Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

sabina_mller

Sabina phải gõ Google để tra xem, trách bạn Điệp cũng khg đc, vì bạn Điệp chỉ là người dịch bài thơ, vậy phải đi trách tác giả thôi. Cái thứ mà bay bay trong gió ấy, chỉ là phấn hoa thôi à, khg phải hoa đâu. Vì cây dương liễu có 2 hoa khác nhau, hoa đực và hoa cái. Phấn hoa bay trong không khí nhờ gió thụ phấn thôi, chứ hoa khg có bay đâu. Hoa khi mà bay trong gió thì rụng mất ra khỏi cành rồi, còn đâu mà nở. Mà bảo là ngta khg thấy hoa thì vô lí lắm, tác giả khg nhìn thấy thì có, chứ hoa nó nhạt màu thôi, khg phải sặc sỡ như lan, mai phượng, đào... Đọc tới câu này "hoa lìa cành mà nở" cứ thấy nó trúc trắc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Mình đã ghi ở trên rồi mà, những điều đó mình nghĩ mọi người đều biết cả, nhưng đó là xét về mặt sinh học...
Mình lại thấy ý của câu đó lại chính là ý hay nhất của bài này, nếu phải trích ra ở bài này 1 câu thì mình sẽ trích ra câu đó :-)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Sabina cứ thấy nó thế nào ấy, chẳng hạn 1 số cây khi hoa rụng bay thì mình mới biết nó có hoa (có thể bình thường mình khg để ý khi nó nở hoa) thành ra nhìn thấy hoa bay thì chỉ có thể kết luận "à, hoá ra cây này cũng có hoa đấy", chứ chẳng thể nào kết luận "hoa lìa cây mà nở", sorry, đầu óc Sabina theo logic thế nên cứ trúc trắc với câu này, chịu khg thể nào dịch bài này.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Kiến thức sinh của tớ chẳng nhiều gì nhưng mà vẫn nhớ là mình gọi củ hành, củ tỏi, củ lạc thực ra đều là sai đó thôi, ko hiểu bạn gọi là gì vậy :p
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Tâm

Hoàng Tâm hết sức cám ơn Điệp Luyến Hoa. Hoàng Tâm cũng mong Điệp Luyến Hoa tiếp tục góp ý nhiều hơn nữa cho Hoàng Tâm trong các bài sau. Đúng là Hoàng Tâm chưa hiểu hết ý của bài dịch nghĩa, nhờ Điệp Luyến Hoa chỉ dẫn mới rõ. Vậy thêm 2 câu của Điệp Luyến Hoa vào nhé:
Vịnh hoa liễu
Bỗng đâu Viện nhỏ điểm rêu xanh,
Hỏi thử cho hay rõ ngọn ngành.
Xuân chẳng chờ ai riêng chiếm giữ,
Hoa đành theo gió nở lìa cành.
Sạch trong không chịu đường trần bụi,
Nhẹ cuốn hướng lên phía Viện xinh.
Theo gió lại e trẻ đón bắt,
Lan can lưu lại kiếp hồi sinh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Thế bạn Điệp định nghĩa dùm Sabina từ "củ" mà bạn nói. Từ "củ" định nghĩa rộng lắm, vừa là củ rễ, vừa là củ thân, thế nên nó khg sai, từ "củ" chỉ là hình dạng mà thôi, chứ khg chỉ chức năng thân, lá hay rễ, chức năng nuôi dưỡng hay chức năng dự trữ (mà từ "củ lạc" bạn Điệp gọi thôi, Sabina khg gọi là "củ lạc"). Còn bạn Điệp định nghĩa từ "củ" thế nào? Thôi, stop ở đây thôi, khg biến topic thành topic sinh vật mất thôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thanhbinh82_tp

Vịnh hoa liễu

Viện nhỏ một ngày phủ rêu xanh
Lòng hoài nghi, nên hỏi ngọn ngành
Xuân chẳng của riêng ai mà giữ
Hoa mới lìa cành nở chốn đây
Sạch trong chưa nhuốm màu bụi bặm
Nhẹ nhàng bay vào chốn lầu xinh
Nương gió sợ vào tay bọn trẻ
Đập nhẹ lan can ngụ chốn này.
Dẫu em có nghi ngờ ! Ngôi sao là ánh lửa ! Mặt trời di chuyển chỗ ! Chân lý là dối lừa ! Nhưng em chớ nghi ngờ ! Tình yêu Anh em nhé
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Hi hi hi, cho chị góp lời với topic Sinh học nhé!
Lìa cành mà nở - quả thực là một liên tưởng độc đáo. Nhà thơ khác nhà sinh vật ở đấy đấy, Sabina ạ! Nhà thơ có thể biết quá là hoa tàn rồi, nhưng cái cảnh hoa tung bụi ra lại gợi cho nhà thơ những liên tưởng lạ, và điều đó mới làm nên một bài thơ.

Mà cuối cùng thì cái điều tưởng là phi lý về mặt sinh học, nhưng lại mang một triết lý riêng của tác giả ấy.. đã bắt người đọc mỗi người phải ngẫm nghĩ theo cách của mình. Giả thử như chị, thì chị nghĩ:
Đôi khi hoa ở trên cành mà mình không biết, chỉ khi nó rụng mình mới giật mình hiểu rằng nó đã nở. Mà rụng rồi, vẫn chưa muốn tàn... Hoặc lìa cành rồi, vẫn cố gom những tinh chất trong người mà nở... Những bông hoa bé nhỏ ấy mang trong mình sức sống dồi dào. Nó lại còn muốn mang tinh lực của đất trời ấy mà tung đi khắp nơi..., như ĐLH nói, đem xuân cho khắp đất trời...

Cảnh này hẳn phải đẹp và xúc động lắm.

Cái đoạn "đập nhẹ lan can..." chị cũng thấy đẹp. Chả biết tại sao đẹp, chỉ biết là đẹp.. Đôi khi thơ là thế đấy, cũng như lòng mình ấy mà, giải thích được chăng?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Đồng

Mạc vị nhất chi nhu nhuyễn lực, Kỷ tằng khiên phá biệt ly tâm.
Đừng nói đó là một cành cây mềm yếu, Nó đã phá vỡ bao nhiêu lòng ly biệt.

DLH ơi, bạn có thể vui lòng giảng cho mình nghe về 2 câu này được không ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Dương liễu tượng trưng cho sự ly biệt. Thơ Vương Xương Linh có câu "Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu" (Bỗng thấy màu dương liễu xanh rờn ở đầu đường, Chợt hối hận vì đã để chàng chịu phong hầu tòng quân đánh giặc). Trong Chinh phụ ngâm cũng có dùng lại cảnh này, Đoàn Thị Điểm dịch là "Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong", đó là cảnh khuê phụ có chồng chinh chiến, nhìn màu dương liễu xanh rờn mà tiếc cho tuổi thanh xuân của mình chôn vùi trong chốn khuê phòng.

Xưa phía đông thành Trường An có cầu tên gọi Bá Kiều, người ta tiễn nhau thường đưa đến đây rồi bẻ liễu tặng, về sau từ "chiết liễu" (bẻ liễu) được dùng để chỉ sự ly biệt. "Chiết liễu" còn trở thành tên một điệu hát rất hay được nhắc tới trong Đường thi, nhất là những bài biên tái, chỉ nỗi lòng của kẻ chinh chiến xa nhà. Lý Bạch: "Thử dạ khúc trung văn 'Chiết liễu', Hà nhân bất khởi cố viên tình" (Tối nay trong khúc sáo của người thổi dưới thành có nghe thấy bài 'Chiết liễu', Thử hỏi có ai mà không dấy nỗi nhớ nhà?).

Nói chung thơ tống biệt đời Đường có hình ảnh dương liễu rất nhiều.
Trịnh Cốc:
Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,
Dương hoa sầu sát độ giang nhân.
Sổ thanh phong địch ly đình vãn,
Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần.
(Đầu dòng Dương Tử, dương liễu xuân,
Hoa liễu làm buồn chết kẻ sang sông.
Vài tiếng sáo trong gió trong buổi chiều bên đình ly biệt,
Anh hướng Tiêu Tương (sang Sở), tôi hướng về Tần)

Cành dương liễu còn gắn với câu chuyện ly biệt giữa Hàn Hoằng và nàng họ Liễu đã thành điển tích mà không ai đọc cổ thi không biết. Chữ Liễu trong họ đó trùng với chữ liễu là cây liễu, và được Hàn Hoằng viết bài thơ mang ẩn ý nàng như một cành liễu, không rõ đã có ai bẻ hay chưa. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng nhắc tới: "Khi về hỏi liễu Chương Đài, Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay".

Cành dương liễu rất mềm, không vươn thẳng ra được mà rủ xuống, vì vậy mới nói: Đừng cho rằng đó chỉ là một cành cây mềm yếu, (Vì) nó đã làm tan nát bao nhiêu tấm lòng ly biệt. Tất nhiên lòng tan nát là vì kẻ ở người đi chứ đâu vì cành liễu, nói như vậy cũng giống như là "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" mà thôi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối