@sabina: luật thơ tứ tuyệt cũng có nhiều biến thể khác nhau mà, TVQ rành âm luật lắm đó. Nhân tiện mình đưa luôn ra đây để mọi người tham khảo:
b thanh bằng
t thanh trắc
- không bắt buộc
x không bắt buộc, nhưng phải là cùng bằng hoặc cùng trắc trong 1 bài. Thông thường thì hay dùng thanh bằng.
Luật 1:
- b - t - b x
- t - b - t x
- t - b - t t
- b - t - b x
Luật 2
- b - t - b x
- t - b - t x
- b - t - b t
- t - b - t x
Luật 3
- t - b - t x
- b - t - b x
- b - t - b t
- t - b - t x
Luật 4
- t - b - t x
- b - t - b x
- t - b - t t
- b - t - b x
Thông thường thì các chữ cuối câu 1, 2, 4 phải vần, nhưng câu 1 cũng không bắt buộc.
Luật 1 và 3 là hai dạng thông dụng nhất.
Đó là luật thơ tứ tuyệt, nếu là thơ mới 7 chữ thì còn có thêm vần nối giữa các khổ nữa (nhưng cũng ko bắt buộc).
Mình nghĩ là luật thơ nó chỉ như cái để tham khảo khi ta học làm thơ. Tất nhiên giữ đúng luật thì tốt, nhưng khi viết sẽ nhận ra một điều là, thỉnh thoảng phá luật 1-2 chữ cũng không ảnh hưởng gì. Nói thế không có nghĩa là muốn "phá cách" thế nào cũng được, mà phải phá cho đúng, thông thường thì phải có những chữ khác "gánh" lại. Ngược lại, cũng có hiện tượng nhiều câu làm đúng luật mà đọc vẫn không xuôi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook