Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Nhân đọc thấy một số bài báo về nạn bạo hành trong nữ sinh, hiện tượng nữ sinh hư hỏng hiện nay, NT thấy rất buồn, rất bức xúc và nghĩ chắc rằng nhiều chị em khác cũng thế.

Đưa vào đây một số chuyện đọc, nghe, nhìn thấy để cùng nhau trao đổi, mạn đàm, tâm sự... cho đỡ nặng lòng và cũng là một cách góp tiếng nói cùng xã hội, thử làm một việc có ích cho chính tâm hồn của chúng ta, con em chúng ta...
Mời các bạn cùng tham gia nhé!:)

NT
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Video clip: Vụ nữ sinh bị đánh đập, xé áo tại Hà Nội.



Mấy hôm vừa qua, nhiều diễn đàn chia sẻ video trên internet xôn xao với một clip quay cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn hành hung ở một công viên, giữa “thanh thiên bạch nhật”- mới đây đã được xác định là vườn hoa Pasteur, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Clip này có độ dài khoảng 1 phút nhưng chỉ chừng đó thôi cũng đã đủ làm cho người xem đau lòng, nhức nhối! :(



**Nguồn YouTube
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

NT xin gửi tiếp lên đây bài phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết-Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, quanh vụ việc này, do phóng viên Cấn Cường-Phương Thảo (Báo Dân Trí online) thực hiện, đăng ngày hôm nay, chủ nhật-14/3/2010:


-Thưa ông, những cuộc ẩu đả đầy tính bạo lực của một số nữ sinh, trong đó có cả nữ sinh Hà Nội được ghi lại trong một số clip đã làm nhiều người thực sự bàng hoàng trong những ngày qua. Riêng ông, ông thấy thế nào?


-Tôi cũng đã xem trên mạng một vài video clip quay cảnh các nữ sinh hành hung nhau. Tôi thực sự bị sốc! Tôi không tưởng tượng được học sinh bây giờ, đặc biệt là nữ sinh, có thể xử sự, hành xử như thế với nhau ngay trên đường phố. Không những thế các em còn quay, ghi lại cảnh đó và tung lên mạng.

Chắc chắn những video clip này sẽ làm cho các bậc phụ huynh, các thầy cô và cả xã hội lo lắng về sự xuống cấp đạo đức của một số học sinh hiện nay.


-Phản hồi về những clip này, nhiều độc giả đã dùng các từ như như “côn đồ”, “có tính hoang thú”, “dã man”,… để diễn tả tính chất của hành vi bạo lực trong đó. Ông có ý kiến gì về điều này?


-Tôi cho là tất cả những từ ngữ ấy, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, đều có phần đúng vì việc 4, 5 người xông vào đánh một người, đạp cả chân vào mặt, xé áo lột quần,… quả thực là hành động côn đồ, hoang dã không thể có trong một xã hội văn minh, nhất là với những người có học và đang tiếp tục học để vươn lên những trình độ cao hơn nữa.

-Thưa ông, điều đáng nói nữa trong các clip trên là việc việc hành hung, lột áo bạn học diễn ra trước mặt rất nhiều người chứng kiến và tất cả đều tỏ ra vô cảm, thờ ơ, lạnh lùng?


-Tôi không thể hiểu là tại sao những người xung quanh, trong đó có cả một số nữ sinh, có thể thờ ơ, vô cảm đến thế trước cảnh một nữ sinh bị hành hạ, đánh đập, thậm chí bị xé lột áo trên đường. Chắc rằng ở những nơi công cộng như thế cũng phải có người lớn đi qua, nhìn thấy mà sao cả người lớn cũng không can thiệp? Đấy là điều rất đáng băn khoăn.

Phải chăng trong xã hội ta hiện nay nhiều người đã bắt đầu bàng quan với các vấn đề chung của xã hội, với trách nhiệm giữ trật tự, an toàn công cộng cũng như với việc bảo vệ nhân phẩm con người? Tôi xin nói là ở những nước văn minh, đánh đập một con vật trên đường cũng bị can thiệp chứ đừng nói đánh đập một con người.



- Nói về những hình ảnh bạo lực trong các clip, nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho rằng đây có thể xem như một cái tát vào mặt người lớn, một cái tát vào xã hội. Ông bình luận gì về ý kiến này?



-Tôi cho rằng anh Nguyễn Quang Thiều nói đúng vì trẻ con hư là lỗi ở người lớn chúng ta.
Dĩ nhiên, trước tiên người ta phải nghĩ đến trách nhiệm của nhà trường.
Hiện có một số người nói chương trình giáo dục chú trọng dạy chữ hơn dạy người. Là người làm trong ngành rất nhiều năm, rất hiểu việc này, tôi không đồng tình với nhận định trên. Chương trình giáo dục đạo đức trong nhà trường thực chất khá nặng, khá dày, chứ không phải nhẹ. Nhưng phải xem chương trình ấy được thực thi thế nào, có tính thực tế, thực hành không hay nặng về giáo lý khô khan.

Cũng trong nhà trường, còn có cả trách nhiệm của Hội, Đội, Đoàn. Phải xem nội dung sinh hoạt của các tổ chức ấy thế nào, thiết thực đến đâu. Nhưng tôi cũng thông cảm với nhà trường và các đoàn thể ở trường vì, trước hết, học sinh chỉ học ngày 4 tiếng ở trường, nhiều nhất cũng chỉ là 8 tiếng. Thời gian còn lại, các em sống với gia đình, xã hội.

Thứ 2, quả là hiện nay nhà trường bị gây sức ép quá lớn và bị tước gần hết các “công cụ” để đưa học sinh vào khuôn phép. Bây giờ thầy cô mắng học sinh, dùng các từ ngữ nặng nề có khi lại bị báo chí, phụ huynh lên tiếng, bị kỷ luật, phê bình. Rồi đuổi học không được, cho lưu ban cũng không được,… Tôi thấy nhà trường gần như không còn biện pháp nào hữu hiệu nữa và hoàn toàn bị động trước sức ép dư luận xã hội.

Về phía gia đình, đây là nơi có trách nhiệm lớn nhất trong việc giáo dục con em mình vì phần lớn thời gian các em sống với người thân. Muốn giáo dục các em, trước hết, bố mẹ và người lớn nói chung phải nêu gương; nếu không, mọi điều tốt đẹp các em học được ở trường đều trở thành lý thuyết suông và bị vô hiệu hoá hết.
Cha mẹ phải quan tâm đến cách sống, cách nghĩ và những thay đổi hằng ngày của con em mình trong cách ăn mặc, nói năng, cư xử,… để uốn nắn. Các cụ vẫn có câu “Bé không vin, cả gẫy cành”. Những học sinh tham gia các vụ việc hành hung này chắc hẳn ở trong những gia đình mà cha mẹ rất thiếu chú ý đến con.

Về mặt xã hội, trước hết phải nói rằng truyền hình của ta chiếu nhiều cảnh bạo lực quá. Tôi không phản đối việc chiếu những bộ phim hành động, phim có cảnh đấm đá nhưng vấn đề là liều lượng đến đâu và lứa tuổi nào được phép xem những gì. Ở ta, các cháu nhỏ đến mấy cũng đều có thể dễ dàng xem những cảnh đấm đá dã man. Mà cái xấu thường nhập tâm dễ hơn cái tốt. Chúng ta đều biết, nhuộm đen dễ hơn giữ trắng rất nhiều.

Còn về xã hội nói chung, hiện có nhiều gương xấu lắm và đó là những bài học xấu cho trẻ. Đồng thời, ở một bộ phận thanh niên cũng như dân chúng, niềm tin vào những lý tưởng cao đẹp vì thế đang giảm sút rất nhiều.

Các video clip nữ sinh đánh nhau gần đây được dồn dập tung lên mạng phản ánh hiện tượng bạo hành, thậm chí nghiện bạo hành trong giới trẻ là lời cảnh báo đối với toàn xã hội. Qua chuyện này, người lớn chúng ta phải quan tâm sát sao hơn đến thanh thiếu niên và phải có biện pháp giáo dục lẽ sống, nếp sống cho các em phù hợp hơn. Nhưng trước hết, phải quan tâm đến cách sống của chính mình để làm gương cho con trẻ.



-Hiện công an Hà Nội đã vào cuộc điều tra vụ việc. Chúng ta đang rất cần tìm cho ra những nhân vật cụ thể có tham gia trong những clip này để xử lý, thưa ông?

- Tôi cho rằng phải tìm ra các nhân vật tham gia trong các video clip đánh nhau chứ không chỉ một clip vụ đánh nhau mới đây của nữ sinh Hà Nội. Chúng ta phải chấm dứt ngay chuyện này bằng cách xử lý thật nghiêm khắc.

Cũng như một thời Hà Nội có tin đồn hiện tượng người đi đường bị rạch, bị hành hung bằng dao lam. Sau khi lực lượng công an vào cuộc làm rốt ráo thì đã chấm dứt hẳn.



Cấn Cường - Phương Thảo (thực hiện)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Thật đau lòng khi xem những cảnh đó,nếu đó là con gái mình
thì sao nhỉ? NỮ SINH THỜI HIỆN ĐẠI đấy, rồi ít năm nữa trở thành phụ nữ thời hiện đại.Mình nghĩ không thể đổ lỗi cho nhà trường được ,mỗi gia đình bây giờ chỉ có một đến hai con , cô giáo thì có đến bốn,năm chục,thậm chí sáu chục em trong một lớp,-những lớp như thế này ở Hà Nội  có nhiều đấy-, Ngoài truyền thụ kiến thức là chính,còn môn giáo dục công dân cũng không ai coi là phụ cả,nhưng thử hỏi mình chỉ có một,hai đứa mà có khi còn om tỏi cả nhà huống chi cô giáo,thầy giáo.Gia đình phải kết hợp với nhà trường và trước hết cha mẹ là tấm gương sáng cho con cái noi theo.Mình đi làm mỗi này dong ruổi trên đường phố khoảng gần 25 km ,qua nhiều ngã tư chờ đèn xanh đỏ ý...chứng kiến nhiều cô gái rất trẻ nhưng nói tục thì nghe mà xấu hổ,có bạn mới lấy chồng, khi bạn bè hỏi:-mẹ chồng mày không gọi mày dậy sớm nấu cỗ tết à? cô đó trả lời:-Có mà dám-(mẹ chồng không dám gọi nàng dâu)- Bà mẹ chồng ấy là tương lai của nhiều người phụ nữ sắp thành mẹ chồng đấy nha. Mình ngẫm các cụ ta vẫn nói :"sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy" .Dù sao mình vẫn hy vọng đó chỉ là đoạn quay có chủ ý đạo diễn  -Hy vọng thế cho đỡ đau lòng và xấu hổ cho người lớn chúng ta.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ánh Dương

Đúng thật là đau lòng khi xem phóng sự này. Mình rất đồng ý với quan điểm của bạn Phượng Hoàng Lửa, dạy dỗ con cái là trách nhiệm chính của cha mẹ. Việc cha mẹ kết hợp tốt với nhà trường là chứng tỏ sự quan tâm đối với con cái, phối hợp được điều đó sẽ  hạn chế được rất nhiều những câu chuyện đau lòng như phóng sự trên. Nhưng cách dạy dỗ con cái thế nào cho đúng mới là điều quan tâm nhất. Một gia đình nề nếp có trên có dưới, cha mẹ  phải tránh không chửi bới, cãi cọ nhau trước mặt con cái. Ngay từ lúc nhỏ luôn quan tâm nhắc nhở, chỉ bảo, để ý mọi mặt sinh hoạt của con là điều rất cần thiết (Đặc biệt là con gái). Khi chúng ta viết lên  đây những điều này thì bản thân chúng ta cũng phải làm tốt những điều đó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Ánh Dương: ĐN hoàn toàn đồng ý với bạn. Muốn con cái ngoan, trước hết bố mẹ phải gương mẫu, phải...ngoan trước đã. ĐN nghĩ rằng bố mẹ mà cứ cãi cọ, thậm chí là mạt sát nhau trước mặt con cái thì quả là không còn gì là nền nếp, là mô phạm nữa rồi.Cho dù có thù hận nhau đến đâu, thì điều nên tránh vẫn là không để con trẻ phải chứng kiến sự bất hoà và "lời qua tiếng lại" (cho dù là lịch sự hay "thô bỉ học") của bố mẹ. Nhưng khó lắm thay khi họ, những "đấng sinh thành" quý hoá ấy lại cứ thích phân định rạch ròi "thắng bại" về ai ngay trước mặt con cái, và "tất lẽ dĩ ngẫu" là họ có thể thắng nhau nhưng cái sự bại lại cũng thuộc về chính họ, vì họ chắc chắn đánh mất niềm kính yêu cha mẹ của con trẻ, chắc chắn con cái sẽ mất lòng tin nơi bố mẹ, và v.v...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Mình cảm ơn các bạn đã vào tham gia, bày tỏ ý kiến và quan điểm quanh câu chuyện đau lòng trên. Mình cũng nghĩ như các bạn, để giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ, cần phải có sự góp sức chung tay của tất cả: gia đình-nhà trường-xã hội. Môi trường sống của chúng ta hiện nay bị ô nhiễm nhiều quá, không chỉ là rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt mà còn cả sự ô nhiễm về mặt tinh thần, đạo đức xã hội. Lắm lúc nhìn quanh rồi thấy phát sợ!

Mình cũng rất đồng tình với các ý kiến phân tích của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trong bài phỏng vấn trên, vì mình cũng thấy thực trạng đó ở ngay chỗ mình đang sống. Dường như đã có dấu hiệu của sự bất lực từ phía các nhân tố có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm lo cho sự giáo dục trẻ em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung...

Cái đáng ngại là ai cũng phải có trách nhiệm nhưng rồi trách nhiệm đó lại được san đều, đổ lỗi cho nhau mà rốt cuộc rồi: đâu cũng vào đấy và vũ như cẩn vẫn như cũ, con em hư hỏng cứ hư hỏng, hậu quả rơi vào ai thì người ấy nấy nhận?!

Câu chuyện trên là có thật, đoạn phim quay không phải là sự dàn cảnh để chơi... Đọc báo mấy hôm nay hẳn các bạn có theo dõi đều đã biết tên tuổi, trường lớp của 10 nhân vật hiện diện trong đoạn video clip.

Báo cũng đưa tin là ngày hôm nay, 17/3, Hội đồng kỷ luật trường THPT Trần Nhân Tông- Hà Nội sẽ họp và đưa ra kết luận chính thức về hình thức kỷ luật các học sinh đánh nhau. Vậy những học sinh đã bỏ học và là "nhân vật chính",Phạm Tường Vi-17 tuổi, mặc áo ca-rô, túm tóc, đấm đá cô bé Quỳnh Anh, thì ai sẽ xử lý và xử lý ra sao nhỉ?
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Nguyệt Thu đã viết:GS.TS Nguyễn Minh Thuyết
"Còn về xã hội nói chung, hiện có nhiều gương xấu lắm và đó là những bài học xấu cho trẻ. Đồng thời, ở một bộ phận thanh niên cũng như dân chúng, niềm tin vào những lý tưởng cao đẹp vì thế đang giảm sút rất nhiều."
Thanh niên hư hỏng hơn giống như là xu hướng của thời đại ấy,không cưỡng được.Ngay cả những tác phẩm truyện ngắn trẻ VN vịt anh vừa đọc cũng đầy u ám,chán đời,sặc mùi tình dục. :)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Hoá ra tất cả là đúng, không phải đùa ,chơi. Không thể tin mặc dù đó là sự thật. Các cụ ngày xưa nuôi con vất vả,nhưng dạy rất dễ.Giờ thì ngược lại, nuôi thì dễ mà dạy thì khó ,phim,ảnh,sách ,báo và cả thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày nữa ,ai cũng muốn có góc riêng,sao con trẻ có thể tâm sự hết nỗi niềm với bố mẹ vì chúng cũng khăng khăng:-đó là chuyện riêng của con,-một đứa trẻ 13 tuổi nói thế đấy. Tôi biết tôi cũng chưa phải là một cha ,mẹ tốt ,nhưng thâm tâm tôi luôn luôn cố gắng để trở thành tấm gương trong mắt con từ những việc nhỏ nhất,tuy nhiên mong muốn là vậy nhưng cuộc sống sao tránh khỏi va chạm .Vì thế theo suy nghĩ của mình,cái va chạm đời thường có thể mắc,(không mắc thì tốt)nhưng cái gì thuộc về tệ nạn,đạo đức mà xã hội đã và đang lên án,như lòng chung thuỷ ,lòng trung thực,ngiện hút,trộm cắp,làm ăn bất chính...thì cha mẹ không nên ,rất không nên -Nếu không muốn con bắt chước,bắt chước cái tật nói nhiều của mẹ chưa chắc đã sao,nhưng bắt chước cái sự không chung thuỷ của mẹ thì...đại nạn.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cát trắng

@ Phượng Hoàng Lửa: Tôi nhất trí với những ý kiến trên đây của bạn. Và cũng muốn trao đổi thêm với các bạn vài ý: Ngày trước, khi chúng ta còn ở lứa tuổi thiếu niên, gia đình là nơi duy nhất bình yên của chúng ta. Vì thời ấy gia đình đối với ta thánh thiện lắm, cha mẹ là chỗ dựa duy nhất. Còn nhớ lần đầu tiên xa nhà đi học, tôi khóc hết nuớc mắt. Bây giờ bọn trẻ đâu có thế. Chúng ra ngoài có nhiều thứ vui hơn, hấp dẫn hơn ở gia đình. Đối với một số gia đình mà cha mẹ luôn cãi cọ nhau hoặc chiến tranh lạnh, trẻ sẽ tìm niềm vui ở bên ngoài. Và như vậy đối với các cháu có tính bốc đồng một chút, nông nổi một chút thì thói hư hỏng cũng xâm nhập vào nó dễ dàng. Một lần tôi đọc được mấy dòng con tôi viết trong quyển sổ của nó mà hoảng hồn (Chắc là viết cho bạn nó):"Ai nói gia đình là tổ ấm, mình thấy gia đình mình là địa ngục thì đúng hơn. Ngày nào mẹ cũng to tiếng với ba, còn xài xể ba nữa, mình chỉ muốn biến khỏi căn nhà này".
Tôi ngạc nhiên lắm vì lâu nay tôi không hề nghe nó than vãn gì về điều này. Té ra có những điều nó nghĩ mà không nói với cha mẹ, chì nói với bạn. Tôi đánh liều đưa những dòng chữ đó cho vợ tôi xem trong một buổi con đi vắng(và tôi cũng chuẩn bị tư thế để đón nhận cơn thịnh nộ). Nhưng không. Vợ tôi xem rồi có vẻ xúc động, lặng lẽ xếp lại mấy chồng sách vở của con...Tôi mong sao gia đính tôi mãi mãi là bến yên bình cho mọi thành viên, nhất là đứa con mà tôi yêu quý nhất trên đời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối