Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Xuân Sách - Chân dung nhà văn

7.
Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị già quá tôi thì béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu.

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/XuanSach2.jpg

10.
Điêu tàn ư? Đâu chỉ có điêu tàn
Ta nghĩ tới vàng sao từ thuở ấy
Chim báo bão, lựa chiều cơn gió dậy
Lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa

Thay đổi cả cơn mơ
Ai dám bảo con tầu không mộng tưởng
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tầu, ta cũng uống
Mặt anh em trong suối cạn hội nhà văn.

11.
Trăng sáng soi riêng một mặt người
Chia ly đôi bạn cách phương trời
Ước mơ của đất anh về đất
Im lặng mà không cứu nối đời.

12.
Nên danh nên giá ở làng
Chết vì ông lão bên hàng xóm kia
Làm thân con chó xá gì
Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn.

13.
Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua vui
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.

14.
Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn, ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.

15.
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/HuyCan.jpg
NHÀ THƠ HUY CẬN và vợ
Trang thơ Huy Cận http://www.thivien.net/vi...ID=ij6KVOw8Gx-x4Do3SXKIsQ

Tiểu sử:

Tên thật: Cù Huy Cận
Sinh năm: 1919
Mất năm: 2005
Bút danh: Huy Cận
Nơi sinh: Hương Sơn- Hà Tĩnh
Thể loại: Thơ

Các tác phẩm:

   Các vị La Hán chùa Tây Phương http://www.thivien.net/vi...ID=u3Q7npHUp7qzWhFuq1PgEA
   Lửa thiêng (1940)    http://www.thivien.net/vi...ID=BI-5R4NCDfEksvoGyyrUTg
   Vũ trụ ca (1942)
   Thơ tình   
   Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
   Đất nở hoa (1960)
   Đất nước, quê hương, thiên nhiên   
   Bài thơ cuộc đời (1963)
   Hai bàn tay em (1967)
   Những năm sáu mươi (1968)
   Cuộc sống tình đời   
   Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973)
   Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973)
   Tâm tư và suy tưởng   
   Những người mẹ, những người vợ (1974)
   Ngày hằng sống ngày hằng mơ (1975)
   Ngôi nhà giữa nắng (1978)
   Hạt lại gieo (1984)

Giải thưởng văn chương:

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/XuanDieu.jpg
NHÀ THƠ XUÂN DIỆU
Trang thơ Xuân Diệu http://thivien.net/viewau...ID=RFLL7QmxIAtjETgw2z9Z4w


Tiểu sử:

Tên thật: Ngô Xuân Diệu
Sinh năm: 1916
Mất năm: 1985
Bút danh: Xuân Diệu, Trảo Nha
Nơi sinh: Tuy Phước – Bình Định
Thể loại: thơ, bút ký, tiểu luận, phê bình văn học, văn học dịch

Các tác phẩm:

    Thơ thơ (1938)
    Gửi hương cho gió (1945)
    Ngọn quốc kỳ (1945)
    Hội nghị non sông (1946)
    Mẹ con (1953)
    Ngôi sao (1954)
    Trường ca (1954)
    Phấn thông vàng
    Tiếng thơ (1951)
    Những bước đường tư tưởng của tôi (1958)
    Phê bình giới thiệu thơ (1959)
    Dao có mài mới sắc (1962)
    Một khối hồng (1964)
    Riêng chung (1960)

Giải thưởng văn chương:

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt I- năm 1996)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/TeHanh.jpg
NHÀ THƠ TẾ HANH http://thivien.net/viewau...ID=S3uBh8NU6oIs819c8VePRg

Tiểu sử:

Tên thật: Trần Tế Hanh
Sinh năm: 1921
Bút danh: Tế Hanh
Nơi sinh: Quảng Ngãi.
Thể loại: thơ, nghiên cứu lý luận phê bình, văn học dịch

Các tác phẩm:

    Hoa niên (1944)
    Gửi miền Bắc (1958)
    Tiếng sóng (1960)
    Hai nửa yêu thương (1963)
    Khúc ca mới (1966)    
    Giữa những ngày xuân (1977)
    Con đường và dòng sông (1980)
    Em chờ anh (1983)

Giải thưởng văn chương:

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1: 1996)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/CheLanVien.jpg
NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN http://thivien.net/viewau...ID=JtDfmA4S_lShSo8_l-LU7w

Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan (còn có bút danh khác Chàng Văn), sinh ngày 14 tháng 1 năm 1920, tại Đông Hà, Quảng Trị. Mất ngày 24 tháng 6 năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam 1957.

Trước cách mạng Chế Lan Viên sống ở Quy Nhơn (do đó ông coi Bình Định là quê hương thứ hai của mình). Năm 1937 khi học ở trường Trung học Quy Nhơn. Chế Lan Viên đã sáng tác thơ. Năm 1939, Chế Lan Viên ra học ở Hà Nội, sau đó vào làm báo ở Sài Gòn, rồi dạy học ở Thanh Hóa và Huế. Cách mạng tháng Tám (1945), Chế Lan Viên tham gia cách mạng tại Quy Nhơn. Sau đó ra Huế làm báo Quyết Thắng của Việt Minh Trung bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên làm công tác báo chí ở Liên khu IV, khi ở Thanh Hóa, khi ở vùng bị chiếm Bình Trị Thiên.

Năm 1954, hòa bình lập lại, Chế Lan Viên về sống và hoạt động ở Hà Nội. Ông đã đảm nhiệm nhiều công việc; ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, Đại biểu Quốc Hội các khóa 4, 5, 6 và 7, ủy viên Ban Thống nhất của Quốc Hội khóa 4 và 5, ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc Hội các khóa 6 và 7, ủy viên Ban Thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

Sau khi đất nước thống nhất. Chế Lan Viên vào công tác và hoạt động văn học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm:

THƠ:

Điêu tàn (1937)
Gửi các anh (1954)
Ánh sáng và phù sa (1960)
Hoa ngày thường
Chim báo bão (1967)
Những bài thơ đánh giặc (1972)
Đối thoại mới (1973)
Hoa trước lăng người (1976)
Hái theo mùa (1977)
Hoa trên đá (1985)
Tuyển tập Chế Lan Viên (2 tập, 1985)
Di Cảo I (1994)
Di Cảo II (1995)

VĂN XUÔI:
Có các tập ký: Vàng sao (1942)
Thăm Trung Quốc (1963)
Những ngày nổi giận (1966)
Giờ của số thành (1977)

Chế Lan Viên cũng là tác giả của những tập tiểu luận, phê bình trao đổi nghề nghiệp đặc sắc: Nói chuyện văn thơ (1960); Phê bình văn học (1962); Suy nghĩ và bình luận (1971); Bay theo đường dân tộc đang bay (1976); Nghĩ cạnh dòng thơ (1981); Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).

Chế Lan Viên đã được tặng Huân chương Độc Lập hạng hai (năm 1988). Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I-1996), Giải A giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1985 (tập thơ Hoa trên đá) và giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1994 (Di cảo I và Di cảo II).
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NguyenThi.jpg
11. NHÀ VĂN NGUYỄN THI

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Hoàng Ca.
Sinh năm: 1928
Mất năm: 1968
Nơi sinh:  Hải Hậu - Nam Định.
Bút danh: Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Thi.
Thể loại: ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ

Các tác phẩm:

·           Hương đồng gió nội (1950)
·           Trăng sáng (1960)
·           Đôi bạn (1962)
·           Mùa xuân      
·           Người mẹ cầm súng
·           Những sự tích ở đất thép
·           Mẹ vắng nhà
·           Những đứa con trong gia đình
·           Đại hội anh hùng

Giải thưởng văn chương:

·           Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu năm 1965 cho tập truyện ký “Người mẹ cầm súng”.
·           Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.

Giới thiệu một tác phẩm:

Những đứa con trong gia đình (truyện ngắn)

Việt nằm sấp, má áp vào bá súng như gối đầu trên tay chị, hai cánh mũí phập phồng, đôi mắt thỉnh thoảng lại nhướng lên. Có tiếng chim cu rừng gù gù đâu đây. Những con cu cổ đeo những chấm xanh đỏ óng ánh như cườm, hay đậu trên rặng bần ở sông Định Thuỷ. Hồi ở nhà, có ngày nào Việt khỏi xách ná thun đi bắn nó. Đó là những buổi trưa, cái nắng ở quê cũng mát mẻ, Việt để đầu trần, mình mẩy tèm lem sình đất từ chỗ móc mương lên, lội tắt trong vườn, đi tìm chim. Chích choè, hoành hoạch, cò ma, chuột chuyền dừa… không lỏi một con. Sáng đi làm mướn, chiều về một xâu chim treo ở cán cuốc. Cuốc vừa đặt xuống thì xâu chim cũng được thảy ra trước mặt chị Chiến. Lớn lên một chút, xâu chim lại được treo ở đầu cây súng tự tạo, cái ná thun cũng không còn lủng lẳng ở cổ nữa, mà được giắt gọn sau lưng quần. Bây giờ đi bộ đội, cầm súng tự động, bá súng còn thơm gỗ, đánh Mỹ bằng lê, cái ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo. Dây thun đã mấy lần thay, nhưng cái nạng ổi của nó vẫn như cũ, Nó láng o, lên nước, chú Năm đã làm nó cho Việt nhân việc máy bay ném bom đào mất gốc ổi trong vườn chú

Việt đi tòng quân cũng chỉ có vậy, một cái võng, một bộ quân phục  và cái ná thun. Ngày đó má vừa mới mất. Má đi đấu tranh ở Mỏ Cày về, cà - nông nó bắn đuổi theo. Một trái rơi bịch trên lộ, trước mặt má, không nổ, má đến dòm dòm rồi bỏ luôn vào rổ, cắp về. Một trái khác đã văng miểng trúng má lúc má về tới đầu xóm. Má nằm xuống, trái cà - nông lép trong rổ vẫn còn nóng hổi. Má chết. Việt nhớ hoài câu chuyện má hay kể:

- Tao dạn là nhờ ba mày. Ba mày bị Tây nó chặt đầu, tao cứ đi theo cái thằng nó xách đầu mà đòi. Đi từ ấp trong tới ấp ngoài, nó qua sông tao cũng qua, nó về quận tao cũng tới. Một tay tao bồng em mày, một tay tao cắp rổ. Chị Hai mày đang nấu cơm cũng mang cả đũa bếp chạy theo, tóc tai xù xuống mặt, chỉ ló có một con mắt ra nước chảy ròng ròng. Mày với con  Chiến thì chạy theo sau chị Hai mày mà la: "trả đầu ba!". Tao muốn la cho chị em bay ở nhà. Đi mình tao, tao chửi nó, nó có bắn tao thì cũng còn chị em bay để trả thù cho ba mày. Mỗi lần nó bắn đùng đùng trên đầu, chị em bay lại níu chân tao. Lòng dạ tao đâu còn rảnh để mà sợ, mà khóc, chỉ thương con thôi. Rõ là đầu ba mày đó, nó xách mắt trợn trắng đó mà không sao đòi được. Về tới quận, nó đi rao khắp chợ rồi liệng đầu ba mày vào ngực tao. Quân bất nhân vậy đó, làm máu me văng cùng vào đầu em mày. Phải hồi đó tao không níu lại thì nó đã bắn mày rồi. Đầu ba ở dưới đất không lượm, cứ nhè cái thằng vừa liệng mà đá.

Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/KimLan.jpg
12. NHÀ VĂN KIM LÂN

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Văn Tài
Sinh năm: 1921
Nơi sinh: Tiên Sơn - Bắc Ninh
Thể loại: truyện ngắn

Các tác phẩm:

·           Nên vợ nên chồng
·           Làng
·           Vợ nhặt    
·           Con chó xấu xí (1962)
·           Hiệp sỹ gỗ
·           Ông cả Ngũ



Giới thiệu một tác phẩm:

Vợ nhặt



"….Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:

- Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.

- Vâng.

Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái dối, và một đĩa muối ăn với cháo nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…

Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hoà hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.

Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.

Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.



Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 1985  

Nguồn cinet.gov.vn
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/TuMo.jpg
13. NHÀ THƠ TÚ MỠ http://thivien.net/viewau...ID=Al-17LR5audVZWycJDP8Dw

Tiểu sử:

Tên thật: Hồ Trọng Hiếu
Sinh năm: 1900
Mất năm: 1976
Nơi sinh: Hà Nội
Bút danh: Bút Chiến Đấu
Thể loại: thơ

Các tác phẩm:

    Dòng nước ngược (1943)
    Địch vận diễn ca (1949)
    Nụ cười kháng chiến (1952)
    Tấm Cám (1955)
    Nụ cười chính nghĩa (1958)
    Đòn bút (1962)
    Ông và cháu (1970)
    Thơ Tú Mỡ (1971)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/BuiHuyPhon-DoPhon.jpg
14. NHÀ THƠ BÙI HUY PHỒN - ĐỒ PHỒN


* Tên khai sinh: Bùi Huy Phồn (1911 – 1990. Sinh ngày 16.12.1911, tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc:Làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mất tại Hà Nội năm 1990. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
* Ông thân sinh Bùi Huy Phồn là một nhà Nho, chi trưởng họ "Đại Bùi", thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên phố Đầm bán chữ nuôi thân. Rồi kết duyên với cô gái Bắc Ninh đảm đang, giỏi nghề buôn bán, sau này là mẹ thân sinh nhà văn. Trước năm 1940 gia đình ông là tư sản thương mại (dân tộc) kiêm địa chủ. Đến những năm 1940-1945, gia đình bị phá sản, bán hết ruộng đất ở phố Đầm trở về quê gốc.
*Các bút danh khác: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.

Nhà văn học chữ Hán hết chương trình tú tài, thạo tiếng Pháp.

Bùi Huy Phồn dạy học, nhưng gắn bó với việc viết văn, làm thơ, viết báo. Nhà văn đã từng là ủy viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo (Bắc Kỳ) ở Hà Nội, ủy viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X. Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II (1962-1972), Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa IV, V, VI. ủy viên thường trực Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31.10.1990 tại Hà Nội.

* Tác phẩm đã xuất bản:
Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)
Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941)
Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944)
Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949)
Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950)
Bia miệng
Mưu sâu Mỹ Diệm
Thơ ngang
Tàn xuân đế quốc (tậpthơ trào phúng 1952, 1957, 1959)
Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
Phất (tiểu thuyết, 1961)
Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)
Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)



Không đề

Bao nhiêu năm nợ bao nhiêu phiền
Mẹ trả con rồi, đến cõi tiên.
Ăn nói đãi đời con mới thuộc,
Gối lưng mưu sống mẹ quên rèn.

Sinh con những tưởng con đền đáp,
Có cháu nào hay cháu báo thêm
Chúng nó quan hàn quan nghị cả
Một con cậu khoá, cậu hai quèn

Nhà mong gì được nghề nôm tạm
Nước dụng bao giờ đứa xỏ xiên
Thôi thế cũng là an mả mẹ
Để cho thiên hạ khỏi đào lên.

NXB Hội nhà văn, 1998
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/HoaiThanh1.jpg
NHÀ VĂN HOÀI THANH

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Đức Nguyên
Sinh năm:1909
Năm mất:1982
Nơi sinh:Gia Lộc- Hà Tĩnh
Thể loại:Lý luận phê bình văn học

Các tác phẩm:

          Văn chương và hành động
          Thi nhân Việt Nam
          Có một nền văn hóa Việt Nam
          Nói chuyện thơ kháng chiến
          Nam bộ mến yêu
          Phê bình và tiểu luận tập I, tập II
          Phan Bội Châu
          Chuyện tơ
          Tuyển tập Hoài Thanh
          Di bút.


Giới thiệu một tác phẩm:

Thi nhân Việt Nam



Một thời đại trong thi ca

…Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét giận hờn nhất như ngày trước. Đã đành ta chỉ có chừng ấy mối tình như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái sắc màu riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại"… Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt…; các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thi trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi… cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…". Mấy câu nói xô bồ, liều lĩnh mà tha thiết của ông Lưu Trọng Lư ở nhà Học hội Quy Nhơn hồi tháng sáu 1943 đã vạch rõ tâm lý của lớp thanh niên chúng ta.

   Tình chúng ta đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn…

  Đã thế, không thể xem phong trào thơ mới là một chuỵên lập dị do một bon dốt nát bày ra để kiếm chỗ ngồi trong làng thơ. Nó là kêt quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại bắt đầu từ hồi nước ta sát nhập đế quốc Pháp và, xa hơn nữa, từ hồi Nguyễn- Trịnh phân tranh, lúc người Âu mới đến. Cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, ngưòi ấy đã đem theo cùng với hàng hoá phương Tây, cái mầm sau này sẽ nẩy thành thơ mới.

  Một thời đại vừa chẵn mười năm.

  Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới. Tôi không so sánh những nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kỳ tài đời nay không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và tha thiết rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu.

  Từ người này sang người khác, sự cách biệt rõ ràng. Cá tính con người từ bao lâu bỗng được giải phóng. Sự giải phóng có thể tai hại ở chỗ khác. Ở đây nó chỉ làm giàu cho thi ca. Cái sức mạnh từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê. Cảnh tượng thực là hỗn độn. Nhìn qua ta chỉ thấy một điều rõ: ảnh hưởng phương Tây, hay đúng hơn, ảnh hưởng Pháp…



Nhà xuất bản Văn học, 2004.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối