Trang trong tổng số 3 trang (26 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]

Ảnh đại diện

Bùi Xuân Mậu

Đây nói về Phạm Lãi và Văn Chủng đều là đại công thần của nước Việt Trung Nguyên ra phò Câu Tiễn. Phạm Lãi là dân Bách Việt Văn Lang, thấy Việt Vương Câu Tiễn đem dâng nước Việt Trung Nguyên cho Nhà Chu thời vô cùng bất mãn khuyên can mấy lần. Câu Tiễn không nghe cứ làm theo ý mình nhưng trong lòng có ý dè chừng Phạm Lãi. Phạm Lãi có ý bỏ Việt Vương Câu Tiễn khi còn ở Từ Châu nhưng còn chần chừ chưa dứt khoát. Khi về nước Ngô Phạm Lãi mới dứt khoát biết nếu mình ở lại thời cái chết không biết lúc nào bằng bỏ đi. Phạm Lãi vượt qua Tam Giang, Ngũ Hồ nhìn lên trời mà than rằng:
“Ta có tội với Bách Việt Văn Lang! Anh Hùng Lạc Đạo tôn thờ tên ác Bá kẻ bán nước phản bội Ông Cha.”
Phạm Lãi trước khi bỏ Việt Vương Câu Tiễn mà đi có một bức thư cho quan đại phu Văn Chủng. Một hôm Văn Chủng vừa ra khỏi cung thời có một người đưa cho Văn Chủng một bức thư nói rõ bộ mặt lang sói của Câu Tiễn. Nội dung như sau: Chim đã hết thời cung nỏ phải cất. Thỏ khôn đã chết thì chó săn lại bị nấu. Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu. Con người chỉ vì danh lợi cá nhân. Đem đất Bắc Văn Lang cầu vinh mà dâng cho phương Bắc Nhà Chu. Một con Cáo Già đã lộ cái đuôi chồn lòng dạ hiểm sâu nói một đường làm một nẻo, giả nhân giả nghĩa lừa gạt tấm lòng tốt của người dân Bách Việt khi hiểu ra thì mọi việc đã rồi. Nếu Ngài không bỏ đi tất có tai hoạ vì Ngài rất yêu Bắc Văn Lang
Văn Chủng nhận được thư của Phạm Lãi trong lòng lấy làm căm hận cho cuộc đời mình anh hùng lạc đạo tôn thờ một kẻ bán nước. Văn Chủng bật khóc từ đó cáo bệnh không vào chầu nữa. Có người gièm nói Văn Chủng làm phản.
Việt Vương Câu Tiễn đến nhà đưa kiếm cho Văn Chủng rồi nói:
“Nhà ngươi thường dạy quả nhân bảy thuật để đánh Ngô. Quả nhân mới dùng có ba mà nước Ngô đã thua. Còn bốn thuật nữa ở nhà ngươi. Nhà ngươi hãy giúp ta mà diệt Hùng Ánh Vương, Chân Nhân Lang, thời công ngươi mới to tác hơn nữa.”
Văn Chủng nhìn lên trời nói lớn:
“Con đã biết sai xin Bách Việt Văn Lang tha tội cho con.” Văn Chủng nói xong liền tự sát
– Cùng năm 470 TCN, Câu Tiễn nghị hoà với Hùng Ánh Vương, phân chia Nam – Bắc không ai xâm phạm đến ai nữa. Từ đó Việt Vương Câu Tiễn không còn lo chiến tranh, cao ngạo tàn độc. Trung thần can ngăn đều bị giết sạch, ăn chơi trác táng còn hơn cả Vua Ngô.
Nhà nước Việt Trung Nguyên độc lập tự chủ chỉ trên dưới 70 năm (545-469 TCN). Sau khi Câu Tiễn mất, nhà nước Việt Trung Nguyên bắt đầu tan rã từ năm 468 đến 425 TCN là tan rã, do Dân tộc Bách Việt nổi lên lật đổ triều đại Việt Vương Câu Tiễn với cái tội: “Việt Vương Câu Tiễn bán đứng Việt Trung Nguyên cho nhà Chu”.
Tóm lại: Bắc Văn Lang bị cha con Doãn Thường cướp trở thành Trung Thổ Việt Trung Nguyên. Đến thời Việt Vương Câu Tiễn tùng phục Nhà Chu, Bắc Văn Lang Trung Nguyên nhập về phương bắc chuyển thành Trung Quốc. Kể từ đây trở về sau, không những chúng ta mất Bắc Văn Lang, mà Trung Văn Lang cũng chịu chung số phận bị mất vào tay Phương Bắc. Đây chính là bãi chiến trường đầu rơi máu đổ qua các thời kỳ lịch sử Trung Quốc.

Đến thời Hùng Duệ Vương đời 18- Hạ Hùng Vương (306 đến 258 trước Công Nguyên) tình hình càng ngày càng tồi tệ, Bắc Văn Lang không còn, hơn hai phần Trung Văn Lang đã mất, chỉ còn Nam Văn Lang và một phần Trung Văn Lang.
Triệu Việt Vương con cháu nhiều đời của Triệu Phàn, Triệu Công theo phò cha con Doãn Thường đang đóng quân ở Nam Hải tiến đánh phần còn lại của Trung Văn Lang. Địa Phận Nam Hải nay thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc bây giờ. Nơi đây chính là nơi Tiên Dung và Chử Đồng Tử chung sống với nhau.
Sau thất bại cuộc chiến với Triệu Việt Vương, tướng Dương Lương bỏ mạng, cuối cùng Trung Văn Lang cũng mất vào tay giặc. Tây Thục Vương chính là Thục Phán mất cánh quân Dương Lương, lâm vào thế yếu rút về Tây Nam Văn Lang.
Vào thời kỳ này, Phương Nam quân Hồ Nam(hậu duệ của Hồ Chiêm Quân) tiến đánh phía Nam của Nam Văn Lang bị quân Văn Lang đánh dẹp, từ đây điển tích Mai An Tim ra đời. Mai An Tim là con của thống tướng Mai Yển dân tộc Chăm, đang thống lĩnh ba quân trấn thủ Phương Nam của Nam Văn Lang bị tử trận trong cuộc chiến với Quân Hồ Nam.
Vua Hùng Vương đời thứ 18 có con trai nhưng chết yểu lúc còn nhỏ thành ra không có con trai kế vị, nên nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn. Khi ấy Tây Văn Lang, Thục Phán là cháu 20 đời của Thục Lao. Bà Cố của Thục Phán là Công Chúa Hùng Vương đời thứ 15- Hùng Triều Vương (Cảnh Chiêu Lang).
Thục Phán thấy Hùng Duệ Vương không có con trai, lại bỏ bê chính sự, nịnh thần lộng hành, không sớm thì chầy cũng bị ngoại xâm nuốt chửng. Nghe Vua Hùng chuẩn bị nhường ngôi cho con rể tức là Tản Viên Sơn Thánh (Nguyễn Tuấn), Thục Phán tức giận, huy động chín Chúa khắp Tây Văn Lang. (Chín Chúa Tây Văn Lang là cháu trên 20 đời của Tây Thục Vương) huy động 30 vạn quân kéo về thành Văn Lang ép Vua Hùng nhường ngôi.
Hùng Duệ Vương có trao binh quyền cho Tản Viên Sơn Thánh chống trả lại Thục Phán. Sơn Tinh -Tản Viên Sơn Thánh nghe tin Thục Phán vô tình gặp Rùa Thần, Rùa Thần dẫn Thục Phán đến hang động bí mật nơi Quốc Tổ Vua Hùng luyện Bảo Kiếm. May thay nơi đây còn sót lại bí quyết luyện thép của Quốc Tổ Vua Hùng và Thục Phán đã luyện được thép thành công. Thục Phán cho người rèn đúc ra kiếm, ra tên vô cùng lợi hại. Tản Viên Sơn Thánh – Nguyễn Tuấn biết chống trả cũng không lại, lại gây ra cảnh tương tàn nồi da nấu thịt, sò hến đánh nhau ngư ông đắc lợi. Ngoại xâm chính là ngư ông, chờ thời cơ là hốt sạch, xoá sổ nước Văn Lang. Nguyễn Tuấn thấy rõ nguy cơ mất nước xảy ra khi anh em tương tàn nồi da nấu thịt, chi bằng khuyên Vua Hùng nhường ngôi Quốc Vương cho Thục Phán.
Thục Phán lên ngôi Quốc Vương, Niên Đại Hùng Vương kết thúc, chuyển sang niên hiệu An Dương Vương. Thời đại Văn Lang kết thúc chuyển sang thời đại Âu Lạc, cũng chính là lúc con cháu Tiên Rồng rơi vào thời mạt pháp, mạt vận. Mặt Trời Chính Nghĩa không còn, màn đêm bao phủ Con Cháu Tiên Rồng. Sau cơn hoả hoạn lớn thiêu rụi thành Văn Lang, thiêu rụi những gì còn sót lại kể cả gia phả Hùng Vương- Ý Trời. Các Vương Quan, tướng lĩnh đời cuối Niên Đại Hùng Vương đau xót cho Niên Đại Hùng Vương, kéo dài hàng nghìn năm. Ai được nghe kể gì thời thờ nấy nên hết sức lộn xộn. Mà thôi, thà thờ lộn xộn, câu chuyện lịch sử lộn xộn, còn hơn là đánh mất hẳn truyền thống dựng nước, giữ nước của Ông Cha.
Khi Thục Phán lên ngôi Quốc Vương, lúc ấy Bắc Văn Lang Nước Xích Quỷ đã rơi vào tay giặc từ lâu, trở thành mảnh đất chiến tranh, tranh giành của nhiều thế lực, như Thục – Tần – Ngô – Sở – Triệu – Hàn – Nguỵ – Tấn. Đất Bắc nhà Chu đi vào giai đoạn kết thúc, chiến tranh tranh giành thuộc địa càng lúc càng dữ dội. Khi Thục Phán lên ngôi Quốc Vương lập nước ÂU LẠC- Bắc Văn Lang nước Xích Quỷ đã rơi vào tay quân giặc Tấn, Quân giặc Sở cắt đôi Giao Chỉ thành thế Đông Tây, Cửu Chân, Nam Hải, Đông Hải, Hợp Phố. Cộng thêm nửa phần đất Giao Chỉ phía Đông do quân giặc Sở đô hộ chiếm đóng: Uất Lâm – Thương Ngô – Nhật Tây – Nhật Nam. Cộng thêm nửa phần đất Giao Chỉ phía Tây do quân giặc Tấn đô hộ chiếm giữ. Dưới ách thống trị của giặc ngoại xâm, Bách Tộc Văn Lang Âu Việt – Lạc Việt – Mân Việt – Dương Việt – Điền Việt – Hải Việt – Sơn Việt – Trung Việt – Hoa Việt – Đông Việt – Tây Việt v.v… gọi chung là Bách Việt Văn Lang, ở vào giai đoạn Hạ Hùng Vương từ đời Hùng Vương thứ 11 đến thứ 18. Dưới ách thống trị quân Tấn, Quân Sở, Bách Việt Văn Lang vô cùng khốn khổ. Chúng ra sức vơ vét của cải phục vụ cho chiến tranh. Đất nước Xích Quỷ Bắc phần Văn Lang vô cùng trù phú, là miếng mồi béo bở tranh giành của nhiều thế lực. Vì thế giặc Tấn bị quân Triệu, quân Hàn, quân Nguỵ, kéo đến tấn công. Quân Tấn bị tiêu diệt. Giặc Hàn, giặc Triệu, giặc Nguỵ chia nhau chiếm giữ. Bách Việt Văn Lang lại rơi vào cảnh khốn khổ khác: Hổ chết thì Sói vào, Ma tiêu thì Quỷ đến. Chúng không những vơ vét về của cải vật chất mà còn vơ vét con người phục vụ cho chiến tranh, còn nỗi khổ nào hơn nữa?
Tần Thuỷ Hoàng gồm thâu Thiên Hạ, giành lấy giang san của kẻ khác, nhất là miếng mồi béo bở như nước Xích Quỷ, liền đem quân tấn công quân Nguỵ, quân Triệu, quân Hàn, Quân Sở. Đất Bắc Nhà Chu đi vào giai đoạn kết thúc, nhà Tần lên thay thế vào năm 257 trước Công Nguyên.
Năm 218 trước Công Nguyên, Vua Tần sai tướng Đồ Thư thống lãnh 50 vạn quân đánh tiến vào Trung Văn Lang ồ ạt thế mạnh như chẻ tre. Quân Tần giáp trụ đầy mình, nón đồng phủ kín, nào kị binh, bộ binh, chiến xa, trang bị ná phóng đá, xe chống tên vô cùng lợi hại. Chia ra làm hai đạo quân, một đạo quân tiến đánh Triệu Đà đang ở Nam Hải. Đạo quân chủ lực do Thống Soái Đồ Thư trực tiếp chỉ huy thống lãnh 30 vạn quân tiến đánh Nam Văn Lang.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Xuân Mậu

Trước thế giặc hung hãn, An Dương Vương ra lệnh cho Dương Sàn cùng Tây Lương, bình tĩnh vừa đánh vừa chủ động vừa rút lui. Dân chúng ở mọi Châu, mọi vùng miền tạm thời di cư sâu vào Nam Văn Lang, theo kế sách “Vườn không nhà trống”
Giặc Tần đi đến đâu cũng không thấy dân, nên không cướp bóc được gì. Chờ cho quân Tần chia ra nhiều nhánh tiến sâu vào các châu, quận địa phận Nam Văn Lang. Thống soái Dương Sàn cùng phó thống soái Tây Lương, cho quân Văn Lang mai phục những nơi địa hình hiểm trở nơi sông, suối, đèo, dốc, bất ngờ tấn công quân Tần. Đại quân di chuyển nhanh chóng nhất là đội quân cung nỏ, phóng lao tinh nhuệ, cũng như áp dụng chiến thuật bắn tỉa, dồn quân Tần vào nơi phục kích, dùng nỏ tên hạ gục chúng.
Với chiến thuật: trên kéo dài trận chiến, dưới dồn ép quân Tần vào chỗ hiểm nghèo khiến quân Tần chết vô số kể, lại không cướp bóc được gì của dân nên đứng trước nguy cơ thiếu lương thực. Quân Tần không làm chi được, tiến đánh không xong mà lùi cũng bị kẹt, tình thế vô cùng bất lợi, càng kéo dài càng nguy, hơn nữa quân dân Bách Việt tinh thần yêu nước quật khởi rất cao, có thể nói là không sao quân Tần đánh bại được.
Năm 211 trước Công Nguyên, Tướng Đồ Thư quyết định rút lui về Việt Trung Nguyên không tiến đánh Nam Văn Lang nữa. Quân Tần rút lui vừa tới nơi hiểm trở, An Dương Vương trực tiếp thống lãnh đại quân xạ thủ đuổi theo truy kích, quân Tần quay lại chống trả. Quân Âu Lạc nhiều ngả kéo tới sáp chiến. Quân Tần bị động, lại thêm thiếu lương thực nhiều ngày đã mệt mỏi, tinh thần chiến đấu không còn cao. Quân Âu Lạc thời khí thế dâng trào, những mũi tên thép bắn ra từ quân Âu Lạc xuyên thủng giáp thủng nón đồng, quân Tần chết như rạ. Tướng giặc Đồ Thư chỉ huy la hét, An Dương Vương liền bắn một phát tên thép xé gió vút nhanh cắm thẳng vào cổ tướng giặc Đồ Thư. Thống soái Đồ Thư tướng giặc ngã nhào, An Dương Vương nhanh như con mèo phi ngựa lao tới vớt cho một đao, tướng Đồ Thư đầu lìa khỏi cổ.
Đại quân binh mã nhà Tần như rắn mất đầu khiếp kinh hốt hoảng tháo chạy, dẫm đạp lên nhau lớp chết lớp bị thương. Vô số những quân binh sống sót chạy về Việt Trung Nguyên Bắc Văn Lang hú hồn hú vía.
Sau lễ ăn mừng đánh đuổi quân Tần, An Dương Vương chọn đất Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa thuộc tỉnh Ninh Bình nước Việt Nam) lập kinh đô. Phòng thủ trước âm mưu xâm lược từ phương Bắc. (xem Long Hoa Lược Truyện Sự Tích Cổ Loa Thành sẽ rõ)
Nhà Tần gồm thâu Thiên Hạ, tranh giành đất đai, quân Hàn – quân Nguỵ đầu hàng. Quân Triệu vì ỷ có 40 vạn quân nên không chịu đầu hàng. Thế là cuộc chiến xảy ra trên đất Tây Giao Chỉ vô cùng khốc liệt. Gia Triệu tử nạn, 20 vạn quân chôn vùi tại trận. Con của Gia Triệu là Gia Lại dẫn 20 vạn quân còn lại chạy trốn sâu vào đất Văn Lang, xưng là Đại Vương. Quân Tần tiếp tục truy sát, Gia Lại Đại Vương dẫn 20 vạn quân vượt qua sông Tây Giang, Quân Tần không truy đuổi nữa. Về sau Gia Lại xưng hiệu là Triệu Việt Vương.
Quân Triệu (giặc Triệu) vượt qua sông Tây Giang chiếm lĩnh nhiều Châu, nhiều Quận, nhiều Huyện của Trung phần đất Văn Lang như: Hồng Châu, Hồng Thượng Châu, Đông Châu, Thái Châu, Bộc Châu, Cưu Châu, Tiên Châu, Lô Châu, Du Châu, Thạch Châu, Môn Châu, Điền Châu. Tình hình Bách Việt Văn Lang lúc bây giờ rối loạn, liên tiếp xảy ra sự lộn xộn, rối ren không có trật tự nào cả. Bắc Văn Lang thì đã rơi vào tay giặc, còn Trung Văn Lang tình hình như đã nói trên, trộm cướp khắp nơi. Tình hình vô cùng thuận lợi cho giặc Triệu chiếm lĩnh đất đai hàng phục dân chúng một cách dễ dàng. Không bao lâu thế lực của giặc Triệu lên tới 40 vạn, tiếp tục chiếm lĩnh các Châu, Quận, Huyện về hướng Đông Trung Văn Lang như: Lũng Trung Châu, Diên Giao Châu, Hồng Định Châu, Hà Hạ Châu, Thượng Lô Châu, Lô Lô Châu.
Tần Thuỷ Hoàng gồm thâu Thiên Hạ chia Thiên Hạ ra làm 36 Quận, Quận lớn hơn Huyện. Quận ở Tần Bằng Châu Văn Lang đời Tần thịnh về thuyết Ngũ Hành nên chia Thiên Hạ cũng theo năm phương vị Ngũ Hành: Đại Nam – Đại Bắc – Đại Đông – Đại Tây, nhưng chỉ có Đại Nam là quan trọng hơn cả. Chiếm được Đại Nam là coi như chiếm được Thiên Hạ nên Tần Thuỷ Hoàng quét sạch: Quân Hàn – Quân Triệu – Quân Nguỵ – Quân Sở chiếm lĩnh Đại Nam trước, Đại Nam chính là Nước Xích Quỷ (tức miền Bắc Văn Lang). Trước sự cai trị độc ác, hà khắc, ác nghiệt của chế độ chính sách nhà Tần, dân chúng Bách Việt Văn Lang Xích Quỷ bỏ trốn di cư vào Nam, vượt qua sông Tây Giang làm cho thế lực Triệu Đại Vương càng ngày càng mạnh. Lúc này nền Quốc Đạo truyền thống Văn Hoá Cội Nguồn phai mờ từ lâu, Bách Việt rơi vào cảnh tối tăm. Đất Bắc sáng sủa hơn vì có thuyết Lão giáo, Khổng giáo. Ngoại xâm xâm lược nước Văn Lang không những chỉ có quân sự, chính trị, mà còn có cả Văn Hoá. Xâm lược Văn Hoá còn độc hại hơn xâm lược quân sự, chính trị. Bách Việt Trung phần, Bắc phần Văn Lang đã bị Văn Hoá ngoại xâm thống trị, ngự trị ăn sâu vào tâm hồn, đồng hoá Dân Tộc Văn Lang thành Dân Tộc đất Bắc.
Cho đến năm 184 trước Công Nguyên, Triệu Đại Vương đem quân đánh An Dương Vương nhưng đánh không lại, tiêu 20 vạn quân và mấy lần liên tiếp thất bại. Triệu Đại Vương tức là Triệu Đà khiếp vía biết không thể nào thắng nổi An Dương Vương bằng nghĩ ra một kế sách âm mưu lớn. Triệu Đà quỷ quyệt xin giảng hoà với An Dương Vương rồi sai con trai là Trọng Thuỷ vờ sang cầu hôn với nàng Mỵ Châu, chủ ý là dò xét cách dàn quân bày trận “liên hoàn cung” và vũ khí luyện thép bí mật của ÂU LẠC. Mũi tên thép bắn thủng áo giáp, độ trúng chính xác rất cao làm khiếp sợ quân xâm lược. Với mưu đồ cầu hôn giảng hoà quỷ quyệt giả tạo này, Triệu Đà đã đạt được mục đích. Trọng Thuỷ học được bí quyết luyện thép nhờ sự giúp đỡ của Mỵ Châu. Triệu Đà liền chế tạo ra tên thép, kiếm thép, áo giáp thép, liền tiến quân đánh thành Cổ Loa. An Dương Vương luôn ỷ y thế mạnh và không nghe theo lời khuyên của Cao Lỗ nên cuối cùng bị Triệu Đà đánh bất ngờ và tiêu diệt. Thế là nước Âu Lạc không còn vào năm 179 trước Công Nguyên được 79 năm.
Tiêu diệt AN DƯƠNG VƯƠNG xong, Triệu Đại Vương xưng là Triệu Việt Vương. Con cháu Tiên Rồng rơi vào cảnh đô hộ ngoại bang dưới sự cai trị của quân Triệu. Con cháu Tiên Rồng không những không tùng phục mà còn nổi lên chống trả khắp nơi. Triệu Việt Vương liền ra sức dẹp loạn nhưng dẹp chỗ này là chỗ khác lại mọc lên. Y lấy làm lạ, đâu cũng là nước Văn Lang nhưng Dân Nam Văn Lang vô cùng khác lạ, không giống Trung Văn Lang và Bắc Văn Lang. Y ra sức dụ dỗ cách nào Dân cũng không nghe. Y thuyết giảng Khổng, Lão dân cũng không màng và y đã nghi ngờ đất đai Nam Văn Lang có vấn đề.
Nói về Triệu Đại Vương- Triệu Đà có đủ sức mạnh đánh chiếm nước Âu Lạc, có bốn nguyên do thuận lợi tạo lên thắng lợi đó:
1. Là do sự cai trị độc ác của chế độ nhà Tần khiến dân chúng Bách Việt Văn Lang nước Xích Quỷ Bắc Văn Lang vượt qua sông Tây Giang bỏ trốn di cư vào Nam. Nhờ vào chính sách lừa bịp giỏi, dân chúng tin theo làm cho thế lực Triệu Đại Vương càng ngày càng thêm mạnh.
2. Là năm 209 trước Công Nguyên, công tử Hồ Hợi lên kế vị Tần Thuỷ Hoàng- nhị thế Hoàng Đế, thì Triệu Cao lên chức như diều gặp gió. Từ lang trung lệnh không bao lâu lên nắm quyền Thừa Tướng. Quyền lực thế lực rất mạnh, khôi phục lại thế lực nước Triệu ở bên kia Hoàng Hà. Vì thế Triệu Đại Vương Triệu Đà thoát khỏi áp lực truy sát quân Tần, lại được nước Triệu bên kia sông Hoàng Hà hậu thuẫn ủng hộ giúp sức. Triệu Đại Vương trên đà hùng mạnh, tiến quân đánh An Dương Vương nhưng Triệu Đà vẫn đánh không lại vì AN DƯƠNG VƯƠNG có liên hoàn cung, mũi tên thép, bắn thủng áo giáp, nón mũ giáp, độ trúng chính xác rất cao. Mấy lần thất bại làm cho Triệu Đà khiếp sợ.
3. Là Triệu Đà lập ra một âm mưu lớn, Triệu Đà quỷ quyệt xin giảng hoà với AN DƯƠNG VƯƠNG rồi sai con trai là Trọng Thuỷ vờ sang cầu hôn với nàng Mỵ Châu. Chủ ý là dò xét cách dàn quân bày trận Liên Hoàn Cung và cách luyện thép bí mật, chế tạo lên thép, kiếm thép, đao thép, mũi lao thép của ÂU LẠC. Với mưu mô quỷ quyệt này, Triệu Đà đã đạt được 2 mục đích:
– Chia rẽ nội bộ làm cho mâu thuẫn với nhau dẫn đến mất đoàn kết, mất sức mạnh thống nhất.
– Khám phá ra bí mật cách dàn quân bày trận Liên Hoàn Cung, cách luyện thép, cách chế tạo ra tên thép, kiếm thép, đao thép, lao thép, chúng còn chế tạo ra cả áo giáp thép.
4. Là chúng thấy thời cơ đã chín muồi liền tiến quân đánh chiếm thành Cổ Loa, tiêu diệt AN DƯƠNG VƯƠNG vào năm 179 trước Công Nguyên. Diệt xong An Dương Vương, y tưởng rằng hàng phục Dân Âu Lạc một cách dễ dàng, nào hay đâu y không hàng phục được mà Dân Âu Lạc càng ngày càng nổi lên chống trả y dữ dội. Y liền cho người về nước Triệu thỉnh cầu cao kiến. Lúc ấy nước Triệu, Trương Nhĩ đã lên làm Thừa Tướng. Trương Nhĩ có quen với một người nước Tần là Tấn Hầu Gia, là người chán ngán cuộc thế nên ở ẩn, rất giỏi về Thiên Văn Địa Lý, dịch số, toán số. Nhưng vì nể Trương Nhĩ là bậc nhân hiền nên vào Nam giúp cho Triệu Việt Vương (tức là Triệu Đà) xem qua địa cuộc Nam Văn lang. Tấn Hầu Gia vừa đến đất ÂU LẠC Nam Văn Lang thời cảm thấy bất an ớn lạnh. Triệu Việt Vương dẫn Tấn Công Hầu xem qua địa cuộc Nam Văn Lang. Công Hầu thấy đất đai núi sông kỳ bí, khí thiêng sông núi toả lên kỳ lạ. Địa cuộc Hổ phục, Rồng Chầu, Hổ ngồi Rồng ẩn, thời thốt lên: Quả là Địa Linh Đất Thánh. Không phải Dân Nam thì xưng Vương ở đất này nhất định sanh đại hoạ. Công Hầu nói: Đất Nam kỳ bí này chỉ có người Nam cai trị người Nam. Việt Vương không nên đóng đô ở đây. Đóng đô trên đất Giao Chỉ để xưng Vương. Còn nơi đây, chỉ định đặc sứ tài giỏi để cai trị, bóc lột vơ vét, không cho dân chúng có đủ sức lực để chống trả. Triệu Việt Vương làm theo, phong cho Triệu Lữ Gia làm thừa tướng biến Nước ÂU LẠC thành Nam Quận. Triệu Lữ Gia là con cáo già thâm độc, dùng kế sách người Nam Việt cai trị người Nam Việt làm cho cảnh nồi da nấu thịt vô cùng thê thảm.
Cho đến năm 111 trước công nguyên, nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu, cướp nước Nam Việt lần nữa. Thừa Tướng Triệu Lữ Gia bỏ Âu Lạc chạy sang Phiên Ngung, cấu kết với các Bộ Tộc Thổ Hào Văn Lang chống lại nhà Hán và cuộc giao tranh giữa nhà Hán với Thổ Hào Văn Lang tại Long Động Hùng Sơn. Triệu Lữ Gia tử nạn. ÂU LẠC Nam Văn Lang lại rơi vào tình cảnh bi đát hết sức đau khổ. Con cháu Tiên Rồng thật đáng thương. Nhìn cảnh vơ vét bóc lột dã man của quân Hán. Nhìn cảnh Trâu cày Ngựa cỡi tù đày tra tấn, đói rét, bệnh tật, sống chết nằm trong tay giặc. Thi Sách nhìn quân thù hai con mắt đổ lửa.
Nhìn cảnh kéo cày rơi nước mắt
Đòn roi vun vút tét thịt da
Tô Định hỡi thằng hung bạo ác
Sách đây sùng sục máu Ông Cha.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Xuân Mậu

Thi Sách là cháu Quan hầu tướng về quê ở ẩn, không theo phò An Dương Vương. Sách nhìn cảnh tàn ác của quân xâm lược nung nấu ý chí, ngày đêm góp nhặt viết sử Ông Cha, kêu gọi con cháu Tiên Rồng khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược.
Nước Non, Non Nước cảnh đông về
Bão giặc lan tràn khắp xóm quê
Gái trai già trẻ đời nô lệ
Giặc vơ giặc vét thảm não nề.
Giặc Hán không những vơ vét sức người của cải, tài nguyên đất nước mà còn ra sức ếm yểm hầu tiêu diệt Linh Địa khắp nơi.
Gươm của chúng đã đâm vào huyệt mẹ
Thời còn chi người Mẹ Nước Nước Non
Hỡi Dân Nam, người Dân Đại Việt
Hãy vùng lên quét sạch ngoại bang.
Thi Sách ngày đêm góp nhặt những gì còn sót lại, truyền thống quí báu của Ông Cha, để cho Con Cháu Tiên Rồng có hướng đi theo bước Cha Ông. Tô Định được mật báo liền bày kế giết chết Thi Sách, đốt sạch những gì Thi Sách viết. Mùa xuân năm 40 sau Công Nguyên, chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa, trả thù chồng, thù nước. Thái Thú Tô Định bị hai bà Trưng đánh tơi bời.
Nghe tiếng sấm đất Trời rung chuyển
Tiếng Voi rền dậy núi dậy non
Tô Định hoảng vía hồn kinh
Trống – Chiêng Đao Kiếm rung rinh Đất Trời
Nhìn quân Hán ngã nhào tan xác
Tiếng hò reo cùng khắp bao vây
Tô Định cạo tóc cạo râu
Tìm đường chốn chạy xiết bao hãi hùng
Cờ Đại Nghĩa phực phừng phất phới
Giống Rồng Tiên cưỡi gió tung bay
Tô Định rời rã chân tay
Kể gì vinh nhục miễn sao thoát cùng
Đất Trời Nam bừng bừng toả sáng
Phá xích xiềng đời sống tự do
Con đường no ấm, ấm no
Chủ Quyền Độc Lập giữ cho vững bền
Gương Bà Trưng anh hùng liệt nữ
Trang sử vàng, sáng mãi muôn năm
Hỡi muôn Dân hỡi Cháu Con
Chủ Quyền Độc Lập vàng son nước nhà.
Từ thuở Cha Ông đến nhân gian
Long Hoa dãy núi nở Hoa vàng
ÂU CƠ một bọc trăm con trẻ
Ra đời chung sống ở thế gian
Đại Đồng một Cội từ muôn thuở
Lưu truyền nòi giống, nở cháu con
Rồng Tiên Cội Gốc niềm linh hiển
Đồng Bào đồng thể Cội Vàng Son.
Dù cho con cháu Việt Nam có lưu lạc đến nơi đâu, cũng mãi mang hai chữ Đồng Bào trong dòng máu Tiên Rồng Đại Việt.
Nước đã ra đi, Nước về Nguồn
Một Bào một Bọc Cội tình thương
Sử ta, ta học, ta ca hát
Một Cội trăm nhành nở Hoa Hương
Truyền thống Cha Ông nền Chính Nghĩa
Chói rạng Trời Nam sử Hùng Vương
Lịch sử vàng son còn vang mãi
Ngấm vào Con Cháu giống Rồng Tiên.
Lịch sử Ông Cha hào hùng, thấm đượm Đạo Đức Nhân Văn cao cả (xin xem Long Hoa Mật Tạng, Văn Lang Chiến Sự 1, 2, 3 sẽ rõ). Nhưng vì phần lớn là do thất truyền, một phần do ngoại xâm đô hộ, phá sạch, đốt sạch, quét sạch, tiêu diệt sạch để ngoại xâm dễ cai trị, dễ bề khống chế Tinh Thần Con Cháu Rồng Tiên.
Lịch Sử Cha Ông lịch sử vàng
Hào hùng diệt quỷ dựng Nước Non
Lãnh Nam trận chiến rền Trời Đất
Quét sạch Yêu Tinh chí ngút ngàn
Ngày đêm khai phá miền đất mới
Bừng bực mọc lên nước Văn Lang
Sử ta, ta học còn không hết
Còn đâu đèo gánh sử ngoại bang.
Lịch sử Cha Ông nhắc lại vẫn còn nghe hơi ấm, nghe vó Ngựa, chân Voi vang rền tiến về đất Lãnh Nam dựng cơ nghiệp.
Long Vân Đại Hội Đạo ngút Trời
Âu – Lạc Hùng Thiêng dậy biển khơi
Vó Ngựa chân Voi rền dậy đất
Lãnh Nam dựng nghiệp rạng Vua Tôi
Văn Lang hùng mạnh rền phương Bắc
Năm nghìn năm trước chẳng xa xôi
Nhắc lại vẫn còn nghe hơi ấm
Ấm Nguồn ấm Cội, ấm lòng ôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Xuân Mậu

NIÊN ĐẠI HÙNG VƯƠNG 41 ĐỜI HÙNG VƯƠNG
THỜI THƯỢNG HÙNG VƯƠNG 23 ĐỜI

1. ĐỜI THỨ NHẤT. HÙNG VƯƠNG QUỐC TỔ.
Sinh ngày 20 tháng 02 năm Giáp Thìn. Tức là năm 2989 trước Công Nguyên. Theo niên lịch Kinh Nam.
Khi còn là Thái Tử
16 tuổi Quốc Tổ đi tìm chân lý cứu nhân độ thế.
22 tuổi Quốc Tổ chuyển đại pháp luân khai hội Long Vân tại vườn Cấm Nước Xích Quỷ vào ngày 2 tháng 3 năm Ất Sửu.
25 tuổi Quốc Tổ dẩn quân Âu Lạc tiến về đất Lãnh Nam vào mùng 1 tháng 5 năm Mậu Thìn. Khai dựng lên nước Văn Lang, cũng như Bách Việt Văn Lang.
30 tuổi Quốc Tổ lên ngôi Quốc Vương vào ngày 2 tháng 9 năm Quí Dậu năm 2959 trước Công Nguyên cũng như công bố nền Quốc Đạo Văn Hoá Tiên Rồng ra đời.
Năm 41 tuổi Quốc Mẫu Phụng Cơ sanh Hùng Quí Lân.
109 tuổi Quốc Tổ truyền ngôi cho con cả là Hùng Quí Lân vào năm 2880 tức vào năm Nhâm Thìn trước Công Nguyên
79 năm Quốc Tổ ở ngôi dựng nước.
3 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Giáo Tổ Quốc Đạo.
112 tuổi Quốc Tổ về trời vào ngày mùng 10 tháng 3 năm Ất Mùi năm 2877 trước Công Nguyên.

2. ĐỜI THỨ NHÌ. LÂN LANG.
HÙNG QUÍ LÂN: Lên ngôi Quốc Vương trị vì Thiên Hạ, thay Cha là Hùng Lang Quốc Tổ đời thứ 2.
2.880 đến 2.796 trước Công Nguyên
68 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
84 năm ở ngôi Quốc Vương. Thọ 162 tuổi.
10 năm ở ngôi Thái Thượng Quốc Đạo. 152 tuổi nhường ngôi lập cháu có Đức có Tài lên thay thế đời thứ 3.

3. ĐỜI THỨ BA. THÁI LANG.
HÙNG THÁI LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội là Hùng Quí Lân. HÙNG VƯƠNG đời thứ 3.
2796 đến 2726 trước Công Nguyên
63 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
70 năm ở ngôi Quốc Vương.
20 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 153 tuổi.

4. ĐỜI THỨ TƯ. THUẬN LANG.
HÙNG THUẬN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông nội, Hùng Thái Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 4.
2.726 đến 2.644 trước Công Nguyên
60 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
82 năm ở ngôi Quốc Vương.
12 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 154 tuổi.

5. ĐỜI THỨ NĂM. MẬT LANG.
HÙNG MẬT LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội Hùng Thuận Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 5.
2644 đến 2572 trước Công Nguyên
62 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
72 năm ở ngôi Quốc Vương.
12 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 146 tuổi.

6. ĐỜI THỨ SÁU. CAO LANG.
HÙNG CAO LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Mật Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 6.
2572 đến 2498 trước Công Nguyên
60 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
74 năm ở ngôi Quốc Vương.
10 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 144 tuổi.

7. ĐỜI THỨ BẢY. QUYỀN LANG.
HÙNG QUYỀN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Cao Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 7.
2498 đến 2417 trước Công Nguyên.
61 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
81 năm ở ngôi Quốc Vương.
9 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 151 tuổi.

8. ĐỜI THỨ TÁM. LỘC LANG.
HÙNG LỘC LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Quyền Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 8.
2417 đến 2339 trước Công Nguyên.
59 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
78 năm ở ngôi Quốc Vương.
6 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 143 tuổi.

9. ĐỜI THỨ CHÍN. THỊNH LANG.
HÙNG THỊNH LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Lộc Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 9.
2339 đến 2265 trước Công Nguyên.
58 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
74 năm ở ngôi Quốc Vương.
9 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo.Thọ 141 tuổi.

10. ĐỜI THỨ MƯỜI. THANH LANG.
HÙNG THANH LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Thịnh Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 10.
2265 đến 2188 trước Công Nguyên.
58 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
77 năm ở ngôi Quốc Vương.
9 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 144 tuổi.

11. ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT. TÂM LANG.
HÙNG TÂM LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Thanh Lang.
2188 đến 2113 trước Công Nguyên.
63 tuổi ở ngôi Quốc Vương.
75 tuổi ở ngôi Quốc Vương.
7 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 145 tuổi.

12. ĐỜI THỨ MƯỜI HAI. QUẾ LANG.
HÙNG QUẾ LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Tâm Lang.
2113 đến 2043 trước Công Nguyên.
61 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
70 năm ở ngôi Quốc Vương.
6 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 137 tuổi.

13. ĐỜI THỨ MƯỜI BA. ÁC LANG.
HÙNG ÁC LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Quế Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 13.
2043 đến 2001 trước Công Nguyên.
62 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
42 năm ở ngôi Quốc Vương.
2 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 106 tuổi.

14. ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN. LINH LANG (Con Út).
HÙNG LINH LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay Cha là Hùng Ác Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 14.
2001 đến 1927 trước Công Nguyên.
58 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
74 năm ở ngôi Quốc Vương.
6 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 138 tuổi.

15. ĐỜI THỨ MƯỜI LĂM. CHÂU LANG.
HÙNG CHÂU LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Linh Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 15.
1927 đến 1857 trước Công Nguyên.
63 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
70 năm ở ngôi Quốc Vương.
7 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 140 tuổi.

16. ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU. XÍCH LANG.
HÙNG XÍCH LANG: lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Châu Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 16.
1857 đến 1778 trước Công Nguyên.
56 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
79 năm ở ngôi Quốc Vương.
6 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 141 tuổi.

17. ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY. QUÂN LANG.
HÙNG QUÂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Xích Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 17.
1778 đến 1705 trước Công Nguyên.
59 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
73 năm ở ngôi Quốc Vương.
8 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 140 tuổi.

18. ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM. THỤC LANG.
HÙNG THỤC LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Quân Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 18.
1705 đến 1634 trước Công Nguyên.
60 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
71 năm ở ngôi Quốc Vương.
5 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 136 tuổi.

19. ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN. YÊN LANG.
HÙNG YÊN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Thục Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 19.
1634 đến 1562 trước Công Nguyên.
55 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
72 năm ở ngôi Quốc Vương.
4 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 131 tuổi.

20. ĐỜI THỨ HAI MƯƠI. VĨ LANG.
HÙNG VĨ LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Yên Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 20.
1562 đến 1486 trước Công Nguyên.
52 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
76 năm ở ngôi Quốc Vương.
3 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 131 tuổi.

21. ĐỜI THỨ HAI MỐT. TÂN LANG.
HÙNG TÂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Vĩ Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 21.
1486 đến 1417 trước Công Nguyên.
29 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
69 năm ở ngôi Quốc Vương.
8 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 136 tuổi.

22. ĐỜI THỨ HAI MƯƠI HAI. CHIẾN LANG.
HÙNG CHIẾN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Tân Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 22.
1417 đến 1342 trước Công Nguyên.
52 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
75 năm ở ngôi Quốc Vương.
4 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 131 tuổi.

23. ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BA. DỊCH LANG.
HÙNG DỊCH LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Nội. Hùng Chiến Lang. HÙNG VƯƠNG đời thứ 23.
1342 đến 1276 trước Công Nguyên.
60 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
66 năm ở ngôi Quốc Vương.
2 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 128 tuổi.
Niên Đại Thượng Hùng Vương đến đây là kết thúc. Chuyển sang Niên Đại Hạ Hùng Vương. Hùng Dịch Lang không có con trai nên không có cháu trai để lập Quốc Vương kế vị. Hùng Cừ Lang là em của Hùng Dịch Lang. Cháu thứ 3 của Hùng Cừ là Vân Lang. Cha của Vân Lang là Chấp Lang. Hùng Dịch Lang, Hùng Vương đời thứ 23 lập Vân Lang. Cháu của em mình là Hùng Cừ lên kế vị ngôi Quốc Vương. Đời thứ 24, cũng là đời thứ nhất thời Hạ Hùng Vương.

THỜI HẠ HÙNG VƯƠNG 18 ĐỜI

1. ĐỜI THỨ NHẤT. VÂN LANG.
HÙNG VÂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thay cho Ông Bác Nội. Hùng Dịch Lang. HÙNG QUỐC VƯƠNG thứ 1.
1276 đến 1211 trước Công Nguyên.
58 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
65 năm ở ngôi Quốc Vương.
3 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 126 tuổi.

2. ĐỜI THỨ HAI. HUÂN LANG.
HUÂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế cho Quốc Vương Nội. Hùng Vân Lang, pháp hiệu HÙNG YÊN VƯƠNG đời thứ 2.
1211 đến 1141 trước Công Nguyên.
59 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
70 năm ở ngôi Quốc Vương.
2 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 131 tuổi.

3. ĐỜI THỨ BA. ĐIỂN LANG.
ĐIỂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế cho Quốc Vương Nội. Hùng Yên Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Tiên Vương. HÙNG TIÊN VƯƠNG đời thứ 3.
1141 đến 1077 trước Công Nguyên.
56 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
64 năm ở ngôi Quốc Vương.
5 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 125 tuổi.

4. ĐỜI THỨ BỐN. BẢO LANG.
BẢO LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế cho Quốc Vương Nội. Hùng Tiên Vương. Lấy pháp hiệu HÙNG DIỆP VƯƠNG đời thứ 4.
1077 đến 1020 trước Công Nguyên.
62 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
57 năm ở ngôi Quốc Vương.
4 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 123 tuổi.

5. ĐỜI THỨ NĂM. VIÊN LANG.
VIÊN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế cho Quốc Vương Nội. Hùng Diệp Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Hy Vương. HÙNG HY VƯƠNG đời thứ 5.
1020 đến 961 trước Công Nguyên.
54 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
59 năm ở ngôi Quốc Vương.
7 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 120 tuổi.

6. ĐỜI THỨ SÁU. PHÁP HẢI LANG.
PHÁP HẢI LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế cho Quốc Vương Nội. Hùng Hy Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Huy Vương. HÙNG HUY VƯƠNG đời thứ 6.
961 đến 893 trước Công Nguyên.
50 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
68 năm ở ngôi Quốc Vương.
5 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 123 tuổi.

7. ĐỜI THỨ BẢY. LANG LIÊU LANG.
LANG LIÊU LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Huy Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Chiêu Vương. HÙNG CHIÊU VƯƠNG đời thứ 7.
893 đến 832 trước Công Nguyên.
48 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
61 năm ở ngôi Quốc Vương.
5 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 114 tuổi.

8. ĐỜI THỨ TÁM. THỪA VÂN LANG.
THỪA VÂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Chiêu Vương. Lấy pháp hiệu, Hùng Vi Vương. HÙNG VI VƯƠNG đời thứ 8.
832 đến 771 trước Công Nguyên.
51 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
61 năm ở ngôi Quốc Vương.
4 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 116 tuổi.

9. ĐỜI THỨ CHÍN. QUÂN LANG.
QUÂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Vi Vương. Lấy pháp hiệu, Hùng Đinh Vương. HÙNG ĐINH VƯƠNG đời thứ 9.
771 đến 726 trước Công Nguyên.
59 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
45 năm ở ngôi Quốc Vương.
1 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 105 tuổi.
Nền Quốc Đạo duy trì đến đây là chấm dứt. Văn Hoá Cội Nguồn còn sót lại chút ít cũng biến mất từ đây. Đời sống xã hội Văn Lang từ đây chạy theo trào lưu, phong kiến Chủ Nghĩa Độc Quyền không khác gì Triều Đại Đất Bắc. Kéo dài 425 năm từ đời Hùng Vương 11 đến đời Hùng Vương 18.

10. ĐỜI THỨ MƯỜI. HÙNG HẢI LANG.
HÙNG HẢI LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Đinh Vương. Lấy pháp hiệu, Hùng Uý Vương. HÙNG UÝ VƯƠNG đời thứ 10.
726 đến 683 trước Công Nguyên.
67 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
43 năm ở ngôi Quốc Vương.
3 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 113 tuổi.

11. ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT. HƯNG ĐỨC LANG.
HƯNG ĐỨC LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Uý Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Chinh Vương. HÙNG CHINH VƯƠNG đời thứ 11.
683 đến 641 trước Công Nguyên.
65 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
42 năm ở ngôi Quốc Vương.
2 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 109 tuổi.

12. ĐỜI THỨ MƯỜI HAI. ĐỨC HIỀN LANG.
ĐỨC HIỀN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Chinh Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Vũ Vương. HÙNG VŨ VƯƠNG đời thứ 12.
641 đến 569 trước Công Nguyên.
45 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
72 năm ở ngôi Quốc Vương.
2 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 119 tuổi.

13. ĐỜI THỨ MƯỜI BA. TUÂN LANG.
TUÂN LANG: Là con thứ 7 lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Vũ Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Việt Vương. HÙNG VIỆT VƯƠNG đời thứ 13.
569 đến 506 trước Công Nguyên.
50 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
63 năm ở ngôi Quốc Vương.
5 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 118 tuổi.

14. ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN. CHÂN NHÂN LANG.
CHÂN NHÂN LANG: Là con thứ 6 lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Việt Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Ánh Vương. HÙNG ÁNH VƯƠNG đời thứ 14.
506 đến 456 trước Công Nguyên.
55 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
50 năm ở ngôi Quốc Vương.
4 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 109 tuổi.

15. ĐỜI THỨ MƯỜI LĂM. CẢNH CHIÊU LANG.
CẢNH CHIÊU LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Ánh Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Triều Vương. HÙNG TRIỀU VƯƠNG đời thứ 15.
456 đến 396 trước Công Nguyên.
52 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
60 năm ở ngôi Quốc Vương.
3 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 115 tuổi.

16. ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU. ĐỨC QUÂN LANG.
ĐỨC QUÂN LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Triều Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Tạo Vương. HÙNG TẠO VƯƠNG đời thứ 16.
396 đến 351 trước Công Nguyên.
57 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
45 năm ở ngôi Quốc Vương.
2 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 104 tuổi.

17. ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY. BẢO QUANG LANG.
BẢO QUANG LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Tạo Vương. Lấy pháp hiệu Hùng Nghị Vương. HÙNG NGHỊ VƯƠNG đời thứ 17.
351 đến 306 trước Công Nguyên.
55 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
45 năm ở ngôi Quốc Vương.
2 năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo. Thọ 102 tuổi.

18. ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM. HUỆ LANG.
HUỆ LANG: Lên ngôi Quốc Vương thế Cha là Hùng Nghị Vương. Lấy pháp hiệu là Hùng Duệ Vương. HÙNG DUỆ VƯƠNG đời thứ 18.
306 đến 258 trước Công Nguyên.
54 tuổi lên ngôi Quốc Vương.
48 năm ở ngôi Quốc Vương. Thọ 102 tuổi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Xuân Mậu

! CHÚ Ý VÌ SAO HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM VIỆC THỜ CÚNG QUỐC TỔ CŨNG NHƯ VIỆC GHI CHÉP NIÊN ĐẠI CÁC VUA HÙNG LẠI LỘN XỘN NHƯ VẬY?

Trải qua không biết bao nhiêu là thế sự thăng trầm thịnh suy, tưởng chừng như Văn Hoá Cội Nguồn Tiên Rồng mất hẳn vậy mà vẫn còn cho tới ngày nay đâm chồi, nẩy lộc đơm hoa kết trái. mùa Xuân đã trở lại với non sông Tổ Quốc.
Gần hai nghìn năm Tổ Quốc luôn luôn bị thế lực ngoại xâm thống trị và chúng bóp méo đi lịch sử Tiên Rồng, làm cho con cháu Tiên Rồng quên đi Nguồn Gốc chính mình, Đồng Bào chia rẽ là đi theo chiều hướng có lợi cho ngoại xâm, để chúng dễ bề cai trị.
Với nhiều giả thuyết chúng đặt ra hầu làm chao đảo tinh thần dân tộc con cháu Tiên Rồng, các thế hệ sau khi tiếp xúc với luận điệu giả thuyết của chúng đã đặt ra khó mà phân biệt đúng sai, làm cho con cháu Tiên Rồng con dân Đại Việt tự đánh giá sai về Cội Nguồn của chính mình, lạc mất hướng đi và đó là lúc thuận lợi để cho thế lực ngoại xâm:
1- Truyền bá triết học, các thuyết Tôn Giáo, Đạo Giáo của giặc đã biến cải thành chính trị mê hoặc dân ta, hầu thống trị con cháu Tiên Rồng Đại Việt ta và đẩy truyền thống nền Quốc Đạo đi vào quên lãng. Do sự mất mát sai lệch trong Văn Hoá Cội Nguồn. Các thế lực ngoại bang, kẻ xấu đã và đang lợi dụng cơ hội sai lệch đó.
2- Tuyên truyền đả kích chống phá vì họ hiểu rằng: tư tưởng con cháu Tiên Rồng lưng chừng gió chiều nào ngã chiều nấy, đây là lúc thích hợp để chúng truyền bá Tôn Giáo, Đạo Giáo mang xu hướng có lợi cho chính trị xâm nhập vào nước ta, lôi kéo tinh thần con cháu Tiên Rồng sa ngã theo ý tưởng của họ, có lợi cho họ một khi dân tộc ta đã theo chủ thuyết của họ.
Họ lại càng bóp méo sự thật, bài bác về truyền thống Cội Nguồn, lịch sử Cội Nguồn Tiên Rồng của chúng ta, chúng đặt ra nhiều câu hỏi hiểm hóc để cho các tầng lớp trí thức của ta không thể nào trả lời được, để rồi mất niềm tin đối với Cội Nguồn. Họ nói lịch sử Con Rồng Cháu Tiên là không có thật, nếu có thật thì Dân Tộc Việt Nam có Nguồn Gốc loạn luân anh em ruột thịt lấy lộn nhau. Một dân tộc văn minh không có chuyện đó, nếu có chỉ có thời Nguyên Thuỷ Hồng Hoang mà thôi.
Họ nói lịch sử Tiên Rồng chỉ là lịch sử truyền thuyết, nếu có thật thì Dân Tộc Việt Nam có Nguồn Gốc loạn luân VÌ SAO? Vì nếu nói LẠC LONG QUÂN lấy BÀ ÂU CƠ sanh ra 100 người con 50 nam 50 nữ, sau đó anh em lấy lộn nhau thành dân tộc Văn Lang nay là dân tộc Đại Việt thì đó là dân tộc lạc hậu, man di mà thôi.
Trong khi đó Văn Hoá Đạo Đức của phương Bắc đã gần năm nghìn năm Văn Hiến, đều theo Đạo Nhân Luân Hiếu Nghĩa cha con anh em không được lấy nhau, đó mới là một Dân Tộc văn minh, nếu lấy nhau họ cho đó là loài cầm thú. Nếu muốn lấy nhau ít nhất cũng phải qua ba bốn đời.
Chính vì không trả lời được câu hỏi đó nên dân ta âm thầm sửa chữa lại cho hợp tình hợp lý, mới nói rằng: LẠC LONG QUÂN lấy BÀ ÂU CƠ sanh ra 100 người con trai không có con gái và người con cả là QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG. Năm mươi người con theo cha xuống biển, thành dân tộc Kinh, năm mươi người con theo mẹ lên núi thành dân tộc Thượng.
Sự đặt ra thêm bớt trong Văn Hoá Cội Nguồn như thế, không những không giải quyết được gì mà còn gây ra thêm sự khó hiểu, không hiểu 100 người con của LẠC LONG QUÂN lấy vợ dân tộc nào? để hình thành lên con cháu Văn Lang nay là Việt Nam thành ra hai dân tộc Kinh, Thượng một nhà. Sự thêm bớt không cơ bản ấy làm cho người đọc trở nên nghi ngờ khúc mắc và càng xa rời thực tế, hễ có 100 người con thì phải có 100 cái tên.
Những người thờ cúng sau này nghe truyện kể nhầm lẫn tên tuổi con cháu thời Thượng HÙNG VƯƠNG cho đó là tên tuổi con cái LẠC LONG QUÂN (xem Kinh Long Hoa Mật Tạng sẽ rõ). Thật ra tên tuổi trong sự thờ cúng chỉ là con cháu của các thời Thượng HÙNG VƯƠNG, từ thời HÙNG VƯƠNG thứ 1 đến thời HÙNG VƯƠNG thứ 23 kéo dài 1683 năm, thời Hạ HÙNG VƯƠNG 18 ĐỜI kéo dài 1018 năm. Niên Đại HÙNG VƯƠNG kéo dài 2701 năm.
LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ sinh ra 100 người con trong một bọc 50 nam 50 nữ đủ năm màu da ứng dụng Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. VÀNG – TRẮNG – ĐEN – ĐỎ – CHÀM giữa tiểu kiếp thứ 5 tức là cách đây 75 triệu 600 nghìn năm và ĐỨC CHÍ TÔN THIÊN ĐẾ- QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG chính là con cả trong 100 người con của ĐỨC CHA TRỜI LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ. Khi ấy người có tên là Hoàn Nhất Long ở tiểu kiếp thứ 5.
ĐỨC CHÍ TÔN THIÊN ĐẾ đầu thai xuống trần làm con KINH DƯƠNG VƯƠNG đời thứ 9 và THẦN LONG NỮ của Bộ Tộc Long Giao nay là nước Nhật Bản cách đây năm nghìn năm.
100 ÔNG BÀ TỔ TỔ TỔ hiện đang là THÁNH TỔ TỔ TỔ, PHẬT TỔ TỔ TỔ, TIÊN TỔ TỔ TỔ, THÁNH MẪU TỔ TỔ TỔ, PHẬT MẪU TỔ TỔ TỔ vân…vân… Làm các bậc Chí Tôn khắp các TẦNG TRỜI, thay Cha Trời Mẹ Trời cai quản giang san vũ trụ.
ĐỨC CHÍ TÔN THIÊN ĐẾ, con cả LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ ngự tại cõi THIÊN VÂN, TRUNG THIÊN VŨ TRỤ. Khi đầu thai xuống trần làm con của KINH DƯƠNG VƯƠNG đời thứ 9 có tên là HÙNG LAN, ĐỜI THỨ 10, Người khai sinh ra nước VĂN LANG và trở thành QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG đời thứ nhất.
Văn Hoá Cội Nguồn Tiên Rồng là do QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG khai sinh sáng lập trở thành nền Quốc Đạo Văn Lang, và cũng từ đây con người mới biết mình là con cháu của hai đấng RỒNG TIÊN, ĐÓ LÀ CHA TRỜI LẠC LONG QUÂN và ĐỊA MẪU MẸ TRỜI ÂU CƠ.
Nhưng ở sử liệu lưu chép của chúng ta theo sự truyền khẩu ở vào giai đoạn mất gốc sai lệch rất nhiều.
KINH DƯƠNG VƯƠNG đời thứ 9 là đời cuối của niên đại Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương lấy Thần Long Nữ sinh ra Hùng Lan trở thành Quốc Tổ HÙNG VƯƠNG. Truyền được 41 đời đồng danh hiệu Hùng Vương cuối đời Hùng Vương 41 chuyển sang giai đoạn Âu Lạc.
Còn nói KINH DƯƠNG VƯƠNG lấy THẦN LONG NỮ sinh ra LẠC LONG QUÂN thì không có chuyện đó, VÌ SAO LẠI NHƯ THẾ?
Vì LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ không có ở thời KINH DƯƠNG VƯƠNG mà xuất hiện ở giữa tiểu kiếp thứ 5, sanh ra Ông Bà Tổ Tổ Tổ của nhân loại con người cách đây 75 triệu 600 nghìn năm.
LẠC LONG QUÂN chính là ĐỨC CHA TRỜI hay còn gọi là CHÚA TRỜI hay chính là đấng tối cao THƯỢNG ĐẾ. Tên tộc của ĐỨC CHA TRỜI là ĐỨC LONG HOA CỬU HUYỀN.
Uy danh ĐỨC CHA TRỜI là ẤN QUANG TỐI THẮNG NHƯ LAI. Tên khi đã có CON là LẠC LONG QUÂN. Như vậy ghi sai lệch rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ ở thời quá khứ đã lâu xa, cách đây 75 triệu 600 nghìn năm lại ở vào thời Kinh Dương Vương chỉ cách đây hơn 5000 nghìn năm. Sự ghi chép này là một sự sai nhầm lớn, biến hai ngôi Cha Trời- Mẹ Trời thành con cái của Kinh Dương Vương và đó là sự nhầm lẫn đáng sợ. Có lẽ sự nhầm lẫn này dẫn đến con dân Đại Việt khổ gần hai nghìn năm.
KINH DƯƠNG VƯƠNG đời thứ 9 tên là Lộc Tục sinh ra HÙNG LAN đời thứ 10 chuyển sang niên đại HÙNG VƯƠNG QUỐC TỔ ĐỜI THỨ NHẤT.
Mỗi khi Quốc Tổ truyền giáo Quốc Tổ thường nói:
Tất cả Nhân Loại thế giới đều là anh em một nhà. Năm màu da chung cùng một Bào Bọc. Tất cả nhân loại anh em đều là con cháu của hai đấng Tiên Rồng. LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ.
LẠC LONG QUÂN cốt cách RỒNG. ÂU CƠ cốt cách TIÊN. CHA RỒNG MẸ TIÊN là hiện thân của sức mạnh và vẻ đẹp sức mạnh vô biên, vẻ đẹp tuyệt trần. ĐỨC CHA TRỜI LẠC LONG QUÂN và ĐỊA MẪU MẸ TRỜI ÂU CƠ là Chánh Thân – Chánh Mẫu hiện thân của ĐỨC TỔ TIÊN. BA NGÔI TỐI CAO CỦA VŨ TRỤ.
CÒN PHỤ THÂN PHỤ MẪU cha mẹ hiện tiền, là hai bậc sanh thành, tiếp nối lưu truyền nòi giống con người. Nói đến chữ hiếu là phải sanh con nối dòng, nối dõi, dù Trai hay Gái vì vậy cha sanh mẹ đẻ hiện tiền là Cha Trời Mẹ Trời thứ hai, bất hiếu với Cha Mẹ hiện tiền đồng nghĩa bất hiếu với Cha Trời Mẹ Trời là việc đứng đầu các tội ác.
Lưu truyền nòi giống là đại hiếu đối với Ông Bà Cha Mẹ dòng họ và đối với ba ngôi vô thượng TỔ TIÊN, CHA TRỜI – ĐỊA MẪU. Sau đó mới nói đến chuyện xuất gia đi tu là hợp lẽ trời. Còn bằng không cứ ở nhà tại gia, học kinh giáo đại thừa Văn Hoá Cội Nguồn. Thờ phụng TỔ TIÊN – CỬU HUYỀN CHA TRỜI – ĐỊA MẪU. Làm nhiều việc thiện làm lợi ích cho xã hội, cho non sông Tổ Quốc, giới luật tinh nghiêm thời đó là bậc Thánh đại chân tu trở thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa. Vì thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa chỉ cần hành sự theo Văn Hoá Cội Nguồn ĐẠI ĐẠO TỐI CAO VŨ TRỤ. Đời Đạo chỉ là một, xuất gia hay tại gia gì cũng như nhau.
Do sự lưu truyền, truyền khẩu lệch lạc quá lâu, tam sao thất bản đã dẫn đến Văn Hoá Cội Nguồn- nền Quốc Đạo vì thế cũng lệch lạc và dần dần biến mất. Thay vào đó là sự thăng trầm của xã hội và biến đổi không ngừng, chân lý Cội Nguồn cũng biến cải theo nên càng xa Cội Gốc. Vì thế sự ghi chép đời sau cũng lệch lạc theo, vô tình đưa Văn Hoá Cội Nguồn đến đà hoang tưởng, mở ra cho sự tan rã, thiếu niềm tin về Văn Hoá Cội Nguồn, mất lần sự đoàn kết con cháu Tiên Rồng, mạnh ai theo ý tưởng nấy và đây là cơ hội cho ngoại bang xâm lược đất nước ta, biến dân tộc ta trở thành dân tộc nô lệ cho chúng. Thời kỳ như vậy là thời kỳ non sông ĐẠI VIỆT đã phủ U Minh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giặc.
Một dân tộc có sức mạnh chống ngoại xâm dù to lớn đến đâu mà Cội Nguồn đã mất, thì sức mạnh chống ngoại xâm đó khó mà phát huy đến chỗ chí linh, chí hiển được. Sức mạnh thần thánh đoàn kết không còn thì ĐỘC LẬP khó mà giữ vững. Bằng chứng, con cháu Tiên Rồng Đại Việt luôn luôn bị đô hộ ngoại xâm gần hai nghìn năm cơ hàn khốn khổ.
Đây là bài học xương máu, muốn giữ độc lập lâu dài thì phải củng cố xây dựng nền Văn Hoá Cội Nguồn cho thật vững chắc. Thờ phụng Quốc Tổ không chỉ nơi đền thờ mà còn ở cả các cơ quan nhà nước, gìn giữ tôn thờ Quốc Tổ như gìn giữ sanh mạng của toàn dân tộc.
Các thế lực ngoại xâm khi tìm hiểu đến Cội Nguồn của dân tộc ta liền thấy nhiều điểm không hợp lý, hoang tưởng, cũng bởi do sự thất truyền mà ra. Nền Văn Hoá Quốc Đạo đã mất nên con cháu Tiên Rồng dân tộc Đại Việt dần dần mất đi sự đoàn kết, thường có sự chia rẽ giữa các dân tộc anh em. Người Kinh cũng như người Thượng lung lay ý chí Đoàn Kết. Cội Nguồn mất đi như cây mất Gốc tự héo cành rũ lá, đó là lúc bóng U Minh bao trùm xuống non sông Tổ Quốc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Xuân Mậu

Cây đã mất Gốc, sông đã mất Nguồn, Lá tự héo Cành. Chỉ cần một luồng gió mạnh thì cây tự ngã đổ, gió chiều nào ngã theo chiều đó. Sông đã mất Nguồn sông cạn, sông khô. Người dân Đại Việt đã cạn Nguồn Trung Hiếu, Nhân Nghĩa đối với Ông Cha và tai hoạ cũng từ đây giáng xuống.
Lịch sử Tiên Rồng ghi chép trong giai đoạn thất truyền không những không đem lại kết quả lợi ích lớn, mà còn làm cho một số người kém hiểu biết huỷ báng Cội Nguồn của mình dẫn đến cảnh nồi da nấu thịt tai hại vô cùng.
Đối với những học giả thường tục, chưa chứng quả trí huệ đạt đến cảnh giới Thần Thông thì việc ghi chép Văn Hoá Cội Nguồn không đem lại Ánh Sáng Thái Dương mà chỉ đem lại Ánh Sáng Đom Đóm lúc tối lúc sáng, khó mà có thể soi đường cho dân tộc Việt Nam được.
Những người trung hiếu đọc đến còn có chút niềm tin tưởng, còn những kẻ bất trung bất hiếu khi đọc đến thì mất hết niềm tin, có người còn sanh tâm huỷ báng
Tiên Rồng ngày xưa vốn thật Rồng
Tiên Rồng mất gốc trở thành con Giun
Lịch sử Tiên Rồng ngày xưa chính là nền Văn Hiến Quốc Đạo (Xem Long Hoa Mật Tạng sẽ nói rõ hơn).
LẠC LONG QUÂN chính là Đức CHA TRỜI mà tên Tộc của CHA TRỜI là ĐỨC LONG HOA CỬU HUYỀN, Đấng Chúa Vũ Trụ. Uy danh của Đức CHA TRỜI là ẤN QUANG TỐI THẮNG NHƯ LAI. Nhưng hiện nay sách sử của ta ghi chép: LẠC LONG QUÂN là con của KINH DƯƠNG VƯƠNG và có nguồn gốc ở biển. Sự ghi chép sai nhầm này đã để đời hậu thế con cháu biến ĐỨC CHA TRỜI Đấng Tối Cao Vũ Trụ trở thành thần Linh có nguồn gốc ở biển.
Đúng là,
Lạc Long Quân vốn là Cha Trời
Về sau con cháu chép nhầm Thần Linh
Sự chép nhầm ĐỨC CHA TRỜI- Đấng Tối Cao Vũ Trụ trở thành Thần Linh có nguồn gốc ở biển đã biến lịch sử Văn Hoá Cội Nguồn trở thành Văn Hoá Thần Linh, sự sai nhầm tai hại. Các thế lực ngoại xâm dựa vào sự chép nhầm của ta mà cho rằng, Văn Hoá Cội Nguồn chỉ là Thần Giáo dựa trên cơ sở hai đấng thần linh LẠC LONG QUÂN CỐT RỒNG ở biển, bà ÂU CƠ CỐT TIÊN ở núi.
Nói đến Đạo Giáo Tôn Giáo, giai cấp Thần Linh dù là Thiên Thần cũng chỉ là con dân của Phật – Thánh – Tiên huống chi là Địa Thần – Thuỷ Thần chỉ là Thần Linh Núi Sông Biển Cả, còn dưới cả Vua Chúa chốn nhân gian. Các Ngài chỉ là thần linh hộ pháp trong khi nói đến Nguồn Cội của dân tộc Việt Nam, là nói đến Nguồn Cội nhân loại thế giới.
Phát nguồn từ Tổ Tiên, Cha Trời-Địa Mẫu, LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ hai đấng Rồng Tiên, hiện thân ra đời cách đây đã hơn bốn tiểu kiếp, là 75 triệu 600 nghìn năm.
Và cứ mỗi tiểu kiếp thì lặp lại thời HỒNG HOANG rồi đến HỒNG BÀNG đến HỒNG CHÚA, HỒNG ĐẾ đến VIÊM ĐẾ THẦN NÔNG đến KINH DƯƠNG VƯƠNG rồi chuyển sang giai đoạn HÙNG VƯƠNG. Cuối đời HÙNG VƯƠNG thứ 41 chuyển sang giai đoạn AN DƯƠNG VƯƠNG. Kết thúc thượng ngươn – trung ngươn – hạ ngươn mạt pháp. Mạt pháp là thời kỳ đen tối của con cháu Tiên Rồng dẫn tới nô lệ, lệ thuộc ngoại bang gần 2000 năm.
Như vậy, nói đến Nguồn Gốc dân tộc Việt Nam quan hệ dính liền với nhân loại toàn thế giới là nói đến Nguồn Gốc Rồng Tiên. Từ TỔ TIÊN – CHA TRỜI – ĐỊA MẪU, LẠC LONG QUÂN và ÂU CƠ sanh ra 100 người con 50 nam, 50 nữ, cách đây 75 triệu 600 nghìn năm. Nguồn Gốc nhân loại con người có đủ năm màu da anh em cùng nằm trong Bào Bọc ÂU CƠ.
Còn nói đến QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG dựng nước Văn Lang thì cách đây gần 5000 năm. Vì vậy nói đến Văn Hoá Cội Nguồn nền Quốc Đạo dân tộc là nói lên Cội Nguồn của toàn nhân loại, không phải nói riêng cho một dân tộc nào mà tất cả dân tộc trên toàn thế giới kể cả Phật – Thánh – Tiên – Thần – Chúa khắp cùng vũ trụ.
Sự thất thoát, thiếu sót, sai nhầm trong truyền khẩu đã dẫn đến sự kết tập sử liệu sai nhầm, rồi trở thành một giả thuyết lịch sử Cội Nguồn huyền thoại, lẫn lộn quá khứ, lẫn lộn hiện tại. Đã biến đấng CHA TRỜI ĐẤNG TỐI CAO VŨ TRỤ thành thần biển Long Vương và từ đây các thế lực ngoại xâm mới có cơ sở xem thường, Đồng hoá nền văn Hiến Quốc Đạo Tiên Rồng, trở thành văn hoá phong kiến Thần Giáo vào hàng giai cấp Thần Linh. Mà giai cấp Thần Linh dù là Thiên Thần cũng chỉ là con Dân của PHẬT – THÁNH – TIÊN huống chi là giai cấp ĐỊA THẦN – THUỶ THẦN chỉ là các vị thần bề tôi của VUA – CHÚA chốn nhân gian.
Trong khi các thế lực ngoại xâm đã xuất hiện ĐẠO GIÁO – TÔN GIÁO thuộc hàng Thánh Giáo trên Thần Giáo Tôn xưng là Phật- Thánh – Tiên – Thần – Chúa nếu đem ra so cọ thì LẠC LONG QUÂN – BÀ ÂU CƠ, ông Cốt Rồng Thần Biển, bà Cốt Tiên Thần núi cả hai chỉ là thần linh chốn phàm Trần, chỉ mới là con dân của ba giai cấp Phật – Thánh – Tiên mà thôi. Tôn Giáo, Đạo Giáo của các thế lực ngoại xâm, họ mạnh dạn truyền bá Tôn Giáo, Đạo Giáo đã được cải biến chính trị có lợi cho mưu đồ xâm lược của họ, xoay chuyển tình thế. Có nghĩa là các thế lực ngoại bang, ngoại xâm họ dùng Tôn Giáo Đạo Giáo đã cải biến thành vũ khí chính trị đè bẹp làm khiếp sợ tinh thần dân tộc ta theo chiều hướng có lợi cho họ. Làm cho dân tộc ta từ tự chủ độc lập chuyển sang giai đoạn mất tự chủ, và giặc đã thao túng tinh thần dân tộc ta, làm cho dân tộc ta không còn sức mạnh đoàn kết sức mạnh chống ngoại xâm. Chưa kể một số nhẹ dạ cả tin, những thành phần kém hiểu biết đã làm con rối cho chúng, làm theo ý muốn của chúng.
Các thế lực ngoại xâm họ lợi dụng cái bóng Đạo Giáo, Tôn Giáo của họ thành lợi khí chính trị, thành truyền thuyết chính nghĩa, đạo đức giả làm mê hoặc dân tộc ta.
Một khi con cháu Tiên Rồng quên đi nguồn gốc Truyền Thống dựng nước của chính mình thì mặt trời Cội Nguồn đã lặn bóng và u minh liền bao trùm lấy non sông Đại Việt dẫn đến nội chiến nồi da nấu thịt, Đồng Bào tàn sát lẫn nhau. Đây là lúc các thế lực ngoại xâm họ đem ánh sáng trăng sao, ánh sáng Tôn Giáo, Đạo Giáo có xu hướng chính trị truyền sang qua nước ta, đầu độc dân tộc ta, lôi kéo tinh thần dân tộc ta đi vào con đường có lợi cho chúng. Những thành phần kém hiểu biết bị chúng đầu độc đi tôn thờ nhân vật lịch sử anh hùng của chúng, mà quên đi lịch sử anh hùng của dân tộc ta. Khi các thế lực ngoại xâm thấy văn hoá chính trị của chúng xâm lược, đầu độc tinh thần con cháu Tiên Rồng có hiệu quả và đã ăn sâu vào tâm hồn dân chúng thời khi ấy chúng mới ló cái đuôi chồn cáo, chuyển Đồng bào ta theo chiều hướng nô lệ chính trị cho chúng. Vũ khí lợi hại của chúng là Tôn Giáo, Đạo Giáo, cải biến thành một thứ Tôn Giáo, Đạo Giáo lồng ghép chính trị có sức mạnh hàng Long phục Hổ, một khi Long Hổ đã tùng phục thì họ bảo gì thì Long hổ làm theo nấy, làm tay sai đắc lực cho giặc, thậm chí đưa đến cảnh nồi da nấu thịt đồng bào Anh em tương tàn lẫn nhau (củi đậu nấu hạt đậu) lưỡng Hổ tranh hùng thợ săn đắc lợi và nhân cơ hội đó, chúng chiếm lần đất đai biên giới của chúng ta kiểu như tằm ăn dâu, mọt ăn gỗ. Con cháu Tiên Rồng Đại Việt trải qua đấu tranh giành lại độc lập được rồi lại mất, mất rồi lại được. Con cháu Tiên Rồng như đi trong đêm không hiểu tại làm sao ngoại xâm chiếm lấy một cách dễ dàng, thậm chí chúng không cần đổ một giọt máu mà chúng vẫn điều khiển được dân tộc Việt Nam? Qua những con rối bù nhìn mà chúng ngấm ngầm dựng lên. Qua hình thức Tôn Giáo, Đạo Giáo và Văn hoá độc hại của chúng, vì đã mất ánh sáng Văn Hoá Cội Nguồn. MẶT TRỜI Văn Hoá Chính Nghĩa không còn, Dân tộc Việt Nam coi như đi trong đêm không còn thấy bến bờ tương lai là gì nữa. Nếu có chút ánh sáng Trăng, Sao thì cũng bị dập tắt. Văn hoá Cội Nguồn nền Quốc Đạo dân tộc là Văn Hoá chủ quyền độc lập, Chủ quyền tự chủ. Văn Hoá của sự bất khuất nhất quyết không lệ thuộc nô lệ. Văn Hoá Cội Nguồn nền Quốc Đạo biến mất, con cháu Rồng Tiên phải chịu nhiều nỗi đắng cay, nhục nhã nô lệ. Một dân tộc có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm hàng nghìn năm máu chảy thành sông, thây chất thành núi. Hết thế lực ngoại bang này xâm chiếm đến thế lực ngoại xâm khác xâm lược, thế mà chúng không đồng hoá được dân tộc ta là vì chúng ta có truyền thống vô cùng tốt đẹp, truyền thống Rồng Tiên. Một dân tộc đã có Văn Hoá Cội Nguồn truyền thống lịch sử độc lập lâu đời. Cụ thể thời HÙNG VƯƠNG độc lập chủ quyền 2701 năm, chưa kể đến thời KINH DƯƠNG VƯƠNG – Thời VIÊM ĐẾ THẦN NÔNG. Thời HỒNG ĐẾ, thời HỒNG CHÚA, thời HỒNG BÀNG, thời HỒNG HOANG chủ quyền độc lập kéo dài hàng triệu triệu năm.
Một dân tộc có truyền thống mạnh như Rồng đẹp như Tiên. Trên thế giới không có một truyền thống nào tốt đẹp như vậy. Do nền Văn hiến quốc đạo thất truyền, ánh sáng Văn Hoá Cội Nguồn chính nghĩa biến mất, con cháu Tiên Rồng không tự chủ được mình và lẩn quẩn trong vòng u minh lệ thuộc ngoại bang, mất đi cốt cách Tiên Rồng uy linh bao trùm Hoàn vũ. Thật vậy, nói đến Rồng thì phải làm mưa làm gió phun châu nhả ngọc, nói đến Phụng là nói đến vẻ đẹp lộng lẫy của dân tộc. Vẻ đẹp về Truyền Thống, vẻ đẹp về Đạo Đức, vẻ đẹp về nhân cách của con người Việt Nam. Nhưng đằng này dân tộc Việt Nam Đạo Đức càng ngày càng xuống cấp là do mất đi Văn hoá Cội Nguồn. Nếu Văn Hoá Cội Nguồn không bị thất truyền thì con cháu Rồng Tiên Việt Nam rực rỡ như mùa xuân, sáng chói như ánh thái dương khắp năm châu bốn biển. Một dân tộc đã mất đi Văn Hoá Cội Nguồn, nếu không nhờ sự che chở của hai đấng Tiên Rồng Cha Trời Địa Mẫu cũng như Quốc Tổ và các thời Hùng Vương, hồn thiêng dân tộc, hồn thiêng sông núi, thì con cháu Tiên Rồng Đại Việt còn khốn nguy hơn nữa. Nước mất nhà tan, cảnh nồi da nấu thịt Đồng Bào tàn hại lẫn nhau.
Suy xét cho cùng Phật – Thánh – Tiên – Thần – Chúa, cũng chỉ là con cháu của Đức Cha Trời, con cháu Tiên Rồng, dân tộc Đại Việt. Bỏ Cội Nguồn, bỏ Cha Trời, chạy theo thờ phụng Phật- Thánh – Tiên – Thần – Chúa. Còn Phật – Thánh – Tiên – Thần – Chúa thì thờ phụng Đức CHA TRỜI. Một sự loanh quanh, vòng vèo gần không đi lại muốn đi xa lạc mất Cội Nguồn.
Thật vậy ĐẤNG KHAI HOÁ TỔ TIÊN hiện thân hai Đấng CỬU HUYỀN – CHA TRỜI LẠC LONG QUÂN VÀ ĐỊA MẪU ÂU CƠ là ba ngôi tối cao vũ trụ Cội Nguồn của Nhân loại con người. Dân tộc Đại Việt là dân tộc Rồng Tiên, Con cháu Tiên Rồng không thờ Tổ Tiên Cha Trời Địa Mẫu. Bỏ Cội Nguồn chạy theo thờ phụng Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa. Lạc mất Cội Nguồn rơi vào cảnh khốn khổ, khiếp sợ trước quyền năng của Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa. Mà thật ra Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa cũng chỉ là con cháu của Tổ Tiên, Cha Trời Lạc Long Quân, Địa Mẫu Âu Cơ mà thôi. Chỉ có Tổ Tiên Cha Trời, Địa Mẫu mới có đủ quyền năng ban phước giáng hoạ, chuyển xoay vũ trụ, chuyển xoay vận mệnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc, mỗi con người. Nếu con cháu Tiên Rồng Đại Việt trở về với Cội với Nguồn, Tôn thờ Tổ Tiên, Cha Trời Lạc Long Quân, Địa Mẫu Âu Cơ thì dân Tộc Đại Việt trở thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa hết thảy, không cần tìm cầu Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa đâu xa. Còn nếu dân tộc Đại Việt bỏ Cội bỏ Nguồn không tôn thờ Tổ Tiên, Cha Trời Lạc Long Quân, Địa Mẫu Âu Cơ. Tôn Thờ Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa là chúng ta bỏ cái Gốc chạy theo cái Ngọn. Bỏ mất cái gốc khác nào con lạc Cha, lạc Mẹ vô cùng khổ thay.

Nói tóm lại: Dân Tộc Đại Việt Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa bình đẳng, chỉ tôn thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Thờ Trời. Thờ những công thần có công chống ngoại xâm giữ gìn độc lập Tổ Quốc.
Cây có Gốc, cây mới nở cành xanh ngọn
Sông có Nguồn sông mới không cạn khô
Cây mất Gốc cành khô trụi lá
Người lạc Cội, lạc Nguồn, lạc lối bơ vơ
Lạc trong sanh tử u mờ
Lạc trong biển khổ cuộc đời ra chi
Đói đau khổ nạn
Ngục tù đoạ sa.

Trưởng Nhóm Nghiên Cứu Tiến Sĩ Cao Đức Toàn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (26 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]