Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

MỘT

Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương. Lạc Long Quân sai người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang tên là Hùng Vương. Văn Lang có 18 đời vua Hùng, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ 18. Truyền thuyết Thánh Gióng và sự tích bánh chưng bánh dày xảy ra đời Hùng Vương thứ 6. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và sự tích quả dưa hấu ở đời Hùng Vương thứ 18...
Văn Lang được chia thành 15 bộ:
1.Văn Lang (Bạch Hạc- Vĩnh Yên)
2.Châu Diên (Sơn Tây)
3.Phúc Lộc (Sơn Tây)
4.Tân Hưng (Hưng Hoá-Tuyên Quang)
5.Vũ Định (Thái Nguyên- Cao Bằng)
6.Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7.Lục Hải (Lạng Sơn)
8.Ninh Hải (Quảng yên-Quảng Ninh)
9.Dương tuyền (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
11.Cửu Chân (Thanh Hoá)
12.Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15.Bình Văn?

HAI

Vua Hùng Vương thứ 18 ỷ binh cường tướng mạnh, bỏ bê việc nước chỉ lo rượu chè nên bị Thục Phán xâm chiếm, cướp ngôi, Hùng Vương phải nhảy xuỗng giếng tự tử. Năm 257 TCN Thục Phán dẹp yên bờ cõi, xưng là An Dương Vương, lấy quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh). Hai năm sau(255 TCN) An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa. Thành cao và từ ngoài vào trong xoáy theo hình trôn ốc gồm 9 vòng thành. Ngày nay người ta xác định có 3 vòng.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

(tiếp)

Sau khi nhà Tần thống nhất thiên hạ, năm 214 TCN  An Dương Vương cũng xin quy phục nhà Tần. Triệu Đà là  quan cai trị ở quận Nam Hải phương Bắc đem quân đánh Âu Lạc nhều lần không được vì An dương Vương có Nỏ Thần. Triệu Đà bèn sai con là Trọng Thuỷ sang cưới con gái An Dương Vương là Mỵ châu để lân la  tìm bí mật Nỏ Thần. Âu Lạc bị thôn tính vì Nỏ Thần đã mất về tay Triệu Đà. Năm 207 Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải lập thành nước Nam Việt, tự xưng làm vua tức là Triệu Vũ Vương, đóng đô ở Quảng Châu bây giờ.
Năm 137 TCN Triệu Vũ Vương mất, truyền ngôi cho cháu đích tôn là Triệu Văn Vương.
Năm 125 TCN Triệu Văn Vương  mất, truyền ngôi cho con là Anh Tề lúc này đang làm con tin bên nhà Hán lấy hiệu là Triệu Minh Vương.
Triệu Minh Vương mất năm 113 TCN, truyền ngôi cho thái tử , tức là Triệu Ai Vương. Sau Ai Vương bị giết vì có ý định đem dâng nam Việt cho nhà Hán, ngôi vua được truyền cho Kiến Đức (con trưởng của Ming Vương), tức Triệu Dương Vương.
Năm 111 TCN, nhà Hán sang xâm lược Nam Việt, Triệu Dương Vương bị giết. Nam Việt bị đổi thành Giao Chỉ, chia thành 9 quận và đặt quan trị như bên nhà Hán.
Chín quận là:
1. Nam Hải (Quảng Đông)
2. Thương Ngô (Quảng Tây)
3. Uất Lâm (Quảng Tây)
4. Hợp Phố (Quảng Tây)
5. Giao Chỉ
6. Cửu Chân
7. Nhật Nam
8. Châu Nhai (Đảo Hải Nam)
9. Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam)

Riêng 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
Mỗi quận đều có quan thái thú cai trị và quan thứ sử giám sát. Trong quận Giao Chỉ có những Lạc tướng hay Lạc hầu vẫn được thế lập giữ quyền cai trị các bộ lạc.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

BA

Bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc.
Năm 34 Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ, y bạo ngược, tàn ác. Năm 40 Tô Định đã giết Thi Sách, chồng Trưng Trắc (con gái lạc tướng huyện Mê Linh). Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị dấy binh, đem quân về đánh Tô Định, khiến y phải trốn về quận Nam Hải. Người ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cũng nổi lên theo Hai bà Trưng. Chẳng bao lâu quân hai bà đẫ hạ được 65 thành trì. Sau đó Trưng Trắc xưng Vương và đóng đô ở Mê Linh.
Năm 41, Mã Viện là tương nhà Đông Hán được sai sang đánh quân Hai Bà Trưng. Vì lực yếu trước đội quân hùng mạnh và thiện chiến, quân Hai bà phải rút về Hát Môn và gieo mình xuống dòng sông Hát vào 6/2 âm lịch năm 43, ở ngôi vương được 3 năm.
Từ đó đất Giao Chỉ lại thuộc về nhà Hán. Năm 203 nhà Hán đổi tên quận Giao Chỉ thành Giao Châu.
Năm 222 nhà Đông Hán tan rã chia thành ba nước và Giao Châu thuộc về nước Đông Ngô.
Năm 248 ở quận Cửu Chân có Triệu Thị Trinh khởi nghĩa đánh quân nhà Ngô. Bà là người Nông Cống, em của Triệu Quốc Đạt. Cuộc khởi nghĩa thất bại, bà tự vẫn lúc 23 tuổi.
Năm 264, nhà Ngô lấy đất Nam Việt của nhà Triệu ngày trước chia thành Quảng Châu và Giao Châu. Đất Giao Châu bao gồm Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, đặt châu trị ở Long Biên.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Năm 280, nhà Ngô mất, Giao Châu về tay nhà Tấn.Trong suốt thời gian đó, nước Lâm Ấp( sau là Chiêm Thành) bao gồm vùng đất từ quận Nhật Nam vào đến Chân Lạp hay sang quấy nhiễu, cướp phá ở quận Cửu Chân và Nhật Nam.
Năm 353 thứ sử Giao Châu là Nguyễn Phu đã có công đánh vua Lâm Ấp, phá được 50 đồn.
Năm 399, vua Lâm Ấp lại đánh chiếm Nhật Nam và Cửu Chân, rồi ra đánh Giao Châu. Quan thái thú Giao Chỉ là Đỗ Viện đã lấy lại được và được phong làm Giao Chỉ thứ sử.
Năm 413, người Lâm Ấp sang đánh nữa, nhưng bị thua và chủ tướng bị chém chết.
Năm 420, Đỗ Tuệ Độ (con của Đỗ Viện) sang đánh Lâm Ấp, bắt quy phục, hàng năm phải  cống nộp sản vật, châu báu. Từ đó mới được bình yên.
Năm 420, nhà Tấn mất vào tay nhà Tống ở phía nam.
Năm 433, vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại, sai sứ sang cống nhà Tống và xin đất Giao Châu để cai trị nhưng không được. Người Lâm Ấp lại sang cướp phá Nhật Nam và Cửu Chân, nhà Tống phải đem quân sang đánh.
Năm 479, nhà Tống mất ngôi, nhà Tề kế nghiệp được 22 năm thì nhà Lương cướp ngôi.
Giao châu, Cửu Chân, Nhật Nam lại rơi và nhà Lương.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Toàn bộ lịch sử Việt Nam từ năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch) đến trước Trưng Nữ Vương (Kỷ Hợi - 39 Tây Lịch) còn rất nhiều tranh cãi.

Thiết nghĩ toàn bộ những gì về thời kỳ hơn 2000 năm ấy trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do cụ Lê Văn Hưu viết, sau nay cụ Ngô Sĩ Liên viết lại cũng cần phải xem xét cẩn trọng, không nên viết lại theo cách khẳng định là đúng. Viết như thế sẽ khiến những người ít nghiên cứu về sử sẽ luôn khẳng định đó là thật.

Thiền sư giáo sư tiến sĩ Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát có những phát hiện gây nhiều tranh cãi quanh thời kỳ đó THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN LỊCH SỬ CHẤN ĐỘNG (Hoàng Hải Vân)
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Tôi cũng đã xem loạt bài về sự kiện gây chấn động đó trên báo. Nếu theo như Thiền sư thì dân ta khó mà chấp nhận vì có những câu chuyện đã đi vào máu thịt của người Việt rồi, như thánh Gióng dẹp giặc Ân...(lâu quá nên quên). Nhưng chưa có kết luận cuối cùng về vấn đề này. Không thể dễ dàng ngày một, ngày hai vì đó là vấn đề của các nhà khoa học. Vậy thì ta cứ theo sử cũ mà xem thôi. Lịch sử nước ta thời cổ đại, vì không có văn bản cụ thể, chỉ dựa vào truyền thuyết và sử Trung Hoa nên sao tránh khỏi tranh cãi.
Hơn nữa đây là diễn đàn, không phải trang chính thống, ai thích thì xem, nếu không đồng ý thì tranh luận, phản hồi. Chỉ sợ là người ta thờ ơ với lịch sử nước nhà mà tinh thông nước bạn mới gay go. Nếu như ai đó hiểu nhàm thì cũng chỉ hiểu nhầm bao nhiêu phần trăm thôi, còn tốt hơn là không biết tý gì.
Xin cảm ơn.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Bốn

Năm 541 Lý Bôn (Lý Bí) khởi nghĩa chiếm thành Long Biên . Năm 543, quan Lâm Ấp sang quấy nhiễu, bị Lý Bôn sai tướng là Phạm Tu vào đánh ở Cưu Đức (Hà Tĩnh), giặc thua bỏ chạy về nước.
Năm 544, Lý Bôn xưng là Nam Việt đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, rồi phong cho Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ.
Năm 545, Nhà Lương đem quân sang đánh Nam Việt. Lý Nam đế bỏ Long Biên về giữ thành Gia Ninh (Yên Lãng-Phúc Yên), sau đó về thành Tân Xương thuộc đất Phong Châu. Quân Lý Nam đế liên tục bị truy kích, phải rút về đóng ở động Khất Liêu (Hưng Hoá), một năm sau bèn giao binh quyền cho tả tướng quân Triệu Quang Phục.
Triêu Quang Phục là con của thái phó Triệu Túc, theo cha giúp Lý Nam đế lập nhiều công trạng. Ông cầm quân chống nhà Lương được ít lâu, sau thấy thế yếu bèn rút lui về  đầm Dạ Trạch làm căn cứ. Người ta gọi ông là Dạ Trạch vương.
Năm 548 Lý Nam đế mất ở Khuất Liêu. Năm sau Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt vương. Nhân cơ hội nhà Lương có loạn, lơ là, Triệu Quang Phục đem quân đánh phá rồi lấy lại thành Long Biên.
Khi Lý Nam đế chạy về Khuất Liêu thì người anh họ là Lý Thiên Bảo với người trong họ là Lý Phật Tử đem quân chạy vào Cửu Chân, vẫn bị quân nhà Lương đuổi đánh nên chạy sang Lào, đến đóng ở động Dã Năng, xưng là Đào Lang vương, quốc hiệu là Dã Năng.
Năm 555, Lý Thiên Bảo mất, không có con, nên binh quyền về tay Lý Phật Tử.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân về chống lại Triệu Việt vương . Do đánh không được, Phật Tử xin chia đất giảng hoà. Triệu Việt vương nghĩ đến tình họ Lý đồng ý chia đất.
Lý Phật Tử đóng ở Ô Diên (Đại Mỗ-Từ Liêm). Triệu Việt Vương đóng ở Long Biên, lấy bãi Quân Thần (Thượng Cát-Từ Liêm) làm giới hạn. Triệu Việt vương còn gả con gái cho Lý Phật Tử để tỏ tình giao hảo.Năm 571 Lý Phật Tử bất ngờ đem quân đánh Triệu Việt vương. Triệu Việt vương thua chạy đến sông Đại Nha (Nam Định) thì nhảy xuống tự vẫn.
Lý Phật Tử lấy được thành Long Biên liền xưng đế, đóng đô ở Phong Châu(Bach Hạc-Vĩnh Phúc), sai Lý Đại Quyên giữ Long biên và Lý Phổ Đỉnh giữ Ô Diên.
Năm 602, nhà Tuỳ sai Lưu Phương đem quân sang đánh Nam Việt. Lưu Phương sai người phỉnh dụ và doạ nạt, Lý Phật Tử sợ thế yếu đã xin hàng.
Đất Châu Giao rơi vào tay nhà Tuỳ.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Năm 618 nhà Đường lên thay nhà Tuỳ.
Năm 621, Đường Cao tổ sai Khâu Hoà sang cai trị Giao châu.
Năm 679, Đường Cao tông chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam Đô Hộ Phủ. Nước ta có tên An Nam từ đây.
Mười hai châu đời nhà Đường là:
1. Giao Châu có 8 huyện.
2. Lục Châu có 3 huyện.
3. Phúc Lộc Châu có 3 huyện.
4. Phong Châu có 3 huyện.
5. Thang Châu có 3 huyện.
6. Trường Châu có 4 huyện.
7. Chi Châu có 7 huyện.
8. Võ Nga Châu có 7 huyện.
9. Võ An Châu có 2 huyện.
10.  Ái Châu có 6 huyện.
11.  Hoan Châu có 4 huyện.
Phía tây bắc đất Giao Châu có đất Man Châu, hàng năm phải công nạp nhà Đường.
Năm 722 Mai Thúc Loan, người ở Hoan Châu nổi lên chống quân nhà Đường. Mai Thúc Loan mặt mũi đen sì, có sức vóc hơn người, thấy quân Đường tàn ác đã chiêu mộ nghĩa dũng đánh chiếm Hoan Châu, xây thành đắp luỹ, tự xưng hoàng đế, nên được gọi là Mai Hắc Đế.
Mai Hắc Đế liên kết với Lâm Ấp và Chân Lạp làm ngoại viện. Nhà Đường sai người đem quân sang đánh Mai Hắc Đế. Không chống nổi, phải thua chạy, ít lâu sau mai Hắc Đế mất.
Năm 767 quân giặc ngoài đảo vào cướp phá Giao Châu, vây các thành. Nhà Đường cho đắp La Thành để phòng ngự. La Thành có từ đấy.
Năm 791 do sưu cao thuế nặng, lòng dân oán ghét nên khi Phùng Hưng nổi lên liền có nhiều người theo. Quan cai trị nhà Đường là Cao Chính Bình lo sợ quá mà chết. Phùng Hưng chiếm giữ thành được mấy tháng thì mất. Quân sĩ lập con là Phùng An lên thay. Dân tôn thờ Phùng Hưng, đặt là Bố Cái Đại Vương.
Tháng 7 năm 791, nhà Đường sai Triệu Xương sang làm Đô hộ, Phùng An liệu thế không xong bèn xin hàng.
Năm 808, quan Đô Hộ là Trương Chu đem binh thuyền đi đánh quân Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp là Hoàn Vương bèn lui về ở phía nam (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và đổi quốc hiệu là Chiêm Thành.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


(tiếp)

Năm 846, quân Nam Chiếu (thuộc Vân Nam- Trung quốc) sang cướp phá Giao Châu, bị quan Kinh lược sứ là Bùi Nguyên Dụ đem quân đuổi đánh.
Năm 858, nhà Đường sai Vương Thức sang làm quan Kinh lược sứ dẹp yên giặc Nam Chiếu, không dám sang quấy nhiễu.
Năm 860, nhà Đường gọi Vương Thức về và sai Lý Hộ sang làm quan Đô Hộ. Lý Hộ bỏ chạy về nước khi bị quân Nam Chiếu sang đánh. Vương Khoan sang cứu, quân Nam Chiếu bỏ chạy .
Năm 862 Nam Chiếu đánh Giao Châu, nhà Đường sai Thái Tập đem ba vạn quân sang chống giữ. Thấy yếu thế, quân Nam Chiếu rút quân về. Quan Tết độ sứ Lĩnh Nam là Thái Kinh, sợ Thái Tập lập được nhiều công to bèn tâu với vua Đường rằng ở Giao Châu đã yên, nên rút quân về, Thái Tập xin để lại 5000 quân cũng không được.
Đầu năm 863, Nam Chiếu đem hơn 50.000 sang đánh phủ thành, Thái Tập cầu cứu không kịp, phải tự sát. Ngoài ra, còn có tướng nhà Đường là Nguyễn Duy Đức đem hơn 400 quân chạy ra đến bờ sông, hết đường rút bèn quay lại quyết chiến, giết được 2000 tên. Nhưng sau quân Nam Chiếu đem Viện binh đến đánh, quân Nguyễn Duy Đức chết hết.
Sử chép rằng quân Nam Chiếu 2 lần vào thành, giết hơn 15 vạn người.
Vua Nam Chiếu là Mông Thế Long cho Dương Tư Tấn quản 20.000 quân và cho Đoàn Tù Thiên làm Tiết độ sứ ở lại giữ Giao Châu. Nhà Đương đem An Nam đô hộ phủ về đóng ở Hải Môn, các đạo quân về tập hợp ở Lĩnh Nam, đóng thuyền lớn để tải lương chờ ngày tiến binh
Mùa thu năm 864,nhà Đường sai tướng Cao Biền sang Giao Châu đánh quân Nam Chiếu.
Năm 865, Cao Biền cùng với Giám quân là Lý Duy Chu đưa quân sang đóng ở Hải môn. Nhưng Lý Duy Chu không ưa Cao Biền, muốn tìm mưu hại. Hai người đã bàn định tiến binh, Cao Biền dẫn 5000 quân đi trước, nhưng Lý Duy Chu không phát binh tiếp ứng.
Đến tháng 9 năm ấy , khi giặc đang gặt lúa, Cao Biền tiến đánh được một trận thắng lớn, giết được nhiều tên và lấy được nhiều lương thực cho quân lính.
Tháng 4 năm 866, Nam Chiếu cho them ba tướng sang giúp Đoàn Tù Thiên. Khi đó có tướng nhà Đường là Vi Trọng Tể đem 7 000 binh sang, Cao biền liền phát binh thắng mấy trận, cho người đưa tin về Kinh. Nhưng khi đi đến Hải Môn, Lý  Duy Thu giữ lại, không cho triều đình biết, còn tâu dối rằng Cao Biền đóng quân ở Phong Châu, không lo đánh giặc. Vua Đường tức giận gọi Cao Biền về hỏi tội và cho Vương Án Quyền và Lý Duy Chu sang thay. Lúc này quân Cao Biền đã vây La thành được hơn 10 ngày, sắp sửa lấy được thành.
Cao Biền vẫn tuân lệnh giao binh quyền cho Vi Trọng Tể rồi cùng vài thủ hạ về bắc. Nhưng trước đó Cao Biền đã sai người lẻn về Kinh dâng biểu tâu rõ tình hình. Khi đã biết rõ tình hình, vua Đường mừng rỡ, thăng chức cho Cao Biền và sai trở lại cầm quân đánh giặc Nam Chiếu. Vương Án uyenf Và Lý Duy Chu thấy thế mới đốc quân đánh thành, giết được Đoàn Tù Thiên và người Thổ làm hướng đạo là Chu Đạo Cổ.
Nhà Đường đổi An Nam thành Tĩnh Hải, phong cho Cao Biền làm Tiết Độ sứ. Cao Biền chỉnh đốn mọi việc, lập đồn ải ở biên thuỳ, làm sổ sưu thuế, trị dân có phép tắc nên có tên gọi là Cao vương.
Cao Biền đắp thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch, thành có bốn mặt đường đê bao bọc bên ngoài.
Năm 875, vua Đường sai Cao Biền đi làm Tiết độ sứ ở Tây Xuyên (Tứ Xuyên). Cao Biền đang người cháu họ là Cao Tầm thay làm Tiết độ sứ ở Giao Châu.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


BỐN

Năm 906 nhà Đường cử Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ cai trị Giao châu.
Năm 907, nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình vương, kiêm Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý lấy lại Giao Châu.
Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hơn một năm thì mất, giao quyền lại cho con là Khúc Hạo lên thay.
Khúc Hạo thay cha làm Tiết độ sứ, lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại, sửa sang việc thuế má, sưu dịch . Khúc Thừa Dụ cho con là Khúc Thừa Mỹ sang làm sứ bên Quảng Châu vừa kết hiếu, vừa làm do thám.
Lưu Ẩn ở Quảng Châu được 4 năm thì mất, em là Lưu Cung (Lưu Nham) lên thay. Ít lâu sau, Lưu Cung bất bình với nhà Hậu Lương, tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm 947 đổi quốc hiệu là Nam Hán
Năm 917, Khúc Hạo mất, truyền nghiệp lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Khúc Thừa Mỹ nhận làm tiết độ sứ của nhà Hậu Lương chứ không thần phục nhà Nam Hán. Nhà Nam Hán thù ghét từ đó.
Năm 923, nhà Nam Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu, bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.
Năm 931 Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước lên, chiêu mộ quân đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, tự xưng là Tiết độ sứ.
Ngô Quyền là tướng của Dương Đình Nghệ, người làng Đường Lâm và là con rể của Dương Đình Nghệ được phong vào giữ Ái Châu (Thanh Hoá).
Sáu năm sau, Kiều Công Tiễn giết Đương Đình Nghệ và cướp quyền. Ngô Quyền được tin đã đem quân ra đánh.
Kiều Công Tiễn chạy sang cầu cứu quân Nam Hán. Vua Nam Hán cho thái tử Hoằng Thao đưa quân sang trước, quân vua đi sau.
Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn và bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng chờ giặc tới.
Ngô quyền cho cắm cọc có bọc sắt nhọn ngầm dưới sông Bạch Đằng. Quân ta vờ thua chạy khi nước triều lên, nhử quân Hoằng Thao vào sâu rồi đợi khi nước xuống bất ngờ đánh ập lại. Quân Nam Hán thua chạy bị cọc sắt đâm thủng thuyền chết quá nửa. Tướng giặc Hoằng Thao bị giết chết. Quân Nam Hán không dám sang nữa.
Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh), làm vua được 6 năm thì mất.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (63 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối