Trang trong tổng số 18 trang (179 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18]

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 10:
Lá thư tuyệt mệnh của linh mục Trần Đức Sâm

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhLAKEqaQSu_5p4d5HhAGjTrb6-SN5DtdEMCS8gpCiLzl3pHDc-55CbE3bDVlXW4FzRKF5fH5Htb-4iT97E73nImowiohA-SML0qFCutFgYfpaSWoI2P-VTgIWqFwZm5cqkwyXUr-dAnGRZCSUD3pNIHPF7A05XAW3oChEpDU5JrgvwNpmvQWxfBc8YHvrF/w512-h640/0-0.PNG


Trong các tài liệu thâu giữ từ dinh Độc Lập và Phủ Đặc uỷ trung ương tình báo của chính quyền Sài Gòn có lá thư tuyệt mệnh của linh mục Trần Đức Sâm viết từ mặt trận Phước Long (hồ sơ số 568 - Font ĐIICH)...
Thư viết đúng dịp lễ Giáng sinh - gửi linh mục Cao Văn Luận:

Phước Long ngày 25.12.1974
Kính trình cha Chính,
Tuyệt vọng rồi cha Chính ơi! Sáng ngày 19.12 (1974), con đã gọi điện kêu cứu cha chính là vì thấy Đức Phong, cầu 37, Bù Na, cầu 111, Bố Đức, đã mất hết, còn quanh Tỉnh một hai cây số có Việt Cộng xuất hiện (...) Chiều 19, con thúc Hội đồng Tỉnh nhóm họp và mời đại tá (tỉnh trưởng) đến để cùng xét lại tình hình. Suốt hơn hai tiếng đồng hồ con đã tay đôi đấu khẩu với đại tá, con đã nói thẳng cho ông biết tình cảnh đồng bào, tinh thần của lính, sĩ quan qua những sự kiện cụ thể. (...) Bố Đức vừa là quân lỵ mới, vừa là trung tâm tỵ nạn - sau khi giải toả được 3 ngày, sang Chúa nhật 22 lại bị đánh và 4 giờ chiều thì bị tràn ngập, bỏ chạy tán loạn. Xứ Phước (?) sang thứ hai cũng mất luôn. Thế là Phước Long chỉ còn chút quân lỵ Phước Bình và tỉnh lỵ Phước Long mà thôi. Hiện nay Việt Cộng đặt đại liên và hoả tiễn phòng không nhiều nơi, nhất là dọc từ Bố Đức về Phước Bình. Mỗi lần máy bay lên là nó bắn. Lúc 11 giờ một chiếc C 130 lên tiếp tế vừa décoller thì bị hoả tiễn (bắn) cháy, lao đầu xuống tan tành.

Thấy thiết giáp T54, súng phòng không, xe molotova chạy cả đoàn, đồng bào, quân đội, và sĩ quan đều chỉ nghĩ đến chuyện một chạy hai chết! Ông Tỉnh (tỉnh trưởng) không dám nói thật với thượng cấp nên tìm cách che giấu, không cho đồng bào đi, chúng con can thiệp cũng có cấp giấy đi máy bay nhưng dặn không cho ai (theo) lên máy bay. Đồng bào kéo nhau đến bãi đáp chờ cả tuần mà không đi được. Một số công chức, nhà giàu, họ hối lộ với phi công gunship thì thoát thân được với giá hai ba chục ngàn một người. Thế thì con nhà nghèo sao đi được.

Sau khi thấy CIA ở Biên Hoà gọi nhân viên ở Phước Long về, chúng con biết là họ được (lệnh) bỏ Phước Long và con đã xin giấy cho thầy giảng (...) chạy, nhưng chờ chực 3 ngày mà chưa đi được. Còn con chưa giải quyết được, vì giáo dân chưa đi nên cầu cứu - từ sáng Chúa nhật tất cả giáo dân Bố Đức, Phước...(?), chạy luôn về tỉnh hết. Thật là bi thảm, chết đến nơi, phen này họ cần sự hiện diện của chúng con, nên chúng con đã cam kết với đồng bào là nếu đồng bào không đi được thì chúng con sống chết như họ.

Nghe ngóng đài BBC, Manila, thì chắc chắn là Phước Long sẽ mất... Hiện nay nhìn vào tình hình Việt Cộng, nhìn vào tinh thần lính (Sài Gòn), nhìn vào sự tăng viện nhỏ giọt của quân đoàn, không ai có thể tin là Phước Long cầm cự nổi nếu bị đánh. Tất cả vợ con từ đại tá đến các ty sở đã đi từ một vài ngày đầu nổ súng. Như vậy không cho dân chạy, định giao luôn cho Cộng sản sao! Chúng con biết lúc này chính phủ không có khả năng nuôi dân tỵ nạn nên không dám tổ chức di tản như năm 1972 (mùa hè đỏ lửa), nhưng ít nữa (hãy) cho dân chạy và họ tự kiếm chỗ ăn ở. Số lính ít ỏi quân đoàn vừa cho lên Phước Long là lính sư đoàn 5, bạc nhược và thua ở Snoul, mệt mỏi nơi chiến trường An Điền, nên chả làm được gì.
Ông Tỉnh nay đang bị dân oán, công chức, quân nhân ghét, làm sao có thể giữ nổi mảnh đất còn lại trước sức mạnh dồi dào về vũ khí lẫn tinh thần của Việt Cộng. Tuyệt vọng, con đã dọn mình chết, đã làm testament và chờ chết - chờ lọt vào tay Việt Cộng và chỉ hy vọng 1% chạy thoát và sống sót khi Việt Cộng tấn công. Đến đây chắc cha Chính biết tinh thần con bị căng thẳng đến độ nào rồi. Nhưng thưa cha Chính, đức tin đã trấn an con, nay con đã chấp nhận và sẵn sàng….
Xin cha Chính thương.

Con (Trần Đức Sâm)

Đến nay, bức thư trên là tài liệu góp phần thông tin chính xác về mặt trận Phước Long ngày ấy và phản ánh phần nào một số nội dung chính trị xã hội liên quan.

Nhận thư ngày 27.12.1974, linh mục Cao Văn Luận đã gửi bản sao lá thư đến tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, kèm theo mấy dòng sau (ghép chung hồ sơ số 568 - font ĐIICH: Đệ nhị Cộng hoà - Trung tâm lưu trữ quốc gia II - TP. HCM):

Sài Gòn ngày 27.12.1974

Kính thưa Tổng thống, tôi xin phép đệ trình tổng thống bản sao bức thư của cha Trần Đức Sâm, chánh xứ tỉnh lỵ Phước Long mà tôi vừa nhận được chiều nay do thầy giảng của cha Sâm mang về, để tổng thống biết rõ hơn tình hình bi đát của Phước Long. Nếu còn có thể, xin tổng thống cho lệnh di tản dân chúng theo nguyên vọng của họ.

Trân trọng kính chào tổng thống (ký tên) - Cao Văn Luận.

Cao Văn Luận thụ phong linh mục khoảng 1938-1939, học Trường sinh ngữ Đông Phương Paris 1942-1945, dạy Triết tại trường Quốc Học - Huế từ 1949. Ông đứng ra vận động thành lập Viện Đại học Huế và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Đại học Huế từ 7.1957 cho đến ngày bị chế độ Ngô Đình Diệm cách chức vì lý do đã để phong trào sinh viên Huế đấu tranh chống đàn áp Phật giáo. Sau ngày nhà Ngô sụp đổ, linh mục Cao Văn Luận tiếp tục làm Viện trưởng Đại học Huế và từ chức vào tháng 9.1964. Từ đó ông giảng dạy tại Đại học Sư phạm Sài Gòn cho tới năm 1975. Là một giáo sư tận tuỵ, người mở đầu của nền đại học khu vực miền Trung, ông được giới trí thức miền Nam quý trọng. Ông mất tại Chicago (Mỹ) năm 1986, thọ 76 tuổi. Lá thư tuyệt mệnh của linh mục Trần Đức Sâm gửi ông đã được ông chuyển ngay đến Nguyễn Văn Thiệu như đã nói trên.

Nhưng Thiệu đã không đáp ứng. Và rồi, như cách diễn đạt của các đài phương Tây, toàn bộ tỉnh Phước Long đã “hoàn toàn do Cộng sản kiểm soát kể từ ngày 6.1.1975” - trở thành ngòi pháo làm bùng nổ dây chuyền các mặt trận tiếp đó, dẫn đến sự kiện 30.4 vào bốn tháng sau. Còn lúc ấy - ngay khi tiếng súng vừa dứt - Hà Nội luôn chờ đợi câu trả lời về hiệu quả của đòn “trinh sát chiến lược” giáng vào Phước Long do một điệp viên ngoại hạng từ Sài Gòn gởi ra: Phạm Xuân Ẩn…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 11:
Phạm Xuân Ẩn với những “kẻ thù anh em“

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFQwVc36HZTTk1-bOCTg78buT4b2j42IqcsjywQnymaDTmMpjyUaVYJWLbwNQfHbdJDFZjSrqpqb1me-SEjBXg5Wlr00zA24oxuK-ZiN6aTbaKv5KCXcZmmhei3LygzWc-erQnwHV8-Z5r_2IstZZt2xk1Ec_AHeJ39VZCrA8-o_55chnGqFpJxnWffSsU/w500-h640/0-1.PNG


Phạm Xuân Ẩn là một trong những điệp viên hoàn hảo và có tư chất “bình đẳng giác” cao đẹp - vì ông không xem đối thủ của mình mãi mãi là những “kẻ thù không đội trời chung” mà là những “kẻ thù anh em” có thể ngồi đối ẩm trò chuyện bên nhau sau cuộc cờ tàn...

Dẫn chứng trường hợp Cao Giao ở Đài Phát thanh Catinat:
Cao Giao (sau 30.4.1975) bị ghép tội “gián điệp CIA” và bắt biệt giam 4 tháng (từ 6.1978), tiếp đó chuyển đến khám Chí Hoà chung phòng với 72 tù nhân khác. Ở ngoài, Phạm Xuân Ẩn vẫn thường xuyên đến thăm gia đình Cao Giao, mang theo thực phẩm thuốc men để trợ giúp. Ẩn nói: “tôi cố gắng hết sức mình để chăm sóc gia đình Cao Giao trong khi ông ấy đang ở trong tù”. Mãn hạn, Cao Giao nói gì? Nói rằng:
- “Phạm Xuân Ẩn là một kẻ lý tưởng hoá bị vỡ mộng và (bị) lừa dối”!
Đáp lại, Phạm Xuân Ẩn ôn tồn bảo đại khái chủ nghĩa Cộng sản tuy không thành, nhưng vẫn là “giấc mộng đẹp”. Khi biết Phạm Xuân Ẩn hoạt động tình báo cho Cộng sản Việt Nam “Cao Giao cũng bỏ qua cho Phạm Xuân Ẩn, bởi vì (như Cao nói): “chúng tôi là người Việt Nam” anh em. (Larry Berman - Điệp viên hoàn hảo - NXB Thông Tấn 2007, tr.401).

Trường hợp khác: Theo Larry Berman (sđd tr.398), Nguyễn Xuân Phong (bạn Phạm Xuân Ẩn) từng nằm trong nội các chính quyền Sài Gòn “giữ chức Bộ trưởng phụ trách đàm phán ở Paris” - đã quyết định về lại Sài Gòn vào giai đoạn hấp hối của chính quyền VNCH (25.4). Ông Phong chấp nhận mọi rủi ro đang chờ đợi, chỉ vì ông không thể bỏ cha mẹ già yếu của mình chưa được di tản. Cũng chính vì chữ hiếu mà ông Phong cám ơn và từ chối lời mời của đại sứ Mỹ Graham Martin để không phải ra đi một mình (bỏ lại song thân).

Khi Quân giải phóng tiến chiếm Sài Gòn, Nguyễn Xuân Phong đã ra trình diện chính quyền cách mạng theo mệnh lệnh của tướng Trần Văn Trà rằng: “tất cả các quan chức của chế độ cũ từ cấp đứng đầu ngành, các sĩ quan thuộc các lực lượng vũ trang từ cấp trung tá trở lên phải ra trình diện để đi học tập cải tạo tập trung 30 ngày, từ tháng 5 đến hết tháng 6 (1975). Các viên chức và sĩ quan quân đội còn lại sẽ học tập cải tạo thời gian 7 ngày tại địa phương nơi họ cư trú”. Và: “cứ mỗi ngày trôi qua, bạn bè của Phạm Xuân Ẩn lại biến mất dần để đi học tập”.

Rồi “sau khi đã kết thúc 30 ngày, Nguyễn Xuân Phong và bao người khác vẫn chưa được trở về nhà, mặc dù lệnh của tướng Trần Văn Trà là chỉ tập trung học tập thời gian 30 ngày. Sở dĩ có thay đổi này vì một số cán bộ từ Hà Nội mới vào miền Nam đã xem xét lại mệnh lệnh của tướng Trần Văn Trà, cho dù ông Trà không tán thành. Nguyễn Xuân Phong nhớ lại: “Chúng tôi được giảng giải rằng, chúng tôi có lỗi lầm là chống lại Tổ quốc (người ta không dùng cụm từ “những kẻ phản bội tổ quốc”) - nhưng chúng tôi được giải thích cho hiểu một cách rõ ràng rằng chúng tôi đã có tội tiếp tay cho Mỹ - đế quốc xâm lược kiểu mới, dẫn đến sự chết chóc và huỷ hoại đối với người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chúng tôi không được biết liệu có bị đưa ra xử trước toà án hay không, hay là nếu xử án thì xử trên cơ sở nào, hoặc tội như vậy thì bị tù trong bao lâu, hay là thời gian giam giữ chúng tôi được xác định như thế nào, theo từng cá nhân hay tập thể”. Không biết!

“Cuộc hành trình đi vào thế giới “không biết” của Nguyễn Xuân Phong bắt đầu từ nhà tù Thủ Đức tháng 6.1975. Tại đây, Phong phải chung phòng giam với 20 người khác. Sau vài tuần, các tù nhân được lệnh ra tập trung ngoài sân, bị xích từng đôi một rồi đưa lên một chiếc xe tải quân sự để ra phi trường. Sau đó, họ được chở đến sân bay Gia Lâm, rồi chuyển tiếp đến Trại A15 vẫn được coi là cơ sở phụ của “Hilton Hà Nội”. Trại này cách Hà Nội 50 km và trước kia từng là nơi giam giữ nhiều tù binh Mỹ. Nguyễn Xuân Phong và 1.200 bạn tù phải ở trong trại đó cho đến khi nào được phép trở về. Đối với trường hợp của Nguyễn Xuân Phong, ngày được trở về là tháng 12.1979; còn nhiều người khác, ngày trở về là 10 hoặc thậm chí 15 năm sau”. (Larry Berman, sđd. tr.398)

Từ ngày ra tù (1979) đến suốt 20 năm sau (Nguyễn Xuân Phong kể): “Phạm Xuân Ẩn và tôi thường gặp nhau mỗi tuần vài lần. Hầu hết những lần gặp nhau đó, chúng tôi ngồi uống cà phê bên đường phố Đồng Khởi (đường Tự Do cũ) để thư giãn và cũng để quên đi quá khứ. Thậm chí, các nhân viên an ninh (chế độ mới) chụp ảnh chúng tôi, họ cố gắng tìm hiểu xem chúng tôi đang trao đổi gì!” (Larry Berman, sđd. tr.411).

Với mối tương giao rộng rãi, Phạm Xuân Ẩn làm bạn với các nhân vật như Cao Giao và Nguyễn Xuân Phong kể trên và nhiều tướng lĩnh VNCH khác, cùng các nhà báo nổi danh đương thời như David Halberstam hoặc Sheehan, kể cả người đứng đầu của cơ quan tình báo Mỹ CIA như William Colby (sau 1975, Colby đã hai lần sang Việt Nam và cả hai lần đều đề nghị được gặp Phạm Xuân Ẩn). Nhờ mối giao tiếp đặc biệt trên, Phạm Xuân Ẩn đã nắm được những “tin tức đầu nguồn” từ Toà đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống, Phủ Thủ tướng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH, Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia, Phủ Đặc uỷ trung ương tình báo của chính quyền Sài Gòn, nắm cả bản báo cáo bí mật của Viện Nghiên cứu Chiến lược quân đội (VNCH) do tướng Nguyễn Xuân Triển làm giám đốc Viện (chỉ đạo biên soạn và đúc kết) với xác định có tầm sinh tử rằng: “Ban Mê Thuột là điểm yếu của Tây Nguyên trong hệ thống phòng thủ chiến thuật của quân đội Sài Gòn nên rất dễ bị tấn công và chọc thủng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá rất cao các báo cáo đại thể như trên (của Phạm Xuân Ẩn). Nhưng đến 30.4, Phạm Xuân Ẩn vẫn “chưa nói được” về thân phận mình, để - như lời ông - vẫn phải “sống trong cô đơn và ngờ vực”. Mãi vài tuần sau, một đặc vụ của cách mạng phái đến gặp ông để nói một câu gọn lỏn:

- “Phạm Xuân Ẩn, ông thì OK!” (?)
Giao Hưởng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 11:
Phạm Xuân Ẩn với những “kẻ thù anh em“

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFQwVc36HZTTk1-bOCTg78buT4b2j42IqcsjywQnymaDTmMpjyUaVYJWLbwNQfHbdJDFZjSrqpqb1me-SEjBXg5Wlr00zA24oxuK-ZiN6aTbaKv5KCXcZmmhei3LygzWc-erQnwHV8-Z5r_2IstZZt2xk1Ec_AHeJ39VZCrA8-o_55chnGqFpJxnWffSsU/w500-h640/0-1.PNG


Phạm Xuân Ẩn là một trong những điệp viên hoàn hảo và có tư chất “bình đẳng giác” cao đẹp - vì ông không xem đối thủ của mình mãi mãi là những “kẻ thù không đội trời chung” mà là những “kẻ thù anh em” có thể ngồi đối ẩm trò chuyện bên nhau sau cuộc cờ tàn...
Dẫn chứng trường hợp Cao Giao ở Đài Phát thanh Catinat:
Cao Giao (sau 30.4.1975) bị ghép tội “gián điệp CIA” và bắt biệt giam 4 tháng (từ 6.1978), tiếp đó chuyển đến khám Chí Hoà chung phòng với 72 tù nhân khác. Ở ngoài, Phạm Xuân Ẩn vẫn thường xuyên đến thăm gia đình Cao Giao, mang theo thực phẩm thuốc men để trợ giúp. Ẩn nói: “tôi cố gắng hết sức mình để chăm sóc gia đình Cao Giao trong khi ông ấy đang ở trong tù”. Mãn hạn, Cao Giao nói gì? Nói rằng:
- “Phạm Xuân Ẩn là một kẻ lý tưởng hoá bị vỡ mộng và (bị) lừa dối”!
Đáp lại, Phạm Xuân Ẩn ôn tồn bảo đại khái chủ nghĩa Cộng sản tuy không thành, nhưng vẫn là “giấc mộng đẹp”. Khi biết Phạm Xuân Ẩn hoạt động tình báo cho Cộng sản Việt Nam “Cao Giao cũng bỏ qua cho Phạm Xuân Ẩn, bởi vì (như Cao nói): “chúng tôi là người Việt Nam” anh em. (Larry Berman - Điệp viên hoàn hảo - NXB Thông Tấn 2007, tr.401).
Trường hợp khác: Theo Larry Berman (sđd tr.398), Nguyễn Xuân Phong (bạn Phạm Xuân Ẩn) từng nằm trong nội các chính quyền Sài Gòn “giữ chức Bộ trưởng phụ trách đàm phán ở Paris” - đã quyết định về lại Sài Gòn vào giai đoạn hấp hối của chính quyền VNCH (25.4). Ông Phong chấp nhận mọi rủi ro đang chờ đợi, chỉ vì ông không thể bỏ cha mẹ già yếu của mình chưa được di tản. Cũng chính vì chữ hiếu mà ông Phong cám ơn và từ chối lời mời của đại sứ Mỹ Graham Martin để không phải ra đi một mình (bỏ lại song thân).
Khi Quân giải phóng tiến chiếm Sài Gòn, Nguyễn Xuân Phong đã ra trình diện chính quyền cách mạng theo mệnh lệnh của tướng Trần Văn Trà rằng: “tất cả các quan chức của chế độ cũ từ cấp đứng đầu ngành, các sĩ quan thuộc các lực lượng vũ trang từ cấp trung tá trở lên phải ra trình diện để đi học tập cải tạo tập trung 30 ngày, từ tháng 5 đến hết tháng 6 (1975). Các viên chức và sĩ quan quân đội còn lại sẽ học tập cải tạo thời gian 7 ngày tại địa phương nơi họ cư trú”. Và: “cứ mỗi ngày trôi qua, bạn bè của Phạm Xuân Ẩn lại biến mất dần để đi học tập”.
Rồi “sau khi đã kết thúc 30 ngày, Nguyễn Xuân Phong và bao người khác vẫn chưa được trở về nhà, mặc dù lệnh của tướng Trần Văn Trà là chỉ tập trung học tập thời gian 30 ngày. Sở dĩ có thay đổi này vì một số cán bộ từ Hà Nội mới vào miền Nam đã xem xét lại mệnh lệnh của tướng Trần Văn Trà, cho dù ông Trà không tán thành. Nguyễn Xuân Phong nhớ lại: “Chúng tôi được giảng giải rằng, chúng tôi có lỗi lầm là chống lại Tổ quốc (người ta không dùng cụm từ “những kẻ phản bội tổ quốc”) - nhưng chúng tôi được giải thích cho hiểu một cách rõ ràng rằng chúng tôi đã có tội tiếp tay cho Mỹ - đế quốc xâm lược kiểu mới, dẫn đến sự chết chóc và huỷ hoại đối với người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chúng tôi không được biết liệu có bị đưa ra xử trước toà án hay không, hay là nếu xử án thì xử trên cơ sở nào, hoặc tội như vậy thì bị tù trong bao lâu, hay là thời gian giam giữ chúng tôi được xác định như thế nào, theo từng cá nhân hay tập thể”. Không biết!
“Cuộc hành trình đi vào thế giới “không biết” của Nguyễn Xuân Phong bắt đầu từ nhà tù Thủ Đức tháng 6.1975. Tại đây, Phong phải chung phòng giam với 20 người khác. Sau vài tuần, các tù nhân được lệnh ra tập trung ngoài sân, bị xích từng đôi một rồi đưa lên một chiếc xe tải quân sự để ra phi trường. Sau đó, họ được chở đến sân bay Gia Lâm, rồi chuyển tiếp đến Trại A15 vẫn được coi là cơ sở phụ của “Hilton Hà Nội”. Trại này cách Hà Nội 50 km và trước kia từng là nơi giam giữ nhiều tù binh Mỹ. Nguyễn Xuân Phong và 1.200 bạn tù phải ở trong trại đó cho đến khi nào được phép trở về. Đối với trường hợp của Nguyễn Xuân Phong, ngày được trở về là tháng 12.1979; còn nhiều người khác, ngày trở về là 10 hoặc thậm chí 15 năm sau”. (Larry Berman, sđd. tr.398)
Từ ngày ra tù (1979) đến suốt 20 năm sau (Nguyễn Xuân Phong kể): “Phạm Xuân Ẩn và tôi thường gặp nhau mỗi tuần vài lần. Hầu hết những lần gặp nhau đó, chúng tôi ngồi uống cà phê bên đường phố Đồng Khởi (đường Tự Do cũ) để thư giãn và cũng để quên đi quá khứ. Thậm chí, các nhân viên an ninh (chế độ mới) chụp ảnh chúng tôi, họ cố gắng tìm hiểu xem chúng tôi đang trao đổi gì!” (Larry Berman, sđd. tr.411).
Với mối tương giao rộng rãi, Phạm Xuân Ẩn làm bạn với các nhân vật như Cao Giao và Nguyễn Xuân Phong kể trên và nhiều tướng lĩnh VNCH khác, cùng các nhà báo nổi danh đương thời như David Halberstam hoặc Sheehan, kể cả người đứng đầu của cơ quan tình báo Mỹ CIA như William Colby (sau 1975, Colby đã hai lần sang Việt Nam và cả hai lần đều đề nghị được gặp Phạm Xuân Ẩn). Nhờ mối giao tiếp đặc biệt trên, Phạm Xuân Ẩn đã nắm được những “tin tức đầu nguồn” từ Toà đại sứ Mỹ, Phủ Tổng thống, Phủ Thủ tướng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH, Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia, Phủ Đặc uỷ trung ương tình báo của chính quyền Sài Gòn, nắm cả bản báo cáo bí mật của Viện Nghiên cứu Chiến lược quân đội (VNCH) do tướng Nguyễn Xuân Triển làm giám đốc Viện (chỉ đạo biên soạn và đúc kết) với xác định có tầm sinh tử rằng: “Ban Mê Thuột là điểm yếu của Tây Nguyên trong hệ thống phòng thủ chiến thuật của quân đội Sài Gòn nên rất dễ bị tấn công và chọc thủng”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá rất cao các báo cáo đại thể như trên (của Phạm Xuân Ẩn). Nhưng đến 30.4, Phạm Xuân Ẩn vẫn “chưa nói được” về thân phận mình, để - như lời ông - vẫn phải “sống trong cô đơn và ngờ vực”. Mãi vài tuần sau, một đặc vụ của cách mạng phái đến gặp ông để nói một câu gọn lỏn:
- “Phạm Xuân Ẩn, ông thì OK!” (?)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 12:
Trần Kim Tuyến: thoát hiểm trong gang tấc!

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhE72S_Stkta4xqsrU_bK1nYtOG-BnHIY6UAwquuDIAqy95eyaH9A_BUmwFZEl0_l5pKjyH9oPw6ybtZMfTI5andfovnbj5bffBYL6jwBoqLVQ4rZYg_tLLeKUtG_hJ-Iol71DNakswSu1v3N7iJdKV5pbGZYBPa-CMYUiwkmqcoXBgP0ALmXXC-duXyn1u/w640-h586/0-1.PNG


Phạm Xuân Ẩn đã đưa “trùm mật vụ” (?) Trần Kim Tuyến lên chuyến trực thăng cuối cùng của CIA để thoát khỏi Sài Gòn trong đường tơ kẻ tóc...
Trần Kim Tuyến (theo tài liệu của Cục tình báo trung ương Mỹ CIA) nắm trọng trách: “Trưởng Phòng Nghiên cứu chính trị và xã hội (S.E.P.E.S), tức Phòng tình báo và an ninh của dinh Tổng thống (Ngô Đình Diệm)… Tuyến có vóc người nhỏ thó, cao chưa đến 1,50m và nặng chắc dưới 50 kg. Ông giữ một thái độ ung dung của nhà nho xưa, móng tay út để rất dài một cách trau chuốt… Ẩn mình trong bóng tối, quyền hành Tuyến nắm giữ đã gây nên nhiều lời đồn đại, xoi mói (nhưng) trong khi thực tế ông ta chỉ là một trong những người “Tuyếc trẻ” - Jeunes Tures: nhóm trí thức và sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng tự do và cải cách” (William Colby - sđd Kỳ 3, tr. 60).
Từ xu hướng đó, Trần Kim Tuyến đứng chân trên chính trường Sài Gòn theo hai ngả. Một mặt, ông tuân thủ các mệnh lệnh xuất phát từ chính sách “gia đình trị” của Ngô Đình Diệm (tổng thống) và Ngô Đình Nhu (cố vấn tổng thống) cùng bà Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu). Mặt khác, Trần Kim Tuyến lại “tìm cách mở tiến trình chính trị rộng hơn” (dân chủ hoá) nên bị hai ông Diệm - Nhu cách ly, đưa đi công cán ở Ai Cập vào cuối nền Đệ nhất Cộng hoà (1954 - 1963).

Sang cuối thời Đệ nhị Cộng hoà (tổng thống: Nguyễn Văn Thiệu), Trần Kim Tuyến bị kẹt lại Sài Gòn (29.4.1975). Nếu Phạm Xuân Ẩn muốn bắt giữ Trần Kim Tuyến vào thời điểm đó hẳn nhiên sẽ dễ hơn trở bàn tay. Nhưng ông đã ứng xử ngược lại: cứu Tuyến! Điều đó gây phiền hà không ít cho Phạm Xuân Ẩn về sau. Vì, cơ quan an ninh phản gián Hà Nội nhiều lần thắc mắc tại sao Phạm Xuân Ẩn giúp một “con cá lớn” như Tuyến vọt thoát khỏi “lưới” nhà?

Ông giải thích (cũng nhiều lần) với họ:

Bởi, Trần Kim Tuyến bạn ông, nên ông giúp chỉ thuần vì “mệnh lệnh của trái tim” chứ không vì gì khác. Song mối ngờ vực vẫn chưa hết. Nên có lần Phạm Xuân Ẩn nói “trung ương” (chỉ Hà Nội) nghi bất cứ ai (ở Sài Gòn) từng tiếp xúc với Mỹ “đều có thể là CIA - kể cả tôi”. Riêng việc đưa Trần Kim Tuyến ra đi, lược kể:

Chiều 29.4.1975, Trần Kim Tuyến nhiều lần liên lạc với các sứ quán Mỹ, Anh, Pháp bất thành - đã khẩn khoản nhờ đến Phạm Xuân Ẩn. Nhận lời, ông Ẩn lái chiếc xe hơi Renault màu xanh lá cây của mình đưa ông Tuyến vòng đến sứ quán Mỹ, nhưng không vào được. Cả hai quay về văn phòng Tạp chí Time (nơi Phạm Xuân Ẩn cộng tác) đóng tại Khách sạn Continental và được Tom Polgar (Trưởng trung tâm CIA ở Sài Gòn) nhắn tin (qua nhà báo Dan Southerland) bằng điện thoại là bất cứ giá nào Trần Kim Tuyến cũng phải đến ngay toà nhà 22 đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng - nơi CIA đặt các phòng ban trực thuộc trên ngót 8 tầng lầu). Và sân thượng tầng thứ 9 hiện đang trở thành bãi đáp để trực thăng bốc đi, với khoảng 20 - 30 người đứng chờ (di tản) trong đó có trung tướng Trần Văn Đôn (xem thêm Kỳ 9):

“Khi Trần Văn Đôn lên được tầng thượng của toà nhà, thì Phạm Xuân Ẩn và Trần Kim Tuyến đi xe hơi cũng vừa đến. Trần Kim Tuyến đã không gặp may như Trần Văn Đôn (bởi) những người lính gác đã đóng cổng và khoá lại. Phạm Xuân Ẩn liền phanh gấp cho xe hơi dừng lại, nhảy ra quát: “Theo lệnh của đại sứ (Graham Martin), người này (Trần Kim Tuyến) phải được cho vào!” (Larry Berman, sđd Kỳ 11, tr. 377).

Dầu vậy những người lính gác vẫn khăng khăng từ chối, đẩy ra, nhất định không để một ai, kể cả Trần Kim Tuyến (người có danh sách do đại sứ Martin trao đến), được lọt vào toà nhà CIA vào lúc chiếc trực thăng cuối cùng vừa đáp xuống nóc nhà và chuẩn bị cất cánh. Phạm Xuân Ẩn với Trần Kim Tuyến vẫn còn đứng dưới đất, ngoài cổng.

Rõ là “tình thế có vẻ vô vọng”, nhất là khi cánh cổng bằng thép đang từ từ khép lại. Đột nhiên, dường như theo phản ứng khởi lên từ một năng lực tiềm ẩn, Phạm Xuân Ẩn đã “chạy lại dùng tay trái chặn cổng, rồi lấy tay phải đẩy mạnh Trần Kim Tuyến với dáng người bé nhỏ chui qua cổng - khe hở lúc đó chỉ còn khoảng chưa đầy 46cm - không có thời gian cho hai người ngỏ lời tạm biệt và cảm ơn. Phạm Xuân Ẩn nói “Chạy!”- cùng lúc đó, hai hàng nước mắt bỗng lăn xuống gò má của ông - Trần Kim Tuyến cũng khóc và chẳng thể nói được điều gì ngoài câu: “tôi sẽ không bao giờ quên!”.

Larry Berman thuật tiếp: “Thang máy trong toà nhà không hoạt động khiến Trần Kim Tuyến phải chạy bộ 8 tầng mới lên đến sân thượng. Mệt muốn đứt hơi. Những người di tản cuối cùng đang bước lên trực thăng. Đứng bên ngoài, Phạm Xuân Ẩn lòng dạ rối bời, lo cho Trần Kim Tuyến không kịp lên máy bay. Mãi đến khi ông (Phạm Xuân Ẩn) nhìn thấy cánh tay của Trần Văn Đôn thò ra ngoài cửa (trực thăng) đang mở” để nhấc dáng người thấp bé của Trần Kim Tuyến lên theo, bấy giờ ông mới an tâm, quay về... (Larry Berman, sđd tr. 379).

Thoát ra nước ngoài, Trần Kim Tuyến viết một lá thư nhờ Henry Kamm bí mật trao Phạm Xuân Ẩn bày tỏ lòng tri ân đã cứu mình qua cơn hoạn nạn. Đáp lại, Phạm Xuân Ẩn cũng bí mật hồi âm, rằng ông giúp ông Tuyến ra đi vì ông biết ông Tuyến rất yêu vợ - mà vợ ông Tuyến cũng rất yêu chồng - lúc ấy bà lại đang mang thai. Nên, theo lời Phạm Xuân Ẩn, ông không muốn một cháu bé mới ra đời phải “bị mồ côi”.

Sâu xa hơn, Phạm Xuân Ẩn ghi nhận qua mối quan hệ bằng hữu với Trần Kim Tuyến trong nhiều năm, thì họ Trần (vô tình) đã là một trong những chính khách Sài Gòn tạm gọi nắm “điều kiện ắt có và đủ” để góp một tay hữu hiệu giúp Phạm Xuân Ẩn hoạt động “tình báo chiến lược” giữa lòng chế độ.

Về phần Trần Kim Tuyến, ở nước ngoài, khi nghe giới truyền thông quốc tế đưa tin Phạm Xuân Ần là “tướng tình báo của Cộng sản Hà Nội”, ông Tuyến đã không xem đó là điều “quan trọng” nữa. Bởi, tình bạn của hai người (Phạm Xuân Ẩn - Trần Kim Tuyến) đã vượt qua “ngăn cách chính trị” để vẫn còn nói được với nhau những lời dịu ngọt - như chưa bao giờ có cuộc tương tàn - như vĩnh viễn đẹp (tạm ví) với “tình không biên giới” của Văn Lương: “Lòng còn yêu mãi - dù ở chân mây nhờ cánh chim đem hành lý yêu em…”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 13:
Phạm Xuân Ẩn: Triệu phú thời gian?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEieYO0O6vywht1_2AC-qE8VdME-eEVcMdOyLeLN14CMCgHUoorWTD9eJ4jE61wXOL9BA8811e-su0wqnQl1291Yv78-i9iwTDGBNAwr_fZTEIq75T2lRGmoasSYjkBgw0I4c5k_EKzz6yJHC4K53PkBNepuv503FExIt2MZGImOHIMlHFQ2FJ0jcyy8eOfE/w640-h450/0-1.PNG


Phong Anh hùng xong, Phạm Xuân Ần được đưa đi học một khoá “bồi dưỡng chính trị” vì nhiều lý do, trong đó một phần bởi “ông đã sống quá lâu với… người Mỹ”!

Ông vẫn còn “khâm phục người Mỹ” dầu Mỹ đã “thua cuộc”. Ông nói với Larry Berman - giáo sư khoa học chính trị trường Đại học California - Davis, được ông chọn để chính thức viết về những hồi ức do chính ông kể, rằng:

- “Tôi đã sống và làm việc với người Mỹ trong thời gian rất dài. Tôi biết họ là những người tốt (…) tôi chẳng có lý do gì để ghét người Mỹ, cũng giống như những người Mỹ biết tôi chẳng có lý do gì để ghét tôi” (Điệp viên hoàn hảo, Larry Berman, Nguyễn Đại Phượng dịch, sđd Kỳ 11, tr. 466).

Những phát biểu đại khái như trên khiến Hà Nội thấy cần phải “giúp” Phạm Xuân Ẩn “lập trình lại tư duy”. Nên, họ đã đưa ông vào Học viện chính trị cao cấp ở Hải Dương (gần Hà Nội) trong 10 tháng (từ 8.1978 đến 6.1979) để có dịp “học hỏi” về chủ nghĩa Mác Lênin. Ông cũng vui vẻ, nói thẳng:

- Tôi cần phải đến đó (…) Tôi hiểu nhiều về hệ thống Mỹ hơn là hệ thống này (xã hội chủ nghĩa) do vậy tôi cần phải đọc tất cả các sách kinh điển về lối tư duy kinh tế Nga...

Dầu hết sức chân thành và cố gắng, nhưng sau khoá học ông vẫn tồn đọng nhiều “khó khăn trong quá trình hoà nhập với chế độ mới”. Vì:

“Chế độ mới” vẫn đang còn “những vấn đề” nghi vấn (về tướng tình báo của mình), thể hiện rõ trong mỗi lần có người bạn cũ nào ở Mỹ đến TP. Hồ Chí Minh muốn thăm ông, các quan chức (nội vụ và ngoại vụ) đều viện lẽ ông “không muốn gặp”. Hoặc “không có mặt trong thành phố”. Như trường hợp của Dan Southerland (1982) và Stanley Karnow (1981)… Thực ra, ông rất muốn gặp và chẳng đi đâu xa - mà đang nằm “đọc sách” ở Sài Gòn...

Khoảng thời gian ấy, Phạm Xuân Ẩn không có sự lựa chọn nào khác, ngoài đảm nhận vai trò “ẩm thực” - tự nhận mình là “một ông chồng nội trợ”! Ông cũng “tự trào” ví mình là một “triệu phú”, nhưng là “triệu phú thời gian” (bởi ông rất rảnh). Không phải nhà nước không giao việc, nhưng gồm những lĩnh vực không phù hợp với “tâm” ông. Ví như mời tham gia cơ quan kiểm duyệt, hoặc đào tạo các nhà báo Cộng sản trẻ, ông đều từ chối để “suốt ngày đọc sách, nghe đài BBC và làm những việc lặt vặt cho vợ” - dư thời giờ ra thì… nuôi gà chọi! (Larry Berman - sđd tr.410).

Mãi đến năm 1988, khi ngọn gió đổi mới đã thổi tan đi ít nhiều những đám mây mù trong quan hệ Việt Nam với Mỹ, lần đầu tiên cơ quan an ninh cho phép Phạm Xuân Ẩn gặp Bob Shaplen (bạn cũ) với điều kiện “có một thành viên của Bộ Ngoại giao cùng dự”. Sau cuộc gặp, ông “kiến nghị” để mình với Bob Shaplen “đi ăn tối riêng” tại khách sạn Majestic và được Bộ Ngoại giao đồng ý. Ông nói:

- Đó là lần đầu tiên tôi được phép nói chuyện một mình với một người bạn cũ kể từ khi chiến tranh kết thúc (13 năm sau ngày 30.4 - GH). Tôi không muốn buổi tối hôm đó tan sớm. (sđd tr. 417).

Tin Phạm Xuân Ẩn được “nới lỏng tiếp xúc”, một số bạn cũ của ông liền tìm đến thăm, như Nei Sheehan, Stanley Karnow, Robert Sam Anson… Trong số đó, Safer đã đặt câu hỏi “khá nhạy cảm” về nguyên do nào đã dẫn đến tình trạng trầm kha của cuộc “cách mạng kinh tế” đương thời. Phạm Xuân Ẩn đáp đại ý: không phải những nhà lãnh đạo (của Đảng CSVN) là những người độc ác, nhưng tác động của chủ nghĩa gia trưởng và lý thuyết kinh tế lỗi thời mà họ vẫn đeo bám, đã dẫn đến hậu quả đau lòng…

Nghe vậy, Safer mạnh dạn hỏi:

- Ông có sợ về việc đã nói thẳng thắn như vậy không? Có nguy hiểm gì cho ông không? - Tôi công khai nói điều đó. Tôi đã già quá đến mức không thể thay đổi được nữa. Tôi đã quá già đến mức không thể im lặng được nữa (Larry Berman, sđd tr. 426).

Cuối cùng, Safer hỏi Phạm Xuân Ẩn có hối tiếc điều gì về “quá khứ” không?

Phạm Xuân Ẩn khẳng khái:

- Tôi ghét câu hỏi đó. Tôi đã tự hỏi mình câu hỏi đó cả ngàn lần. Nhưng câu trả lời còn làm cho tôi ghét hơn. Không! Tôi không có gì phải hối tiếc. Tôi phải làm điều ấy. Tôi yêu nước Mỹ, nhưng Mỹ chẳng có quyền gì ở đây…

Cuộc trò chuyện trên được Safer công bố trong một tài liệu xuất bản tại Mỹ. Để sau đó, nhà nước Việt Nam bắn tin với Phạm Xuân Ẩn: (sđd, tr. 427).

- “Cám ơn. (Hãy) về nhà, đọc sách và giữ im lặng!

Song ông vẫn “không im lặng”. Vẫn tiếp tục nói tốt về người Mỹ, khi cần:

- Đảng dạy tôi những điều về hệ tư tưởng. Từ người Mỹ, tôi học được những điều quan trọng khác về nghề báo và phương pháp tư duy. Đó là điều tôi muốn con mình cũng học được như vậy. Tôi muốn con trai tôi có bạn là những người Mỹ.

Và thêm:

- Suốt cuộc đời mình tôi chỉ có hai trách nhiệm. Một là nghĩa vụ của tôi đối với Tổ quốc. Hai là trách nhiệm của tôi đối với những người bạn Mỹ.

Sau những phát biểu ấy, điều bất ngờ gì đã xảy đến với ông?
Giao Hưởng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 14:
Bài báo cuối cùng của Phạm Xuân Ẩn trên tạp chí Time

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjhh00tnbfNliT499q4iz22YGPo29mCdY6f9hqHl0OqFMxgAes-Rpe9vwyvsFZ9fX1lOGtIHVKaw_1Wn5jNenfEh6V7BV1PM2Yj4auofspsWJ5tVSfQ6-Zg4bEiBgkNnPNH6_ZWikQJ4eybSBR5xU2V8go8Uxd04BOxyAjUdI-xijH6lTcDOOOiBHmTTjdG/w640-h562/0-1.PNG


Đó là bài được Phạm Xuân Ẩn phát đi bằng telex (từ Sài Gòn) đến trụ sở chính của tạp chí Time ở Mỹ (New York) và Time lập tức đăng trên số báo ra ngày 12.5.1975…

Gần như thời điểm đó, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đáp máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để gặp tướng Trần Văn Trà (Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Chủ tịch Uỷ ban quân quản Sài Gòn - Gia Định) trong phòng Đại yến của dinh Độc Lập.

Cách dinh Độc Lập không xa lắm, Phạm Xuân Ẩn - người trải nhiều năm bí mật cung cấp tin tức và tài liệu tình báo chiến lược hữu hiệu cho tướng Giáp lẫn tướng Trà - vẫn đang ngồi một mình đăm chiêu, tại khách sạn Continental, trong văn phòng thường trú của tạp chí Time đặt ở đó.

Do Hà Nội chưa công bố danh phận điệp viên của mình, nên Phạm Xuân Ẩn không tránh khỏi nhiều phiền phức bởi một số biện pháp “quân quản” do chính những người đồng chiến tuyến với ông gây ra. Oái oăm là, lúc đó, không một ai giúp sức - ông phải tự mình xoay xở đơn độc - rơi vào tình cảnh cùng lúc hoạt động “đơn tuyến” hai chiều cho Time và cho cách mạng. Ông điện về New York: “Tất cả các phóng viên Mỹ (của Time) đã di tản vì tình trạng khẩn cấp. Văn phòng tạp chí Time hiện nay do Phạm Xuân Ẩn điều hành”. Nội dung trên được Time thông báo cho các chi nhánh toàn cầu biết, kèm theo “tấm ảnh Phạm Xuân Ẩn đang đứng trên một đường phố không người, hút thuốc lá và trông có vẻ thích gây gổ” (Larry Berman, sđd Kỳ 11, tr.395).

Sau này, Phạm Xuân Ẩn kể để nhà sử học nổi danh Larry Berman viết cuốn “Perfect Spy - Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn - phóng viên tạp chí Time và điệp viên Cộng sản Việt Nam”, biên soạn công phu trong 5 năm, có ghi lại lời nói của Phạm Xuân Ẩn về những ngày cuối cùng trong “nghiệp làm báo” của mình:

- Tất cả chỉ có một mình tôi (ở văn phòng Time tại Sài Gòn - GH), trừ người giám sát (cán bộ cách mạng được phái đến để theo dõi thường trực các hoạt động nghề nghiệp của Phạm Xuân Ẩn - GH). Ông ta không phải là người khó tính, nhưng là một người kiểm duyệt khắt khe. (Larry Berman, sđd tr. 395)

“Khắt khe” để mắt đến từng trang giấy “có chữ”, vì thế suốt nhiều tuần sau 30.4, Phạm Xuân Ẩn “chẳng có tin bài nào được gửi đi”. Tuy vậy, bù lại, Time cũng đã nhận được bài báo cuối cùng của ông và đăng trên số ra ngày 12.5 như đã nói trên - mà Larry Berman trích lại một đoạn khá dài và đáng đọc (sđd tr. 396-397). Đáng đọc, bởi đoạn ấy có giá trị mô tả chân thực cảnh hỗn loạn khi Sài Gòn bị thất thủ và ghi nhận lời hứa hẹn “an dân” của chính quyền cách mạng, rằng: sẽ thiết lập một chế độ chính trị “trung lập và không liên kết” cho riêng miền Nam Việt Nam. Nguyên văn đoạn trích (Nguyễn Đại Phượng dịch):

“Hình ảnh cuối cùng về cuộc chiến tranh:

“Những người lính thuỷ đánh bộ Mỹ dùng báng súng giáng xuống những ngón tay của nhiều người Việt Nam đang cố bám tường tìm cách vào được bên trong khuôn viên toà đại sứ Mỹ để chạy trốn khỏi đất nước họ. Một không khí lộn xộn, bừa bãi chẳng khác nào cảnh mô tả trong kinh Khải huyền.

“Một số “kẻ cướp ngày” lái những chiếc xe hơi của sứ quán bỏ lại chạy như điên quanh thành phố cho đến khi hết sạch xăng. Một số kẻ khác vào lục soát Siêu thị PX Tân cảng Sài Gòn vốn được coi là giấc mơ (là mô hình thương mại lý tưởng thời ấy - GH), rập khuôn theo vùng ngoại ô của Mỹ. Một người phụ nữ đội hai thùng rượu anh đào và một thùng kẹo cao su Wrigley Spearmint…

“Ngoài khơi, những chiếc máy bay trực thăng trị giá hàng triệu đô la bị lật nhào khỏi boong tàu (cứu hộ Mỹ) một cách lãng phí, chẳng khác nào việc ném đi những lon bia (đã uống hết) để lấy chỗ cho những chiếc máy bay trực thăng khác sắp đáp xuống.

“Cuối cùng, Việt Cộng và những người Bắc Việt Nam đổ vào Sài Gòn, kéo cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời, bắt giữ tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Đối với nhiều người Mỹ, điều đó giống như một cái chết đã được chờ đợi từ lâu, nhưng khi xảy ra thì người ta vẫn cảm thấy bị sốc.

“Một cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đã kết thúc bằng đợt di tản hiệu quả, nhưng nhục nhã. Đó là sự kết thúc giống như một cơn ác mộng. Không, có thể còn tồi tệ hơn cả cơn ác mộng nữa. Chỉ có rất ít lính Việt Nam Cộng hoà nổ súng vào những người Mỹ đang di tản, nhưng chẳng trúng phát nào. Ít nhất thì người Mỹ cũng đã gây ra cảnh tượng khủng khiếp cuối cùng về “người của mình đánh những người bạn” và “đồng minh của Mỹ đang chen lấn nhau (di tản)”. Mặc dù trên thực tế, người Mỹ đã tìm cách đưa khoảng hơn 120.000 người Việt Nam tị nạn ra đi với họ.

“Có lẽ đúng hơn phải nói rằng, cuộc chia tay lần này của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam là một “hành động duy nhất không ảo tưởng” trong suốt những năm chiến tranh.

“Những người cầm quyền mới ở miền Nam Việt Nam (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam - GH) tuyên bố rằng họ sẽ quyết tâm thực hiện một chính sách hoà bình, độc lập, trung lập và không liên kết”.

Đọc bài báo cuối cùng trên của Phạm Xuân Ẩn do Time đăng, những người Mỹ có lương tâm phải “trầm lặng” ưu tư và trăn trở nhiều.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 15:
Những ngày cuối đời của điệp viên Phạm Xuân Ẩn

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhNdu8ySdA7zn3P9m8gHzyRmYiDob_gucmXHLjrQgE6w9KllasQLyE1j5JTc7mhJ58YBcQ-0FsC-1_T6oXDsL1fZlXFU1Ntyuk2kWUyBJMrMfFaBtLYMHWZXRrNCHi5E_N7aYo26ImBbWLcklvpuIkpUy8qmfuPPsvWWoNDhJ2-GABHg-zdvJGJebbMl_J_/w640-h426/0-2.PNG


Ở tuổi 78 (2005), Phạm Xuân Ẩn lâm bệnh với 65% lá phổi không còn hoạt động bình thường và phải vào phòng cấp cứu của bệnh viện suốt 5 ngày trước khi gặp lại Larry Berman với bình oxy để thở tại nhà…

Ở câu cuối của Kỳ 11, chúng tôi có nêu câu hỏi là, sau những nhận xét “nhoáng lửa” của Phạm Xuân Ẩn về chủ nghĩa gia trưởng ở Việt Nam (thời điểm 1990), ông gặp điều bất ngờ gì? “Rắc rối” chăng? Không!.
Ngược lại, Phạm Xuân Ẩn “gặp may!” (chữ ông dùng): nhà nước đồng ý để con trai lớn của ông là anh Phạm Xuân Hoàng Ân qua Mỹ du học. Nếu các nhà lãnh đạo quy tội cho ông là dám công khai “ca ngợi đế quốc Mỹ”, hoặc “có vấn đề tư tưởng” (cụm từ nguy hiểm) gì, lúc ấy họ đã xử lý khác đi:

“Vào dịp lễ Tạ ơn năm 1990, mọi việc thẩm tra về an ninh đối với Phạm Ân (Phạm Xuân Hoàng Ân) đã được thông qua và cháu được cấp visa sinh viên hạng F1. Những người bạn đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn (ở Mỹ) đã quyên góp đủ tiền chi phí cho hai năm học (khoa báo chí) ở trường đại học North Carolina” - ước tính cần 11.000 USD cho mỗi năm (Larry Berman, sđd Kỳ 11, tr. 433 và 440-441). Người tự nguyện đứng ra mở chiến dịch quyên góp trên là Robert Sam Anson đã nói:
“Phạm Xuân Ẩn là đồng nghiệp, người thầy và là người bạn của tôi - đã cứu mạng sống của tôi trong cuộc chiến tranh (Việt Nam)”.
Hàng chục nhà báo như: Neil Sheehan, Stanley Karnow, John Larsen, John Apple, Morley Safer, John Griffin, Bill Plante, Don Moser, Stan Cloud, Dean Brelis, Lara Plamer, Dick Swamson, Jason Shaplen, Dick Clurman đã lấy tiền riêng đóng góp, cộng thêm một phần của tạp chí Time. Riêng Phạm Xuân Ẩn gửi “toàn bộ tiền hưu trí của ông (do tạp chí Time trả) cùng với 3.000 USD nữa” để góp vào.
Cũng cần nhắc, trước ngày qua Mỹ du học - vào thời Liên Xô chưa tan rã, Phạm Xuân Hoàng Ân được gởi vào Học viện ngoại ngữ Minsk và Đại học ngoại ngữ quốc gia Mát-cơ-va (Mauris Thorez) để học tổng cộng 5 năm và ra trường với bằng tốt nghiệp hạng ưu. Chuyến du học Liên Xô, không mấy ai ngạc nhiên. Nhưng đến chuyến du học Mỹ, đã thực sự gây bất ngờ lớn, kể cả với Larry Berman: “cho đến nay, tôi vẫn còn chưa hiểu được tại sao chính phủ Mỹ có thể cho người con cả của một điệp viên cộng sản lỗi lạc vào một đất nước (Mỹ) ở thời điểm rất khó xin visa như vậy (1990-1991)”. Còn, tại sao Hà Nội lại cho anh Hoàng Ân đi? Frank và Phạm Xuân Ẩn có lời đáp tương tự nhau: “đó là hãy gia ơn cho ông già, để xem (chính phủ Việt Nam) sau khi đã làm một điều tốt lớn lao như vậy, liệu có thể làm cho ông ta bớt nói đi không? (sđd tr. 427).

Sau hai năm học, Phạm Xuân Hoàng Ân về lại Việt Nam (năm 1993) và làm việc tại Bộ Ngoại giao.

Sáu năm sau (1999), Phạm Xuân Hoàng Ân lại sang Mỹ du học một lần nữa tại khoa Luật trường đại học Duke (trong 3 năm kế đó) do giành được học bổng Fulbright.

* Ngày 20.9.2006: Phạm Xuân Ẩn qua đời tại TP. Hồ Chí Minh, thọ 79 tuổi.

* Tháng 11.2006: Phạm Xuân Hoàng Ân được chọn làm phiên dịch cho cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Mỹ Bush và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Phạm Xuân Hoàng Ân nói với Larry Berman:

- “Cháu ước gì ba cháu có mặt ở đây để chứng kiến những giây phút này”

Giọng của Hoàng Ân đôi lúc đã nghẹn lại trong buổi phiên dịch cho tổng thống (Mỹ) và chủ tịch nước (Việt Nam) - anh nhớ đến cha mình:

- Vâng, cha của cháu đã từng tự hào về con trai mình, nhưng cháu nghĩ chắc ông còn cảm thấy hạnh phúc hơn khi các mối quan hệ giữa hai nước (Việt - Mỹ) đã trở nên rất thân thiết và gần với trái tim ông.

Sau ngày Phạm Xuân Ẩn qua đời, hai điều đáng nhớ được Larry Berman nhắc tới:

1. Vào dịp đại sứ Mỹ Raymond F. Burghardt sắp kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam đã mời Phạm Xuân Ẩn đến dự chiêu đãi chào mừng phái đoàn ngoại giao mới và chia tay ông đại sứ. Nhưng vài ngày trước đó Phạm Xuân Ẩn “bị một con chim ưng quí của ông mổ, khiến ông không thể đi được. Cháu Ân đại diện cho gia đình đến dự”. Thấy vắng Phạm Xuân Ẩn, đại sứ Raymond F. Burghardt đã đích thân tìm đến nhà để tự mình nói lời tạm biệt trước ngày lên đường về Mỹ. Burghardt phát biểu:

- “Câu chuyện và cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn thật không thể nào tin được, nhưng vượt lên trên tất cả những điều đó, Phạm Xuân Ẩn là một biểu tượng quan trọng của tình hữu nghị mới giữa hai nước chúng ta (Việt - Mỹ). Và con trai của Phạm Xuân Ẩn cũng là một người xuất sắc như thế” (Larry Berman - sđd tr. 470)

2. Larry Berman viết Phạm Xuân Ẩn có tuổi thọ đủ để chứng kiến “một chương mới mở ra trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (…). Tôi tin rằng cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn đã dừng lại ở đúng cái điểm làm cho vòng tròn được hoàn toàn khép kín”. Và rằng: “trên thực tế, ông đã trở thành một phần của quá trình hoà giải rộng lớn hơn giữa hai kẻ thù xưa”.

Trước ngày định mệnh chấm dấu cuối cùng trong “vòng tròn được hoàn toàn khép kín ấy” Larry Berman có dịp đến thăm Phạm Xuân Ẩn trên giường bệnh, tại nhà riêng. Sau hơn hai tiếng đồng hồ trò chuyện, Phạm Xuân Ẩn xin lỗi phải nằm xuống nghỉ một lúc vì mệt và thân mật mời Larry Berman xem qua “tủ sách mở” của ông đặt trên các kệ gỗ. Và nhà sử học Larry Berman tìm thấy bản gốc cuốn “Sổ tay địa lý Đông Dương” ấn hành năm 1943 do một nhà tình báo hải quân Anh viết. Đó là cuốn sách mà sau ngày 30.4.1975, Phạm Xuân Ẩn dùng để “giúp đỡ nhiều gia đình bạn bè của mình phía đối phương (Việt Nam Cộng hoà) chạy trốn bằng cách chỉ cho họ những dòng hải lưu và những đường biển thuận lợi (để vượt biên)” - Larry Berman, sđd tr. 24.

Larry Berman cũng giở nhiều cuốn trên kệ sách và thấy lồ lộ cả “một hồ sơ” tình bạn qua loạt sách do những nhà báo đồng nghiệp của ông từ Mỹ và các nơi khác trên thế giới gởi tặng. Ở rất nhiều trang mở đầu, họ ghi lại lời đề tặng nồng nhiệt như của Gerald Hickey, Neil Sheehan. Hoặc Laura Palmer: “Tặng Ẩn yêu quý và thân thiết của tôi, người đã hiểu rằng các chính phủ thì chỉ đến rồi đi, nhưng bạn bè thì ở lại mãi mãi”

Bóng bẩy hơn, Robert Shaplen viết: “Tặng Phạm Xuân Ẩn, hiện tại cuối cùng rồi cũng đuổi kịp được quá khứ!” - người Mỹ “năm xưa” lại chính thức đặt chân đến Việt Nam lần nữa…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Kỳ 16:
Cao Thế Dung và Trần Kim Tuyến: “Làm thế nào để giết một tổng thống?“

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjUC2v42uHQLm6d2XsVGdKVepLCVFtiKf9OzlSqcVYpcOouJzT4-fUEGmUF2JkisUQ7PL87oCPFWvNqEVgLCvi8P3qarhB3MeC7lSmPMOuU5mLiRE_hM69rBQ8O79Y_THwg9z8euCNbR-9E0diIN6hc1WMV9nV86jVmEXuh4J7U384AlhVpwWRdExSIGXxo/w640-h592/0-3.PNG


Tổng thống Ngô Đình Diệm tiễn đại sứ Mỹ Cabot Lodge rời dinh Gia Long lúc gần trưa 1.11.1963 và quay lại phòng họp - ông không ngờ mỗi bước đi của ông lúc đó đang nhích gần đến cái chết…

Bởi, chưa đầy ba tiếng đồng hồ sau, lúc 13 giờ 30 - tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ vang giữa đô thành Sài Gòn. Lực lượng quân đội nổi dậy do tướng Dương Văn Minh đứng đầu đã nhanh chóng đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, Đài phát thanh, phi trường Tân Sơn Nhất và trấn áp hiệu quả một số ổ kháng cự trọng yếu khác. Xế chiều, họ siết chặt dần vòng vây Phủ tổng thống (dinh Gia Long - nay là Bảo tàng TP. HCM, số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1).

Để đối phó, tổng thống Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu tìm kế trì hoãn bằng cách yêu cầu Hội đồng các tướng lãnh (danh xưng của phe đảo chánh - còn gọi: Hội đồng Quân nhân cách mạng) cử người vào Phủ tổng thống thương nghị. Nhưng phía đảo chánh đã bác bỏ. Tổng thống Diệm quay sang liên lạc với đại sứ Mỹ Cabot Lodge qua điện thoại (lúc 16 giờ chiều) để hỏi lập trường của Mỹ thế nào trước biến động đang xảy ra?

Cuộc điện đàm trên giữa tổng thống Diệm và Cabot Lodge được Toà đại sứ Mỹ ghi âm, kiểm thính và chép thành văn bản lưu trữ trong hồ sơ tối mật ở Bộ Quốc phòng Mỹ, tiết lộ và công bố tại Việt Nam qua bản dịch của Lan Vi - Hồng Hà và Dương Hùng - nguyên văn:

DIỆM: Một vài đơn vị đã làm loạn, tôi muốn biết thái độ của nước Mỹ ra sao?.

LODGE: Tôi cảm thấy không được thông báo đủ tin tức để có thể nói với ngài. Tôi có nghe tiếng súng nổ, nhưng tôi không được biết hết các sự kiện. Hơn nữa lúc này là vào 4 giờ sáng ở Hoa Thịnh Đốn (Washington) và chánh phủ Mỹ không thể nào (kịp thời) có một quan điểm (cụ thể) được.

DIỆM: Nhưng hẳn là ngài đã có những ý tưởng khái quát. Dầu gì tôi là một Quốc trưởng. Tôi đã cố gắng làm nhiệm vụ của tôi. Tôi muốn làm lúc này điều mà trách nhiệm và lương tri đòi hỏi. Tôi tin tưởng vào trách nhiệm trên hết.

LODGE: Ngài chắc chắn đã làm (tròn) bổn phận của ngài. Như tôi đã thưa với ngài mới hồi sáng nay (1.11), tôi thán phục sự can đảm của ngài và những đóng góp to lớn của ngài cho xứ sở ngài. Không một ai có thể lấy được của ngài sự tín nhiệm về tất cả những điều ngài đã làm. Bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn của ngài. Tôi có tin là những người có trách nhiệm trong hoạt động hiện nay (phe đảo chánh) đề nghị để ngài và bào đệ của ngài xuất ngoại nếu ngài từ chức. Ngài có nghe thấy điều ấy chưa?.

DIỆM: Chưa…

Thế là đã rõ. Đại sứ Mỹ dùng “ngôn ngữ ngoại giao” để tế nhị cảnh báo và đưa ra lời đề nghị tổng thống Diệm từ chức, cùng em ruột của ông (cố vấn Ngô Đình Nhu) ra nước ngoài!

Đoạn điện đàm trên cùng với rất nhiều bức điện của Cabot Lodge gởi về Nhà trắng, Bộ ngoại giao Mỹ, cơ quan tình báo CIA trong vài tháng cận kề cuộc đảo chánh xác nhận thêm thái độ ủng hộ của Mỹ trong việc lật đổ Ngô Đình Diệm và được in chung trong cuốn “Hồ sơ tối mật của Ngũ Giác Đài: Người Mỹ làm thế nào để giết tổng thống Việt Nam?” ấn hành tại Sài Gòn tháng 9.1971.

Trước đó, vào năm 1969, Cao Thế Dung và Lương Khải Minh (một bút danh của Trần Kim Tuyến) đã biên soạn xong cuốn bút ký lịch sử với nhan đề từa tựa như tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ nói trên, là: “Làm thế nào để giết một tổng thống?” - có đoạn kể lại những giây phút cuối cùng của tổng thống Diệm tại dinh Gia Long:

“…Từ khi súng nổ, tổng thống Diệm xuống hầm thì tất cả các bộ phận đầu não đều tập trung trong căn phòng khách nhỏ hẹp của tổng thống Diệm với một chiếc bàn tròn, một chiếc ghế bành, một chiếc tràng kỷ. Ông Nhu đi đi lại lại phía trên hành lang sâu hút của chiếc hầm…. ông Nhu vẫn đi như thế đầu cúi thấp, từng bước chầm chậm.

Buổi chiều nặng nề trôi qua. Tổng thống Diệm chăm chú nghe lời nói của ông em: “Hừ hừ… Mỹ nó biểu làm thì làm… Mỹ nó cho mỗi đứa vài ngàn đô la là xong.” Ông Nhu búng tàn thuốc, gương mặt trĩu nặng: “Đính (Tôn Thất Đính - nguyên Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh Quân đoàn 3), Mậu (Đỗ Mậu - Giám đốc Nha An ninh quân đội) nó làm như rứa…”

Tổng thống Diệm lặng thinh. Khoảng 6 giờ tối ông già Ẩn mang xuống một tô cháo gà để tổng thống Diệm lót lòng. Ông tổng thống với cử chỉ uể oải, chán nản tột cùng, cầm thìa múc cháo như chừng không còn đủ sức nuốt cho hết. Ông nhìn mọi người rồi bảo ông già Ẩn: “Múc vài tô nữa cho anh em ăn với “. Nhưng đây là tô cháo cuối cùng của đầu bếp dinh Gia Long.

Khoảng 7 giờ tối, ông Nhu nói với bào huynh: “Thôi mình đi“. Tổng thống Diệm quay lại hỏi: “Đi mô?” Ông Nhu nói nhát gừng: “Cứ đi rồi tính“. Tổng Thống đứng lên nói: “Đi thì đi...” Tổng thống Diệm sai già Ẩn lên lầu lấy cặp da. Trung uý Sung thì thu xếp hành trang cho ông Nhu.

Tổng thống Diệm nói với các sĩ quan tuỳ viên cùng bác sĩ Đinh Xuân Ninh và trung tá Kỳ Quan Liêm: “Đi một đứa thôi. Đi nhiều không nên“. Tất cả mọi người có mặt, đều có vợ con riêng. Đỗ Thọ thì còn độc thân. Đại uý Đỗ Thọ tình nguyện đi theo tổng thống. Đại uý Thọ quay lại nói với đại uý Hoàn: “Hoàn ở lại. Tao độc thân đi theo Cụ nếu có chết cũng không sao.” Khi già Ẩn đem chiếc cặp xuống trao cho tổng thống - nghẹn ngào, tổng thống Diệm trao chiếc cặp da cho Hoàn, đôi mắt ông vẫn lơ đãng, xa vời. Đỗ Thọ đỡ chiếc cặp da bước theo tổng thống rời khỏi hầm...

Chiếc xe Chevaux loại fourgonnette đậu sẵn tại sân cỏ. Tổng thống Diệm bước lên xe theo sau là ông Nhu và đại uý Bằng – đại uý Đỗ Thọ ngồi băng trước cạnh tài xế. Tổng thống Diệm ngồi phía sau lưng lái xe và bên cạnh là ông Nhu. Xe rồ máy băng qua cửa nhỏ của dinh phía đường Pasteur rồi tiến vào sân sau Toà Đô chánh, sau đó rẽ qua phía đường Lê Thánh Tôn, chạy ngang qua rạp Rex, rẽ tay phải đi theo ngã đường Lê Lợi trực chỉ vào Chợ Lớn theo ngã đại lộ Trần Hưng Đạo (…) Khi xe sắp chuyển bánh ông Cao Xuân Vỹ (Tổng giám đốc Thanh niên Cộng hoà) thấy tổng thống Diệm và ông Nhu ngồi trên sàn xe coi bộ thê lương quá nên ông quay vào dinh lấy tấm nệm mousse để tổng thống Diệm và ông Nhu ngồi tạm nhưng khi mang nệm ra thì xe đã đi.

Trước sau, anh em tổng thống Diệm đã trở thành kẻ cô đơn trong cơn khói lửa”

Sáng hôm sau 2.11.1963, tướng Dương Văn Minh - lãnh đạo Hội đồng Quân nhân cách mạng phái hai cánh quân vào Chợ Lớn săn lùng, truy bắt hai ông Diệm - Nhu. Cánh thứ nhất do trung tá Phạm Ngọc Thảo (điệp viên của Hà Nội) đến bao vây, lục soát nhà Mã Tuyên…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 18 trang (179 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18]