Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thi Vân Yên Tử được sao chép từ đâu?

Bài đăng trên website Lê Thiếu Nhơn 10:24 - 13/08/2012

https://lh4.googleusercontent.com/-hgiGYHC3fHg/UCmoAd2JPQI/AAAAAAAAJew/ut4x2aNzfYo/s512/1.jpg


Luật sư Nguyễn Minh Tâm công bố một sự thật đau lòng: “Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn “CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG” của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003), tôi đã đọc ngấu nghiến bởi sự thôi thúc của tâm linh, một niềm tin bất diệt vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh Hùng dân tộc và Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi có liên tưởng đến 63 bài thơ “Thiền” của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương!”

“THI VÂN YÊN TỬ” được sao chép từ đâu?


NGUYỄN MINH TÂM

      Tôi quen anh Hoàng Quang Thuận đến hay cũng gần hai mươi năm, đã từng cùng nhau đi chùa dâng hương lễ Phật. Một sự trùng hợp thật ngẫu nhiên, hai cặp vợ chồng chúng tôi đều cùng tuổi Quý Tị và Giáp ngọ. Thời đó, hai gia đình thường gặp nhau. Đã lâu lắm, do bận công việc nên không gặp nhau nữa. Nhưng tôi vẫn nhớ về anh, như một người bạn tâm tình.

      Khi anh viết xong và đem in 63 bài thơ trong tập ‘Thi vân Yên tử”, anh có nói chuyện với tôi về căn nguyên ra đời của các bài thơ ấy. Tôi cũng tin như vậy, vì tôi là người tin vào tâm linh, một niềm tin tự nhiên từ máu thịt của mình. Từ niềm tin ấy, tôi đã vô tư quảng bá tập thơ “Thi vân Yên Tử” với sự ra đời đặc biệt của nó  với bạn bè. Nhưng hầu như, ai được tôi thông tin cũng chỉ cười mà không nói gì.

      Tình cờ, khi lên Yên Tử, tôi vào quầy sách của Ban quản lý, thấy cuốn “CHÙA YÊN TỬ, LỊCH SỬ - TRUYỀN THUYẾT DI TÍCH VÀ DANH THẮNG” của tác giả Trần Trương, Trưởng Ban quản lý Yên Tử (1992-2003), tôi đã đọc ngấu nghiến bởi sự thôi thúc của tâm linh, một niềm tin bất diệt vào sự hiển linh của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Người Anh Hùng dân tộc và Đệ Nhất Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

      Đọc xong cuốn sách, tự nhiên tôi có liên tưởng đến 63 bài thơ “Thiền” của anh Hoàng Quang Thuận và thật ngẫu nhiên, tôi phát hiện ra trong hầu hết các bài thơ anh Thuận viết, đều lấy từ nội dung cuốn sách này, thậm chí có nhiều bài thơ, câu thơ còn sao chép nguyên xi câu văn của tác giả Trần Trương. Tôi sững người và liên tưởng tới điều anh Thuận nói về  xuất xứ của 63 bài thơ được anh viết trong ba đêm với trạng thái như “nhập đồng”, như có “ai” đó, từ cõi cao xanh thúc giục anh phải viết. Tuy nhiên, vì là bạn bè, nên tôi cũng không nỡ trao đổi với anh, e anh tự ái rồi giận tôi. Vả lại, tôi coi đó là một niềm vui riêng của anh, niềm vui có thể chia sẻ trong phạm vi bạn bè, chẳng ảnh hưởng gì đến nhân tình thế thái. Thế rồi, năm tháng trôi qua, do bận công việc, tôi cũng không còn để ý đến điều đó nữa.
          
      Mấy ngày gần đây, tôi được biết Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” đã thu hút rất nhiều người quan tâm đến dự. Có nhiều ý kiến xung quanh hiện tượng này với các lời khen, chê khác nhau. Đặc biệt, tôi được biết anh Hoàng Quang Thuận đã khiêm tốn mà nói rằng: Anh không phải là tác giả của hai tập thơ mà “đó là do tiền nhân mượn bút tôi để viết thơ”. Tôi hiểu rằng, theo anh Thuận, tập thơ THI VÂN YÊN TỬ” gồm 63 bài đó không phải là của anh, mà là của “tiền nhân”. Tôi không dám khẳng định “tiền nhân” theo anh nói, có phải là Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông không? Tôi còn biết người ta đã giúp anh nộp hồ sơ những tập thơ “nhập đồng” của anh để tham gia dự Giải Noben văn chương nữa ! Điều này đã khiến tôi giật mình một lần nữa vì điều tôi cho là bình thường đã vượt qua cái ngưỡng bình thường của nó mất rồi.

      Tôi đã bình tâm suy ngẫm mấy ngày nay để tìm cách xử xự thế nào cho hợp lẽ, hợp tình. Trong tôi, có hai luồng tư tưởng ám ảnh: Một là, về đời thực, nếu im lặng thì sẽ giữ được tình bạn với Hoàng Quang Thuận; và hai là, tôi sợ, nếu sự thật như tôi phân tích dưới đây, thì anh Hoàng Quang Thuận đã có một hành vi mà tự thân anh ấy sẽ phải lãnh theo luật Nhân – Quả của Nhà Phật. Tôi không dám khẳng định điều gì, nhưng nếu như sự thật là  không có một “tiền nhân” nào mượn bút anh để viết thơ như anh nói, mà chỉ do anh  biên soạn lại thành thơ từ nội dung cuốn sách “ Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng”, thì Nam-Mô-A-Di-Dà-Phật, anh Thuận đã  tạo một NGHIỆP rất nặng nề, cần phải hồi tâm mới mong có thể chuyển được.

      Tôi lục trong tủ sách gia đình để tìm cuốn sách “Chùa Yên tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng” xuất bản lần đầu tiên, từ trước khi  Anh Hoàng Quang Thuận viết 63 bài thơ gọi là “Thiền”. Thật tiếc, cuốn sách ấy đã bị thất lạc, chỉ còn cuốn được tái bản lần thứ tư do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản vào Quý 2/2005. Tôi đành phải sử dụng cuốn này vậy. Cuốn sách của Trần Trương gồm có Lời nói đầu và ba chương. Chương 1: Đường về Cõi Phật. Chương 2: Bầu trời cảnh Bụt; và Chương 3: Ông Vua hóa Phật. Toàn bộ cuốn sách gồm có 21 bài viết giới thiệu, miêu tả về các sự kiện lịch sử, những địa danh, cảnh vật, chùa chiền trong hệ thống Danh sơn Yên Tử để giúp người hành hương tìm hiểu nơi  mình đến dâng hương lễ Phật.

      Với tấm lòng chân thành đó, tôi quyết định viết bài này để hầu mong góp phần làm sáng tỏ sự thật về tập thơ “nhập đồng” của anh.  Nếu anh Thuận đọc mà buồn hoặc giận dữ thì tôi thành tâm tạ lỗi. Nhưng dù thế nào, tôi cũng mong anh đọc và suy nghĩ để cảm nhận được động cơ, mục đích viết bài của tôi, chỉ mong anh hiểu rằng, tôi viết với một cái tâm trong sáng, cái TÂM của một NGƯỜI THEO ĐẠO PHẬT, để giúp anh.

      Tôi dùng phương pháp so sánh để chứng minh suy nghĩ của tôi, rằng: những bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận có xuất xứ từ cuốn sách nói trên của tác giả Trần Trương, chứ không phải là thơ “nhập đồng”. Tôi chỉ chọn một số bài trong tập thơ để so sánh và xin dẫn chiếu đến người đọc, nếu ai quan tâm thì tìm cuốn sách đó để so sánh các bài khác cho đầy đủ. Cách so sánh của tôi là: Nêu những đoạn văn trong cuốn sách của tác giả Trần Trương, sau đó là bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận trong tập “Thi vân Yên Tử” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, xuất bản tháng 3/1998 để người đọc cùng suy ngẫm.

1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết:

      “Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi gò bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông… Thỉnh thoảng, một vài chú cá to phởn chí, tung mình lên cao rồi rơi xuống, tạo thành quần sóng lan xa, lan xa mãi.

      Ở một góc hồ, thấp thoáng trong khe núi, bầy le le, vịt trời vui đùa nhau, tung cánh… Những đêm trăng sáng, lòng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu tình… Hồ Yên Trung – Nàng Công Chúa Ngủ Quên nay đã thức… Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền”.

 
      - Trong bài thơ “Hồ Yên Trung” (trang 15), anh Thuận viết:

Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi
Bốn bề mây biếc sóng lô xô
Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng
Cả rừng thông xao động mặt hồ”.

Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên
Kết tụ bởi mây trời non nước
Nàng vô tư không chút ưu phiền
Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên.


      - Trong bài “Đêm hồ Yên Tử” (trang 17), anh Thuận viết:

Cát vàng thoai thoải sóng lao xao
Cá to phởn chí nhảy lên cao
Le le xanh biếc đùa tung cánh
Chim gù trên núi cảnh tiêu dao

Sơn thủy hữu tình động tiên đào
Lạc đường Lưu – Nguyễn đếm trời sao
Lòng hồ đầy ắp đêm trăng sáng
Vua Trần thưởng nguyệt, nhớ năm nào.


2. Trang 24, cuốn sách viết:

      “Đến hẻm núi kia có ba tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên mình ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong lòng chúng…

      … Cả ba quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng “sẽ trở về lương thiện làm ăn”. Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được bình an”.


      - Trong bài “Kẻ cướp chắn đường” (trang 19), anh Thuận viết:

Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường
Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm
Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc
Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương

Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường
Sơn lâm từ ấy hết tai ương
Gập gềnh hẻm núi người qua lại
Bình an vô sự hết đạo cường.


3. Trang 29, cuốn sách viết:

       “Trưa hè oi ả. Tiếng suối mùa mưa reo réo rắt hòa với tiếng chim rừng ca lảnh lót. Hoa rừng muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Bụi đường trường quyện lẫn mồ hôi khiến cả hai bức bối. Vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước trong xanh. Dòng suối cuốn trôi bụi trần ra sông biển. Kể từ dịp ấy, suối được đặt tên: Suối Vua Tắm”.

      - Trong bài “Suối Tắm” (trang 20), anh Thuận viết:

Trưa hè oi ả tiếng suối reo
Chim ca lảnh lót giữa lưng đèo
Hoa rừng hương sắc hương theo gió
Đàn cá xuôi dòng nước trong veo.


4.Trang 34, cuốn sách viết:

       “ Phía bên kia cầu là cổng tam quan, dáng vẻ cổ kính, đắp nổi đôi câu đổi viết theo chữ thảo “Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự”… Xung quanh chùa xum xuê cây trái. Quả trứng gà sai chíu chít vàng ươm. Quả hồng đỏ thắm như hàng trăm chiếc đèn lồng treo lơ lửng. Quả mận tím trĩu cành lúc lỉu… Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Linh Nhâm là tên của một vị Thiền sư đã được Tổ Trúc Lâm giao xây dựng ngôi chùa và nhiều năm trụ trì ở chùa này. Tên của Thiền sư được đặt tên cho chùa…”.

      - Trong bài “Chùa Cầm Thực” (trang 26), anh Thuận viết:

Tam quan đắp nổi Linh Nham Tự
Thiền sư có phải đặt tên thầy
Mận chín trĩu cành lúc lỉu quả
Trứng gà chiu chít cả trong mây

Linh Nham đâu khác nơi tiên cảnh
Hồng đỏ như trăm đèn lồng cầy…


5. Trang 40, cuốn sách viết:

      “Thưở xưa, cánh đồng Nam Mẫu nước ngập trắng. Từ dốc Quàng Hái, muốn vào Yên Tử, phải đi bè mà vào. Hay tin Vua Trần vào Yên Tử, các cung tần mĩ nữ của triều đình đã tìm về, gặp Vua ở tại con dốc này. Họ than khóc thảm thiết, xin Vua quay trở lại triều đình… Vua cho lập đàn tràng cầu Phật Tổ Như Lai. Vài ngày sau, nước ở hồ Nam Mẫu rút hết. Lòng hồ phơi ra, khá bằng phẳng. Đất nơi đáy hồ thật màu mỡ. Dân bản ùa ra bắt tôm, cá, khai khẩn bãi hoang, thành ruộng vườn. Cánh đồng Nam Mẫu được khai sinh”.
  
      - Trong bài “Làng Cung Nữ” (trang 28), anh Thuận viết:

Làng Mụ, Làng Nương đường Nam Mẫu
Xưa kia nước ngập trắng lòng hồ
Vua Trần thương xót đoàn cung nữ
Lòng trung không trở lại kinh đô

Vua lập đàn cầu Phật Như Lai
Nước hồ rút hết ruộng đất dài
Đáy hồ mầu mỡ -  tôm cùng cá
Làng Mụ, làng Nương được sinh khai.


(Còn tiếp…)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

(Tiếp theo…)

Thi Vân Yên Tử được sao chép từ đâu?

Bài đăng trên website Lê Thiếu Nhơn 10:24 - 13/08/2012

6. Trang 53, cuốn sách viết:

     “Cá tôm say nước nhảy lia thia. Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối… Mới hay chín suối chỉ chung một dòng… Con suối cắt chia tuyến đường Hạ Kiệu – Nam Mẫu thành chín đoạn”.

     - Bài “Chín suối chung một dòng” (trang 36), anh Thuận viết:

Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá tôm say nước nhảy lia thia
Mới hay chín suối chung dòng một
Đường đi Nam Mẫu suối cắt lìa.


7. Trang 79-80-82, cuốn sách viết:

     “Hãy vào Lăng Quy Đức. Lăng quây bốn mặt thành vuông vức, bao quanh ngôi tháp cổ… Mái tường lăng lợp bằng ngói mũi hài, đổ về hai phía, dáng cong theo dáng mái chùa…Mặt ngoài các tảng đá chạm nổi hoa văn sóng nước hình quả núi, đường  nét cách điệu uốn lượn rất tinh tế…Bệ tháp tạo nên bởi hàng chục phiến đá xanh ghép lại…Tầng đầu mở hướng chính nam, bên trong thờ tượng Trần Nhân Tông ngồi thiền ở thế liên hoa, vẻ mặt dung dị, cảm thông, thanh cao và trí huệ… Thi thoảng vẫn thấy xuất hiện cặp rắn đen nằm chầu bên tượng Tổ trong tháp. Trông thấy bóng người, rắn thu mình ẩn núp vào trong… Bốn cây đại cổ, thân dáng hình rồng đứng nép sau tường Lăng Quy Đức, lá rủ vào sân lăng. Cành đại trổ đầy hoa. Hương hoa thơm ngào ngạt. Cánh hoa rắc vàng sân mộ Tổ”.

     - Trong bài “Lăng Quy Đức (trang 43), anh Thuận viết:

Lăng quây vuông vức bốn mặt thành
Ngói hài hai phía dáng thanh thanh
Mặt ngoài đá chạm hoa văn sóng
Bệ tháp nằm trên phiến đá xanh

Tầng đầu mở cửa hướng chánh nam
Vua Trần nhập diệt cõi Niết Bàn
Rắn đen một cặp chầu bên tượng
Nền Lăng xưa chính Ngọa Vân am.

Hai cây đại cổ dáng hình rồng
Đứng nép bên tường đã trổ bông
Hương hoa thơm nát vườn mộ Tổ
Ngày xưa Tam tổ đã vun trồng


8. Trang 84, cuốn sách viết:

      “Những đêm trăng sáng, bên tháp ngắm trăng thật thú vị. Trăng treo trên cành Tùng. Trăng rắc vàng trên cánh hoa Đại sực nức hương và đính hạt sương đêm. Trăng gắn váo đỉnh Tháp . Mỗi bước trăng trôi, cảnh vật nơi đây lung linh huyền ảo”.

     - Bài “Trăng Yên Tử" (trang 46), anh Thuận viết:

Trăng treo lơ lửng trên cành Tùng
Trăng rắc vàng lên cánh hoa nhung
Sương đêm sực nức mùi hoa đại
Mỗi bước trăng trôi giữa núi rừng

Lung linh huyền ảo ánh trăng rơi
Tiếng hạc trong đêm tận cõi trời…


9. Trang 98, cuốn sách viết:

      “Trong ngách hang, có một núm đá, nước nhỏ tí tách từng giọt một, cả đêm chưa đầy một bát con. Nhà sư gọi đó là sữa mẹ. Một điều kì lạ: Khi bát nước đầy, từ núm không nhỏ thêm giọt nào nữa. Nền chùa sạch khô không giọt nước thừa tràn”.

     - Trong bài “Sữa mẹ” (trang 52), anh Thuận viết:

Ngách hang núi đá núm vú con
Sữa mẹ linh thiêng nhỏ giọt tràn
Nhỏ dần từng giọt đêm đầy bát
Nước đầy chỉ một bát con con.


10. Trang 103, cuốn sách viết:

     “Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa. ngày nay, các “ông” Rồng xanh thi thoảng lại xuất hiện… Những lúc trở trời, các “ông” bò ra nằm la liệt… Một con rắn lớn từ xà ngang buông mình xuống ban thờ, náu mình vào Tượng Phật nhìn ra”.

     - Trong bài “Rắn xanh Yên Tử” (trang 31), anh Thuận viết:

Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa
Rồng xanh thi thoảng nghỉ trên bàn
Mấy ông rắn lớn nằm trên mái
Náu mình tượng Phật ngắm giang san.


11. Trang 108, cuốn sách viết:

      “Quanh am là rừng trúc bạt ngàn. Trúc chen nhau mọc dưới tán lá của rừng cây cổ thụ. Trúc lách qua kẽ đá nền am, vươn lên những đọt măng mập mạp. Đây là phế tích Am Thiền Định. Xưa chưa dựng chùa, các nhà sư tu hành nơi am cỏ, hòa mình với chim muông, với thiên nhiên hoang dã”.

      -Trong bài “Am xưa” (trang 58), anh Thuận viết:

Trúc lách qua kẽ đá nền am
Đọt măng mập mạp giữa đá vàng
Bạt ngàn trúc biếc chen hoa nở
Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn.


12. Trang 110, cuốn sách viết:

     “Thác vàng còn lớn gấp bội phần. Vách đá cao dốc đứng. Nước từ đỉnh dốc tuôn trắng xóa, khác nào dải lụa khổng lồ. Ngọn nước như từ trời đổ xuống. Cây rừng khép tán, đứng dưới chân thác ngước nhìn lên, ta chỉ thấy mảnh trời trên ngọn tháp. Nhà văn Vũ Khai đặt tên cho thác là “Thiên Thủy” (nước trời). Với Thác Vàng, nước không hề khô cạn”.

     - Trong bài  “Thác Vàng” (trang 54), anh Thuận viết:

Ngọn nước như từ trời đổ xuống
Cây rừng khép tán nép bên khe
Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy
Đâu biết nơi đây có nắng hè.


13. Trang 111, cuốn sách viết:

      “Rừng ở đây nguyên sơ và tuyệt đẹp. Cây cổ thụ vươn cao, xòe tán rộng. Rừng già âmn u. Ánh nắng mặt trời không lọt rơi xuống đất…Dây leo chằng chịt, vắt từ cây này sang cây kia. Một thế giới chim muông, hoa lá dần hiện ra…. Cành khô kêu răng rắc dưới chân. Hương cây, lá mục nồng ngai ngái. Trên đường, từng đoạn lại thấy cây Tùng cổ, như thể người xưa đánh dấu đường”.

      - Trong bài “Đường rừng” (trang 22), anh Thuận viết:

Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng
Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi
Dây leo chằng chịt vắt cành lá
Chim rừng líu lót với hương trời.

Cây khô răng rắc dưới chân đi
Lá mục nồng ngai hoa từ bi
Trên đường lác đác cây tùng cổ
Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì.


14. Trang 126, cuốn sách viết:

     “Gọi là chùa Vân Tiêu, bởi chùa tọa lạc trên triền núi phía Tây dãy Yên Tử. Dãy núi như trường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào. Hơi nước tới đây, ngưng đọng lại thành mây. Mây, gió bị chắn ở sườn Nam, được thoát ra nơi triền núi phía Tây. Mây trôi lờ lững trên triền non Yên Tử, tới đây lập tức bị tiêu tan. Nên dù ở gần đỉnh núi, chùa Vân Tiêu ít khi bị mây mù che phủ, khác hẳn chùa Bảo Sái ở cùng một độ cao. Ở nơi mây cứ đến là tan, nên chùa mang tên là Vân Tiêu… Phía trước cửa chùa là vườn tháp chín tầng, giống như Hòn Ngọc… Cả khối nặng tòa tháp đè lên lưng của một ông rùa đá to lớn…”.

     - Trong bài Chùa Vân Tiêu (trang 50), anh Thuận viết:

Vân Tiêu quay hướng phía Tây phương
Dãy núi Yên Tử án thành đường
Mây trôi lờ lững trên Yên Tử
Tùng xanh lãng đãng bóng trong sương

Mây đến Vân Tiêu mây tự tan
Chín tầng chùa tháp giữa non ngàn
Im lìm trên một ông rùa đá
Hoa cười rung cánh khóm địa lan.


15. Trang 135, cuốn  sách viết:

     “Chóp núi cách tượng An Kỳ Sinh 721 mét, ban đầu, đường đi trên núi khá bằng phẳng, qua một vạt rừng cây lúp xúp, một vạt rừng cây cảnh tự nhiên, chỉ cao hơn đầu người một chút, gốc rễ còi cọc, cong queo và mốc thếch, tô điểm những đóa hoa trà mi, hoa trứng gà, hoa mai…muôn hồng nghìn tía… Chếch về phía phải, có một vạt cây rừng sú, vẹt. Thật kỳ lạ: Sú vẹt ở bờ sông lại ngự trên đỉnh núi (!). Những chú ốc sên, những chú còng… ẩn mình trong kẽ đá suốt mùa đông, chỉ đợi xuân sang là xuất hiện. chúng biến nơi đây thành vương quốc riêng, xa cách cõi trần nơi bờ sông bãi sú.

     Qua khỏi vạt cây là bãi đá. Dọc sống núi cơ man nào là đá. Những phiến đá nhỏ, to, cao, thấp thiên hình vạn trạng. Đá xếp thành bậc thang nâng bước chân du khách. Có những phiến đá giống như bầy cá Sấu nằm trườn ườn phơi nắng, xen lẫn với cá voi, éch ộp, thờn bơn…Dưới chân chùa Đồng, ngổn ngang xếp những  tảng đá lớn vuông vức như quân cờ. Lưng đá hằn sâu ngấn sóng nước. Những vỏ sò, vỏ ốc hóa thạch còn lưu trong kẽ đá. Đã một thời, đỉnh ngọn Yên Sơn là bờ biển. Trải qua kỳ kiến tạo vỏ trái đất cách đây hàng triệu năm, bờ bể lại trở thành chóp núi. Và đỉnh Yên Sơn đã trở thành một bảo tàng  tự nhiên lưu dấu tích sự đồi thay dâu bể thời Hồng hoang”.


     - Trong bài “Đỉnh non thiêng” (trang 70), anh Thuận viết:

Yên Sơn tô điểm đóa trà mi
Sú vẹt non cao thật dị kỳ
Ốc, còng, sên nhỏ nằm trong đá
Quốc vương xa lánh cõi trần bi

Bậc đá làm thang giỏi thợ trời
Đá hình cá sấu nằm chơi vơi
Cá voi, éch ộp, thờn bơn dẹt
Biển cả - đại dương giữa lưng trời

Có lẽ ngày xưa thưở hồng hoang
Yên Sơn bể biếc của kim hoàng
Trải bao biến địa sông thành núi
Đỉnh Yên nay thành một bảo tàng


16. Trang 143 - 144, cuốn  sách viết:

     “Trên non Yên Tử, vào ngày trời quang, phóng tầm mắt tới chân trời xa tắp: Một vùng đồi núi nhấp nhô như sóng, lúp xúp dưới chân ta. Thị xã Uông Bí, mỏ than Vàng Danh, vùng Tràng Lương Đông Triều và Hà Bắc hiện ra như bức tranh thủy mạc. Xa xa, Vịnh Hạ Long xanh xanh mờ  vệt đảo. Mặt Vịnh lung linh dưới ánh mặt trời. Dòng sông Bạch Đằng in bóng núi Tràng Kênh…Gió lùa vào kẽ đá, phát ra muôn tiếng nhạc bổng trầm. Giữa khung cảnh đất trời kỳ vĩ và ngoạn mục, du khách xốn xang đến khó tả. Tâm hồn nhẹ nhỏm và thanh thoát. Bao nỗi ưu phiền trần tục được tiêu tan. Cảm giác kỳ diệu ấy, chỉ khi lên chùa Đồng mới có”.

     - Trong bài “Trời quang Yên Tử” (trang 71), anh Thuận viết:

Trên non Yên Tử ngày trời quang
Bức tranh thủy mặc dưới nắng vàng
Nhấp nhô như sóng triền đồi núi
Xa xa một dãy Bạch Đằng Giang

Trời đất kỳ vĩ lòng xôn xang
Gió reo thánh thót những cung đàn
Chùa Đồng Yên Tử trời đất Phật
Ưu phiền trần tục thảy tiêu tan.




     Tôi chỉ xin trích dẫn để so sánh một số bài như trên, còn nhiều bài  thơ khác cũng có nội dung tương tự với các bài trong cuốn sách của Trần Trương. Trong số 63 bài, tôi kiểm lại thì thấy có một số bài không có liên quan gì tới cuốn sách.  Cụ thể là các bài: Xúc cảm non thiêng; Cô chú thăm Yên Tử;  Vân du Yên Tử; Nghỉ lại chùa Yên; Kim xà; Ân hận; Tặng sư thầy, là do anh Thuận cảm tác mà viết ra.

     Từ những so sánh trên, tôi có thể suy luận rằng: Tập thơ “Thi Vân Yên Tử” của anh Hoàng Quang Thuận không phải là thơ “nhập đồng”, cũng không phải là “thơ Thiền” mà có xuất xứ từ cuốn sách của tác giả Trần Trương. Vì những bài thơ ấy thuần túy chỉ là tả cảnh vật qua con mắt của người phàm trần. Nếu thơ “nhập đồng” sẽ có giọng thơ khác, thâm linh, huyền bí và mang hồn cách của “người nhập”.  Những so sánh trên đã cho thấy, từ những bài viết trong cuốn sách của Trần Trương, anh Thuận đã có cảm xúc và dùng năng khiếu thơ của mình viết lại thành các bài thơ. Có thể trong ba đêm, nguồn cảm xúc từ cảnh vật thật, từ tấm lòng thành kính đối với Tam tổ Trúc Lâm và Danh sơn Yên Tử,  lại được thông tin từ cuốn sách của Trần Trương, anh đã thành tâm viết nên 63 bài thơ ấy, để ghi lại cảm xúc của mình. Tôi chắc khi đó, anh chưa hề nghĩ đến việc quảng bá cho  những bài thơ này theo hướng “nhập đồng” hoặc “thơ thiền”. Có lẽ, những tán dương sau này của nhiều người quá thái, đã khiến anh say sưa với ý tưởng ấy và  thổi vào đó yếu tố tâm linh, huyền bí, càng về sau càng mãnh liệt như chúng ta đã thấy diễn biến của “Thi Vân Yên Tử” từ đó đến nay.

     Để kết thúc, tôi xin xác quyết một điều rằng: Tôi viết bài này chỉ với một cái tâm trong sáng của một phật tử có pháp danh là THIỆN HÒA, hầu mong anh Thuận sẽ đọc và suy ngẫm về những điều đã làm, để  trả về cho “Thi Vân Yên Tử” đúng giá trị của nó. Đó là điều tôi quan niệm rằng: đã giúp anh, vì tôi vẫn là người – bạn – của – anh !

TP. Hồ Chí Minh, 02 giờ đêm ngày 12 tháng 8 năm 2012
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Thứ Ba, 14/08/2012, 08:35 (GMT+7)

TT - Một cuộc họp khá bất thường với nội dung "đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan tâm tới bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân" đã diễn ra chiều 13-8 tại Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, TP Biên Hòa).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=582719



Tác giả bài thơ là Ðàm Chu Văn - chuyên viên cao cấp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai kiêm phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Ðồng Nai, tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Ðồng Nai, còn "những người quan tâm tới bài thơ" là ông Huỳnh Văn Tới (trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, chủ trì cuộc đối thoại) cùng các lãnh đạo Hội VHNT Ðồng Nai, NXB Ðồng Nai, nhà văn Trần Thu Hằng (tham dự với tư cách phóng viên báo Lao Ðộng Ðồng Nai)...

Bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của nhà thơ Ðàm Chu Văn đã từng đăng trên báo Văn Nghệ cách đây một năm (số 16, ngày 16-4-2011). Nhưng mới đây (ngày 2-7-2012) nhà văn trẻ Trần Thu Hằng đã gửi đến Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai một lá thư gọi là góp ý kiến (về việc phê bình tư tưởng và việc làm của đảng viên), trong đó có đoạn: "Cảm nhận ban đầu của tôi là bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để nói thay một cái cây cổ thụ, song bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị một cách định kiến, ám chỉ khá tùy tiện"... Bên cạnh thư góp ý kiến, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai còn nhận được một "thư kiến nghị" nặc danh xung quanh bài thơ này.

Trước sự việc như vậy, ngày 10-7-2012 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai đã có văn bản "đề nghị chủ tịch Hội VHNT Ðồng Nai giao cho bộ phận lý luận phê bình thẩm định về chuyên môn". Nhưng Hội VHNT Ðồng Nai đã không thực hiện được với lý do: "Hội VHNT Ðồng Nai không thành lập được bộ phận lý luận phê bình".

Trong khi đó, theo báo cáo của Hội VHNT Ðồng Nai, nhân lớp tập huấn công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật (diễn ra từ ngày 10 đến 13-7-2012 tại TP Biên Hòa), ông Nguyễn Khánh Hòa - chủ tịch Hội VHNT Ðồng Nai - đã tranh thủ lấy ý kiến của ông Nguyễn Hồng Vinh (chủ tịch hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TƯ). Ông Nguyễn Hồng Vinh sau khi đọc bài thơ và tham khảo đồng nghiệp đã nêu ý kiến: Ý chính của bài thơ lấy hình tượng những cây dầu cổ thụ để ví với nhân dân bao đời, "đây là một bài thơ có tứ tốt, nhưng đôi chỗ còn hạn chế như cách đặt tên bài, cách diễn đạt chùm câu cuối, và vài chỗ trong bài dễ khiến người đọc hiểu theo hướng không có lợi"...

Gần đây nhất, ngày 8-8, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN - trong công văn gửi Ban Tuyên giáo trung ương thì khẳng định: "Ban thường vụ Hội Nhà văn VN khẳng định bài thơ có tư tưởng lành mạnh, tình cảm trong sáng có ý nghĩa khao khát vươn lên tới sự trường tồn của thiên nhiên, của dân tộc"...

Thế nhưng, "để rộng đường trao đổi chuyên môn", Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai vẫn tổ chức cuộc "đối thoại" xung quanh bài thơ trên trong hơn bốn giờ (từ 13g30 đến hơn 17g30). Quan tâm đến số phận một bài thơ, phóng viên xin được tham dự cuộc "đối thoại" này nhưng ông Huỳnh Văn Tới nêu lý do "cuộc họp mang tính chất nội bộ". Trả lời phỏng vấn sau cuộc họp, khi được hỏi việc tổ chức họp, đối thoại xung quanh một bài thơ hay một tác phẩm văn học có phải là sinh hoạt thường xuyên của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai hay không, ông Tới trả lời rằng sở dĩ có cuộc họp này vì Hội VHNT Ðồng Nai đã không làm tròn trách nhiệm. "Hơn nữa, đồng chí Ðàm Chu Văn là chuyên viên cao cấp của Ban tuyên giáo, nên khi có đơn phản ảnh về một số câu chữ trong bài thơ của đồng chí có vấn đề thì chúng tôi phải xem xét. Chúng tôi chọn hình thức đối thoại để mọi người nêu ý kiến. Hiện chúng tôi không kết luận, cũng không đưa ra hình thức kỷ luật hay phê bình nào cả. Nhưng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm của ba phía: tác giả, Hội VHNT và cả cá nhân tôi nữa" - ông Tới nhấn mạnh.

Kết thúc cuộc họp, nhà thơ Ðàm Chu Văn bước ra với gương mặt bơ phờ, rồi thoắt cái biến mất. Khi liên lạc với ông thì biết ông đã về nhà. Qua điện thoại, nhà thơ tâm sự: "Thật là đáng sợ khi một người làm thơ phải ngồi giải thích mình làm bài thơ này là ý nói cái gì, câu thơ này mang ý nghĩa gì. Nhà thơ có quyền từ chối điều đó, nhưng tôi đã chịu đựng trong cuộc gọi là đối thoại này vì tôi nghĩ mình trong sáng, chân thành. Nghe chuyện này chắc bạn nào mới làm thơ phải khiếp vía. Nhưng tôi, một người làm thơ lâu năm, tuổi đời từng trải, tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục làm thơ thôi".

TRẦN NHÃ THỤY

Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân

Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa...

Sông Đồng Nai dâng tuần tự nhịp mùa
trong tầng tầng nước kia có hàng triệu giấc mơ thao thức
ta nghiêng vào sóng nước
nước tràn lên ta vô tận thời gian
nghiêng vào mênh mang
mênh mang nói với ta bằng lời của nắng
thuở nai, mễn đàn đàn ran suối vắng
“tác...tác...” gọi bạn tình náo nức nhịp rừng sôi
lặng như cây cũng muốn góp lời
có một cánh bướm trắng đang đậu trên ngực ta vụng dại và tin cậy

Một sớm mai thức dậy
hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực
bằng bản lĩnh của loài tứ thiết
những cánh tay xanh cố trỗi vượt lên cao...

Ta phải nghe những mặn nhạt cuộc đời bên ký ức xưa bầu bạn
nơi quản lý và sản sinh những buồn vui, số phận...
những thánh nhân bên cạnh những tầm thường
chợt khát thèm một sớm mù sương
không nhìn rõ mặt người
mơ màng
hi vọng.

ĐÀM CHU VĂN
(Nguồn: báo Văn Nghệ ngày 16-4-2011)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ đã viết:
Nhà thơ gặp rắc rối vì... thơ

Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân
https://lh3.googleusercontent.com/-596Gs8ryvbE/UCsl9ie11JI/AAAAAAAAJfQ/_cdceOemQNk/s640/db4bfd42e808279f340745967e383bc3_42944388.sdc13002.jpg

Để Đời Sau!

Thương thay! Khổ thật! Mấy cây dầu
Mọc chẳng băn khoăn mọc ở đâu.
Núi thẳm, rừng xanh không bén rễ,
Cơ quan, trụ sở lại đâm đầu?
Phơi cho rũ lá vì dăm chữ,
Tỉa đến khô cành bởi mấy câu.
Gốc đã xây quây, sao chuyển được?
Thôi đành nhớ lấy để đời sau!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Đấu tố” thơ?



TN - Tôi bàng hoàng khi nghe tin tỉnh Đồng Nai tổ chức một cuộc họp đặc biệt nhằm “đối thoại” về một bài thơ. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, chẳng lẽ thơ lại được bất ngờ ưu ái như thế sao?

Nhưng khi đọc kỹ cái tin và xem kỹ bài thơ được mang ra “đối thoại”, tôi mới lạnh sống lưng khi biết lý do bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân được mang ra mổ xẻ.

Đầu tiên, phải nói về cái đầu đề bài thơ. Nếu đầu đề bài thơ là Lời những cây dầu cổ thụ ở nhà tôi chẳng hạn, thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng vì tác giả Đàm Chu Văn đã viết Lời những cây dầu cổ thụ trước ủy ban nhân dân, mới nên nỗi! Nhưng đọc kỹ, thì lời những cây dầu cổ thụ trước UBND (tỉnh Đồng Nai chẳng hạn) ấy có nói cái gì sai quấy đâu! Chỉ là những tâm sự, những trần tình, những nhắn gửi đầy yêu thương của một hay những cái cây “cao tuổi”. Khi đã là cây cổ thụ thì tuổi thọ có thể lớn hơn các ủy ban hay các tòa nhà cũng là chuyện bình thường. Chẳng lẽ, vì những cây dầu ấy hơn trăm năm tuổi, lớn tuổi hơn các tòa nhà, kể cả tòa nhà ủy ban, mà nó “có vấn đề”?

Nếu bắt bẻ thơ theo kiểu đó, thì còn ai dám làm thơ nữa?

Tôi nhớ, cách đây mấy năm, có một bài thơ của một tác giả trẻ ở Phú Yên cũng bị đưa ra “đối thoại” với lý do rất mù mờ. Đúng như nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đã viết trong công văn gửi tỉnh Đồng Nai: “Ban Thường vụ Hội Nhà văn VN khẳng định bài thơ có tư tưởng lành mạnh, tình cảm trong sáng, có ý nghĩa khao khát vươn lên tới sự trường tồn của thiên nhiên của dân tộc”. Dù tôi, có lẽ do sự yếu kém của mình, chưa nhận ra những ý nghĩa cao cả như thế từ bài thơ, thì tôi cũng xin cam kết rằng bài thơ này không nói xấu ai, tố cáo ai, không làm hại ai cả. Nó chỉ là bài thơ, đọc được, nhiều người cho là hay. Chỉ những người quá “cả nghĩ” mới tố thêm cho bài thơ này những “cảm nghĩ” mà bài thơ không hề có, với ý đồ gì thì chỉ người tố cáo biết mà thôi.

Tôi là một trong những người đã bỏ phiếu đồng ý kết nạp nhà thơ Đàm Chu Văn vào là hội viên Hội Nhà văn, dù cho tới nay tôi vẫn chưa một lần hân hạnh gặp nhà thơ này. Nhưng tôi đã đọc thơ anh, nhất là đọc kỹ bài Lời những cây dầu cổ thụ…, và tôi cam kết rằng mình đã không bỏ phiếu nhầm. Thơ hay thơ dở cũng tùy người thưởng thức, thơ sống lâu hay chết yểu còn tùy vào “sức khỏe” của chính nó, nhưng thơ không bao giờ bị “bức tử” vì những đơn tố cáo hay những cuộc “đối thoại” mang tính trù dập. Chính tỉnh Đồng Nai, qua cuộc “đối thoại” về bài thơ này, đã và sẽ khiến bài thơ có sức lan tỏa hơn. Nếu đây là ý định tốt đẹp của những nhà lãnh đạo tỉnh, thì tác giả Đàm Chu Văn rất nên cảm ơn họ. Nhưng hãy nhớ một điều, nếu bài thơ của bạn hay, nó sẽ sống, bất chấp những lời tụng ca hay nguyền rủa. Ngược lại, bạn sẽ không có gì phải lo sợ hay ân hận, vì bạn còn có thể sáng tác những bài thơ khác nữa.

Thanh Thảo
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

GS.TS. Hoàng Quang Thuận được đề cử giải Nobel Văn học?

Bài đăng trên Lao Động Thứ sáu 17/08/2012 17:37

Có người quen hỏi tôi có biết GS.TS. Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông ở thành phố Hồ Chí Minh? Tôi bảo, không quen và cũng chẳng hề nghe về ông ấy hay các công trình khoa học của ông ấy, dẫu viễn thông-công nghệ thông tin là lĩnh vực mà tôi rất quan tâm và để ý theo dõi.

http://laodong.com.vn/Image.aspx?id=76193&ts=425&lm=634808197571700000


Họ bảo ông ấy được đề cử giải Nobel Văn học đấy! Văn học thì tôi mù tịt, nhưng sao nhà khoa học này lại được đề cử giải Nobel Văn học, tôi hỏi lại. Ông đúng là mù tịt về văn học thật, người kia đáp. Ông ấy là nhà thơ nổi tiếng đấy.

Sau lần bay về Hà Nội cùng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và được rủ đến nghe thơ của một “nữ sĩ” có thể làm lu mờ Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương, ít ra là về tốc độ làm đến mấy chục bài thơ trong một đêm, tôi đã phát hoảng rồi với các “thi sĩ” như vậy. Cho nên cũng chẳng quan tâm đến  GS.TS. Hoàng Quang Thuận và thơ của ông ta. Người quen bảo, thì cứ vào mạng mà xem.

Vào Google gõ “Hoàng Quang Thuận” ra ngay khoảng 140 ngàn đề mục. Lướt qua chẳng thấy nói gì về công trình khoa học của ông ta nhưng đầy rẫy các đề mục về thơ, về hội thảo thơ ông trên Sài gòn Giải Phóng, tạp chí Nhà văn, báo điện tử ĐCSVN, Công an Nhân dân với những lời ca ngợi lên tận mây xanh. An ninh Thủ Đô có bài “Hoàng Quang Thuận: Thơ Thiền dự giải Nobel”. Mít đặc về thơ nên tôi không dám lạm bàn về thơ ông, nhưng tò mò muốn biết ông làm thơ ra sao và ông được đề cử giải Nobel Văn học thế nào.

An ninh Thủ đô viết: “Hoàng Quang Thuận, một đêm làm 121 bài thơ đã được nhà thơ Dương Kỳ Anh kể lại rất ly kỳ”. Năng suất viết 121 bài một đêm, gấp hơn ba lần “nữ sĩ” nọ, thật đáng bái phục! Đó là chưa kể đến chuyện “rắn mào”, “nhập đồng”, “tiên giáng”.

Theo An ninh Thủ đô, “cả hai tập thơ của Hoàng Quang Thuận đều đã được gửi đi Thụy Điển tham dự giải Nobel Văn học. Nhưng đơn vị đề cử là… chứ không phải là tác giả. Ông bảo, … nếu được giải Nobel thì cũng thuộc về Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử”. Như thế ông không những biết việc đề cử mà cũng hy vọng được giải Nobel dù cho có “khiêm tốn” coi nó thuộc về Thiền viện!

Hãy xem quy chế đề cử và chọn người được giải Nobel Văn học thế nào?

Không bàn đến quy trình chọn ở đây mà chỉ xét việc đề cử. Theo quy chế này, Ủy ban Nobel gửi thư mời đến các cá nhân có đủ tư cách và mời họ đề cử; những người đủ tư cách nhưng không được mời cũng có thể đề cử. Như thế chỉ các cá nhân mới đủ tư cách đề cử, các tổ chức thì không.

Ai là những người đủ tư cách? Theo quy chế này có bốn loại cá nhân đủ tư cách: (1) viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển và các tổ chức quốc gia tương tự; (2) giáo sư văn chương và ngôn ngữ tại các đại học; (3) những người đã đoạt giải Nobel Văn học; và (4) chủ tịch các hội của các tác giả sáng tác văn học của một quốc gia.

Thông tin về người đề cử và người được đề cử được giữ kín trong 50 năm.

Nếu An ninh Thủ đô đưa tin đúng rằng “đơn vị đề cử là…” nếu có, cũng vi phạm quy chế. Không đơn vị nào có quyền đề cử cả. Các cá nhân đại diện cho hai đơn vị này không đủ tư cách theo quy chế của Ủy ban Nobel. Một sự thiếu hiểu biết vô tình hay cố ý?

Ở Việt Nam chỉ có các giáo sư văn chương và ngôn ngữ (loại thứ 2) và ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN (loại thứ 4) là những người có đủ tư cách mà thôi. Không rõ có ai nhận được giấy mời của Ủy ban Nobel không? Tôi tin là không. Có ai tuy không được mời nhưng vẫn gửi đề cử đến Ủy ban Nobel không? Chỉ họ mới biết và con cháu chúng ta sau 50 năm nữa.

Như thế có thể thấy chuyện ì xèo về việc “cả hai tập thơ… đều đã được gửi đi Thụy Điển tham dự giải Nobel Văn học” là hết sức không bình thường.

GS.TS. Hoàng Quang Thuận không dại để tự đề cử, vì nếu làm thế thì tự động bị coi là không đủ tư cách, cho nên viết “nhưng đơn vị đề cử là… chứ không phải là tác giả” thì cái dốt lộ nguyên hình.

Bài báo còn cho biết, “dù đã là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhưng GS.TS Hoàng Quang Thuận chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. “Tôi là một nhà khoa học”, đó là câu cửa miệng của ông với bạn bè thi hữu”.

Một người thật khiêm tốn!

Tôi phì cười nhớ lại một nhân vật trong bản thảo của tiểu thuyết “Dòng đời” mà tác giả Nguyễn Trung đã cho tôi đọc. Anh hỏi tôi có nhận ra ai không. Tôi quá biết nguyên mẫu của nhân vật đó: một nhà khoa học, giáo sư viện sĩ hẳn hoi, trở thành nhà chính trị. Tác giả mô tả đặc trưng nhân vật ấy thật khéo. Ông ấy cực giỏi: trước các vị lãnh đạo chính trị ông luôn nhận mình là nhà khoa học, dùng công thức toán và sơ đồ chứng minh sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội; trước các đồng nghiệp khoa học ông coi mình là nhà chính trị.

Ngẫm về các “nhân tài” như vậy mà não ruột!

Nguyễn Quang A
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bốc thơm thơ Hoàng Quang Thuận là sỉ nhục thơ ca và sỉ nhục quốc thể

Bài đăng trên Bà Đầm xòe Thứ năm, 16/8/2012

Đỗ Hoàng

Vừa chưa xong việc các cơ quan truyền thông, cục vụ viện chính thống bôi son trát phấn đưa vô lối Nguyễn Quang Thiều lên hàng thơ siêu hiện đại Việt Nam, ngọn cờ đầu cách tân thơ Việt, lại tiếp đến cũng các cơ quan truyền thông, cục vụ viện chính thống trên, các nhân vật văn nghệ, chính trị, quân sự tên tuổi thổi phồng cái gọi là thơ thiền, thơ thần Hoàng Quang Thuận trên truyền thông đại chúng!

Tôi vô cùng cảm phục và kính trọng các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, luật sư như: Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoà, Triệu Lam Châu, Trần Trương, Nguyễn Minh Tâm... đã Kip thời lên tiếng vạch trần cái giả dối, đạo văn bẩn thỉu của Hoàng Quang Thuận, một kẻ hãnh tiến vô cùng háo danh, lợi dụng thánh thần lừa bịp mọi người để đạt mong muốn tên tuổi trong lĩnh vực văn chương trong nước và thế giới!

Tập "Thi vân Yên tử" và tập "Hoa Lư thi tập" của Hoàng Quang Thuận đã gửi đến toà soạn Tạp chí Nhà văn trước đó khá lâu. Tôi lướt qua hai tập sách, thấy nó cũng như muôn vàn tập sách của các tác giả gửi đến biếu Tạp chí Nhà văn. Sách in đẹp, số lượng lớn, chứng tỏ tác giả nhiều tiền. Nhìn tác giả béo tốt, mặt phương phi, cười mỉm đầy đủ, tôi chợt nhớ kiểu người mà phương Đông nhận định: "Diện bất sầu, tâm bất quảng" (Người vẻ mặt hơn hớn thì tấm lòng nhỏ nhen, ích kỷ, không rộng lượng). Mặt như mặt quan phụ mẫu nó rất xa lạ với thi ca!

Thế rồi Hoàng Quang Thuận được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam vượt qua hàng nghìn tác giả đợi chờ hai ba chục năm mà th ơ  thì gấp hàng trăm lần cái gọi là "thơ" Hoàng Quang Thuận.

Nếu cũng chỉ thế thôi thì chẳng có chuyện gì ồn ào trên công luận. Nhưng và rồi các cơ quan chính thống của nhà nước Việt Nam, các nhân vật văn nghệ, các nhà văn, nhà thơ có vị trí xã hội, nhân vật chính trị tên tuổi gõ mõ, khua chiếng đưa Hoàng Quang Thuận lên hàng thi thần, thi thánh nên gây ra phản ứng mạnh mẽ của độc giả.

Nhiều nhà thơ, nhà phê bình đã lột chân tướng ăn cắp văn của Hoàng Quang Thuận, chất lượng thơ Hoàng Quang Thuận, tôi cũng góp thêm một chút nhận định để làm rõ thêm cái phi thơ ca của ông ta!

Hoàng Quang Thuận chưa hiểu luật thi và chưa biết làm Đường thi hoặc bốn câu truyền thống. Diễn tả thì ngô ngô, ngọng ngọng không ra điên, không ra đần. Đến thăm Yên Tử, Hoa Lư gặp gì nói nấy như một kẻ thiểu năng trí tuệ. Chẳng khác gì câu ca trẻ mẫu giáo đọc: Chim chú chào mào, chào chú; chim gặp anh sơn ca, chào anh,; chim gặp chị sáo nâu, chào chị!
Nào "Đường vào Yên Tử, Yên Tử, Miếu nhỏ, Suối giải oan, Dốc đá chùa Đồng, Vẹt rừng Yên Tử, Huyền Trân Công Chúa, Lê Đại Hành ..."chỉ thiếu khách sạn, nhà nghỉ, loilet, nhà cầu nữa thôi!

Những bài viết chưa sạch nước cản:

"Miếu nhỏ thờ công chúa Nguyệt Nga
Linh thiêng phúc địa lập miếu bà
Trấn giữ cửa rừng Linh sơn tử
Bòng thơm đại trắng một đời hoa"
(Miếu nhỏ)

hay:

"Sau trận mưa rừng ánh nắng rơi
Tùng xanh chao lá đàn vẹt trời
Mẹ bế con bồng phơi nắng sớm
Mép đá điểm xanh áo vẹt phơi!"
(Vẹt rừng Yên Tử)

Xét về Đường thi, Hoàng Quang Thuận viết bài nào cũng lỗi vần, lỗi luật:

Bài Chùa một mái

"Một mái chùa xưa giữa trần ai
Chênh vênh lưng núi nửa trong ngoài
Hoa bưởi trước chùa đơm trắng xoá
Bạch Vân triền núi một cành mai"


Theo luật Đường thi "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh" thì bài trên có:

Câu 1 lỗi vận chữ trần
Câu 3 lỗi vận chữ bưởi, chùa, trắng
Câu 3 lỗi vần chữ vân, núi, cành
Tất cả 7 lỗi!

Bài Gốc đa ôm gốc thị

"Xum xuê tán lá rợp vườn chùa
Cây đa cổ thụ tự ngàn xưa
Giữa lòng khóm rễ ôm gốc thị
Thị mọc gốc đa có hay chưa?"


Câu 2 lỗi vần chữ đa, ngàn
Câu3 lỗi vần chữ lòng, rễ
Câu 4 lỗi vần chữ mọc, đa
Tất cả 6 lỗi!

Nhiều kẻ có chức vị, chức sắc, vị trí văn nghệ, chính trị tâng bốc thơ Thuận là thơ thiền, được thần linh mách bảo (!) Thần linh là bậc siêu phàm, thân linh nào mách bảo cho ông Thuận viết ngô nghê, ngộc nghệc, thấp kém, đốn mạt, dốt nát. vô bổ như thế này:

"Động hàng kỳ ảo với trời cao
Thung lũng đan xen động hoa đào
Núi non hùng vỹ hồn mơ mộng
Nước vỗ chân thành sóng lao xao"
(Hang Động)

Quá nhiều lỗi, chữ nghĩa thì trùng lặp cũ rích.

Một bài ngô nghê, phàm tục, bệnh hoạn nhất trong hàng trăm bài viết của Hoàng Quang Thuận mà lại được Ngô Văn Phú bôi thơm bằng nước hoa của hoa hậu thế giới dùng để bốc lên đến tận chín tầng mây:

"Chân tháp lơ thơ vài khóm trúc
Gió đưa nghiêng ngả tựa người say
Một thời pháp phái Thiền trúc tự
Xanh rì bát ngát cỏ cùng cây"
(Dốc đá chùa Đồng)

Ngay cái dốc đá chùa Đồng có gì mà phải vịnh thơ! Dốc đá vừa thô lậu vừa kém thẩm mỹ, phản cảm.

Dốc đá nói lái theo kiểu miền Trung là "giá đốc' (mồng đốc) - mút ghe thì nó bẩn thỉu biết chừng nào!

Hoàng Quang Thuận viết "Thi vân Yên Tử" và "Hoa Lư thi tập" chưa nói là đạo văn, đã không có một tí gì là nghệ thuật, mà nội dung bài trên và nhàng trăm bài khác rất tầm bậy.

Dốc đá chùa Đồng không có chút gì gọi là thiền là tịnh tâm cả. Đó là cách nhìn của kẻ cơm no rượu say. Bậc chân tu không ai nhìn như thế.Trúc thể hiện cho quân tử. "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Sao trúc lại "Gió đưa nghiêng ngả tựa người say"? Kẻ viết đã kém, người phê bình lăng xê càng kém hơn.

Nên nhớ Trần Nhân Tông là một bậc vua anh minh, một thống soái lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông tài ba, một tổ sư Trúc Lâm thiền sư, một thì hào lớn của dân tộc:

"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu"
(Đất nước hai phen chồn ngựa đá
Non sông muôn thưở vững âu vàng)


hay:

"Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên
Bán phi, bán tích tịch vô biên
Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền"


(Thiên trường vãn vọng)

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Theo bầy khèn mục trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)


Dịch - KD

Gần nghìn năm trước thần linh đã làm thơ thần diệu như thế, có đâu mách bảo để cho Hoàng Quang Thuận hôm nay són ra những thứ khắm cả đất rừng Yên Tử và Hoa Lư thiêng liêng!

Về nhân cách Hoàng Quang Thuận rất háo danh. Anh ta khoe tổng thống Mỹ B.Clin tơn, thổng thống Pháp Jaques Chi rac gửi thư cho tác giả tỏ lòng trân trọng và cám ơn khi được tặng sách; khoe bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen thơ mình(!)

Bên các nước văn minh, dân chủ người ta lịch sự phúc đáp từ tổng thống cho đến thường dân như thế là một việc bình thường có gì mà khoe. Ở Việt Nam với cái chức chưa đến ngũ phẩm của Hoàng Quang Thuận thì Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng chẳng cần viết thư hỏi thăm, chứ nói gì đến Chủ tịch nước.

Người viết là đáng trách, nhưng kẻ lăng xê, các cơ quan chính thống của Nhà nước bôi thơm Hoàng Quang Thuận lại vô cũng đáng trách và phải chịu tội với lịch sử. Chính họ đã sỉ nhục thơ ca dân tộc và sỷ nhục quốc thể!

Hà Nội, ngày 16 - 8 - 2012

Đỗ Hoàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thông báo của Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam

Bài đăng trên VanVn.Net 18-08-2012 09:53:54 AM

VanVN.Net - Ngày 16 tháng 8 năm 2012 tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam đã tiến hành phiên họp thường kỳ có sự tham gia của đại diện Ban Kiểm tra Hội Nhà văn. Nội dung phiên họp như sau:

1/ Nghe báo cáo và cho ý kiến của chỉ đạo tổ chức Hội nghị Nhà văn ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia và trao Giải thưởng Văn học sông Mê Kông lần thứ IV sẽ được tiến hành tại thành phố Đà Nẵng vào trung tuần tháng 9 năm 2012.

2/ Nghe báo cáo và cho ý kiến chuẩn bị Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII vào cuối tháng 9 năm 2012.

3/ Nghe báo cáo về công tác xét Giải thưởng Hội Nhà văn 2012.

4/ Nghe báo cáo hoạt động của các cơ quan cấp II của Hội. Trong báo cáo của Tạp chí Nhà văn có việc tổ chức hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” đang có những ý kiến trái chiều. Về việc này, ý kiến của Ban Thường vụ Hội Nhà văn như sau:

       1. Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn tổ chức trong phạm vi chức năng và quyền hạn của Tạp chí Nhà văn.

       2. Cuộc hội thảo nói trên được tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9, phố Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội), đây là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc hội thảo, tọa đàm, giới thiệu tác phẩm, giao lưu với bạn đọc của các nhà văn và là nơi tổ chức lễ tưởng niệm các nhà văn đã quá cố.

       3. Trước dư luận về Hội thảo “Hoàng Quang Thuận và non thiêng Yên Tử”, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã đưa ra những đánh giá về hội thảo này, đồng thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm khắc những thiếu sót trong việc quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí Hội Nhà văn, trong đó có việc chọn lựa tác giả và tác phẩm để hội thảo.

       4. Ngay sau cuộc họp này, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã có văn bản yêu cầu Tạp chí Nhà văn giải trình một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” mà dư luận đang đề cập.

       5. Hiện nay, qua bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Tâm, nhiều hội viên Hội Nhà văn và dư luận xã hội đang đặt câu hỏi nhà thơ Hoàng Quang Thuận có đạo văn hay không và đề nghị Hội Nhà văn có ý kiến về vấn đề này. Ban Thường vụ Hội Nhà văn nhận thấy chuyện đạo văn là một trong những vấn đề hệ trọng liên quan đến danh dự của nhà văn mà trường hợp cụ thể ở đây là nhà thơ Hoàng Quang Thuận. Thông tin bước đầu trên báo chí cho thấy: ông Trần Trương, người được cho là bị nhà thơ Hoàng Quang Thuận đạo văn đã trả lời báo chí khẳng định không có việc này. Tuy vậy, với trách nhiệm đối với tư cách hội viên của mình, Hội Nhà văn tiếp tục lắng nghe ý kiến của dư luận, đặc biệt là của những người liên quan trực tiếp đến vấn đề đó là nhà thơ Hoàng Quang Thuận và ông Trần Trương. Đồng thời, Thường vụ Hội Nhà văn sẽ chỉ đạo trực tiếp Ban Kiểm tra của Hội thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình khi có yêu cầu để có kết luận về vấn đề trên một cách thỏa đáng và công bằng dựa trên luật pháp.

       6. Cũng trong phiên họp này, Thường vụ Hội Nhà văn đã giao cho Văn phòng Hội Nhà văn soạn thảo các quy chế đối với việc tổ chức các sự kiện của Hội Nhà văn trong đó có những điều khoản quy định hoạt động của các cơ quan báo chí của Hội trong việc tổ chức hội thảo, tọa đàm… và việc sử dụng hội trường Hội Nhà văn Việt Nam tại số 9, Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội một cách sang trọng và đúng mục đích.

Thay mặt Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Thường Vụ  Hội Nhà văn Việt Nam xin trân trọng cám ơn những ý kiến đóng góp của các hội viên Hội nhà văn Việt Nam và bạn đọc về những vấn đề liên quan đến Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, tiếp thu những ý kiến xây dựng để các cuộc hội thảo sắp tới đạt kết quả tốt hơn.

Xin trân trọng cám ơn.

Ban Thường Vụ Hội Nhà văn Việt Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thơ thần cụ Chí
Trương Tuần


http://trannhuong.com/Uploads/Photos/News/MANY1.JPG

Bài đăng trên TranNhuong.com
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Bốc thơm thơ Hoàng Quang Thuận là sỉ nhục thơ ca và sỉ nhục quốc thể

Bài đăng trên Bà Đầm xòe Thứ năm, 16/8/2012

Đỗ Hoàng

Vừa chưa xong việc các cơ quan truyền thông, cục vụ viện chính thống bôi son trát phấn đưa vô lối Nguyễn Quang Thiều lên hàng thơ siêu hiện đại Việt Nam, ngọn cờ đầu cách tân thơ Việt, lại tiếp đến cũng các cơ quan truyền thông, cục vụ viện chính thống trên, các nhân vật văn nghệ, chính trị, quân sự tên tuổi thổi phồng cái gọi là thơ thiền, thơ thần Hoàng Quang Thuận trên truyền thông đại chúng!

Tôi vô cùng cảm phục và kính trọng các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, luật sư như: Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoà, Triệu Lam Châu, Trần Trương, Nguyễn Minh Tâm... đã Kip thời lên tiếng vạch trần cái giả dối, đạo văn bẩn thỉu của Hoàng Quang Thuận, một kẻ hãnh tiến vô cùng háo danh, lợi dụng thánh thần lừa bịp mọi người để đạt mong muốn tên tuổi trong lĩnh vực văn chương trong nước và thế giới!

Tập "Thi vân Yên tử" và tập "Hoa Lư thi tập" của Hoàng Quang Thuận đã gửi đến toà soạn Tạp chí Nhà văn trước đó khá lâu. Tôi lướt qua hai tập sách, thấy nó cũng như muôn vàn tập sách của các tác giả gửi đến biếu Tạp chí Nhà văn. Sách in đẹp, số lượng lớn, chứng tỏ tác giả nhiều tiền. Nhìn tác giả béo tốt, mặt phương phi, cười mỉm đầy đủ, tôi chợt nhớ kiểu người mà phương Đông nhận định: "Diện bất sầu, tâm bất quảng" (Người vẻ mặt hơn hớn thì tấm lòng nhỏ nhen, ích kỷ, không rộng lượng). Mặt như mặt quan phụ mẫu nó rất xa lạ với thi ca!

Thế rồi Hoàng Quang Thuận được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam vượt qua hàng nghìn tác giả đợi chờ hai ba chục năm mà th ơ  thì gấp hàng trăm lần cái gọi là "thơ" Hoàng Quang Thuận.

Nếu cũng chỉ thế thôi thì chẳng có chuyện gì ồn ào trên công luận. Nhưng và rồi các cơ quan chính thống của nhà nước Việt Nam, các nhân vật văn nghệ, các nhà văn, nhà thơ có vị trí xã hội, nhân vật chính trị tên tuổi gõ mõ, khua chiếng đưa Hoàng Quang Thuận lên hàng thi thần, thi thánh nên gây ra phản ứng mạnh mẽ của độc giả.

Nhiều nhà thơ, nhà phê bình đã lột chân tướng ăn cắp văn của Hoàng Quang Thuận, chất lượng thơ Hoàng Quang Thuận, tôi cũng góp thêm một chút nhận định để làm rõ thêm cái phi thơ ca của ông ta!

Hoàng Quang Thuận chưa hiểu luật thi và chưa biết làm Đường thi hoặc bốn câu truyền thống. Diễn tả thì ngô ngô, ngọng ngọng không ra điên, không ra đần. Đến thăm Yên Tử, Hoa Lư gặp gì nói nấy như một kẻ thiểu năng trí tuệ. Chẳng khác gì câu ca trẻ mẫu giáo đọc: Chim chú chào mào, chào chú; chim gặp anh sơn ca, chào anh,; chim gặp chị sáo nâu, chào chị!
Nào "Đường vào Yên Tử, Yên Tử, Miếu nhỏ, Suối giải oan, Dốc đá chùa Đồng, Vẹt rừng Yên Tử, Huyền Trân Công Chúa, Lê Đại Hành ..."chỉ thiếu khách sạn, nhà nghỉ, loilet, nhà cầu nữa thôi!

Những bài viết chưa sạch nước cản:

"Miếu nhỏ thờ công chúa Nguyệt Nga
Linh thiêng phúc địa lập miếu bà
Trấn giữ cửa rừng Linh sơn tử
Bòng thơm đại trắng một đời hoa"
(Miếu nhỏ)

hay:

"Sau trận mưa rừng ánh nắng rơi
Tùng xanh chao lá đàn vẹt trời
Mẹ bế con bồng phơi nắng sớm
Mép đá điểm xanh áo vẹt phơi!"
(Vẹt rừng Yên Tử)

Xét về Đường thi, Hoàng Quang Thuận viết bài nào cũng lỗi vần, lỗi luật:

Bài Chùa một mái

"Một mái chùa xưa giữa trần ai
Chênh vênh lưng núi nửa trong ngoài
Hoa bưởi trước chùa đơm trắng xoá
Bạch Vân triền núi một cành mai"


Theo luật Đường thi "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh" thì bài trên có:

Câu 1 lỗi vận chữ trần
Câu 3 lỗi vận chữ bưởi, chùa, trắng
Câu 3 lỗi vần chữ vân, núi, cành
Tất cả 7 lỗi!

Bài Gốc đa ôm gốc thị

"Xum xuê tán lá rợp vườn chùa
Cây đa cổ thụ tự ngàn xưa
Giữa lòng khóm rễ ôm gốc thị
Thị mọc gốc đa có hay chưa?"


Câu 2 lỗi vần chữ đa, ngàn
Câu3 lỗi vần chữ lòng, rễ
Câu 4 lỗi vần chữ mọc, đa
Tất cả 6 lỗi!

Nhiều kẻ có chức vị, chức sắc, vị trí văn nghệ, chính trị tâng bốc thơ Thuận là thơ thiền, được thần linh mách bảo (!) Thần linh là bậc siêu phàm, thân linh nào mách bảo cho ông Thuận viết ngô nghê, ngộc nghệc, thấp kém, đốn mạt, dốt nát. vô bổ như thế này:

"Động hàng kỳ ảo với trời cao
Thung lũng đan xen động hoa đào
Núi non hùng vỹ hồn mơ mộng
Nước vỗ chân thành sóng lao xao"
(Hang Động)

Quá nhiều lỗi, chữ nghĩa thì trùng lặp cũ rích.

Một bài ngô nghê, phàm tục, bệnh hoạn nhất trong hàng trăm bài viết của Hoàng Quang Thuận mà lại được Ngô Văn Phú bôi thơm bằng nước hoa của hoa hậu thế giới dùng để bốc lên đến tận chín tầng mây:

"Chân tháp lơ thơ vài khóm trúc
Gió đưa nghiêng ngả tựa người say
Một thời pháp phái Thiền trúc tự
Xanh rì bát ngát cỏ cùng cây"
(Dốc đá chùa Đồng)

Ngay cái dốc đá chùa Đồng có gì mà phải vịnh thơ! Dốc đá vừa thô lậu vừa kém thẩm mỹ, phản cảm.

Dốc đá nói lái theo kiểu miền Trung là "giá đốc' (mồng đốc) - mút ghe thì nó bẩn thỉu biết chừng nào!

Hoàng Quang Thuận viết "Thi vân Yên Tử" và "Hoa Lư thi tập" chưa nói là đạo văn, đã không có một tí gì là nghệ thuật, mà nội dung bài trên và nhàng trăm bài khác rất tầm bậy.

Dốc đá chùa Đồng không có chút gì gọi là thiền là tịnh tâm cả. Đó là cách nhìn của kẻ cơm no rượu say. Bậc chân tu không ai nhìn như thế.Trúc thể hiện cho quân tử. "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Sao trúc lại "Gió đưa nghiêng ngả tựa người say"? Kẻ viết đã kém, người phê bình lăng xê càng kém hơn.

Nên nhớ Trần Nhân Tông là một bậc vua anh minh, một thống soái lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông tài ba, một tổ sư Trúc Lâm thiền sư, một thì hào lớn của dân tộc:

"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu"
(Đất nước hai phen chồn ngựa đá
Non sông muôn thưở vững âu vàng)


hay:

"Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên
Bán phi, bán tích tịch vô biên
Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền"


(Thiên trường vãn vọng)

(Xóm trước thôn sau tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Theo bầy khèn mục trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)


Dịch - KD

Gần nghìn năm trước thần linh đã làm thơ thần diệu như thế, có đâu mách bảo để cho Hoàng Quang Thuận hôm nay són ra những thứ khắm cả đất rừng Yên Tử và Hoa Lư thiêng liêng!

Về nhân cách Hoàng Quang Thuận rất háo danh. Anh ta khoe tổng thống Mỹ B.Clin tơn, thổng thống Pháp Jaques Chi rac gửi thư cho tác giả tỏ lòng trân trọng và cám ơn khi được tặng sách; khoe bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen thơ mình(!)

Bên các nước văn minh, dân chủ người ta lịch sự phúc đáp từ tổng thống cho đến thường dân như thế là một việc bình thường có gì mà khoe. Ở Việt Nam với cái chức chưa đến ngũ phẩm của Hoàng Quang Thuận thì Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng chẳng cần viết thư hỏi thăm, chứ nói gì đến Chủ tịch nước.

Người viết là đáng trách, nhưng kẻ lăng xê, các cơ quan chính thống của Nhà nước bôi thơm Hoàng Quang Thuận lại vô cũng đáng trách và phải chịu tội với lịch sử. Chính họ đã sỉ nhục thơ ca dân tộc và sỷ nhục quốc thể!

Hà Nội, ngày 16 - 8 - 2012

Đỗ Hoàng
Các pác thông củm. Nó quá nhiều tiền, chỉ bốc cho nó mấy câu mà nó tọng vào mồm em hàng đống...đến hết đời có nhẽ không tiêu hết. Em ngu gì mà không bốc cho nó. Mà các pác cứ quan trọng hoá vấn đề. Việc của em chưa là cái đinh gì nhá. ...Có ai sỉ gì đâu mà nói đến nhục.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối