Trang trong tổng số 17 trang (167 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

87
MỘNG


Nửa chốn Bồng Lai - nửa tục trần
Nửa như hiện hữu - nửa phù vân
Mưa giăng ngõ trúc mơ người ngọc
Gió lọt song đào tưởng cố nhân
Hương lửa vừa nồng nơi Quán Gió
Đường mây đã rẽ bến Giang Tân
Nỗi niềm ai nhuộm chiều thêm tím
Mấy cánh hoa vàng rụng cuối sân

Hương Đêm Tình Nhớ
*
Có lẽ phải là một người rất đam mê và phong tình mới có cách nhìn nâng tầm sắc đẹp người phụ nữ lên như tác giả Hương Đêm Tình Nhớ khi mở đầu bài thơ “MỘNG”:

Nửa chốn Bồng Lai - nửa tục trần
Nửa như hiện hữu - nửa phù vân

Dù chưa nói rõ điều gì nhưng ta đã hình dung ngay ra điều tác giả muốn nói đến, hai câu thơ mô tả vẻ đẹp tấm thân người phụ nữ rất khéo, rất tế nhị lại khiến người đọc say lảo đảo trong chốn thiên thai, nơi có lẽ tác giả cũng đang lịm dần trong men tình ái.

Tả vẻ đẹp thân thể của nàng Kiều đã hớp hồn Thúc Sinh hơn 200 năm trước đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên” thì ở đây ta cũng bắt gặp trong thơ Hương Đêm Tình Nhớ chốn bồng lai, tiên cảnh đầy nữ tính đó nhưng đã được tác giả thổi hồn vào: nửa như tiên, nửa trần tục đầy sức mê hoặc, nửa hiện hữu, nửa mơ hồ, huyền ảo đầy sức quyến rũ… Thật hay, thật đẹp! Hãy đọc chậm rãi hai câu thơ mở đầu của bài “Mộng” để thưởng thức cái mê đắm mà trời đã ban phát cho loài người.

Tiếp đến cặp thực là khung cảnh có mưa giăng, gió thổi, vì là cảnh trong mộng nên có phần huyễn hoặc và vẫn thể hiện chất đa tình trong đó:

Mưa giăng ngõ trúc mơ người ngọc
Gió lọt song đào tưởng cố nhân

“Ngõ trúc, song đào” những hình ảnh đẹp tưởng như đang nói đến tài tử, giai nhân dập dìu sánh bước. Và đây, đã hiện hữu điều tác giả đang mơ mộng: là Người ngọc, là Cố nhân. Phải chăng tác giả đang mơ đến một hình bóng bấy lâu vẫn thầm ngưỡng mộ và nghĩ đến người tình xa xưa chăng? Hay tất cả chỉ là ảo mộng?

Trời ban phát cho chúng ta hai điều để ta được sống vui vẻ đó là: Quên và Mộng. Nếu không thể Quên được thì không bao giờ chúng ta thoát được ra khỏi những đau thương, mất mát để tiếp tục xây dựng cái mới cho cuộc đời tốt đẹp lên. Còn với Mộng, không ai cấm được ta mơ tới điều phi thực tế nhất. Chỉ nói trong phạm vi hẹp của Tình yêu, khi bạn yêu một người nào đó, dù biết người đó không bao giờ thuộc về mình, nhưng nếu bạn vẫn yêu thì không ai có thể cấm được bạn mơ về người ấy, bạn tự cho mình cái niềm vui được mơ mộng về họ, ngay chính người đó cũng không cấm nổi bạn.

Hương lửa vừa nồng nơi Quán Gió
Đường mây đã rẽ bến Giang Tân

Vẫn là những hình tượng nửa hư nửa thực trong cặp luận tiếp theo của bài thơ Đường luật “Mộng” nhưng đã có chút gì buồn bã, phải chăng giấc mộng đang dần tan biến. Tác giả Hương Đêm Tình Nhớ sống ở Hà Nội, vì vậy địa danh Quán Gió chắc hẳn muốn nói đến Quán Gió trong Công viên Thống Nhất, một địa điểm lãng mạn, nơi hò hẹn của các cặp tình nhân trẻ. Còn bến Giang Tân? Quả thực Minh Hien cũng chưa rõ tác giả định nói đến địa danh nào, phải chăng là nói đến bến sông trong cõi mộng mà thôi?

Nỗi niềm ai nhuộm chiều thêm tím
Mấy cánh hoa vàng rụng cuối sân

Hai câu kết như một tiếng thở dài, mộng vẫn chỉ là niềm ước mơ mà thôi. Ta có thể vui khi mơ mộng nhưng lúc nào đó chợt tỉnh ra, nhìn lại tất cả chỉ là hư không. Hoàng hôn đã xuống, hoa vàng rụng trong chiều thật buồn biết bao, có ai thấu hiểu nỗi niềm riêng trong tâm hồn mỗi con người...

Minh Hien
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

88
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THƠ HAY?


Ai làm thơ chẳng mong có thơ hay: một bài, một câu, thậm chí một chữ độc đáo nổi tiếng để đời (ví dụ: chữ (từ) SÁNG trong câu: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” của Khương Hữu Dụng) đó là những hào quang của chữ nghĩa làm cho thơ bất hủ. Đó là trạng thái tâm hồn làm bừng phát tình yêu, khởi điểm của một ý thơ.

Người làm thơ trước tiên phải có THI HỨNG (nói theo Max Jacob thì đó là trực giác, cái đó gọi là sự quyến rũ). Khi nội tâm gặp cảnh sinh tình bật ra cái HỨNG (sự khởi phát bột trào thành THƠ). Trước thời điểm đó là “Chút linh cầu mãi không về/ Phân vân giấy trắng chưa nề mực đen” như Hồ Dzếnh đã tả, cái phút hứng chưa đến ấy được Tản Đà ghi lại bằng hình ảnh “Đêm qua ra ra vào vào/ Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì THƠ”.

Và “TỨ THƠ chỉ có khi cưỡi lừa đi trên cầu BÁ dưới trời tuyết” như Trịnh Khải xưa đã nói. Đó là vụ nổ Big-Bang để hình thành ra vũ trụ- cái ý tưởng vụt trào ấy trong hồn tung ra TỨ THƠ. Cái TỨ là sự linh ứng- nghĩ ra, phát hiện ra một cái gì đó nó có thể khiến cho cái THẦN (tinh thần) của nhà thơ cảm nhận thấy được sự vật để viết ra những câu thơ (nội dung) mang tư tưởng và tình cảm của tác giả. Ý là do suy nghĩ mà ra.

LỜI là do Ý mà đến. Nhà thi sĩ bậc thầy (ông Hoàng của thi ca nước Việt) đã từng dạy “TỨ là hình tượng thơ diễn đạt được một ý trọn vẹn, từ chỗ có Ý sẽ đẻ ra TỨ, có TỨ tất có Ý, nhưng có Ý chưa hẳn có TỨ.
Ví dụ: Ý là muốn nói tới sự say đắm si mê của chàng với nàng (đó mới là chung chung chưa rõ ràng), chỉ đến khi thi sĩ thể hiện bằng một hình tượng thơ cụ thể:

Mắt em là một dòng sông
Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em
(Lưu Trọng Lư)

thì đã là một TỨ thơ độc đáo. Có Ý (ý tưởng) nhà thơ phải tìm tòi sáng tạo để dựng TỨ (như khung nhà, kiểu dáng nhà trong cái ý muốn xây nhà) để thể hiện được sự trọn vẹn của Ý, gợi lên những cảm hứng gây xúc động lòng người, tạo ra những mối liên tưởng rộng mở, có giá trị thẩm mỹ cao (biến cái mông lung chưa có hình thù gì trong trí não thành hình tượng thơ, cấp cho nó một khuôn khổ nhất định). Thi sỹ vắt nặn ra TỨ THƠ khác nào nghệ nhân vắt nặn ra đồ gốm sứ vậy. Những câu thơ HAY thường là đã mang trọn vẹn một TỨ THƠ:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn
(Chế Lan Viên)

Không ở rể mà vẫn là rể quý
Để mỗi năm lại lên Tết Chiềng Ly
(NK)

Dù tản mát khắp chân trời góc bể
Còn tấc lòng vẫn gửi gắm nơi quê
(NK)

Tháng giêng ngúng nguẩy thẹn thò
Bàn tay ủ ấm đôi vò rượu tăm
(Lê Đình Cánh)

Khi em đến gương trăng vừa lặn mất
Em dịu hiền tươi mát một vầng trăng.
(NK)

Thầy giáo dạy NK hồi cấp 3 đã nói: đọc thơ, về thực chất là ta đang thưởng thức một TỨ THƠ. TỨ trong toàn bài là một hình tượng THƠ xuyên suốt cả bài thơ, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. TỨ THƠ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ (mỗi người một cách).

Như vậy công việc quan trọng cốt lõi của người làm thơ là phải tìm được TỨ THƠ (lao tâm khổ tứ là vì thế)- nó tương tự như nhà tiểu thuyết phải có “cốt truyện” vậy. Đầu để bài thơ nhiều khi đã chứa đủ cái TỨ THƠ trong đó, nói cách khác là: đầu đề thơ ôm trùm TỨ THƠ, khiến người đời đọc xong nhớ mãi, biến thành ấn tượng ăn sâu vào tâm hồn người đọc (Bóng cây Kơnia, Núi đôi, Gương mặt quê hương, Cuộc chia ly mầu đỏ...)

Khi sáng tác cấu TỨ (vắt nặn ra TỨ THƠ) người làm thơ thường có hai cái lo: Ai đó mà mạch suy nghĩ bế tắc thường thơ nghèo nàn. Kẻ lắm lời thường là thơ lộn xộn. Hiểu biết rộng thì cứu được sự nghèo nàn. Nắm lấy một điểm (ý chính) để xâu suốt tất cả, đó là thứ thuốc chữa bệnh lộn xộn.Tình cảm tư tưởng của bài thơ vô cùng phức tạp và khó nắm bắt. Hình thức của nó cũng khác nhau và thay đổi. Có khi lời thô kệch lại nảy sinh cái ý (Tứ) hay, có khi việc tầm thường làm toát ra ý mới.

Một bài thơ đạt tiêu chí HAY phải là ý mới, tứ lạ, đồng thời còn lệ thuộc vào cái tài hoa trong việc diễn đạt tình cảm tư tưởng với ngôn từ điêu luyện (sáng tạo từ mới), không lặp lại các chữ (từ) đã sáo mòn cũng như thủ pháp triển khai cấu TỨ sao cho hình tượng thơ sống động... Trong một bài thơ phải có những câu đột xuất, chữ độc đáo (nhãn tự- chữ mắt) đầy hình tượng, gây ấn tượng sâu sắc vào lòng người đọc để cho bài thơ bất tử, trẻ mãi không già.

Tóm lại TỨ THƠ là đặc sản của tâm hồn thi sỹ, mỗi người tạo ra cái riêng, cái cốt cách độc đáo của mình với một ngôn ngữ giọng điệu không giống ai. TỨ THƠ là rường cột kết cấu nên bài thơ làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ (chứa đựng triết lý sâu sắc, nội dung có tầm bao quát lớn).

Cái “Siêu” của một số nhà thơ có tay nghề cao là đã biết cắt tỉa bớt lá cành rườm rà của một Ý thơ để làm bật TỨ là phần tinh tuý nhất của bài thơ (ví như bông hoa) để thêm phần rực rỡ (Là nguỵ trang, Ngọn đèn đứng gác, Dáng đứng Việt Nam).

Theo thiển ý của NK thì ngoài những lý sự trên, người làm thơ muốn có thơ HAY phải là người có tâm hồn, nung nấu, ấp ủ một cái gì đó để rồi bất chợt tức cảnh sinh tình bật ra thi hứng, tạo ra TỨ THƠ... (chứ không phải cố nghĩ, cố rặn ra thơ, ghép vần rồi tự vỗ đùi “tuyệt tác!”). THƠ HAY không lệ thuộc vào thể loại cũ mới, vấn đề là có hồn hay vô hồn, ý mới, tứ lạ và có ĐẸP hay không? và THƠ HAY còn phải là thơ để cho người đời ngâm, đọc một cách thích thú nữa kia. Nói thì dễ, làm thì khó, thôi thì:

Ta dù lếch thếch lôi thôi
Mong thơ sinh hạ cho đôi ba dòng
(Nguyễn Duy)

NGUYỄN KHÔI
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

89
TÌNH VỠ


Tình em như cánh chuồn chuồn
Khi bay đậu lại nỗi buồn riêng tôi
Dây trầu chưa quấn chợt rơi
Vành trăng chợt vỡ để người chợt xa…

Thanh Trắc Nguyễn Văn
(Hạ Nhớ – NXB Đồng Nai-1999)
************************************
*
Chỉ với bốn câu thơ Lục Bát ngắn ngủi, nhẹ nhàng, tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đưa người đọc đến với nỗi buồn man mác của ánh lập loè sầu thương, chấp chới trong vành tim yêu thương ngoái vọng, đang xa xót cho một cung tình tan nát, lững lờ níu kéo chút dư hương...

Tình em như cánh chuồn chuồn
Ôi sao mà phũ phàng lắm thế khi ví tình yêu với một cánh chuồn mỏng manh, sương khói, đầy hợt hời, chênh chao và bất định. Nếu ngày nao khi mới yêu nhau, cái tình sao mà quý giá, ngọc ngà, đầy đặn nguyên khôi, cứ tưởng là dù gió giông đến mấy cũng không làm mòn hao, dịch chuyển một tí nào. Té ra, mọi thứ đều là ảo ảnh phù du, đều bị nhìn lệch đi qua một lăng kính chủ quan, phiến diện để cái tình khi xám, khi hồng...

Và vì tình chỉ như một cánh chuồn dễ chao chựng và đổi thay nên:

Khi bay đậu lại nỗi buồn riêng tôi

Vâng, tình yêu có cánh nên rồi sẽ vỗ cánh bay đi vào một hôm xấu trời nào đó, sót lại sau lưng một khung lòng bão tố của một tâm hồn rệu rã vì chưng hửng trước sự đổi thay đen bạc của lòng người...

Em đi rồi mang hết theo những lấp lánh của cuộc tình nồng mặn. Giao lại cho ta - ngồi lặng hồn trong góc khuất quá vãng - gặm nhắm nỗi thương đau quặn thắt còn sót lại của một cuộc tình lơi. Dẫu không còn em với cuộc tình chúng mình, nhưng sao ta cứ ngu ngơ buồn vọng mãi thế. À phải rồi:

Áo nào phai mà chẳng xót chút màu xưa
(Quang Dũng)

Để rồi xa xót mãi cho một ước vọng trầu cau lụi tàn theo mỗi bước em đi:

Dây trầu chưa quấn chợt rơi
Vành trăng chợt vỡ để người chợt xa…
Sau cái buổi chia ly xé lòng như thế mọi thứ không chút nào còn nguyên vẹn. Ta cứ bàng hoàng, hụt hẫng, không tin rằng mình đã mất em...
Và không em rồi, ta biết lấy nụ cười nào để tẩy xoá bi thương?

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

90
NGƯỢC DÒNG


Một đêm nữa thuyền neo rời bến
Bóng hoàng hôn chờ đến đỏ lòng
Nhìn ai sóng biển ngược dòng
Mà tim trĩu nặng nhớ mong tháng ngày

Thầm dạ xót đêm dài ngóng đợi
Bóng ai đi vời vợi phương trời
Dáng hình lại thiếu nụ cười
Làm trăng chao đảo bóng người dưới ao

Thuyền bến lỡ ngọt ngào rơi mất
Hương gối nồng lệ mắt sương đêm
Nhớ em mưa khóc bên thềm
Mây buồn ngập lối càng thêm não lòng

Đời mang bệnh nhớ mong lạnh giá
Giữ con tim già cả ốm đau
Khàn ho giọng nấc nghẹn ngào
Lòng không cô quạnh mắt trào lệ khô

Cố năn nỉ lời thô nhận lấy
Gắng van nài chỉ thấy lặng hơi
Sầu tư trĩu nặng mây trời
Mưa tràn qua mắt cuộc đời chơi vơi

Phuc Phuc
*
Những cuộc chia ly bao giờ cũng nhuộm buồn, nỗi buồn bao trùm lên không gian, thời gian và điểm rời cuối cùng là sân ga, bến tàu, phi trường... Đó là nơi:

Những cuộc chia tay khởi từ đây
Cây đàn xum họp đứt từng dây
(Nguyễn Bính)

Càng buồn hơn đó là cuộc chia tay của đôi vợ chồng khi một người quyết định dứt áo ra đi biệt xứ bởi đó là cuộc chia tay không biết ngày trở lại

Một đêm nữa thuyền neo rời bến
Bóng hoàng hôn chờ đến đỏ lòng

Hai câu thơ mở đầu tả khung cảnh thực nhưng lại chứa chất tâm trạng của người trong cuộc, “thuyền neo rời bến” phải chăng là con thuyền hạnh phúc đang vĩnh viễn ra đi khỏi bến bờ yêu thương, “bóng hoàng hôn” để kết thúc một ngày hay kết thúc một cuộc tình. Đau thương lắm, khi người ở lại đã cố níu bằng tất cả những gì có thể:

Cố năn nỉ lời thô nhận lấy
Gắng van nài chỉ thấy lặng hơi

Bước qua cả lòng tự trọng để “cố năn nỉ” “gắng van nài”... nghe xót ruột quá! rồi dùng đến cả khổ nhục kế:

Đời mang bệnh nhớ mong lạnh giá
Giữ con tim già cả ốm đau
Khàn ho giọng nấc nghẹn ngào
Lòng không cô quạnh mắt trào lệ khô

Phụ nữ yếu đuối nhìn đã thật đáng thương, nhưng đây lại là lời tự sự của một người đàn ông mà đàn ông thì nước mắt thường nuốt vào trong. Nỗi đau của đàn ông vì thế không có lối thoát và càng dễ làm người ta suy sụp hơn. Biết là không thể được nưã rồi nhưng không thể thoát ra được tình cảm đã gửi gắm quá nhiều, quá sâu sắc, nó ăn vào máu thịt không sao từ bỏ được.

Phàm đã là con người trong cuộc sống có thể mắc nhiều lỗi lầm, những lỗi trong tình yêu thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết. Chỉ biết rằng cái kết cục đã trở nên quá bi đát. Sau tất cả những gì tưởng chừng làm người ta chết đi sống lại thì chỉ còn “lời thô nhận lấy”, “chỉ thấy lặng hơi”... Khoan hãy trách người ra đi, bởi lỗi này là tại cả 2, có người phụ nữ nào không mong tình yêu đẹp mãi, trường tồn với thời gian. Trước khi quyết định dứt áo ra đi có lẽ cũng đã là những đêm dài thức trắng, là những giọt lệ âm thầm chảy, là những lời lẽ mong muốn 2 người được sống yên ấm... sự ra đi biệt xứ có thể là lối thoát duy nhất để ra khỏi cuộc sống đã căng thẳng đến tột cùng.

Ta thấy sự tiếc nuối của người chồng với hình ảnh của vợ rất đỗi dịu dàng mà khi đã mất nhau rồi mới thấy tiếc vì khi còn ở bên đã không biết giữ gìn, trân trọng hạnh phúc

Thầm dạ xót đêm dài ngóng đợi
Bóng ai đi vời vợi phương trời
Dáng hình lại thiếu nụ cười
Làm trăng chao đảo bóng người dưới ao

Thuyền bến lỡ ngọt ngào rơi mất
Hương gối nồng lệ mắt sương đêm
Nhớ em mưa khóc bên thềm
Mây buồn ngập lối càng thêm não lòng

Bài thơ NGƯỢC DÒNG được tác giả Phuc Phuc viết bằng thể thơ Song thất lục bát, là lời độc thoại của người chồng chia lìa vợ. Bằng ngôn ngữ giản dị, chân thành kết hợp với tính nhạc của thể thơ đã gieo vào lòng bạn đọc những cung bậc đau thương của tình cảm. Bài thơ như nhắn nhủ những ai đang còn hạnh phúc trong tay hãy biết nâng niu, trân trọng vì một khi đã mất đi rồi bạn sẽ không thể níu kéo được nữa.

Minh Hien
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

91
THỬ TÌM HIỂU
THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY-[1]


1. Thử Tìm Hiểu Thế Nào Là Một Bài Thơ Hay

Người ta đã bàn luận nhiều về đề tài:”Thế nào là một bài Thơ hay?”. Người thích bài này, kẻ ưa bài kia, thật khó mà định nghĩa thế nào là một bài Thơ hay, nhưng hầu như tất cả mọi người đều đồng ý Thơ là tuyệt đỉnh của Văn chương, Thơ ít chữ nhưng nói nhiều hơn văn xuôi và vì vậy không phải ai cũng làm được một bài thơ hay, dù có nhiều kẻ suốt đời nặng lòng với Thơ.

Người viết bài này hoan nghênh tất cả các bài Thơ do nhiều tác giả khổ công sáng tác, chỉ không hoan nghênh những bài Thơ dùng từ rất kêu nhưng xét giá trị từng câu, toàn bài thấy vô nghĩa.

Vâng, nó vô nghĩa! Có nghĩa là người đọc không hiểu tác giả bài Thơ muốn nói lên cái gì, ám chỉ cái gì, hoặc gởi gấm cái gì trong những hàng chữ kia. Có thể những ông, bà tác giả đó nguỵ biện rằng người đọc không đủ trình độ hiểu Thơ của họ. Nói như thế với một em bé trình độ tiểu học thì có thể chứ với những người đã có trình độ Ðại học VN hoặc đã có làm Thơ thì đúng là nguỵ biện và quá cao ngạo, kiêu căng.

Ðể tôi kể bạn nghe một giai thoại về Thơ. Có một ông nhà thơ ở miền Nam trước 1975, sau đó sang hải ngoại, làm được một số bài thơ và được bè bạn cũng có, tự ông ta cũng có, dùng ống đu đủ thổi lên như hàng Thi vương, Thi bá, độc nhất vô nhị. Có một người quen ông ta, một bữa lấy 4 câu thơ của ông ta ở mấy chỗ khác nhau, cho một cái tựa và đặt liền vào nhau như một bài thơ. Người này , nhân lúc trà dư tửu hậu đem ra , nói là thơ mới làm, nhờ ông ta nhuận sắc dùm. Ông ta đọc xong bài thơ, hét toáng lên rằng:”Thơ gì vô nghĩa thế này ? Tao không biết mày định nói cái gì ? Vứt thùng rác cho rồi !” Người bạn lúc đó mới ôn tồn nói:”Thưa thi hào, chính là thơ của đại gia đấy !”Nhà thơ vẫn không tin và người bạn phải lấy cuốn Thơ của ông ta xuất bản ra chỉ vào những câu ông đã trích. “Ðại thi hào” ngồi ngẩn tò te ra, mắc cở . Vậy mà lâu nay có ai nói cho ông ta biết đâu hoặc có nói, ông ta cũng không chịu nhìn nhận một sự thực.

Về định nghĩa thế nào là một bài thơ hay. Nếu trả lời cho đầy đủ kèm theo những dẫn chứng thì có thể phải cả cuốn sách mới đủ. Nhưng tôi chỉ sơ lược mấy điểm chính để các bạn chưa từng làm Thơ hoặc có ý định sẽ vào làng Thơ, nắm được thế nào là một bài thơ hoặc câu thơ hay.

LỜI HAY, Ý ÐẸP, TRUYỀN CẢM

Lời thơ trong sáng, tự nhiên, không cố ý gọt dũa, hoặc có gọt dũa, nhưng người đọc không thấy, ta gọi tắt là lời hay.

Ý thơ hàm súc, dồi dào, gọi tắt là ý đẹp.

Ðọc lên thấy xúc động, nao nao, xao xuyến trong tâm hồn, tức là thơ có sức truyền cảm.

Ðó là thơ tả tình. Thí dụ: (trích truyện Kiều)

Một mình nàng, ngọn đèn khuya
Áo dầm giọt lệ, tóc se mái sầu

Hoặc:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem con tạo xoay vần đến dâu!

Ðến như thơ tả cảnh thì đọc câu thơ lên thấy như vẽ trước mắt ta phong cảnh tác giả muốn phô diễn. Thí dụ:

Chim hôm thoi thót về rừng
Ðoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành

Hoặc:

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Chỉ có một ngọn đèn khuya , chiếc áo nàng đang mặc đẫm nước mắt và mái tóc bù rối của nàng mà người đọc tưởng tượng ra được một thiếu phụ đang trải qua những đau thương , cay đắng của cuộc đời. Chỉ có 14 chữ mà nói lên được cái tâm sự dằng dặc cả mấy trang nếu phải viết bằng văn xuôi.

Hai câu sau tả cảnh cũng thế. Một buổi chiều hiu hắt, u buồn, chim lặng lẽ về tổ, đoá trà mi cô đơn dưới ánh trăng thượng tuần. Vẫn có hoa và trăng nhưng hoa và trăng nhuốm vẻ tiêu điều như lòng người. Cái buồn của nhân vật như lây sang ta, đó chính là truyền cảm.

Hai câu chót là bức tranh của Claude Monet hoặc của Vincent van Gogh đưa tầm mắt ta ra xa đến tận chân trời, toàn mầu xanh tươi, chỉ điểm vài cánh lê trắng muốt.

Thật tài tình. Và thật thơ.

Không chỉ trong những đoạn tả cảnh, tả tình mà còn là những đoạn Mượn Cảnh Tả Tình, có nghĩa người đọc chỉ cần chú ý vào không gian, thời gian, sự vật xung quanh nhân vật mà thấy rõ được tâm sự nhân vật, cái rất khó tả cho đúng. Chúng ta hãy đọc lại đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sau đây sẽ nhận ra điều đó:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng!
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày mong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Nhớ người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt nước một mầu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Bình giải sơ lược:
Sáu câu đầu tác giả tả nàng Kiều trong hoàn cảnh tồi tệ nhất là ở “thanh lâu” (thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần), Kiều bẽ bàng cho thân phận ngay cả khi ngắm áng mây buổi sớm, nhìn ngọn đèn leo lét ban tối. Cảnh ấy, tình này làm cho lòng nàng đòi đoạn, đứt ruột (như chia tấm lòng).

Bốn câu kế, Kiều nhớ đến Kim Trọng, người yêu đầu đời và trọn đời. Nhớ đến đêm trăng sáng năm xưa cùng chàng thề thốt, nay biệt vô âm tín mà tấm thân nhơ nhuốc này biết bao giờ gột rửa để trở nên trong sạch, xứng đáng với chàng?

Bốn câu kế:”Nhớ người tựa cửa...” Kiều nhớ cha mẹ. Không biết giờ này lấy ai thay mình phụng dưỡng song thân? Như ông Lão Lai ngày xưa, thấy cha mẹ buồn liền ra sân múa hát, làm trò hề cho cha mẹ vui cười lên mà khuây khoả tuổi già. Quay đi quay lại, ấy vậy mà cha mẹ trăm tuổi lúc nào không hay (có khi gốc tử đã vừa người ôm).

Tám câu sau cùng tả cảnh nhưng là cảnh có tâm hồn người hàm chứa trong đó: cửa bể, con thuyền, ngọn nước, hoa trôi, bèo dạt... trong khi tạo vật vẫn vô tình với nỗi buồn của con người:” Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Hoặc như trong “Cung Oán Ngâm khúc”:

Cầu Thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ
Quán Thu phong đứng rũ tà huy
Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia, cỏ này!

Tuồng huyễn hoá đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!

Nơi bến đò xưa, cây cầu bắc trên dòng nước chảy không ngừng vẫn “trơ mặt với phong sương”, cũng như cạnh đó, quán trống, trong nắng chiều yếu ớt, gió thu lạnh lẽo hun hút thổi làm cảnh trí càng thêm tiêu sơ. Nàng cung nữ, vì nhớ đến thân phận hẩm hiu của mình, nhìn hoa cỏ, núi sông đều thấy một mầu tang thương. Tất cả do “Tạo hoá đành hanh quá ngán” bày ra và rốt cuộc kiếp người trôi nổi chỉ còn lại một nấm cỏ khâu xanh rì!

ÂM ĐIỆU, TIẾT TẤU

Nhiều nhà ngôn ngữ học quốc tế sau khi nghiên cứu về tiếng Việt đã cho rằng tiếng Việt khi nói có âm điệu như hát (singing language).

Sở dĩ có được kết luận đó vì tiếng Việt có các thanh bằng, trắc khác nhau nên khi nói, các từ ngữ lên xuống theo các thanh cho âm điệu và tiết tấu.

Thi sĩ tiếng Việt khi làm thơ lại càng cần phải để ý đến các thanh bằng trắc này để cho bài thơ có âm điệu tiết tấu hay, dễ đọc và quyến rũ. Chính bởi thế thơ có niêm luật, niêm là dính, luật là những chữ phải bằng hay phải trắc hay phải hợp vận.Thí dụ hai câu lục bát:

Bằng bằng trắc trắc bằng bằng (vần)
Bằng bằng trắc trắc bằng bằng (vần) trắc bằng

Thành Tây có cảnh Bích câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc, xuân đào
Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông!

Những chữ 1,3,5 (nhất, tam, ngũ) bất luận, luật là bằng nhưng có thể trắc, và ngược lại.(Vì bài này không chủ trương dạy cách làm thơ, quí bạn đọc muốn nghiên cứu tường tận hơn về niêm, luật bằng trắc, vận có thể đọc trong sách Việt Nam Văn học sử yếu của GS Dương quảng Hàm hoặc các sách Văn học sử khác.).

Người làm thơ cần đặc biệt chú ý đến vần vì nếu thơ không có vần (hợp vận), sẽ không được gọi là thơ, sẽ chỉ như văn xuôi được cắt ra những đoạn 6 hoặc 7, 8 chữ v.v.... Có người đã ví một cách ngộ nghĩnh là thơ không vần như mặc quần không áo, nó thiếu phần quan trọng để thành những câu thơ như tác giả của nó mong muốn. Hơn nữa, vần dùng tài tình cho người đọc thơ thấy tài của tác giả mà không phải ai cũng có thể làm được. Những bài thơ nổi tiếng thường là những bài thơ vần được sử dụng chặt chẽ, khít khao và tài tình.

Thí dụ: Bản dịch “Lầu Hoàng Hạc” của Tản Đà tiên sinh từ nguyên tác Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu:

Hạc vàng ai cỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay

Hán Dương sông tạnh, cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!

Thơ tự do không bắt buộc phải có vần nhưng cũng cần vần khi có thể để cho câu thơ nổi nang hơn, có chất thơ hơn. Còn thơ mới, vần chữ cuối câu hay cước vận, bắt buộc phải có vận, hợp vận

Thí dụ:
Nào còn đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những chiều mưa chuyển động bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới.

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng...
(Hổ nhớ rừng - Thế Lữ)

Hoặc một đoạn đầu trong bài “Nắng Quê Hương” của tác giả bài này:

Em sang đây mang giùm anh chút nắng
Nắng Sàigòn - Hànội - Nắng Quê Hương
Nắng ngày xưa em nhặt ở sân trường
Đem hong gió Thu vàng hay ép sách.

TÓM TẮT

Một bài Thơ hay phải hội đủ ba yếu tố: Lời hay, Ý đẹp, và Truyền cảm. Có cả ba yếu tố thiết yếu này, người ta gọi tắt là một bài thơ hay, một bài thơ có hồn. Khi thi sĩ cảm hứng, tứ thơ tuôn tràn, hồn thơ lai láng. Chính kẻ viết bài này, có nhiều lần bút không kịp ghi tứ thơ trên giấy, phải dùng những chữ viết tắt mà chính tác giả mới đọc được, ghi vội ra vì nếu để giây phút đó qua đi, sẽ không thể hoặc khó có thể làm được bài đã định. Sau giây phút “xuất thần” đó, bây giờ mới thong thả coi lại bài thơ từ đầu tới cuối và chỉnh những từ không vừa ý. Thường chỉ chỉnh sơ sài, dăm ba từ bị thay thế cho thích hợp, nhưng cái cốt lõi đầu tiên, cái khung, cái hồn của bài thơ thì không bao giờ thay đổi, bởi nó đã hay hoặc vừa ý (với chính nhà thơ.)

Thi sĩ phải có hứng sáng tác, thơ mới hay. Hứng là cái sáo diều hoặc sợi dây đàn treo trong không gian, một làn gió nhẹ thổi qua đủ làm nó phát ra thanh âm. Tâm hồn thi sĩ cũng ví như cái sáo hoặc sợi dây đàn đó, một ý tưởng mới, một cảm nghĩ mới, một sự việc mới xảy ra trước mắt khiến nhà thơ muốn dùng bút ghi lại sự việc hoặc những cảm nghỉ của mình trong khi người không có tâm hồn thi sĩ, không để ý tới sự việc xảy ra, cũng không có những cảm nghĩ mà nhà thơ có. Ðó chính là “Cái sáo hoặc sợi dây đàn” của thi sĩ. Nó vô cùng bén nhạy nên thi sĩ mới có hứng thơ. Với nhà văn, hứng viết văn cũng tương tự thế. Do đó, chúng ta phân biệt hai loại, nếu ghi thường: văn xuôi; nếu ghi có vần điệu tiết tấu: Thơ. Cả hai đều là văn chương, tuy co những nét đặc thù khác hẳn nhau.

Ðể làm rõ nét cái hứng của thi nhân, chúng tôi xin đưa ra trường hợp Thi sĩ Ôn như hầu Nguyễn gia Thiều.

Tất cả chúng ta nhìn các cung nữ thời xưa, lúc son trẻ được nhà vua vời vào cung làm cung phi đều là chuyện bình thường bởi vua có quyền sinh sát toàn dân. Vua muốn là Trời muốn vì vua là Thiên tử, con Trời. Riêng tác giả “Cung oán ngâm khúc” lại có cái nhìn khác. Thi nhân nghĩ chỉ vì phải phục vụ cho những sắc dục tham lam, bất chính của nhà vua mà các cung nữ này bị giam trong cung cấm, uổng phí cả một đời thanh xuân khi nhà vua chỉ dùng các nàng cho một đêm vui rồi không bao giờ đoái hoài tới nữa làm nhiều cung phi chết già trong cung cấm. Nhà vua, sau khi thoả mãn, ân ái một đêm, lại đi tìm những bông hoa hương sắc khác để tủi hổ, bẽ bàng, đau khổ cho hàng trăm, hàng ngàn cung phi mà họ không biết kêu cứu vào đâu được.(Ngán thay cái én ba nghìn). Từ đó thi nhân viết cuốn “Cung oán ngâm khúc” để thay cho các cung phi nói lên nỗi lòng đòi đoạn nơi cung cấm, may ra tiếng nói có thấu đến cửu trùng, các nàng được giải thoát khỏi cuộc sống tối tăm, chết dần, chết mòn, được trở về nơi thôn dã sống với gia đình và biết đâu lại có được một tấm chồng để nương tựa suốt cuộc đời còn lại.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

92
TÌNH CUỐI


anh đã nói cho mọi người quen biết
anh yêu em và em đã yêu anh
em thấy đó mọi người đều tha thiết
mong chúng ta sống lại những ngày xanh

em đã mất một thời con gái
anh không còn tuổi trẻ để yêu đương
nhưng tim vẫn là trái tim đang sống
cần tình yêu và cảm giác yêu thương

dù chúng ta gặp nhau là quá trễ
nhưng tình yêu đâu có trễ bao giờ
vẫn thương nhớ, vẫn mong chờ hờn giận
vẫn đau buồn ngay cả lúc đang mơ

anh cũng dặn cả trái tim anh nữa
chỉ yêu em và mãi mãi yêu em
dù cuộc sống có trăm ngàn biến đổi
chúng ta cũng không bao giờ ngăn cách đâu em

NGŨ YÊN
************
*
Trên cuộc đời này, có lẽ Tình Yêu là một trong vài món hàng hiếm hoi không bao giờ cũ cả. Tự nghìn xưa khi trái đất mới chỉ có Adam và Eva thì đã xuất hiện tình yêu rồi, và cho đến hôm nay (rồi có lẽ mãi tận nghìn sau – tôi tin thế) Tình yêu vẫn luôn mới rợi trong con tim của nhân loại.

Trên đoạn đường tình, quan trọng nhất có lẽ là Đầu và Cuối. Ta thường nghe ca tụng Mối Tình Đầu rất nhiều nhưng khúc cuối rất ít khi được nhắc đến. Và thật ngạc nhiên khi đọc những vần thơ rộn rã xuân tình cháy bỏng của Thi sỹ NGŨ YÊN trong TÌNH CUỐI của chàng.

anh đã nói cho mọi người quen biết
anh yêu em và em đã yêu anh

Cứ ngỡ chỉ có tình đầu với chất xúc tác mới lạ len vào tâm hồn son trẻ của tuổi chập chững vào yêu sẽ làm cho người ta choáng ngợp liêu xiêu... Nhưng không. Hay chính xác hơn là không chỉ có thế. Tình cuối với những trữ lượng men tình chất chứa lâu nay chợt bùng phát như sóng thần cuồn lên từ đáy sâu thăm thẳm của huyền thoại tình yêu khiến ta chông chênh trong cái say sưa vô bờ, không kềm nổi, không chứa hết mà phải rao truyền cho mọi người cùng biết để cùng chia sẻ niềm vui quá lớn này.

em thấy đó mọi người đều tha thiết
mong chúng ta sống lại những ngày xanh

Cuối là nói về cuối đường của tuổi tác thể chất của con người, chứ tình yêu thì muôn đời không bao giờ có tuổi, vĩnh viễn không bao giờ già. Trái tim khi bộc phát yêu thương không phụ thuộc vào làn da nhăn, mái tóc bạc… mà chỉ tựa vào cảm xúc để thăng hoa, để cuộn cuồn, để mà Cho và Nhận…

em đã mất một thời con gái
anh không còn tuổi trẻ để yêu đương
nhưng tim vẫn là trái tim đang sống
cần tình yêu và cảm giác yêu thương

Mà xúc cảm thương yêu, sự cảm thông hoà điệu, cái liên kết vô hình… của sợi dây tình thì nào dính dáng chi đến việc mắt mờ, tai điếc, hàm răng sún rụng… của tuổi xế chiều? Tuổi trẻ là phóng ra, tình đầu là mở cửa vườn yêu nên khung trời tình lúc đó thường bao la bát ngát, còn tuổi già là thu lại, là góp gom kỷ niệm đúc kết thành tinh chất của một quãng đời, nên gọi trễ là trễ với quỹ đời còn rất hạn hẹp của kiếp nhân sinh, chứ yêu thương này – yêu thương của ngàn đêm góp lại – có trễ tràng chút xíu nào đâu.

dù chúng ta gặp nhau là quá trễ
nhưng tình yêu đâu có trễ bao giờ

Đúng thế! Không bao giờ quá trễ để mà yêu. Chỉ sợ ta không đủ lửa để khởi động lại cỗ máy tình yêu bấy lâu nay chịu nằm im lìm dưới đống bụi thời gian hoang hoải mà thôi.

vẫn thương nhớ, vẫn mong chờ hờn giận
vẫn đau buồn ngay cả lúc đang mơ

Và muôn đời vẫn thế. Tình yêu cần một sự minh định rõ ràng, xác quyết để đối tác vững tin và chấp nhận đưa tay ra cùng ta đi đến cuối trời hạnh phúc.

anh cũng dặn cả trái tim anh nữa
chỉ yêu em và mãi mãi yêu em
dù cuộc sống có trăm ngàn biến đổi
chúng ta cũng không bao giờ ngăn cách đâu em

TÌNH CUỐI của Ngũ Yên còn dí dỏm, vui tươi, điệu đàng và mãnh liệt hơn cả vô vàn Tình Đầu của những ai khác.

HANSY
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

93
VỤN VỠ


Màu ngơ ngẩn vỡ vụn sương nồng
Luỵ khổ tơ tình hận nỗi mong
Ngâu lệ dỗi đời cay đắng mộng
Gió hương đùa cảnh giá băng hồn
Lầu mê ngả bóng tràn mơ đợi
Giấc ảo vương hình nát cuộc trông
Đâu vẳng giọt buồn toang ái cõi
Sầu loang niệm hỏi buốt tê lòng

Lòng tê buốt hỏi niệm loang sầu
Cõi ái toang buồn giọt vẳng đâu
Trông cuộc nát hình vương ảo giấc
Đợi mơ tràn bóng ngả mê lầu
Hồn băng giá cảnh đùa hương gió
Mộng đắng cay đời dỗi lệ ngâu
Mong nỗi hận tình tơ khổ luỵ
Nồng sương vụn vỡ ngẩn ngơ màu

Hoa Mây
*
Tình yêu có những niềm hạnh phúc không nói hết được bằng lời thì cũng có những khổ đau, mất mát không gì sánh được, để lại khoảng trống trong tâm hồn tưởng chừng nhấn chìm tất cả. Đọc xong bài VỤN VỠ của tác giả Hoa Mây, cảm giác như ta đang bước hụt vào khoảng trống hư vô, một nỗi buồn mênh mông cứ day dứt trong tâm hồn.

Ai đã từng yêu say đắm, cuồng nhiệt để rồi thất vọng đau khổ vì niềm tin bị đánh cắp, chợt một ngày nhận ra người đó không phải của ta, nỗi đau đớn vò xé tâm can. Mở đầu bài thơ là một câu tả cảnh nhưng đã được nhân hoá lên để nói về cảm xúc của cô gái khi đánh mất tình yêu đã từng được nâng niu, quý trọng: “Màu ngơ ngẩn vỡ vụn sương nồng”. Còn gì nữa đâu, tất cả đều vỡ vụn một màu thê thảm, vì sao vậy? Một sự tổn thương quá lớn, niềm yêu đã biến thành nỗi hận:
“Luỵ khổ tơ tình hận nỗi mong”

Những giọt lệ cay đắng lã chã tuôn, và sau đó là một tâm hồn băng giá. Người trong cuộc đã không còn muốn mở lòng ra đón nhận bất cứ Tình yêu nào nữa. Cảm giác như cô gái vẫn chưa thoát ra được cơn mê của tình yêu đã từng khiến cô quên đi tất cả, đắm chìm trong mộng ảo:

Lầu mê ngả bóng tràn mơ đợi
Giấc ảo vương hình nát cuộc trông

Hay đọc ngược lại ở phần nghịch:

Trông cuộc nát hình vương ảo giấc
Đợi mơ tràn bóng ngả mê lầu

Nghệ thuật của bài thơ là ở chỗ dù đọc xuôi hay ngược vẫn thành một bài thơ Đường Luật hoàn hảo, với các cặp đối chuẩn xác. Đây là một thể loại thơ khó trong thơ Đường Luật, chỉ những “cao thủ” mới làm được mượt mà như vậy.

Một loạt từ ngữ gợi cảm được tác giả Hoa Mây sử dụng khéo léo, cho người đọc cảm nhận được tâm hồn bay bổng của tác giả. Ta như đi lạc vào cõi mộng, lần theo cuộc tình vụn vỡ của nhân vật.

Cõi ái toang buồn giọt vẳng đâu

Thực thực hư hư mà vẫn hiển hiện tình yêu say đắm đã nát tan, tất cả chỉ là sự cảm nhận, không có gì rõ ràng cả. Có lẽ cái đó đã làm cho thơ Hoa Mây có nét rất riêng, không lẫn được với các tác giả khác. Ướt át, bay bổng với các từ ngữ lạ, dẫn bạn đọc vào thế giới tâm hồn nhạy cảm và phong phú. Buồn đau mà vẫn đẹp và nên thơ, cháy bỏng âm ỉ đến tê lòng.

Đọc đi đọc lại bài thơ vẫn có điều gì đó khiến ta chưa thấu được, làm ta cứ muốn tìm hiểu thêm, lạc hoài trong cõi mộng mà tác giả vẽ ra. Điều đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và cũng chính là thành công của bài thơ, là cái tài tình của người nghệ sỹ.

Minh Hien
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

94
THỬ TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ 1 BÀI THƠ HAY-[2]


Vì đặt mình vào hoàn cảnh các cung phi bị thất sủng, thi nhân đã cực tả được những đau xót của các cung phi:

Trải vách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào...

Trở lại ý hướng mượn cảnh tả tình của thi nhân, chúng ta hãy đọc lại hai bài thơ (Đường luật) sau đây, của Bà huyện Thanh Quan và Cụ Nguyễn Khuyến:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn !


THU ÐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Hai bài thơ này cùng làm theo thể Ðường luật, thơ bảy chữ tám câu, rất phổ thông từ đầu thế kỷ thứ XIX. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một trong những nhà thơ sử dụng thể thơ này nhiều nhất.

Bài “Chiều hôm nhớ nhà” có dăm tiếng Hán -Việt như: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, chương đài, lữ thứ nhưng không phải là những chữ quá khó. Sáu câu đầu tả cảnh để làm nền cho hai câu cuối tả tình. Bạn để ý cặp câu:”Gác mái... và Gõ sừng...”; cặp “Ngàn mai... và Dặm liễu...”, (động tự đối với động tự, danh tự đối với danh tự) làm theo thể biền ngẫu nghĩa là mỗi chữ đối nhau, nét đặc thù của thơ Ðường luật. Ðọc xong bài thơ ta thấy tâm hồn ta cũng chìm lắng vào nỗi buồn của “kẻ chốn chương đài, người lữ thứ” một nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía của hai tâm hồn xa nhau.

Như bài Thu Ðiếu, hay Mùa Thu câu cá, cặp câu “thực” và “luận”: “Sóng biếc...” đối với “Lá vàng...” và “Từng mây...” đối với “Ngõ trúc...”.Toàn bài không có một chữ Hán, một điển cố, vẽ ra bức tranh thu êm đềm, tịch mịch trong đó chỉ có một động vật duy nhất là nhà thơ đang thả hồn vào thiên nhiên với lá vàng rơi rụng, với từng mây xanh ngắt, với ngõ trúc quanh co. Tất cả đã toát ra mùi vị Thiền và bức tranh:” Vạn vật đồng nhất thể” vô cùng sâu sắc.

Hai bài thơ trên, cùng một số bài thơ khác của hai tác giả này và nhiều tác giả khác như Nguyễn công Trứ, Cao bá Quát, Hồ xuân Hương v.v…đã được đa số chúng ta học thuộc lòng từ hồi còn ngồi lớp 8, lớp 9 trong phần Cổ văn.

Tuy nhiên, vì thơ Đường luật phải tuân theo niêm, luật, vần và biền ngẫu như thế nên từ thế hệ 1932, các nhà thơ đã than là thể thơ này quá khó so với những thể thơ lục bát, song thất lục bát, nhất là thơ mới và thơ tự do ra đời trong khoảng thời gian đó. Các cụ nói: “Khó cho thiên hạ đến bao giờ...” để nói về thể thơ Đường luật này. Hơn nữa, khi phải diễn tả một tình cảm phức tạp, dài dòng thơ Đường không đáp ứng nổi như song thất lục bát và lục bát.Và cũng kể từ đó, các thể thơ tự do, thơ mới 8, 9 chữ hay thơ 7 chữ, mỗi đoạn bốn câu, gồm nhiều đoạn, vần cuối ở các câu 1, 2, và 4 rất được thịnh hành. Thể thơ Đường chỉ còn thấy thưa thớt nơi các cụ đồ nặng lòng với thơ cổ khi xưa và những tác giả không thích thơ mới. Cũng nên lưu ý, thơ mới có âm điệu, tiết tấu và cách diễn tả hùng mạnh mà thơ Đường không thể. Thơ tự do cho người làm thơ diễn đạt ý tưởng không giới hạn nhưng cũng không phải dễ để sáng tác một bài thơ tự do hay.

Để có một cái nhìn xuyên suốt về Thơ, nguyên tắc chung cho hầu hết các môn khoa học là: hợp lý = dễ hiểu = dễ nhớ, dù là toán học hay nhân văn. Từ những bài thơ cổ này, chúng ta cũng suy ra, để hiểu thơ cũng như để sáng tác thơ, chúng ta cần một ít chữ Hán-Việt, hiểu nghĩa và cách sử dụng chúng mới dễ quay trở khi làm thơ.

A-THƠ HAY RẤT DỄ THUỘC DỄ NHỚ

Từ đó ta thấy, thơ hay là thơ có thể học thuộc lòng một cách dễ dàng. Một học sinh có trí nhớ trung bình chỉ cần ngâm nga hai bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến và bà huyện Thanh Quan nói ở trên vài lần là thuộc lòng. Thơ đọc trúc trắc, khó hiểu, vô nghĩa, không dễ dàng học thuộc, chắc chắn không phải thơ hay. Cũng nên lưu ý, thơ đọc trúc trắc chính vì tác giả của nó không am tường luật bằng trắc hoặc không sử dụng đúng qui luật bằng, trắc và vần.

Ðể kiểm chứng điều này, quí bạn đọc thử nhớ tên một nhà thơ, ông A, bà B v.v…cố nhớ lấy một bài thơ hay vài câu thơ của họ mà quí vị đã đọc, xem có thuộc được bài nào không, câu nào không. Không có, ấy là thơ ra sao quí vị đã biết. Nhưng có nhiều tác giả thời nay lại nghĩ cứ làm thơ khó hiểu, tối nghĩa hay vô nghĩa, cao kỳ, dùng những từ cho kêu là được quần chúng ái mộ. Sự thực không phải thế. Thơ kêu nhưng rỗng thì không khác một cái thùng phuy, càng rỗng càng kêu to.

Trước đây, rất nhiều người, ngay cả ở nông thôn Việt nam, đã học thuộc lòng Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên, Nhị Ðộ Mai, Cung oán ngâm khúc, Tì bà hành, Trinh thử, Trê cóc, Ngư tiều vấn đáp, Lục súc tranh công, Bích câu kỳ ngô v.v…lúc rảnh rang, đọc vanh vách cho nhau nghe dù có nhiều người không có sách hoặc không biết chữ, chỉ học lóm bạn bè. Sở dĩ họ thích, họ say mê vì lời Thơ gần gũi với họ, tả cái tâm lý chung của họ hay người xung quanh họ như Jacques Prévert, một Thi sĩ Pháp có viết:” Ðọc Thơ lại thấy có mình ở trong” cũng là ý nghĩa đó. Người nông dân học thuộc lòng dễ dàng như vậy vì những câu Thơ này giản dị, dễ hiểu, hợp lý, vần vò. Chính bởi thế, nguời ta còn gọi Thơ là văn vần để phân biệt với văn xuôi.

Trước 4-1975, ở miền Nam Việt Nam, có một số tác giả làm Thơ đăng trên các báo, tạp chí, nguyệt san, cả những nguyệt san được coi là thời thượng, nổi tiếng lúc đó mà nguời viết không tiện hài tên, bạn bè những tác giả này cũng ca tụng họ hết mình như hàng thi bá (một nhược điểm của giới làm Văn học Nghệ thuật cận và hiện đại, hay dở gì khen bừa); nhưng bây giờ hỏi còn ai nhớ được một bài Thơ của họ hoặc ít nhất là tinh thần những bài thơ đó không ? Chúng nói lên cái gì? Chúng ca tụng hay đả phá cái gì? Ðủ biết Thơ phải gần gũi với dân gian mới có thể tồn tại với thời gian. Thơ xa rời thực tế là chỉ để trang điểm nhất thời, dù Thơ bác học (Hán văn), cao xa đi nữa.

B-PHẢI GÂY ÐƯỢC SỰ XÚC ÐỘNG

Thơ là văn xuôi đã gạn lọc, cô đọng lấy phần tinh tuý sâu sắc của văn chương nên Thơ phải súc tích và truyền cảm nghĩa là gây được sự xúc động, xao xuyến từ tác giả sang người đọc.

Người đọc phải có được sự rung động của tác giả , dù cường độ kém hơn, mới được gọi là thơ hay. Thơ đọc lên trơ trơ trích trích, không chuyển động được một “thớ thịt đường gân” nào của người đọc, đó là Thơ kém giá trị. Ngưòi ta đọc Chinh phụ ngâm mà tưởng rằng mình là người chinh phụ, có chồng sắp ra ngoài quan ải đánh giặc, giữ nước. Người ta đọc Cung Oán mà cứ ngỡ mình là người cung phi bị thất sủng, nhà vua không đoái hoài tới.

Ðó là sự thành công của tác giả.

C-THƠ PHẢI NÓI LÊN MỌI KHÍA CẠNH CỦA ÐỜI SỐNG

Ðành rằng Thơ tình ái là loại Thơ nhiều người làm, nhiều người đọc nhất và cũng dễ làm hơn nhiều loại khác, nhưng một tác giả cả đời chỉ viết được những bài thơ tình ái hoặc ca tụng đàn bà như nhà thơ Ðinh Hùng là một (Ðường vào Tình sử, chính ông thú nhận), thì chưa thể gọi được là đã quán xuyến về Thơ.

Hầu hết những bài Thơ hay của những tác giả như Nguyễn bỉnh Khiêm, Nguyễn công Trứ, Trần tế Xương, Cao bá Quát, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Tản Ðà, Nguyễn Trãi v.v…đều là Thơ về Thiền, Thơ yếm thế, luận bàn thế sự, nhân tình thế thái, Thơ đạo lý, triết lý cuộc đời, thơ nhàn v.v… mà rất ít hoặc không có Thơ tình.

Nguyễn Du tả Kiều trong thanh lâu, Kiều tiếp khách, Kiều tắm… vì Kim Vân Kiều là một cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du phỏng theo cốt truyện của một tác giả Trung hoa (Thanh Tâm tài nhân) trước tác ra và đặt tên là Ðoạn trường Tân Thanh. Là tiểu thuyết, vả lại trung thành với nguyên tác, Ðoạn trường Tân Thanh cần phải có đủ tình tiết, hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục, người đọc mới thấy hết được những khiá cạnh của nhân vật chính trong truyện. Chứ không phải ông có ý tả chân để khiêu dâm như một số người đã gán cho ông (Huỳnh thúc Kháng, Ngô đức Kế: ai, dâm, sầu oán, đạo, dục, tăng, bi) hay như Nguyễn công Trứ: “Bán mình trong mấy mươi năm, Ðố đem chữ hiếu mà lầm được ai.”)

Quan niệm coi Kim Vân Kiều là một cuốn tiểu thuyết dâm ô đã quá lỗi thời. Trái lại người ta có thể tìm trong đó những vần thơ bất hủ được lưu truyền mãi mãi. Chúng ta chỉ nên coi Kiều là một tác phẩm văn chương mà thôi. Càng không nên đưa Kiều ra làm mẫu mực về đạo đức, luân lý (như có tác giả đã làm) mặc dù nhân vật Kiều rất nhân bản, chứa đựng đầy đủ tâm lý của con người bình thường.

Theo thiển ý, chỉ có một điều tiếc: Nguyễn Du không sáng tác mà nhờ vào một cốt truyện Tàu, dĩ nhiên thuộc thời đại vua Tàu, nhân vật Tàu, phong tục, văn hoá Tàu..., tuy cũng tương cận với chúng ta nhưng không thể bằng tất cả đều là Việt Nam.

D-CUỘC ÐỜI: ÐỀ TÀI VÔ TẬN CHO THI NHÂN

Cõi nhân sinh này còn rất nhiều điều cần đến nhà thơ, nhà văn ghé mắt đến. Nào là tôn giáo, gia đình, xã hội, đất nước, quê hương, dân tộc, tự do, dân chủ, bình đẳng, nào là công bằng, bác ái, vị tha, hi sinh cứu giúp kẻ khốn cùng… Ngay như thiên nhiên, cây cỏ, thú vật, chim muông, gia cầm, gia súc cũng là những đề tài vô tận.

Học giả Phạm Quỳnh trong báo Nam Phong xuất bản năm 1921 có viết:”...Làm một bộ tiểu thuyết, cốt là đặt cho hay, viết cho khéo, cho người đọc có hứng thú, ...có lẽ ở những nước văn minh có thể nghĩ như thế được; nhưng ở những dân còn bán khai như dân ta thời văn chương rất là quan hệ cho đời lắm, nhà làm văn có cái trách nhiệm duy trì cho xã hội, dìu dắt cho quốc dân, nếu làm sai trách nhiệm ấy thời dẫu văn chương hay đến đâu cũng có tội với quốc gia, với danh giáo vậy. Các nhà tiểu thuyết ta há không nên cẩn thận lắm ru?” (Hết trích)

Tác giả Tô Hoài thời tiền chiến chỉ tả mấy con dế mèn phiêu lưu mà cũng được học sinh đua nhau đọc, nổi tiếng một thời. Vậy không phải chỉ Thơ tình ái mới ăn khách. Yêu đương, nhớ nhung, dang dở, chia phôi …chỉ bấy nhiêu, không phải lúc nào độc giả cũng “tiêu hoá “được. Viết lắm sẽ nhàm. Cứ một loại Thơ đó chỉ chứng tỏ tác giả không thể viết và nghĩ đa dạng mà thôi. Có nghĩa là tác giả không đủ tài. Mà cuộc đời hiện đại lại quá đa dạng, đa phương. Sự biến hoá của cuộc đời làm ta chóng mặt. Một vị Tổng Thống Mỹ, ông Franklin Roosevelt bảo với mọi người, trước khi ông đọc diễn văn trước quốc dân:” Vỗ tay nhiều không có nghĩa là diễn văn hay” Ta cũng có thể lấy câu đó áp dụng cho một số tác giả trước đây ở miền Nam và ngày nay ở hải ngoại, thơ, văn rất nghèo nàn nhưng bè bạn, theo cái mốt, dùng ống đu đủ thổi phồng và vỗ tay quá lố. Và đó cũng là lý do làm mất niềm tin của đa số độc giả có trình độ.

Đ-LÀM THƠ PHẢI TUÂN THEO NIÊM LUẬT, BẰNG TRẮC

Ngoại trừ Thơ tự do, không cần vần, không niêm luật bằng trắc, không giới hạn số câu, số chữ trong câu (Xin đọc bài Thương tiếc Columbia của người viết bài này), còn các thể thơ khác như lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn (Ðường luật), Thơ Mới … đều phải theo luật Thơ (vần, bằng trắc) Thơ mới hay. Vần dùng gượng ép, mất hay một phần. Chữ đúng ra phải vần mà không vần, không hay.

Ngoài ra, cũng để nhắc lại, cách dùng chữ, gieo vần thật quan trọng. Có nhiều từ kép, cụm từ có thể dùng xuôi ngược sao cũng cùng nghĩa. TD: đớn đau hay đau đớn, trôi nổi hay nổi trôi, phiền muộn hay muộn phiền, nghĩa đều như nhau. Nhưng không thể viết xa xót thay vì xót xa, loài lạc thay vì lạc loài, nhiên tự thay vì tự nhiên v.v... Những chữ bị đảo ngược như vậy hoặc có nghĩa khác hoặc vô nghĩa. Cần nhất là tránh làm Thơ vô nghĩa hoặc tối nghĩa dù đọc lên đầy hán tự có vẻ bác học.

E-Ý QUAN TRỌNG HƠN LỜI

Ðiều chót, dù còn nhiều điều chưa nói do giới hạn của bài này. Nếu ta không thể thoả mãn được cả hai phương diện hiệp vận (vần) và ý thì nên dùng chữ nào cho rõ ý còn hơn là dùng chữ hiệp được vần mà ý sai lạc hoặc vô nghĩa. TD: Bốn câu của cụ Yên Ðổ.

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo
Có khi từng gác cheo leo
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang

Tất cả đều hiệp vận ngoại trừ “leo” và “chiều”. Tuy nhiên, “chiều” mới đúng nghĩa. Nếu dùng “chèo” thì hiệp vận nhưng sai nghĩa.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

95
NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN THƠ HAY


Chứng chỉ cho danh hiệu nhà thơ là những bài thơ hay. Nhưng thế nào là thơ hay? Trả lời câu hỏi này không đơn giản và khó có được sự nhất trí. Trước hết là do sự phân hoá về thị hiếu, quan điểm thẩm mĩ. Có bao nhiêu nhà thơ chân chính thì cũng có bấy nhiêu cách cảm nhận thế giới, cảm nhận con người và cách thể hiện nghệ thuật khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú muôn mặt cho thơ. Lưu Hiệp (485-520) – nhà thi học cổ Trung Hoa đã nói về điều này trong tác phẩm nổi tiếng "Văn tâm điêu long": “Người khảng khái gặp được âm điệu kích ngang thì vỗ nhịp. Người hàm súc gặp bài văn chặt chẽ cứ theo đi. Người hời hợt thấy văn chương màu mè đã rung động. Người ưa tân kỳ được câu thơ lạ cứ thích nghe. Hợp mình thì ngợi khen, khác mình thì bỏ mặc”.
Quan niệm thơ và thơ hay có tính lịch sử. Mỗi thời quan niệm thơ mỗi khác. Hàng ngàn năm Trung đại, chịu ảnh hưởng của mỹ học Trung Hoa cổ ông cha ta làm thơ bằng chữ Hán, rồi sau đó bằng chữ Nôm với hình thức thơ Đường khuôn mẫu, niêm luật chặt chẽ, đăng đối. Tiếp xúc với văn hoá phương Tây, Phong trào Thơ mới 1932-1945 đã làm một cuộc cách mạng thi ca, đưa thơ Việt Nam vào thời kỳ hiện đại. Tính sáng tạo được đặt lên hàng đầu: "Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết/ Chân tự do đạp phăng cả hàng rào" (Xuân Diệu).
Thời chúng ta đang sống sự phân hoá về thị hiếu, quan điểm thẩm mĩ càng trở nên vô cùng phức tạp. Cánh cửa nhìn ra thế giới rộng mở, các quan điểm, trường phái thơ cũng theo đó mà ảnh hưởng vào Việt Nam. Những tranh luận quyết liệt xung quanh các xu hướng “thơ hiện đại”, “hậu hiện đại”, “tân hình thức”...trong những năm qua cho thấy điều đó. Tuy vậy, thơ dù có hàng ngàn vạn nhánh phát triển thì vẫn có chung bản chất là nghệ thuật ngôn từ. Có thể kể ra mấy tiêu chí của thơ hay. Đó là: Thơ phải có nhạc tính, phải giàu tính nghệ thuật, sử dụng ngôn từ theo nguyên tắc “lạ hoá”… Trên cơ sở chung ấy có khoảng tự do mênh mông cho sáng tạo.
Có thơ hay một cách giản dị, trong sáng. Lại có thơ hay trong sự phức tạp, không dễ hiểu. Thật là thiên hình, vạn trạng. Tôi cho rằng thơ hay là thơ giàu tính nhân bản, minh triết trong nội dung trữ tình và có sáng tạo về thi pháp. Thơ hay không chỉ là thơ đậm đà chất trữ tình, làm nao lòng người đọc mà còn là thơ trí tuệ chiếu những tia rơnghen nhận thức vào cuộc sống phức tạp, vô minh, thức tỉnh con người:
Người ta lớn bởi vì ngươi cúi xuống
(Mara)
Bài thơ hay là một sinh thể nghệ thuật toàn vẹn, có một vẻ riêng, độc đáo, "đọc thì xúc động, nghĩ thì sâu xa" với những dư âm, dư vị không cùng.
Có thể nói đến những yếu tố chính làm nên thơ hay như sau.

1. Thơ hay là khi có nội dung trữ tình giàu tính nhân bản và mới lạ
Những gì xuất phát từ trái tim mới đến được với trái tim. Các thời đại đi qua nhưng trái tim con người có những hằng số, trong đó có sự xúc động trước tình người, trước cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
Cuộc sống là tươi đẹp. Con người thật đáng tự hào. Niềm hạnh phúc, tình yêu của con người với con người, với thiên nhiên tất yếu là nội dung trữ tình của thơ ca. Nhưng đó mới là một nửa sự thật đời sống. Nhìn một phía khác thì chiến tranh, áp bức, nghèo khổ, bệnh tật, tai ương, tử biệt sinh ly …luôn rình rập, vây bủa kiếp người trên thế gian. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói đời là bể khổ. Con người xứng đáng là đối tượng ngợi ca đồng thời cũng là đối tượng để cảm thông, thương xót, nâng đỡ. Thi hào Pháp Alfred De Musset đã viết:
Không gì làm ta lớn lên bằng nỗi đau
Vần thơ buồn thương là vần thơ đẹp nhất.
"Truyện Kiều", "Văn tế thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du là những tiếng kêu đứt ruột, thương xót cho những kiếp người "trong trường dạ tối tăm trời đất". Một nhà thơ của thời chúng ta là Dương Tường đã viết một câu thơ rất được đồng cảm: Tôi đứng về phe nước mắt.
Có những bài thơ nhất thời được tán tụng nhưng rồi đã mai một theo thời gian.Không thể có một tác phẩm thơ được gọi là lớn, là hay mà lại xa rời tính nhân bản.
Thơ hay được sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, nhưng đó là cái đẹp mới. Bàn về Thơ mới, Chế Lan Viên đã viết: “Phân chia bờ cõi thơ bằng hai chữ mới, cũ chẳng có ý nghĩa gì”. Nhà thơ Nga Voznesensky(1933-2010) cũng cho rằng: “Không có mới và cũ, chỉ có tài và bất tài mà thôi. Ai có tài thì người đó mới”. Theo chúng tôi, vấn đề không đơn giản như vậy. Cùng một cô gái đẹp nhưng vận áo tứ thân, nón thúng, quai thao và diện mode 2018 cho ta hai vẻ đẹp khác nhau: Một cái đẹp đã thuộc về quá khứ và một cái đẹp cho hôm nay. Thơ cũng vậy. Có nội dung thời đại thì cũng có hình thức thời đại.
Nhà thơ là người không chịu nhìn cuộc sống theo “lẽ phải thông thường” đã trở nên quen thuộc, sáo mòn. Đối tượng công phá thường trực của thơ là sự rập khuôn, máy móc của tư duy, của cách cảm, cách nghĩ, cách viết mà người ta sa vào một cách tự động, nhiều khi không tự biết. Thơ phải gây được hiệu ứng tâm lý ngạc nhiên, thú vị và khâm phục ở người tiếp nhận: Ngạc nhiên ở khả năng nhìn ra cái mới nơi thế giới quen thuộc, ngạc nhiên ở khả năng nới rộng tính nhân bản của con người, ngạc nhiên trước tài năng nghệ thuật và sử dụng ngôn từ. Bài thơ "Tôi yêu em" của A. Pushkine là một ví dụ. Vượt lên sự thường tình Thi hào Nga mãi mãi được ghi nhớ với câu thơ: "Cầu cho em được người tình như anh đã yêu em". Ấn tượng mới lạ cũng thật đậm nét với bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh: "Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ". Mùa Xuân là mùa mở đầu một năm nhưng với Xuân Diệu thì "Xuân không mùa"…
Thơ không thể không có một thông điệp gì đến người nghe, người đọc. Thông điệp ấy có thể là một cảm xúc, một tâm trạng, một suy nghĩ có tính minh triết, một kinh nghiệm thẩm mỹ về cuộc sống, con người và về bản thân ngôn ngữ. Vấn đề là những thông điệp ấy phải thực sự mới mẻ. Bài thơ dân gian "Con cóc" là biếm hoạ điển hình về loại thơ dở, không có thông điệp gì đáng nói.

2. Thơ hay là khi có cấu trúc tứ thơ độc đáo
Về tầm quan trọng của tứ thơ, Xuân Diệu đã viết: “Ngôn từ, lời chữ, vần rất quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai. Mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài. Làm thơ khó nhất là tìm tứ”
Cấu trúc tứ thơ là kết quả của tư duy sáng tạo, là mô hình nghệ thuật tổng quát làm cho mọi thành phần, yếu tố đều tập trung cho ý đồ nghệ thuật, cho chủ đề của bài thơ. Nhà thơ Anh S.Koleridgơ (1772-1834) đã viết: “Một bài thơ hay là những ngôn từ sáng giá trong một cấu trúc hoàn hảo”. Tứ thơ cho thấy rõ tài năng sáng tạo của nhà thơ. Tôi nhớ mãi một bài thơ chống chiến tranh phát xít của nhà thơ Đức Bertolt Brecht chỉ gồm 2 câu:
Hôm nay những lứa đôi yêu nhau
Ngày mai những đứa trẻ mồ côi ra đời.
Cái găm vào trí nhớ ta là cấu trúc tứ thơ độc đáo.
Tứ thơ phong phú, đa dạng do sáng tạo là thuộc tính của thơ. Yêu cầu lý tưởng là mỗi bài thơ phải có một cấu trúc tứ thơ độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên trong thực tiễn sáng tạo thơ ta thường gặp một số kiểu cấu trúc tứ thơ hay như:
-Cấu trúc tứ thơ qui nạp
Ở những bài thơ có mục đích thuyết phục người đọc một ý tưởng nào đó, cấu trúc tứ thơ thường có dạng vận động từ cụ thể đến khái quát. Bài thơ "Tiếng bom ở Siêng Phan" (Phạm Tiến Duật) là một thí dụ. Kết thúc bài thơ là câu thơ cô đúc như triết lý của những con người yêu nước, dám đánh lại kẻ thù hung bạo và dạn dày chiến trận: "Thế đấy! Giữa chiến trường/ Nghe tiếng bom rất nhỏ".
-Cấu trúc tứ thơ diễn dịch
Nhà thơ đưa ra một nhận định khái quát có tính minh triết về cuộc sống, con người rồi diễn dịch bằng nhiều ý thơ như những luận điểm. Tiêu biểu là bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" rất nổi tiếng của Chế Lan Viên, hay bài thơ"Xuân không mùa " của Xuân Diệu .
-Cấu trúc tứ thơ đối lập
Cấu trúc tứ thơ đối lập rất có hiệu quả trong việc làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ. Ví dụ bài "Hai câu hỏi" (Chế Lan Viên) :
Ta là ai ? Như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt.
Ta vì ai? Sẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
-Cấu trúc tứ thơ tương đồng
So sánh là một thao tác tư duy thường xuyên của con người nhằm làm nổi bật đối tượng nhận thức. Cấu trúc tứ thơ tương đồng làm nổi bật chủ đề trữ tình. Bài thơ "Không đề" (Khuyết danh-Triều Tiên) là một ví dụ:
Khi trên khung cửi chỉ đứt
Cần mẫn em ngồi
Dùng răng dùng môi
Hai đầu nối lại.
Khi đứt chỉ tình yêu, ơi cô gái
Em cũng nên làm như thế đừng quên.
-Cấu trúc tứ thơ ý tại ngôn ngoại
Đây là loại cấu trúc tứ thơ đặc biệt tinh tế khiến ta đọc ra cái vắng mặt trong bài thơ. Các nhà thơ Việt Nam và Trung Quốc xưa thường sử dụng loại tứ thơ này làm nên nét đặc trưng thơ Á Đông. Trong thơ trung đại Việt Nam, bài "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương có cấu trúc tứ thơ dạng này.
- Cấu trúc tứ thơ song song
Ở cấu trúc tứ thơ song song, các khổ thơ trong bài đều có một thành phần điệp cú hoặc điệp ngữ. Tính lặp lại như vậy làm nên cấu trúc độc đáo của bài thơ. Bài "Tự nhủ"" của Bế Kiến Quốc cấu trúc tứ thơ theo dạng này:
Bàn chân ơi, ta đưa ngươi đi
Mọi nẻo đường dù có khi ngươi vấp
Có khi dẫm vào gai và biết đâu có khi…
Ta phải đi vì ta yêu mục đích.
Vành tai ơi, ta đưa ngươi đi
Đến miệng đời dù nghe lời đắng chát
Lời thô bỉ và biết đâu có khi…
Ta phải nghe vì ta yêu tiếng hát.
...
Còn rất nhiều kiểu tứ thơ độc đáo, giàu tính sáng tạo khác cần phải được tiếp tục tìm hiểu. Chẳng hạn như trong Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) đã xuất hiện những bài cấu trúc theo âm nhạc. Các bài thơ tượng trưng, siêu thực nhìn chung là rất khó nhận diện tứ thơ. Cảm nhận của người đọc là bài thơ được kết cấu như một nhạc bản.

3. Thơ hay là khi có nhạc tính độc đáo
Quan niệm thơ đã thay đổi rất nhiều theo thời gian, trường phái, cá tính sáng tạo của nhà thơ… nhưng có một nguyên lý đã trở thành cốt lõi: Thơ phải có tính nhạc. Tính nhạc không chỉ phân biệt thơ với các loại hình nghệ thuật ngôn từ khác mà còn làm cho mỗi bài thơ là một sinh thể nghệ thuật. Có thể thấy mỗi bài thơ hay có một cấu trúc nhạc tính riêng.
Bàn về thơ, Mallarmé cho rằng: “Nhạc phải đi trước mọi sự”. Có thể dẫn ra những bài thơ hay có nhạc tính độc đáo như: "Say" (Vũ Hoàng Chương),"Nguyệt cầm" (Xuân Diệu)... Đặc biệt các bài thơ bình thanh của Bích Khê như: "Hoàng hoa", "Tỳ bà", "Nghê thường"… có một chất nhạc rất lạ và hấp dẫn:
Ôi trời hôm nay sao mà xanh
Ngọc trăng xây vàng qua muôn cành
Nhung mây tê ngời sao kim cương
Dạ lan tê ngời say men hương.
(Nghê thường)
Bài thơ "Cánh đồng, con ngựa và chuyến tàu" của Tô Thuỳ Yên cũng có một chất nhạc rất thú vị:
Trên cánh đồng hoang thuần một màu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tàu chạy nhanh mà qua rất lâu
Tàu chạy mau tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu…
Trong thơ cổ tính nhạc khuôn mẫu và đã được đúc kết với các thể thơ. Lao động sáng tác của nhà thơ gợi người ta nghĩ đến công việc soạn lời cho các làn điệu dân ca. Trong thơ hiện đại mỗi bài thơ phải có tính nhạc riêng độc đáo. Ở mỗi bài thơ hay ta thấy lời thơ được linh cảm về nhạc của thi sĩ dẫn dắt, nhịp điệu vừa tự do, vừa liên hệ với kết cấu nhạc tính toàn bài, cuốn hút người đọc. Thậm chí nhạc có thể đi trước ngữ nghĩa, ta chưa kịp hiểu đã cảm thấy hay như trong thơ tượng trưng. Ví dụ tiêu biểu là tính nhạc của bài thơ "Màu thời gian" (Đoàn Phú Tứ). Dù không hiểu, hoặc hiểu rất ít, nhưng do nhạc tính độc đáo, bài thơ dễ được bạn đọc đồng tình xem là một trong những tác phẩm hay nhất của Phong trào Thơ mới (1932 – 1945).

4. Thơ hay là khi có ngôn ngữ thơ mới lạ
Thơ là nghệ thuật ngôn từ. Nhà thơ là nghệ sĩ ngôn từ. Thơ không chấp nhận thứ ngôn ngữ quen thuộc đến sờn mòn. Chắc chắn là tuổi trẻ hôm nay không ai tỏ tình bằng ca dao: “Đến đây mận mới hỏi đào/ Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?. Để diễn tả cảm xúc yêu đương thơ hôm nay sẽ có cách nói khác, phù hợp với tâm lý cảm nhận của người đọc hiện đại.
Nhiều câu thơ như găm vào trí nhớ ta do sự mới lạ:
-Trăng rất trăng là trăng của tình duyên
(Ca tụng - Xuân Diệu)
-Ô hay! buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.
(Tỳ bà - Bích Khê)
-Tôi khóc những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời.
(Thi mi ni - Trần Dần)
-Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh
Cây cứ biếc như vặn mình mà biếc
(Ở giữa cây và nền trời - Thi Hoàng)
-Hoa phượng đỏ tiếng kèn đồng mùa hạ
(Thanh Thảo)
Ngôn ngữ thơ đối lập với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ hàng ngày và ít khi là lời nói thẳng. Có vô vàn thủ pháp nghệ thuật để lạ hoá ngôn ngữ: Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, cường điệu, nói giảm, nói vòng, động từ hoá tính từ, tính từ hoá danh từ...
Lạ hoá trong thơ hiện đại được đẩy lên một nấc mới khi tuyệt đối tự do trong việc kết hợp từ. Nhiều trường hợp dẫn đến phi giao tiếp nhưng cũng không ít khi có những sáng tạo tân kỳ như: "Biển pha lê", "đêm thuỷ tinh", "lệ ngân"...(Xuân Diệu). "Nắng thuỷ tinh" trong thơ Thanh Tâm Tuyền, trong ca từ Trịnh Công Sơn ánh lên một vẻ đẹp mới lạ.

5. Thơ hay là khi có sáng tạo về thi pháp
Bài thơ là một giá trị tổng hợp, nhưng trước hết là nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy các thủ pháp nghệ thuật có một vai trò rất quan trọng. Chất thơ thể hiện không chỉ ở nội dung trữ tình nói điều gì? mà còn ở chỗ nhà nghệ sĩ ngôn từ đã sáng tạo bằng các thủ pháp nào.
Trên hành trình phát triển của mình thơ vừa tích luỹ các thủ pháp nghệ thuật truyền thống, vừa không ngừng sáng tạo các thủ pháp mới. Nhận diện những bài thơ hay trong thơ hiện đại là không đơn giản do sự sáng tạo đã nới rộng đường biên lãnh địa thơ. Sáng tạo của nhà thơ thường vượt lên trước tầm đón nhận của công chúng bạn đọc. Nghĩ về Bích Khê, Chế Lan Viên đã viết: “Có những người làm thơ. Lại có những người vừa làm thơ vừa đẩy thơ về phía trước. Khê thuộc loại thứ hai”. Với phong trào Thơ mới (1932-1945) bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật như: Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ… thơ Việt Nam đã giàu có thêm các thủ pháp mới như: Miêu tả khách thể một cách cụ thể, cảm tính, đặt cạnh nhau những từ xa nhau về ngữ nghĩa, kết cấu bài thơ bằng nhạc tính…Đặc biệt là với thơ tượng trưng đã xuất hiện những câu thơ miêu tả cảm giác và tương hợp mới lạ chưa từng có trong thơ Việt:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm tận qua xương tuỷ
Âm điệu thấn tiên thấm tận hồn.
(Huyền diệu - Xuân Diệu)
Tất cả kinh nghiệm sáng tạo cổ, kim, đông, tây… đều góp phần làm giàu kho tàng thơ ca nhân loại. Thật đáng ghi nhận là những nhà thơ đã sáng tạo nên những thủ pháp nghệ thuật mới mẻ, mang dấu ấn phong cách riêng. Tư duy thơ tương hợp gắn với Nhà thơ Pháp Ch. Baudelaire (1821-1867). Hình thức thơ bậc thang gắn với Nhà thơ Nga V. Mayacovsky (1893-1930)…
Như vậy, có thể nói mỗi tác phẩm thơ hay là một phát hiện mới về nội dung đồng thời là một sáng tạo mới về hình thức.
PHẠM QUỐC CA
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Bình thơ 96
VĂN TẾ MỘT NGƯỜI KHÔNG QUEN BIẾT


Ò e í ỏi vang đường quẹo
Não bạt phèng la rền cửa xéo
Vật lễ tràn mâm kẻ điếu nghèo
Đèn hương đượm ngõ hoa bày héo
Sinh thời thuở nọ thoáng rồi veo
Vãn thế giờ đây chừng lại hẻo
Vật đổi sao dời não mốc meo
Đầu thai kiếp nữa xin đừng ghẹo

Buttre
*
Ở thời đại sống bằng cuộc sống ảo thì việc "chết" đi "sống" lại để đổi đời cũng thật dễ làm sao. Anh kia chót văng ra những lời tục tĩu, chửi rủa tự hạ thấp bản thân mình, bị đuổi khỏi các hội nhóm... mất chỗ chơi thế là khai tử nick đó, lập nick khác và làm lại "cuộc đời". Chị nọ lao vào cuộc tình ảo mộng rồi điên cuồng, thề thốt, van xin đủ kiểu cảm thấy nhục nhã thế là đổi nick mới, trở thành con gái chính chuyên... Hay tệ hơn có những kẻ đạo văn thơ người khác bị vạch mặt, không còn lỗ nẻ mà chui, thế là hết đời lại làm nick khác đầu thai làm người lương thiện...

Nhìn thế giới ảo đảo điên chẳng còn biết đâu là thực giả, tác giả Buttre đã dùng ngòi bút sắc sảo viết nhiều bài thơ Đường Luật châm biếm, cười cợt nhưng không kém phần chua cay, thấm thía lòng người. Bài thơ " Văn tế một người không quen biết" là một ví dụ tiêu biểu.

Mở đầu bài thơ là những từ gợi âm thanh trong buổi đưa tiễn một kẻ xấu số:

Ò e í ỏi vang đường quẹo
Não bạt phèng la rền cửa xéo

Ở đây không phải thể hiện sự tiếc thương cho người đã khuất như hầu hết các đám ma khác mà là tiếng cười cợt với kẻ làm điều xẩu bị "khai tử", Buttre dùng từ "xéo" như xua đuổi, tống cổ ra khỏi cửa.

Cặp thực tác giả lột tả khung cảnh ảm đạm dù có đầy đủ vàng hương, lễ vật... nhưng đều là những thứ úa tàn, phải chăng ngay cả lúc tử hắn cũng chỉ xứng với các đồ không ra gì, thật chua chát thay!

Vật lễ tràn mâm kẻ điếu nghèo
Đèn hương đượm ngõ hoa bày héo

Cặp luận là hệ quả tất yếu của cặp thực, hắn phải ra đi như vậy bởi vì:

Sinh thời thuở nọ thoáng rồi veo
Vãn thế giờ đây chừng lại hẻo

Hai câu thơ, một nói về lúc sống, một nói đến khi chết. Ai rồi cũng đến lúc phải chết, cuộc sống ngắn hay dài nhiều khi không quan trọng bằng sống như thế nào? Nếu sống vô ích thì cuộc sống thoảng qua rất nhanh và khi chết cũng chỉ như một cánh hoa tàn. Có những kẻ sống chỉ làm sâu mọt của xã hội, nên khi chết là đỡ đi một gánh nặng. Tác giả Buttre đang nhìn ở góc độ một người không quen biết, bị xã hội ảo khai tử vì làm những điều xấu với lời thơ châm biếm sâu cay. Kèn trống đám ma đó, mà không có giọt nước mắt nào, tiễn đưa đó mà pha chút mừng vì đã loại đi được một kẻ không ra gì.

Hai câu kết như lời răn đe, nếu có làm lại cuộc đời thì hãy sống cho tử tế kẻo chết mà chẳng ai thương:

Vật đổi sao dời não mốc meo
Đầu thai kiếp nữa xin đừng ghẹo

Với thể thơ Đường luật dùng vận trắc, Buttre viết theo thể loại trào phúng đích thực, cười đó mà đau thấu tận tâm can. Bài thơ " Văn tế một người không quen biết" lột tả xã hội lắm nhiễu nhương. Chính nhờ lối viết tưng tửng mà độc đáo, chọc đúng vào những kẻ sống không cần biết đến liêm sỉ, nên thơ Buttre nói chung và bài thơ này nói riêng đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng bạn đọc.

Minh Hien
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 17 trang (167 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối