi ai sẽ là người thay thế được ông, ông trả lời là Trần Trung Tá. Nhưng triều đình không làm theo lời Tô Hiến Thành tiến cử .
Khi Cao Tông lớn, lên cầm quyền trị nước thì lo săn bắn, chơi bời. xây dựng cung điện, bắt dân phải phục dịch. Ngoài biển ải thì giặc giã quấy nhiễu, trong nước thì nạn trộm cướp nổi lên khắp nơi. Vua quan không lo việc nước, chỉ lo vơ vét, mua quan bán tước, hà hiếp dân lành, ăn tiêu xa xỉ.
Năm 1208, ở Nghệ An có Phạm Du lo chiêu nạp những kẻ xấu, chuyên đi cướp phá của dân, mưu đồ làm phản. Triều đình sai Phạm Bỉnh Di đi đánh dẹp, đã đánh đuổi Phạm Du và tịch thu của cải. Phạm Du cho người về kinh đem theo vàng bạc hối lộ các quan trong triều và vu cáo cho Phạm Bỉnh Di là hung bạo, giết hại dân lành. Bản thân Phạm Du cũng về triều kêu oan.
Lý Cao tông nghe lời, bèn lệnh bắt Bỉnh Di và toan xử tội. Tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc phá cửa thành , vào cứu Bỉnh Di. Thấy thế, Cao Tông liền giết Phạm Bỉnh Di rồi cùng Thái tử chạy trốn. Thái tử Sam Chạy về Hải Ấp.Quách Bốc chôn cất Bỉnh Di xong, Vào điện tôn Hoàng tử Thẩm lên làm vua.
Thái tử Sam vào ở nhà Trần Lý, người làng tức Mạc, phủ Xuân Trường, Nam Định. Trần Lý làm nghề đánh cá, giàu có, nhiều người theo phục, nhân thời loạn lạc, đi cướp phá. Thấy Trần Lý có cô con gái có nhan sắc, Thái tử lấy làm vợ rồi phong cho Trần Lý tước Minh Tự và cho người cậu Trần thị tên là Tô Trung Từ làm Điện tiền Chỉ huy sứ.
Anh em họ Trần mộ quân về kinh dẹp loạn, rồi đón Cao Tông về cung. Lý Cao Tông về kinh được 1 năm thì mắc bệnh và mất, trị vì được 35 năm, thọ 38 tuổi.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối