Trang trong tổng số 17 trang (167 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Poet Hansy

Triển lãm cải cách ruộng đất tạm đóng cửa
trước nông dân chống cướp đất
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj9hlYho4iYReM7niG01hB-vHxrKNhR-MYUvh9KK4Icte9AdlSU4jNg35SKL_jegCQccS5iHKFE47PnmY2Fqi7iAgu66JPkikX2qBtJPvCFQeI6rpbQx1D9fP9ZKfEUUtCbir05x6O4cxcaDEjEkrtRhT06-UMqMphKH8ALdApfMzl_67K-WZcHVmauodUA/w640-h382/0-2.PNG


Cuộc «Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957» được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội được nhiều người chú ý vì lần đầu tiên đề cập đến đề tài lịch sử nhạy cảm này. Khai mạc từ ngày 08/09/2014, theo như thông tin trên các báo thì triển lãm sẽ kéo dài cho đến hết năm nay. Tuy nhiên sáng nay 11/9/2014 khi những người nông dân Dương Nội vốn biểu tình đòi đất suốt một tháng qua muốn vào tham quan thì triển lãm lại cho biết tạm đóng cửa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Đóng cửa triển lãm “Cải cách ruộng đất” vô thời hạn
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh06UWAVym_p71WdYoefB72SHK5N3Se-g-fPGA9u4iucCiRBxxX7lm7iaEhcST1mBKjOZ7vk3-UeAHJa2_mT212P9Ydxh0VMQYXBZ8sktpMLXVmNqEOfrGpQSBiAhz0Ui6lR05_4eI0VXk0KjdVoS85jkOMfTl2IVfIBSuIGaTY2kNwRICELK8aIOr4osx8/w640-h564/0-2.PNG


Cuộc triển làm Cải Cách Ruộng Đất được mở ra từ sáng ngày 8 tháng 9 và được nói sẽ kéo dài đến cuối năm nay; thế nhưng hôm nay ngày 12/09/2014 Bộ Văn hoá – Thể thao và du lịch, Bảo tàng lịch sử tại Hà Nội đã ra thông báo đóng cửa.

Lo ngại dân oan xem triển lãm?
Lý do đóng cửa được thông báo là “Phòng trưng bày chuyên đề cải cách ruộng đất 1946 – 1957” đang gặp sự cố điện, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tạm thời đóng cửa để sửa chữa và khắc phục.

Trong khi đó một nhân viên của bảo tàng khi được hỏi thì lại nói:

“Hiện giờ đã đóng cửa, tôi chưa biết được khi nào mở cửa, vì chỉ đạo ở trên xuống thứ trưởng chỉ đạo xuống mà cho nên chưa biết đâu.”

Blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội đã có một buổi tham quan phòng trưng bày hiện vật CCRĐ cho chúng tôi biết, ông không lấy gì làm lạ khi phòng triển lãm CCRĐ đóng cửa một cách bất ngờ với những lý do mà ông nêu ra như sau:

“Mặc dù báo chí bảo tàng đầu tiên thông báo rõ ràng là sẽ mở kéo dài đến hết năm 2014, thế mà có được mấy ngày từ hôm mùng 09 đến 11 mới được có 3 ngày thì là bảo tàng đã đóng cửa chiều qua. Tôi cho rằng cái việc đóng cửa bảo tàng này là không có gì là lạ, bởi vì những người tổ chức và cái đảng này đã không lường trước được sự chú ý của người dân, và phản ứng của người dân đối với việc triển lãm ở đây. Việc triển lãm tổ chức ở đây, và nó khơi dậy những ký ức sống động, buồn tủi, đau đớn và những tội ác đã gây ra cho dân tộc, cho đất nước này ở thời kỳ CCRĐ một cách sôi động và rõ ràng đến như vậy.”

Thật ra là rất bình thường, tôi thấy là chiều hôm qua đã có tin đóng rồi, bởi vì là thấy có một số, nghe nói rằng, nghe bạn bè nói nhau rằng có rất nhiều những người, những người bên Dương Nội và những bà con mất đất sang để tụ tập trước cửa, đấy cũng là có thể có khi lý do trực tiếp.

Ông Châu Đoàn
Ông Châu Đoàn vừa là phóng viên ảnh tự do, vừa là nhà văn, đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội nói rằng, lý do đóng cửa vì sự cố kỹ thụât như mất điện, bảo trì…nêu ra như thế là không thuyết phục; đó chỉ là cái cớ. Theo ông này thì trong xã hội Việt Nam hiện nay việc làm như thế của chính quyền là chuyện bình thường:

“Có những sự việc họ không thể nói được ra lý do thật, chứ còn lý do kỹ thuật thì tất cả cái đấy chỉ là cái cớ xin lỗi để cho để có thứ để mà trả lời thôi vì ai cũng hiểu. Bởi cái phòng triễn làm ấy nó rất đơn sơ, có máy móc gì ghê gớm đâu mà nói về vấn đề kỹ thuật. Thật ra là rất bình thường, tôi thấy là chiều hôm qua đã có tin đóng rồi, bởi vì là thấy có một số, nghe nói rằng, nghe bạn bè nói nhau rằng có rất nhiều những người, những người bên Dương Nội và những bà con mất đất sang để tụ tập trước cửa, đấy cũng là có thể có khi lý do trực tiếp.”

Đúng như lời của ông Châu Đoàn thì vào ngày 11 tháng 9 vừa qua, những người dân oan mất đất Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và muốn vào xem triển lãm Cải cách Ruộng đất. Thế nhưng lực lượng chức năng đã ngăn chặn họ. Đầu tiên yêu cầu họ phải cởi áo có những dòng chữ mang nội dung dân khiếu kiện đất đai và đòi người bị bắt oan ra. Dù một số người dân Dương Nội làm theo yêu cầu đó; nhưng rồi lực lượng chức năng lấy lý do vì sự cố ánh sáng nên từ chối không cho họ vào xem và đóng cửa triển lãm.

Bất lợi không lường từ cuộc triển lãm
Theo cả hai người blogger Nguyễn Hữu Vinh và nhà văn Châu Đoàn thì chính quyền Hà Nội đã không lường trước được những phản ứng bất lợi khi cho mở cuộc triển lãm:

“Nói thật, nếu mà nói về vấn đề kỹ thuật thì với một diện tích như vậy không phải là quá lớn, họ hoàn toàn có thể chuyển sang một nơi khác để triển lãm. Nhưng mà vấn đề là khi mà mở ra cuộc triển lãm như vậy, tôi chưa nói về chất lượng nội dung, thế nhưng mà nó đã tạo ra một cái cối cho xã hội, công luận quan tâm đến sự kiện lịch sử, nó khơi dậy rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ có thể nói là rất là nóng bỏng trong mấy ngày qua thì cái đấy những người đứng ra tổ chức triển lãm, những người cho phép, họ không đủ khả năng đối phó với tình huống đó.”

Hầu hết những người sau khi đến xem ra về đều cho rằng cuộc triển lãm trưng bày những hình ảnh và hiện vật bị phân tích là làm giả. Một điểm nữa là sự so sách giữa tầng lớp bị cho là địa chủ và dân nghèo trong thời kỳ thập niên 50 của thế kỷ trước và giữa những quan chức và người dân mất đất hiện nay

Đối với khả năng triển lãm Cải cách ruộng đất có thể mở cửa trở lại, thì blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận định:

“Bị trục trặc âm thanh, cái nọ cái kia để dừng lại triển lãm, nhưng tôi thì không tin những điều đó, bởi vì những điều lý do, dối trá ấy thì tôi gặp thường xuyên nhơn nhản trước mặt tôi như vậy, tôi tin rằng triển lãm đã bị đóng cửa và tôi cũng tin rằng sẽ không được mở lại trong thời gian tới đây.”

Còn nhà Văn Châu Đoàn thì có ý kiến:

“Tôi sợ rằng, trong một tương lai gần thì khó. Bởi vì tôi không hiểu mục đích thật người ta mở ra để làm gì? Bởi vì làm thì phải thoả thích, không có một cái tự do để làm một cách thẳng thắn, đầy đủ được, nhưng làm chỉ một chừng thôi thì không biết được, nhưng về mặt hiệu quả xã hội thì tôi đánh giá rất tốt. Cũng có thể họ sẽ mở lại, và họ có thể họp bàn bạc trong đầu vào cái cách để ứng phó làm sao? Cho dư luận người ta chấp nhận được và nó không gây ra sự bất ổn nào. Tôi nghĩ chuyện ấy vẫn là bình thường.”

Blogger Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra gay gắt khi cho rằng đối với những quốc gia tự do thì việc đóng cửa như vậy là không bình thường, không hợp lý, nhưng đối với những quốc chính quyền độc tài như Việt Nam thì là bình thường:

“Việc đó không hợp lý, ở những người khác, những nơi khác, ở đất nước khác, nhưng nó rất hợp lý ở một chế độ độc tài khi mà đảng muốn như thế thì điều đó phải được làm, dù vô lý, đi ngược lại luật pháp, vô luật pháp, vô đạo đức, vô luân thì bất cứ một cái gì.”

Triển lãm “Cải cách ruộng đất” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam sau khi mở cửa đã tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ. Hầu hết những người sau khi đến xem ra về đều cho rằng cuộc triển lãm trưng bày những hình ảnh và hiện vật bị phân tích là làm giả. Một điểm nữa là sự so sách giữa tầng lớp bị cho là địa chủ và dân nghèo trong thời kỳ thập niên 50 của thế kỷ trước và giữa những quan chức và người dân mất đất hiện nay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Tại sao phải vội vã đóng cửa Triển lãm về Cải cách ruộng đất?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTZy4WjtqFTEDIhH97N2UERbtYgK6O87s9iHP8SKAFR_l9UqLVcFN6K_jsQ8dXbo4j9Mhj7-N8UlTIZ62F3cRteJQyWe1tPgN1ofaDZwpnGqppPf_Wvh2kgYb4EoZoEX5FtDOt0dH3tZKGLYJT3FO1fvbFHZ0WHf3QcyVY85yuvIQODdSr6-zcP0LcZrwn/w640-h360/0-1.PNG


Những ngày này, vào cái thời điểm sau lễ kỷ niệm 69 năm Quốc khánh, một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (CCRĐ) được tổ chức tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, sự xuất hiện của bản Google Docs cuốn Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh trên mạng internet cũng là một tác nhân khiến chủ đề về CCRĐ càng nóng thêm.

Chủ đề này đang hâm nóng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, ở đâu đâu cũng thấy người ta nói về chủ đề Cải cách ruộng đất (CCRĐ).

Đôi nét về CCRĐ
Chương trình CCRĐ với mục đích xoá bỏ giàu nghèo - với chủ trương “San bằng giai cấp hoá yên vui” là một bước trong tiến trình tiến lên CNXH của Đảng CSVN tổ chức và thực hiện.
CCRD với khẩu hiệu “Người Cày Có Ruộng” là chương trình bắt nguồn từ đường lối chính sách của Đảng CS Trung quốc, nhằm tiêu diệt các thành phần bóc lột, phản quốc, phản động như địa chủ, cường hào, ác bá v.v.... Vào những năm 1953–1956 ở miền Bắc Việt nam, khi ấy Đảng CSVN, dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung quốc đã tổ chức thực hiện việc CCRĐ một cách máy móc, dập khuôn và tràn lan. Thông qua những màn đấu tố phần lớn là oan và sai đối tượng nhằm để đạt chỉ tiêu của cố vấn Trung quốc giao cho. Với những phiên Toà kiểu vô luật pháp của một nhóm người trong Đội Cải cách, có thể tuỳ tiện tuyên án để tịch thu tài sản, đất đai của những người này để chia cho bần nông, cố nông. Thậm chí, các bản án tử hình với số lượng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bị quy kết địa chủ đã bị bắn bỏ ngay lập tức.

Việc thực hiện CCRĐ ở miền Bắc Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả vô cùng to lớn cho xã hội thời ấy. Đã có rất nhiều người bị đấu tố oan, sai. CCRĐ được cho là không chỉ giết dã man nhiều người vô tội. Mà tội ác lớn nhất của nó là nó chà đạp lên luân thường đạo lý, phá hoại toàn bộ nền tảng đạo đức xã hội của người Việt được xây dựng qua biết bao thế hệ. Kể từ đó, đạo đức xã hội đã bị băng hoại, tình người bị chà đạp; những kẻ trắng trợn đổi trắng thay đen, ngậm máu phun người giành được quyền hành và thao túng, chi phối toàn bộ cuộc sống khiến người lương thiện thì chịu oan khuất, thua thiệt, kẻ bất lương trở thành các vĩ nhân bất khả xâm phạm và còn là tấm gương cho toàn xã hội.

Theo thống kê, tổng số người bị đưa vào danh sách đấu tố vào khoảng 172.000 người; trong đó số người bị oan sai tới khoảng 123.000 người. Cuộc cải cách và đấu tố này đã gây nên biết bao sự oan sai cho những người nông dân hiền lành và vô tội, nhiều ngàn gia đình tan cửa nát nhà. Mà làn sóng người miền Bắc di cư vào Nam trong năm 1954 để chạy trốn Cộng sản là bằng chứng cho thấy hậu quả của những sai lầm này.

Chính điều đó đã làm Đảng CSVN bị mất uy tín đối với nhiều người dân. Trước những sai lầm nghiêm trọng này, tháng 9 năm 1956, ông Trường Chinh đã buộc phải từ chức Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng CSVN cách chức Bộ Chính trị của ông Hoàng Quốc Việt, cũng như cách chức Uỷ viên TW Đảng của ông Hồ Viết Thắng. Đến tháng 10 năm 1956, ông Võ Nguyên Giáp, thay mặt ông Hồ Chí Minh đã phải thừa nhận sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai.

Không ngoa, nếu như ai đó nói rằng CCRĐ những năm 1953–1956 ở miền Bắc là một trong những tội ác chống nhân loại của Đảng CSVN và cần được đưa ra xét xử ở Toà án Quốc tế.

Mục đích mở triển lãm bị phá sản
Vào ngày 8.9.2014 vừa qua, Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai trương một triển lãm về cải cách ruộng đất, mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957”. Theo đánh giá, đây là lần đầu tiên Việt Nam có triển lãm về sự kiện lịch sử được coi là một trong những thất bại trầm trọng của Đảng CSVN.

Theo báo chí, ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho biết mục đích của triển lãm là “Muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.”. Tuy nhiên khi được hỏi về con số người bị xử tử trong cải cách ruộng đất có được nêu ra tại triển lãm này hay không, thì ông Nguyễn Văn Cường cho rằng theo ông quan trọng nhất là thành tựu “người cày có ruộng”, còn những mất mát thì trong những sai lầm và bài học kinh nghiệm Đảng đã có đánh giá và sửa sai.

Điều đó cho thấy cũng gần đúng như dư luận đánh giá, đó là việc nhà nước tổ chức triển lãm về CCRĐ chỉ nhằm mục đích kể công ơn của Đảng CSVN đối với nông dân từ trước đến nay. Nhưng vô tình vấn đề CCRĐ, vốn là một vết thương, một dấu ấn thất bại cay đắng của Đảng CSVN đã bị đào xới lại sẽ tạo ra các phản ứng bất lợi là điều mà họ không lường hết trước được. Đáng tiếc hơn, giữa lúc vấn nạn dân oan mất đất, mất ruộng đang ở giai đoạn cao trào, thì lẽ ra khi động chạm tới vấn đề CCRĐ trong lúc này, thì phía chính quyền cần phải đả động tới cả hai mặt của một vấn đề, cả vấn đề tích cực, những mặt hạn chế và những sai lầm của Đảng CSVN trong vấn đề đất đai để làm dịu lòng những người dân oan. Nhưng họ quên mất rằng, trong bối cảnh mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao, những vấn đề mất mát, những sai lầm khi nhà nước càng muốn dấu thì người dân càng quan tâm tìm hiểu hơn và điều này sẽ dễ tạo nên phản ứng mạnh mẽ của dân chúng. Và cuối cùng họ đã không làm như thế.

Có ý kiến cho rằng việc nhà nước tổ chức triển lãm về CCRĐ để đối phó với làn sóng đọc và chia sẻ tác phẩm Đèn cù của Trần Đĩnh thì thiết nghĩ rằng không có cơ sở. Vì để tổ chức một cuộc triển lãm về chủ đề này thì người ta phải chuẩn bị trước ít nhất là một năm, thậm chí là nhiều năm. Việc hai sự kiện này xảy ra trong cùng gần một thời điểm đó chỉ là sự tình cờ, một sự ngẫu nhiên.

Sức mạnh của truyền thông xã hội và dân oan
Vào chiều tối 11.9.2014 trên mạng facebook đã có tin nói rằng cuộc triển lãm về CCRD đã tạm không tiếp đón người xem chiều nay đóng cửa, theo đó tin cho biết “Đại diện Ban Tuyên giáo TW và Bộ VHTTDL cùng Bảo tàng tìm lý do hợp lý để đóng cửa. Lệnh cho làm ngay một triển lãm khác, cổ vật để thay thế.”. Đến sáng ngày 12.9 thì được biết tấm pano quảng cáo về cuộc triển lãm treo trước cửa Viện Bảo tàng Lịch sử đã được hạ xuống, dù rằng trước đó cuộc triển lãm này dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 12.2014. Một cuộc triển lãm vừa mở cửa vẻn vẹn có 4 ngày đã phải gấp rút đóng cửa với những lý do không thuyết phục càng gây sự tò mò của mọi người.

Vậy lý do gì và nguyên nhân vì sao chính quyền đã vội vã huỷ cuộc triển lãm này?

Hiện nay ở Việt nam, thế hệ những người ở lứa tuổi 40 trở xuống hầu như rất ít người có hiểu biết về vấn đề CCRĐ. Những người có thể biết và biết rõ về CCRĐ là do họ tự tìm hiểu trên mạng internet, việc giáo dục và tuyên truyền về vấn đề CCRĐ từ trước đến nay ở VN là hết sức sơ sài và hầu như nhà nước không nói gì đến mặt trái của nó. Tuy vậy, để tìm kiếm các thông tin đa chiều về vấn đề CCRĐ trên mạng internet bây giờ là điều hết sức dễ dàng, với vô vàn thông tin đa dạng. Triển lãm về CCRĐ được tuyên truyền trên truyền thông nhà nước và các mạng xã hội đã vô tình đã kích thích sự tò mò của nhiều người và họ đã bỏ thời gian để tìm kiếm sự thật.

Những ngày này, trên các mạng xã hội vấn đề được người ta bàn luận nhiều nhất là vấn đề CCRD, người ta chia sẻ vô vàn các thông tin - chủ yếu là mặt trái của vấn đề. Số lượng người quan tâm và đến xem đến cuộc triển lãm này cũng khá nhiều, không những thế tại nơi triển lãm người ta có thể bàn luận, chia sẻ quan điểm cá nhân thậm chí viết những suy nghĩ của họ trong sổ lưu. Những ý kiến ghi trong cuốn sổ này khá đa dạng, thậm chí có những ý kiến rất gay gắt. Đây cũng là một điều bất lợi không đáng có mà chính quyền không lường được hết. Đồng thời đây cũng là hệ quả của lối tuyên truyền một chiều, đó là chỉ tuyên truyền những cái tốt vốn rất hiếm hoi trong sự thất bại trầm trọng của công tác CCRD mà không mảy may đề cập tới những sai lầm cần phải được sửa đổi.

Chỉ trong mấy ngày đầu, nhiều biểu hiện cho thấy chính quyền đã sớm phát hiện ra việc làm của họ đã phản tác dụng, trái những gì họ đã dự kiến vì đã tạo dư luận gây xôn xao trong dân chúng. Điều này chứng tỏ chính quyền đã theo dõi diễn biến trên mạng xã hội khá chặt chẽ. Vì họ biết rằng, việc cuộc triển lãm CCRĐ đã và đang khơi dậy những ký ức đau xót và những tội ác mà Đảng CSVN đã gây ra cho dân tộc và đất nước này ở thời kỳ CCRĐ. Những cái đó đã và đang trở thành một trào lưu xã hội quan tâm ở mức cao, đã đẩy chính quyền vào tình thế không biết sẽ còn có những diễn biến gì tiếp sau đó. Và cũng cần phản nói thêm: với đội ngũ tham mưu rất kém, đã không lường hết được phản ứng ngược lại của dư luận xã hội, khi đưa chủ đề hết sức nhạy cảm vốn đã được dấu kín nhiều chục năm.

Việc bà con dân oan Dương Nội mặc áo với các dòng chữ đòi nhân quyền đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội trưa ngày 11.9.2014 để xem triển lãm Cải cách ruộng đất là lý do đi đến việc chính quyền ra quyết định đóng cửa triển lãm. Vì họ tin rằng kế tiếp dân oan Dương nội sẽ có hàng nghìn dân oan trên khắp cả nước sẽ đổ về và biến nơi đây thành nơi tụ tập của lực lượng dân oan. Đây là quyết định nhằm “dập lửa ngay từ đầu gió” được đưa ra trong sự lo ngại của phía chính quyền.

Điều đó phần nào cho thấy sức mạnh của truyền thông trên mạng xã hội được tận dụng cùng với sự đoàn kết của dân oan Dương nội, điều này đã gây ra áp lực không nhỏ lên chính quyền, và đây là những lý do để trả lời câu hỏi “Tại sao nhà nước phải vội vã đóng cửa?”

Những bài học kinh nghiệm
Nếu ai có ý định so sánh địa chủ và tư sản ngày xưa với các “đầy tớ” của nhân dân hay các đại gia thời nay, thì không có gì đáng để so sánh, vì sự khập khiễng của nó. Ngày xưa việc tích luỹ ruộng đất và của cải của địa chủ hay tư sản đều thông qua việc kinh doanh buôn bán hoặc thậm chí họ còn trực tiếp tham gia lao động như người làm công. Nói chung, những của cải hay tiền bạc mà họ tích cóp được là do công việc hầu hết là chân chính và lương thiện, chứ không phải là những của cải do ăn cướp được như những “đầy tớ” của nhân dân hay các đại gia thời nay.

Nếu mục đích ban đầu của cuộc triển lãm, chính quyền hy vọng rằng để cho người dân thấy sự khác nhau hay nói cách khác là khoảng cách giữa cuộc sống của giai cấp địa chủ và những người bần cố nông trong quá khứ như thế nào. Mà triển lãm này bỗng trở thành tiền đề cho mọi người ta cảm thấy cần suy nghĩ nghiêm túc về khoảng cách giàu nghèo giữa các quan chức đảng viên với những người nghèo khổ hiện nay. Thử hỏi cái khoảng cách đó ngày nay gấp bao nhiêu lần những cái người ta thấy ở ngày xưa qua cuộc triển lãm? Qua đó số đông mọi người đã buộc phải đặt dấu hỏi nghi ngờ vì sự giàu có của các quan chức.

Thông qua vấn đề CCRĐ, thì sự minh bạch về thông tin cũng sẽ giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn đọng, những oan khúc chưa có lời giải đáp. Vấn đề then chốt là đúng sai phải rõ ràng, kẻ làm sai phải bị nghiêm trị, người bị oan sai phải được xin lỗi và bồi thường mọi mặt, kể cả danh dự của bản thân họ và gia đình. Chứ không thể nhận sai lầm và tuyên bố sửa sai bằng miệng rồi bỏ đấy như Đảng CSVN đã từng làm trong vấn đề CCRĐ từ trước đến nay. Nếu như việc này được xử lý đúng và phù hợp thì có lẽ Đảng CSVN cũng sẽ không mất uy tín trầm trọng như bây giờ.

Nếu chính quyền biết việc đưa thông tin đa chiều, cả mặt xấu lẫn mặt tốt vào trong cuộc triển lãm một cách khéo léo và phù hợp cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với người xem. Điều đó có tác dụng xoa dịu lòng dân, vì trong kỷ nguyên thông tin như hiện nay thì không ai, không có bất kỳ thế lực nào có thể che dấu được người dân.

Có không ít người, mà cá biệt có người là con địa chủ bị bắn oan trong thời CCRĐ, gần đây đã từng tuyên bố “Nếu bây giờ có CCRĐ, tôi sẽ là đao phủ”. Tôi không biết họ nói thế là nói thật hay nói đùa? Dù sao chăng nữa tôi cũng phản đối những suy nghĩ như trên vì đó là hành động mang tính trả thù, cái tư duy trả thù kiểu mạng phải đổi lấy mạng chắc cũng không còn chỗ đứng trong thế giới văn minh ngày nay.

Mà hãy coi những sai lầm trong quá khứ là những bài học để ta tránh không mắc phải hoặc lặp lại những sai lầm như thế.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

Cải cách Ruộng đất và sự thay thế bộ tứ lãnh đạo Việt Nam
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiQ1ME7i791z7yZ58XdKzF-8EBWeKWpj_AMLogljTIhMfis67HA75bQ0Bz3UHhuvSB_-G0THBh66kAqCE_ZbkSGree7g6TslQ8DGPMRnmaJawp-yO1rzvlAihUjmlqSXIiCQIb4h6K9qC4oseO7haOX0QkiIxKdi5bzBIyd7CwG-6A8-zc4vODzFc92C1Jw/w640-h412/0-1.PNG


Cải cách Ruộng đất xảy ra trong bối cảnh nào? Tại sao bộ tứ lãnh đạo Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp lại dần bị giải thể, cùng với đó là sự trỗi dậy của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ?

Việt Nam vừa trải qua một cuộc chuyển giao quyền lực. Vào ngày 19/7, vị tổng bí thư lâu năm của Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng qua đời. Ông Trọng đã già yếu, nên trong một thời gian dài, có rất nhiều suy đoán về việc ai sẽ kế nhiệm ông làm lãnh đạo Đảng.

Như thường lệ đã xảy ra nhiều lần dưới chế độ cộng sản, không rõ việc chuyển giao quyền lực thực sự diễn ra như thế nào. Đã có các cuộc thảo luận không chính thức trên khắp các diễn đàn về những phe phái quyền lực khác nhau trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Tuy nhiên, cuối cùng chúng ta vẫn không biết rõ làm thế nào mà ông Tô Lâm lại trở thành người quyền lực nhất.

Trong bài viết này, tôi muốn quay ngược đồng hồ về một quá trình chuyển giao quyền lực quan trọng của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trong quá khứ. Cuộc chuyển giao quyền lực đó chứng kiến sự giải thể dần dần bộ tứ lãnh đạo: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp trong khoảng thời gian ba năm từ 1956 đến 1959.

Bốn người này đã thành lập một trong những nhóm lãnh đạo Đảng mạch lạc và hiệu quả nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản. Họ đã lãnh đạo Đảng kéo dài từ năm 1941, khi Hồ Chí Minh chính thức hội nhập trở lại phong trào Cộng sản Việt Nam.

Nhưng mười lăm năm sau, vào năm 1956, một phản ứng dây chuyền xảy ra, chỉ trong vài năm đã dọn đường cho sự trỗi dậy của hai lãnh đạo khác là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Hai người họ sẽ lãnh đạo Đảng trong 27 năm tiếp theo.

Tại sao và làm thế nào việc chuyển giao quyền lực đó diễn ra?

Một số cách giải thích
Lời giải thích điển hình thường có hai phần.

Phần đầu tiên tập trung vào chiến dịch Cải cách Ruộng đất đầy bạo lực được thực hiện từ năm 1953 đến năm 1956 ở miền Bắc Việt Nam. Theo lý thuyết đó, những lãnh đạo Đảng gắn bó chặt chẽ nhất với Cải cách Ruộng đất đều phải bị kỷ luật vì đã để cuộc cải cách diễn ra một cách “thái quá”. Khi Hồ Chí Minh “biết được” những điều xấu xảy ra trong chiến dịch, “Người” đã can thiệp và kỷ luật những người có trách nhiệm.

Có nhiều người nhận án kỷ luật, ở đây tôi chủ yếu nói về Tổng Bí thư Trường Chinh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Văn Lương và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Hoàng Quốc Việt.

Khi Trường Chinh bị buộc phải từ chức Tổng Bí thư, Hồ Chí Minh đã lên thay chức vụ của Trường Chinh và chính thức nắm giữ trong 4 năm tiếp theo. Trong khi đó, ông Hồ chắc chắn đã quyết định để Lê Đức Thọ thay Lê Văn Lương làm Trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng. Đó là một vị trí quan trọng để giành quyền lực vì Lê Đức Thọ có ảnh hưởng lớn đến việc ai được đề bạt vào chức vụ cấp cao nào trong Đảng.

Phần thứ hai của cách giải thích tập trung vào yếu tố địa lý. Hồ Chí Minh biết chiến trường lớn tiếp theo của Đảng là miền Nam Việt Nam nên muốn đưa người có kinh nghiệm hoạt động ở miền Nam, nói cách khác là “người từ Nam ra” lên làm lãnh đạo. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phù hợp với yêu cầu đó.

Trong bài viết này, tôi sẽ đưa ra một vài ý kiến khác với cách giải thích trên.

Tôi sẽ lập luận rằng Cải cách Ruộng đất (1953-1956) là điều kiện quan trọng dẫn tới sự chuyển giao quyền lực này nhưng nguyên nhân thực sự của sự thay đổi là do Đại hội lần thứ 20 của Liên Xô.

Đại hội 20 diễn ra vào tháng 2 năm 1956. Đấy là dịp nhà lãnh đạo tương đối mới của Liên Xô Nikita Khrushchev đọc “Diễn văn bí mật” huyền thoại của mình. Trong bài phát biểu nhan đề “Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”, Khrushchev đã dành hơn ba giờ để thảo luận về triều đại 28 năm tàn bạo của Joseph Stalin. Đại hội lần thứ 20 cũng chứng kiến sự tiến bộ khi đưa ra ba đường lối chủ đạo dành cho các đảng cộng sản anh em trên khắp thế giới: 1) Chống sùng bái cá nhân 2) Tăng cường dân chủ trong đảng, 3) Áp dụng pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Đối với các nhà lãnh đạo Đảng Việt Nam, bối cảnh diễn ra Đại hội 20 – đầu năm 1956, tức là ngay giữa làn sóng cải cách ruộng đất lớn nhất – là một bối cảnh đặc biệt tồi tệ.

Cần khẳng định Cải cách Ruộng đất là một chính sách trong phong trào Cộng sản Việt Nam. Nhiều tài liệu (phần lớn nằm trong bộ Văn kiện đại hội Đảng toàn tập) cho thấy Cải cách Ruộng đất – chính sách cưỡng chế, tịch thu, chia lại ruộng đất để giành sự ủng hộ của nông dân – là khát vọng tiêu biểu của Cộng sản Việt Nam trong suốt phong trào của họ những năm 1920 và 1930. Vấn đề không phải là Đảng có thực hiện Cải cách Ruộng đất hay không mà là khi nào sẽ thực hiện và Đảng sẽ dùng nó làm mục đích tuyên truyền để lôi kéo giai cấp nông dân thế nào.

Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa Lenin chính thống ở chỗ ông tin tưởng mạnh mẽ vào công thức cách mạng hai giai đoạn của Lenin đối với các nước thuộc địa. Cách tiếp cận hai giai đoạn đó cho rằng Đảng Cộng sản trước tiên nên tập trung sức lực vào việc chống lại và tiêu diệt quyền lực thực dân. Để đạt được mục đích đó, những người Cộng sản nên sử dụng lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc để chiêu mộ giai cấp tư sản bản địa yêu nước vào sự nghiệp chống thực dân. Đây là giai đoạn chống đế quốc.

Sau khi chính quyền thực dân bị đánh đuổi, người cộng sản sẽ bắt đầu giai đoạn thứ hai. Đó là giai đoạn chống phong kiến, phản tư sản, khi Đảng giám sát đấu tranh giai cấp trong nước, giúp đỡ nông dân và công nhân lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản bản địa.

Khi Hồ Chí Minh trở lại châu Á vào năm 1938 và dần dần tái khẳng định mình là người lãnh đạo phong trào Cộng sản Việt Nam, ông đã tổ chức Đại hội Đảng vào năm 1941. Hồ Chí Minh điều chỉnh cương lĩnh của Đảng theo hướng chủ trương cách mạng phù hợp hơn với công thức hai giai đoạn của Lenin. Do đó, ông đã chỉ đạo các đồng chí của mình như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng loại bỏ hầu hết những đề cập đến đấu tranh giai cấp khi tuyên truyền về Mặt trận Việt Minh cho dân chúng.

Về cơ bản, ông đã chỉ đạo đồng chí của mình bám sát các khẩu hiệu dân tộc chủ nghĩa cùng một số lý tưởng xã hội tiến bộ cơ bản. Những chính sách và mục tiêu khác vẫn chưa bị bỏ rơi, chỉ là chúng không phù hợp với tình hình lúc đó, khi Việt Nam cần tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Bài toán lương thực
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chính thức bắt đầu vào tháng 12 năm 1946 khi giới lãnh đạo Cộng sản rời Hà Nội rồi mở cuộc tấn công vào các đơn vị Pháp ở thủ đô và những vùng xung quanh tại miền Bắc. Người Pháp không có đủ binh lính để giành quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam một cách hiệu quả. Phần lớn miền Trung và Tây Bắc bị người Pháp bỏ lại. Đây trở thành những khu vực mà Cộng sản sẽ hoạt động để thành lập bộ máy nhà nước của họ.

Các tài liệu mà tôi nghiên cứu về giai đoạn này cho thấy, tại các vùng do nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm soát, lãnh đạo Đảng rất cần sự đóng góp về lương thực, lao động và binh lính. Trong ba thứ đó, lãnh đạo Đảng gặp khó khăn nhất là vấn đề làm sao để có được gạo.

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cần một lượng lớn gạo để nuôi các quan chức và quân đội ngày càng tăng của mình. Khi chiến tranh tiếp diễn, nhu cầu về gạo ngày càng tăng và nhiệm vụ thu mua gạo ngày càng khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này, những người Cộng sản đã đưa ra đủ loại biện pháp nhằm kích thích tăng sản lượng nông nghiệp. Họ thử nghiệm các chiến dịch thi đua yêu nước – mọi người phải cùng nhau ra đồng và thách thức nhau làm việc chăm chỉ hơn. Họ cố gắng thuyết phục các lãnh đạo Đảng ở địa phương đưa ra một loại hợp đồng nông nghiệp với nông dân địa phương. Về cơ bản, nông dân sẽ nộp kế hoạch canh tác và sau đó ký tên đồng ý sản xuất một số lượng gạo nhất định. Họ cũng chia lại cho nông dân đất đai thu được từ giới thượng lưu đã trốn khỏi nông thôn lên thành phố.

Tuy nhiên, đất đai không hoàn toàn được trao cho nông dân. Nó chỉ được tạm thời trao cho họ và với điều kiện là phần lớn sản lượng canh tác phải được chuyển cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều nông dân phản đối rằng sản lượng từ mảnh đất được chia này không đủ lớn để trang trải chi phí canh tác và đóng thuế nặng nề.

Cuối cùng, đối với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, không có biện pháp nào trong số này giải quyết được vấn đề làm thế nào để huy động đủ lượng gạo đóng góp cho chiến tranh.

Năm 1949, triển vọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc chiến đã được nâng cao đáng kể nhờ chiến thắng của phe Cộng sản Trung Quốc (trong Nội chiến Quốc-Cộng) và sau đó là việc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức được Trung Quốc, rồi Liên Xô và các nước khối Cộng sản khác, công nhận. Stalin quyết định rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ được cố vấn bởi Trung Quốc, nước sẽ điều phối việc cung cấp vũ khí của Liên Xô và Trung Quốc cho quân Bắc Việt.

Ngay sau đó, các nhóm cố vấn Trung Quốc đã đến cùng với số lượng lớn vũ khí. Không có gì ngạc nhiên khi nhóm cố vấn Trung Quốc kỳ vọng sẽ có quyền kiểm soát lớn đối với các hoạt động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồ Chí Minh có lẽ cảm thấy rằng ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc chiều theo những cố vấn kiểm soát viện trợ đó.

Số vũ khí viện trợ lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Chiến dịch biên giới thu đông (1950). Trận chiến là một chiến thắng vang dội của quân Hồ Chí Minh và khiến quân Pháp rơi vào khủng hoảng tinh thần. Nhưng sau đó, trong khoảng một năm rưỡi, quân của ông Hồ đã bế tắc với quân Pháp và đồng minh tại những vùng do nhà nước Việt Nam cai quản.

Đồng thời, tình hình kinh tế ở các khu vực do Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm soát tiếp tục xấu đi. Chính quyền đã trở nên cực kỳ khó khăn trong việc huy động sự đóng góp vật chất bằng gạo và các thực phẩm cần thiết để nuôi sống năm sư đoàn bộ binh. Và cố vấn La Quý Ba của Trung Quốc đã gây áp lực buộc lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải sử dụng cải cách ruộng đất để giải quyết các vấn đề lương thực.

Tôi nghĩ Hồ Chí Minh có niềm tin thực sự rằng cần phải tuân theo công thức hai giai đoạn chính thống của chủ nghĩa Lenin, rằng cải cách ruộng đất nên được hoãn lại cho đến sau khi chiến tranh kết thúc. Vì vậy, tôi nghi ngờ rằng ông Hồ đã thất vọng khi ông tới Moscow vào cuối năm 1952 và Stalin cũng nói với ông rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải tiến hành cải cách ruộng đất.

Thế là, với mong muốn có thêm viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã đồng ý thực hiện chương trình cải cách ruộng đất của La Quý Ba ngay trong chiến tranh, phản lại hai bước của Lenin.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM [1]

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjZNxq32fcO3bwM2uz4tV0cgHFCu61i8OgeiEBH_XjamAKGvUAugD9QQzysf7F7YzdJke13fAhCkoe1oSb9M8ojygvCyA87QPZ_vrIFoGfnu8BnzDgNwJTrhwN5qoSRfoaELL2CZAepp-hTQOsnAbpXEPHjm1wx7wtL-kCePlVhioaTY-8LRD0etOy9i-1r/w640-h460/0-1.PNG


Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm phân chia lại ruộng đất nông thôn, xoá bỏ văn hoá phong kiến, tiêu diệt các thành phần phản quốc (theo Pháp, chống đất nước), phản động (chống chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào cộng tác với Pháp... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện vào những năm 1953–1956.

Theo Luật Cải cách ruộng đất thì Cải cách ruộng đất có mục tiêu “thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển, cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến, đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc”. Cải cách ruộng đất có mối liên quan chặt chẽ với phong trào chỉnh đốn Đảng lúc đó.

Đây là một trong những phương cách chính yếu mà những người theo chủ nghĩa cộng sản nghĩ rằng phải thực hiện để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: “cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc”. Dựa theo mô hình “thổ địa cải cách” của Trung Quốc (1946–1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc.

Sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất công bằng cho đa số nông dân miền Bắc, xoá bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Trong giai đoạn đầu, cuộc cải cách thu được kết quả tốt, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, khiến họ phấn chấn và tích cực chi viện cho kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, từ giữa 1955, do vội vã nhân rộng cải cách tới nhiều địa phương, trong khi trình độ dân trí lại thấp đã khiến việc thi hành bị mất kiểm soát, gây ra nhiều phương hại và tổn thất, nhất là trong việc nông dân quá khích ở các địa phương đã lạm dụng việc xét xử địa chủ để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những đảng viên, cán bộ chính quyền.[5] Sự quá khích này đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn miền Bắc lúc ấy, gây phương hại đến sự đoàn kết của người dân, ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng Lao động Việt Nam. Đến đầu năm 1956, cải cách bị đình chỉ, và suốt 1 năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này.

Bối cảnh lịch sử và mục đích
Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất. Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: “Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới...”.

Nạn đói năm Ất Dậu làm 2 triệu người chết, tỷ lệ chết đói cao nhất là những hộ nông dân không có đất canh tác. Việc phân phối ruộng đất bất bình đẳng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các nạn đói mới hoặc bạo động có thể xảy ra trong tương lai. Trong báo cáo của Hồ Chí Minh tại khoá họp Quốc hội lần thứ III, ông khẳng định “Chỉ có thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến, mới có thể chấm dứt tình trạng bần cùng và lạc hậu của nông dân, mới có thể phát động mạnh mẽ lực lượng to lớn của nông dân để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Mục đích của cải cách ruộng đất là: Tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến”.

Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình giải quyết mâu thuẫn xã hội từ thời Pháp thuộc, đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực thi, hệ thống hoá và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám:

1-Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian (những người Việt theo Pháp) bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh
2-Phân chia đất canh tác cho tá điền
3-Cắt giảm địa tô
4-Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng
5-Phục vụ cho nhiệm vụ tối cao của dân tộc lúc đó là đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn

Theo các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng (bắt đầu tại Thái Nguyên).

Tại kì họp thứ ba của Quốc hội Việt Nam, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ”.

Trước đó, thông tư liên bộ năm 1949 đã đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này được tịch thu từ địa chủ của người Pháp, hoặc từ địa chủ người Việt thông đồng với Pháp. Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (5/1948) đề ra chính sách: Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (đưa ra toà án tuyên bố rõ ràng), ruộng đất thì chia cho dân cày cấy, còn tài sản thì tuỳ từng trường hợp cấp cho dân cày; những đồn điền tịch thu của Pháp thì giao cho Chính phủ tạm thời quản lý; thành lập ở mỗi đồn điền một Ban quản trị có trách nhiệm phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy...

Chính sách
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam xác định chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930 nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Đông Dương là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. Luận cương cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để”. Luận cương cho rằng “có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương khẳng định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.[15] Tháng 12/1930, thư của Ban Thường vụ Trung ương gửi các cấp đảng bộ cho rằng phải xét địa chủ “về phương diện giai cấp” là một giai cấp “dùng cái quyền có đất để bóc lột dân nghèo, hãm hại kinh tế dân cày” và ngăn trở sức sản xuất. Địa chủ là “thù địch của dân cày không kém gì đế quốc chủ nghĩa”, “nó quan hệ mật thiết với quyền lợi của đế quốc chủ nghĩa”, “liên kết với đế quốc mà bóc lột dân cày”. Ban Thường vụ Trung ương chủ trương “tiêu diệt địa chủ”, “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông”. Đến tháng 10/1936, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới, Trung ương Đảng đã phê phán quan điểm của Luận cương chính trị tháng 10/1930: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng... nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng.” Năm 1938, Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh cùng xuất bản tác phẩm “Vấn đề dân cày” nhằm nghiên cứu thực trạng của nông thôn Việt Nam. Các tác giả cho rằng vấn đề ruộng đất và dân cày là nội dung trụ cột của vấn đề Đông Dương; phân tích địa vị giai cấp, vị trí khuynh hướng và tính chất của giai cấp nông dân; phê phán những nhận thức và quan điểm sai lầm đối với giai cấp nông dân; tố cáo trước dư luận những chính sách của thực dân và phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn cho vay nặng lãi... đối với dân cày và nêu lên những yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận Nhân dân Pháp.

Từ tháng 10 năm 1952, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bản “chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam” cho Stalin để “đề nghị xem xét và cho chỉ dẫn” và cho biết chương trình hành động được lập bởi chính ông dưới sự giúp đỡ của Lưu Thiếu Kỳ. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, chương trình cải cách ruộng đất được đặt ra nhằm khắc phục mâu thuẫn xã hội và sự khốn khổ của nông dân đã tích tụ suốt thời Pháp thuộc, qua đó động viên nông dân (chiếm phần lớn dân số Việt Nam khi đó) ủng hộ công cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam tháng 11/1953 bàn về cải cách ruộng đất. Tại hội nghị, Trường Chinh đọc báo cáo có đoạn: “Cải cách ruộng đất chính là để làm cho kháng chiến mau chóng thắng lợi. Nhân dân làm cách mạng, nhân dân kháng chiến và kiến quốc. Đại đa số nhân dân là nông dân. Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, phải tiêu diệt đế quốc xâm lược và giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến. Cải cách ruộng đất là một phương pháp chủ yếu đẩy mạnh kinh tế quốc dân phát triển. Kinh tế quốc dân phát triển thì vấn đề cung cấp cho tiền tuyến và hậu phương được đảm bảo chắc chắn, lực lượng của nhân dân được bồi dưỡng, ta có thêm sức người, sức của để kháng chiến trường kỳ cho đến thắng lợi cuối cùng. Hồ Chủ tịch đã đề ra hai nhiệm vụ trung tâm trước mắt, quan hệ mật thiết với nhau: đánh giặc và cải cách ruộng đất...“Ông cũng nhắc đến câu nói của Stalin: “Thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân”, và của Mao Trạch Đông trong thời kháng Nhật: “Kẻ địch lớn đang đứng trước mắt, không giải quyết dân chủ dân sinh thì không đánh đuổi được Nhật”. Báo cáo nêu rõ: địa chủ chưa đầy 5% nhân số cùng bọn đế quốc chiếm trên dưới 70% ruộng đất ở Việt Nam, còn nông dân gần 90% nhân số mà chỉ có trên dưới 30% ruộng đất. Không đầy 5% địa chủ bóc lột gần 90% nông dân bằng tô cao, lãi nặng, v.v. Báo cáo cũng nhắc lại báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị: “Then chốt thắng lợi của kháng chiến là mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố công nông liên minh, củng cố chính quyền nhân dân, củng cố và phát triển quân đội, củng cố Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt. Chỉ có phát động quần chúng cải cách ruộng đất, ta mới tiến hành những công việc đó được thuận lợi”. Đường lối của Đảng ở nông thôn là dựa vào bần cố nông (cố nông là vô sản, bần nông là nửa vô sản ở nông thôn), đoàn kết trung nông, liên hiệp với phú nông về chính trị, bảo tồn kinh tế của họ, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt.

Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhóm họp và thông qua Dự luật Cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, mang tên Luật Cải cách Ruộng đất.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[2]
Luật Cải cách Ruộng đất quy định chủ trương cụ thể như sau:
Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác. Đối với địa chủ Việt gian (cộng tác với thực dân Pháp), cường hào gây nhiều tội ác thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản. Đối tượng Việt gian nếu bị xử phạt dưới 5 năm tù thì vẫn được chia ruộng đất, gia đình của đối tượng này vẫn được chia ruộng đất như những nông dân khác.
Đối với nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thường (không cộng tác với thực dân Pháp) thì trưng thu toàn bộ ruộng đất hiện có cùng trâu bò và nông cụ (Trưng thu là việc giao tài sản cho Nhà nước rồi nhận hoàn trả lại bằng một giá trị tương đương, tức là mua bán tài sản với Nhà nước). Không đụng đến tài sản khác (tiền, nhà cửa, đồ gia dụng...) của họ. Chính phủ quy định mức giá trưng mua tài sản của đối tượng này như sau: Giá trưng mua ruộng đất là giá sản lượng trung bình hàng năm của ruộng đất đó. Giá trưng mua trâu bò, nông cụ là giá thị trường ở địa phương. Giá trưng mua được trả bằng một loại công phiếu riêng, công phiếu ấy được trả lãi 1,5% mỗi năm, sau thời hạn 10 năm sẽ hoàn vốn. Ngoài ra, đối tượng này và gia đình cũng được chia ruộng đất xấp xỉ như nông dân, và được hưởng những ưu đãi khác một cách thích đáng.
Khi xét xử người phạm pháp phải tuân theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm việc bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác.

Ban lãnh đạo
Đồng thời điểm này, Uỷ ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành cải cách ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng này cũng chỉ định một uỷ ban lãnh đạo chương trình cải cách ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất.

Phát động và làm tư tưởng chiến dịch: Hồ Chí Minh (Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước)[12]
Trưởng ban chỉ đạo: Trường Chinh (Tổng Bí thư đảng)
Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt (Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh: Lê Văn Lương (Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng (Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng)
Về phía nhà nước, Ban cải cách ruộng đất TW ngày 15 tháng 3 năm 1954 (không riêng miền Bắc, mà của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà nói chung):

Chủ nhiệm: Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng
Phó chủ nhiệm: Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Lao động), Nghiêm Xuân Yêm (Bộ trưởng canh nông), Hồ Viết Thắng (Thứ trưởng canh nông, trưởng ban liên lạc nông dân toàn quốc)
Uỷ viên: Trần Văn Đức (uỷ viên Trung ương Đảng dân chủ), Nguyễn Cộng Hoà (uỷ viên BCH Tổng liên đoàn lao động), Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng công an), Vũ Đình Hoè (bộ trưởng tư pháp), Tố Hữu (tổng giám đốc nha tuyên truyền và văn nghệ), Linh mục Vũ Xuân Kỷ (uỷ viên Liên Việt toàn quốc), Nguyễn Lam (bí thư đoàn thanh niên cứu quốc), Trần Lương (đại biểu quân đội), Phan Tư Nghĩa (Tổng thư ký Đảng xã hội), Tôn Quang Phiệt (đại biểu Ban thường trực Quốc hội), Hà Quế (uỷ viên BCH hội liên hiệp phụ nữ), thiếu tướng Chu Văn Tấn (đại diện các dân tộc thiểu số), Trần Đức Thịnh (uỷ viên Ban liên lạc nông dân toàn quốc), Bùi Công Trừng (uỷ viên thường trực Ban kinh tế chính phủ), Phan Kế Toại (Bộ trưởng Nội vụ), Hoàng Quốc Việt (uỷ viên TU Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động).[21]

Thi hành
Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính:

Huấn luyện cán bộ
Các cán bộ Đảng Lao động tham gia cải cách ruộng đất được đưa đi học khoá chỉnh huấn 1953. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng trong cải cách ruộng đất, quán triệt quan điểm. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người.

Chiến dịch Giảm tô
Bước đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách “3 Cùng” (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, kết nạp họ thành “rễ”, thành “cành” của đội, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau:

Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c) trung nông cứng; (d) trung nông vừa; (e) trung nông yếu; (f) bần nông; (g) cố nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước và các đoàn và đội cải cách đều cố truy tìm để đạt tỷ lệ địa chủ như một quy định bắt buộc, gọi là “kích thành phần”.
Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2) Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
Áp dụng thoái tô: Đối với các gia đình có địa chủ bị bắt nói trên, đội cải cách thông báo với họ về các sắc lệnh giảm tô của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao gồm: sắc lệnh giảm tô xuống còn 25% vào tháng 11 năm 1945, Sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Căn cứ theo đó, địa chủ nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả cho những nông dân làm công cho họ khoản nợ đó — gọi là “thoái tô”. Nếu không trả đủ nợ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Sau bước này, có những gia đình địa chủ phải bán đi rất nhiều tài sản để trả nợ vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.[22]
Học tập tố khổ, truy bắt địa chủ: Các bần nông, cố nông, “chuỗi”, “rễ” được đội cải cách cho học lớp tố khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột, chèn ép họ như thế nào. Sau khi học qua lớp tố khổ, nhiều du kích và cốt cán cải cách ruộng đất trở nên quá khích, thậm chí họ “vác súng vào thành phố truy bắt địa chủ và con cái địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước”.[23]
Tố cáo công khai: Các buổi xét xử được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia tố cáo từ vài trăm đến cả ngàn người, huy động từ các làng xóm lân cận, và thời gian từ một đến ba đêm tuỳ theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong buổi đấu tố, các nông dân bước ra tố cáo địa chủ đã bóc lột, áp bức họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng Lao động cho ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ tố cáo. Sau khi bị quần chúng tố cáo, các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ toà án nhân dân xét xử.
Xử án địa chủ: Tại các huyện, một toà án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, nếu bị kết án tử hình, đội tự vệ xã sẽ thi hành án, có thể là trước công chúng. Những người không bị xử bắn thì trả về các làng xã, nhưng gia đình và thân nhân của họ thường bị người dân địa phương ác cảm và phân biệt đối xử.
Tổng cộng có tám đợt giảm tô từ 1953 đến 1956 đã được tiến hành tại hơn 1.875 xã.

Thực hiện ở các địa phương
Nhiều tháng sau khi chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách.

Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hecta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.

Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi căn bản. Tình trạng phân chia ruộng đất bất bình đẳng bị xoá bỏ. Nông dân nghèo được chia ruộng đất trở nên hăng hái, sản xuất nông nghiệp gia tăng. Ngoài ra, những tư tưởng cũ kỹ từ thời phong kiến cũng được xoá bỏ một phần. Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội tại nông thôn Việt Nam sau hàng thế kỷ phong kiến. Muc tiêu cǎn bản của cuộc cải cách đã đạt yêu cầu, có tác dụng quyết định đối với việc hoàn thành nhiệm vụ xoá bỏ tàn dư phong kiến ở miền Bắc.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc thực hiện cải cách ruộng đất đã gây ra nhiều hậu quả lớn. Ở các đợt đầu, cải cách diễn ra có kiểm soát và trật tự, đạt hiệu quả tốt. Nhưng từ giữa năm 1955, do tiến hành vội vã, ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng nông dân địa phương trở nên quá khích, đấu tố tràn lan mất kiểm soát, đã có nhiều người bị oan sai. Do sự quá khích và trình độ dân trí thấp của nông dân địa phương, cả các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị tố cáo tràn lan. Theo hướng dẫn trong Luật Cải cách ruộng đất, các cán bộ cải cách ruộng đất đã chỉ đạo nông dân tại nhiều địa phương lập ra các “toà án nhân dân đặc biệt” để tổ chức xét xử[19]. Cũng theo quy định của Luật cải cách ruộng đất, điều lệ tổ chức của các toà án nhân dân đặc biệt do Chính phủ quy định. Luật cải cách ruộng đất cũng “nghiêm cấm toà án nhân dân đặc biệt tiến hành bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác”[19] Nhưng khi áp dụng, nông dân ở các địa phương và các “toà án nhân dân đặc biệt” đã không tuân thủ các quy định này. Tuy được gọi là “toà án” nhưng thực ra thành viên chỉ gồm toàn những nông dân địa phương, được thôn làng cử ra để xét xử chứ không thông qua chính quyền, không tuân theo quy định về tổ chức toà án của Chính phủ. Nhiều “toà án nhân dân đặc biệt” đã lạm quyền, không tuân thủ quy định của chính quyền và luật pháp, họ tự ý tuyên án tử hình hay tù khổ sai chỉ căn cứ vào những lời tố giác của số đông nông dân địa phương. Nhiều nông dân cũng thi đua nhau tố cáo người khác, coi đó là một thành tích của bản thân. Đến cuối năm 1955, việc tố cáo địa chủ xảy ra tràn lan, số người bị tố cáo oan sai chiếm tỷ lệ rất cao. Ví dụ như bà Cát Hanh Long, tức Nguyễn Thị Năm, nhà ở Thái Nguyên; bà bị nông dân địa phương quy tội địa chủ gian ác, bị xử bắn mặc dù trong thời kháng chiến đã có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.[24] Có những nơi cả cán bộ đảng viên, sĩ quan quân đội cũng bị nông dân địa phương bắt giữ, chính quyền địa phương không dám ngăn chặn vì sợ kích động bạo lực với đám đông quần chúng. Ví dụ như tướng Vương Thừa Vũ từng bị nông dân địa phương bắt giữ, chính quyền trung ương phải tới can thiệp mới giải cứu được.

Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy là địa chủ trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; trong đó số người bị quy sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%.[25] Những sai lầm này đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, ông kết luận nhiều nông dân là trung nông nhưng đã bị kết án oan sai bởi những “toà án nhân dân đặc biệt” ở địa phương. Những toà án này toàn là do nông dân địa phương tự lập ra, họ có trình độ thấp nên thường kết án chiều theo tâm lý căm giận địa chủ của số đông người dân khi đó chứ không tuân theo pháp luật, dẫn tới vi phạm các nguyên tắc về điều tra và kết án.[22]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[3]
Chiến dịch sửa sai
Sau khi nhận ra cuộc cải cách ở các địa phương đã diễn ra quá trớn, gây nhiều oan sai, tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 đã tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất và ra lệnh đình chỉ cuộc cải cách. Trong tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9 năm 1956), chính quyền trung ương nhận trách nhiệm đã buông lỏng theo dõi, khiến việc thi hành ở các địa phương bị mất kiểm soát:

“Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành Trung ương nhận khuyết điểm của mình. Các uỷ viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước Trung ương theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.”
Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 10-1956 đã xác nhận: “Tư tưởng thành phần chủ nghĩa trong cải cách ruộng đất có tư tưởng nông dân, đặt bần cố nông lên trên tất cả, thậm chí đặt bần cố nông lên trên Đảng... Tư tưởng tả khuynh trong cải cách ruộng đất đã chớm nở lúc đầu; nó đã đưa đến chỗ học tập kinh nghiệm nước bạn một cách máy móc và không chịu điều tra nghiên cứu đầy đủ tình hình xã hội ta để định chủ trương chính sách cụ thể cho thích hợp... Trong lúc thi hành thì một mực nhấn mạnh chống hữu khuynh trong khi những hiện tượng tả khuynh đã trở nên trầm trọng... từ khu trở xuống thì hệ thống cải cách ruộng đất trở nên một hệ thống ở trên cả Đảng và chính quyền. Tác phong độc đoán chuyên quyền, do đó mà trở nên phổ biến, không đi theo đường lối quần chúng, mà thực tế đã trấn áp quần chúng, nhẹ tuyên truyền giáo dục, buộc quần chúng làm những điều trái với ý muốn, với lương tâm của họ, có khi trái với chân lý và chính nghĩa.”.

Do nhận định chiến dịch Cải cách ruộng đất đã gây ra nhiều oan sai, làm rối loạn tình hình nông thôn, Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau:

Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.
Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.
Ngày 5 tháng 7 năm 1956, thay mặt Ban Bí thư, Tổng Bí thư Trường-Chinh ký Chỉ thị “Về công tác chỉnh đốn tổ chức” đánh giá: Sở dĩ có những khuyết điểm trên, một phần là do Trung ương kém theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và kịp thời uốn nắn các lệch lạc, một phần là do các cơ quan được Trung ương giao trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác chỉnh đốn tổ chức, như Ban Tổ chức Trung ương, Đảng tổ trong Uỷ ban cải cách ruộng đất Trung ương, các liên khu uỷ và khu uỷ, đoàn uỷ, đã không nhận thức đúng tình hình, không nắm vững mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp chỉnh đốn tổ chức, không giáo dục đầy đủ cho cán bộ, không theo dõi sát tình hình, đề phòng các lệch lạc, và phát hiện những vấn đề mới đề nghị với Trung ương bổ sung chính sách; lối làm việc thì thiếu tập thể dân chủ, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới. Về phía các cán bộ ở các tổ chỉnh đốn, thì nói chung vì trình độ chính trị và trình độ công tác kém, lại không được chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính sách, phương pháp, khi tiến hành công tác thì không được lãnh đạo chặt chẽ, cho nên một số đã phạm những sai lầm nghiêm trọng. ở một vài nơi ở cấp xã đã phát hiện có một vài phần tử xấu, cố tình làm sai để phá hoại.
Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
Ngày 24 tháng 8 năm 1956, báo Nhân dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
Tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, nhưng vẫn là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, ông Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, xuống uỷ viên Trung ương và Lê Văn Lương ra khỏi Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng xuống uỷ viên dự khuyết TW.[28], và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội và Sân vận động Hàng Đẫy kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.
Tháng 12 năm 1956, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I, Hồ Chí Minh khóc và thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhận khuyết điểm trong công tác cải cách ruộng đất. Tổng bí thư Đảng Lao động là Trường Chinh từ chức, hai cán bộ trực tiếp chỉ đạo cũng bị kỷ luật.
Theo tổng kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài sản khoảng 70-80% số người bị kết án. Theo báo Nhân dân thì bản thân chiến dịch sửa sai cũng có những thiệt hại khi những người được phục hồi quay lại trả thù những người đã tố cáo họ oan ức. Phong trào trả thù lan rộng và biến thành bạo động tại nhiều nơi khiến chính quyền phải điều động quân đội để dẹp yên. Theo Dommen, ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân dùng gậy gộc để gây bạo động, xảy ra xung đột giữa người dân các làng và các họ, khiến chính quyền phải dùng Sư đoàn 324 để tái lập trật tự[30]. Theo Báo Quân đội Nhân dân, các linh mục Công giáo đã tập hợp giáo dân từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hoá đến Quỳnh Lưu, Nghệ An để phản đối chính sách cải cách ruộng đất; giáo dân đã bắt giữ tổ công tác sửa sai của trung đoàn 269 Quân khu 4, giam họ trong nhà thờ Quỳnh Yên khiến Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ra lệnh cho sư đoàn 324 đang ở Thanh Hoá cử lực lượng hành quân cấp tốc vào Quỳnh Lưu cùng với lực lượng địa phương của Quân khu 4 giải quyết sự việc, đã xảy ra xô xát giữa quân đội và giáo dân. Một số gửi thỉnh nguyện thư đến phái đoàn quan sát viên Canada trong Uỷ ban Đình chiến, xin di cư vào Nam.

Tuy nhiên, theo một số nhân chứng, có những trường hợp việc sửa sai chỉ đơn thuần là phục hồi đảng tịch, quy lại thành phần (từ địa chủ, phú nông trở lại thành trung nông) chứ không được trả lại tài sản, nhà đất (do dân địa phương đã chiếm dụng mất, chính quyền không đòi lại được). Đến năm 2004, theo báo Hà Nội Mới, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định trợ cấp cho một số trường hợp bị qui sai thành phần và có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kì Cải cách Ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[4]
Những thành tích và sai phạm
-Thành tích
Năm 1953, giữa lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chiếm ưu thế trên chiến trường, cuộc cải cách ban đầu có những kết quả nhất định khi chỉ thực hiện việc tịch thu tài sản, đất đai của những thành phần địa chủ bị kết tội Việt gian (theo Pháp chống Việt Minh) chia cho bần nông, cố nông. Chính việc cải cách này đã góp một phần không nhỏ nâng cao sự ủng hộ của dân chúng để dồn sức cho kháng chiến. Quyền làm chủ của người nông dân trên ruộng đất mà họ đang canh tác được xác nhận về mặt pháp lý. Mơ ước có mảnh ruộng của riêng mình ở nông dân đến lúc này đã có hy vọng trở thành hiện thực. Khi bắt đầu trận đánh quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ cũng là lúc hậu phương hoàn thành đợt thí điểm cải cách ruộng đất, tin này đã tiếp thêm tinh thần chiến đấu to lớn cho người lính ngoài mặt trận. Việc thực hiện chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của quân dân, tích cực chi viện cho chiến trường trong đông xuân 1953-1954 mà đỉnh điểm là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cuộc cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân (khoảng 10 triệu dân), chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.

Cuộc cải cách đã hoàn thành xoá bỏ giai cấp địa chủ và tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I, từ 29-12-1956 đến 25-1-1957, báo cáo của Chính phủ kiểm điểm về công tác cải cách ruộng đất đã nêu rõ: “Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành, giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xoá bỏ. Nông dân đã làm chủ nông thôn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người cày có ruộng đã được thực hiện. Sức sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng, đời sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện, mở đường cho việc phát triển công thương nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh tế, văn hoá. Đó là những thành tích căn bản”. Năm 1957 là năm được mùa lớn, sản lượng lương thực đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt xa mức trước chiến tranh..

Sau cải cách ruộng đất, bần nông được sở hữu mảnh đất của gia đình mình, không phải nộp phần lớn địa tô cho địa chủ như trước, do đó họ có thêm hǎng hái sản xuất. Được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn, nông dân có điều kiện cải tiến kỹ thuật, phát triển công tác thuỷ lợi, chú ý đến vấn đề phân bón, nǎng suất nông nghiệp tǎng lên khá nhanh. Miền Bắc đã giải quyết được nạn đói giáp hạt, một bệnh kinh niên từ thời phong kiến. Vǎn hoá, giáo dục đại chúng có cơ sở rộng rãi để phát triển, bộ mặt nông thôn đổi mới.

Việc đất đai nông thôn tập trung vào Nhà nước quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện xây dựng các công trình thuỷ lợi, các cơ sở phục vụ nông nghiệp. Đến cuối năm 1955, các công trình thuỷ lợi bị Pháp phá huỷ đều dần được khôi phục, diện tích đất được tưới tiêu đạt mức 202.374 ha. Năm 1958, sản xuất nông nghiệp nói chung và thuỷ lợi nói riêng đã vượt mức trước chiến tranh. Nghị quyết 63 của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu “thắng được hạn hán, úng, bão, xâm nhập mặn và lụt lớn”. Công trình đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải được chọn làm đột phá với nhiệm vụ tưới tiêu cho 156.000 ha.

Sau 3 năm thực hiện cải cách (1955-1957), diện tích gieo trồng toàn miền Bắc tăng thêm 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%. Về các cây công nghiệp, hầu hết đều vượt mức năm 1939 (năm cao nhất thời Pháp thuộc), riêng bông gấp 3 lần, lạc gấp 3,5 lần, đay gấp 1,5 lần. Đến năm 1957, nền kinh tế miền Bắc được phục hồi, vượt mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị (năm 1939).

Đến hết năm 1957, nông nghiệp ở miền Bắc đã phát triển vượt mức của năm 1939: năm 1939 diện tích trồng lúa của miền Bắc là 1.811.000 ha, năng suất 13,04 tạ/ha, sản lượng 2,407 triệu tấn, thóc bình quân đầu người là 211,2 kg. Các con số tương ứng của năm 1957 là 2.191.800 ha, năng suất 18,01 tạ/ha, sản lượng 3,948 triệu tấn và 286,7 kg. Lĩnh vực chăn nuôi cũng tăng, năm 1957 so với năm 1939, đàn trâu tăng 51,1%, đàn bò tăng 60,1%, đàn lợn tăng 30,8%.

Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hoá. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành “vùng quê 5 tấn” (đạt năng suất 5 tấn lúa/1 hécta) đầu tiên trong lịch sử.

Năm 1958, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rằng tập thể hoá là mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1959 kế tiếp hợp thức hoá chính sách đó và xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai dần tập trung vào tay Nhà nước qua việc thành lập những hợp tác xã do chính phủ quản lý. Nhà nông được khuyến khích và huy động gia nhập hợp tác xã nên đến năm 1960, 86% dân quê ở Miền Bắc đã vào hợp tác xã. Số liệu đó tăng lên thành 95,5% vào năm 1970. Khi Hiến pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 được soạn ra thì quyền tư hữu ruộng đất hoàn toàn biến mất, quyền quản lý đất trên toàn đất nước thuộc về Nhà nước. Cuộc cải cách ruộng đất của thập niên 1950 theo quá trình trên thì chính quyền phát đất cho nông dân một lần nhưng quản lý hai lần; một lần bán chính thức qua dạng hợp tác xã, lần sau qua quốc hữu hoá toàn diện. Từ thập niên 1990, theo chính sách Khoán mười, ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý ruộng đất và giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho mỗi hộ nông dân căn cứ theo đầu người, mỗi hộ tự canh tác và thu hoạch, sau khi nộp thuế thì giữ lại nông sản thừa, hợp tác xã không đứng ra sản xuất mà chỉ cung ứng dịch vụ.

Hồ Chí Minh trong “Thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành” ngày đề ngày 18 tháng 8 năm 1956, xác định cải cách ruộng đất là “một thắng lợi vô cùng to lớn” và “có thắng lợi này là nhờ Đảng và Chính phủ ta có chính sách đúng đắn”. “Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc - cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm: trong việc thực hiện đoàn kết nông thôn, việc đánh kẻ địch, việc chấn chỉnh tổ chức, trong chính sách thuế nông nghiệp, v.v...Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất.”.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[5]
-Sai phạm
Đánh giá sai lầm về tình hình khác biệt giữa nông thôn Trung Quốc và Việt Nam, quá tin tưởng và chịu sức ép của các cố vấn Trung Quốc. So sánh mục tiêu và phương tiện thì phương pháp tiến hành và truất hữu quá cứng rắn khi mà nghiên cứu của Liên Xô tính rằng địa chủ trung bình ở miền Bắc chỉ sở hữu 0,65 hécta đất, một diện tích khá nhỏ so với mức của thế giới. Việc đánh giá bị sai và nâng sản lượng, nâng thuế lên quá cao, quá sức người dân. Như ở Hà Tĩnh, có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32-35 tạ một mẫu ta. Khá nhiều ruộng tốt được tính sản lượng ít nhất phải 25-28 tạ. Trong khi đó như ở Liên Xô, theo ông Đặng Thái Mai: “ở Liên Xô cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thuỷ lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hecta. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hecta, nghĩa là còn hơn một mẫu ta...”.
Yếu tố bạo lực có nguồn gốc bột phát từ hận thù giai cấp và cá nhân đã được tích luỹ trong suốt thời Pháp thuộc trên những vùng nông thôn. Địa chủ trở thành chỗ cho dân nghèo trút cơn giận dữ, họ coi những hành vi chèn ép của địa chủ là nguyên nhân gây ra cuộc sống khốn khó của họ, số khác thì chỉ vì ghen tức với tài sản của địa chủ. Cộng với trình độ nhận thức thấp của đa số người dân và cán bộ cấp xã thời bấy giờ, dẫn tới nhiều trường hợp oan sai, lợi dụng trả thù cá nhân, và các hành vi bạo lực trong các cuộc xét xử. Theo đánh giá của William Duiker, hậu quả của những hành động này nhiều khi rất bi thảm, nhưng trong điều kiện xã hội thời bấy giờ, có thể nhìn nhận đó là những “sản phẩm phụ” không thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách mạng nào (tương tự như làn sóng tàn sát giới tăng lữ nhà thờ của người dân Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp 1789).
Đường lối dựa vào nông dân thi hành cải cách là đúng, nhưng lại không chú trọng việc giáo dục tư tưởng và chính sách một cách kỹ càng cho họ, trong khi đây là đối tượng có trình độ kiến thức rất thấp. Kết quả là ở nhiều nơi, lực lượng nông dân thi hành chính sách chống địa chủ một cách bừa bãi, lạm dụng hình phạt nặng. Chiến dịch càng lên cao điểm thì người dân càng trở nên quá khích, dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Đám đông dân chúng được dịp trả thù địa chủ trở nên kích động mạnh, tố cáo hỗn loạn gây nhiều oan sai và cô lập, đối xử nhục hình với gia đình người bị tố cáo. Hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai. Có trường hợp là cán bộ, đảng viên lãnh đạo cũng bị dân chúng kéo đến đấu tố mà không cần chứng cứ. Điển hình như trường hợp Phó Bảng Đặng Văn Hướng, Bộ trưởng phụ trách Thanh - Nghệ - Tĩnh của Chính phủ, khi về quê đã bị dân địa phương đấu tố vì lý do ông từng làm quan cho triều Nguyễn (họ không biết ông là lãnh đạo cấp cao của Chính phủ), ông ốm chết tại quê nhà Diễn Châu. Hoặc bà Nguyễn Thị Năm (mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai là trung đoàn trưởng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập) Hoặc trường hợp Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội cũng bị một nhóm người dân bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người tố cáo ông là “địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng”.
Trong khi Cải cách ruộng đất đang diễn ra, Đảng Lao động Việt Nam cũng thực hiện chỉnh huấn. Tổng số cán bộ, đảng viên bị kỷ luật là 84.000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%. Có những chi bộ tốt lại bị người dân tố cáo là chi bộ phản động, bí thư hoặc chi uỷ viên chịu kỷ luật nặng. Tình hình chỉnh đốn ở cấp huyện và cấp tỉnh cũng hỗn loạn, số cán bộ lãnh đạo các cấp này bị kỷ luật oan sai cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hà Tĩnh là tỉnh cá biệt, có 19 cán bộ tỉnh uỷ viên, công an, huyện đội dự chỉnh đốn đều bị kỷ luật.
Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị dân địa phương quy là địa chủ và bị giam một thời gian. Hoàng Giáp Thượng Thư Nguyễn Khắc Niêm, cha của nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện cũng bị dân địa phương tại quê nhà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) quy tội vì từng làm quan to cho triều Nguyễn, bị giam trong chuồng nuôi hươu, phải ăn cả cơm thiu
Thậm chí, theo một số tài liệu của các cơ quan điều tra Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bản thân các lãnh đạo Trung ương Đảng như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,... cũng từng bị người dân ở quê nhà liệt vào danh sách đấu tố. Những người dân địa phương đó không hề biết những người này đang là lãnh đạo cấp cao của chính phủ, họ cứ tố cáo vì thấy đó là con của quan lại, địa chủ phong kiến
Trên phương diện xã hội và văn hoá, theo nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì ngoài tác động kinh tế trực tiếp đến đất đai và sản xuất nông nghiệp, cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc có những hậu quả lớn đối với văn hoá cố truyền khi chính quyền địa phương kêu gọi người dân đạp đổ tầng lớp địa chủ và trí thức phong kiến, quét bỏ những “tàn dư phong kiến”. Về mặt văn hoá thì nhiều sách vở chữ Nho và chữ Nôm, hoành phi, câu đối của những gia tộc quyền thế bị đốt, đình, chùa, đền, miếu bị người dân phá huỷ. Về giá trị truyền thống thì quan hệ trong nhiều gia đình, xóm giềng bị phá vỡ do những cảnh con cái tố cáo cha mẹ, láng giềng hãm hại lẫn nhau khiến đạo lý cổ truyền suy sụp.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Poet Hansy

[5]
Triển lãm
Tháng 9 năm 2014 Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu mở cuộc triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất 1946-57. Sự kiện này thu hút nhiều chú ý nhưng chỉ được ba ngày thì đóng cửa vì lý do kỹ thuật. Dư luận cho rằng cuộc triển lãm phiến diện, không nhắc đến những sai lầm như xử án oan sai, đảo lộn đời sống nông thôn Việt Nam. Việc triển lãm đóng cửa ngay sau khi một số người dân khiếu kiện ở Dương Nội muốn vào xem cũng làm cho nhiều người đặt câu hỏi

Ý kiến và nhận định
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói về tình trạng kết án sai trong bài diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội:
“Qua cuộc Cải cách ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình. [...] Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?”

Năm 2005, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt nhìn nhận:
“Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.”
Hội nghị lần thứ mười bốn Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 năm 1958 nhận định:
Về thành tích của cải cách ruộng đất, Hội nghị đánh giá:
“Đã đánh đổ được giai cấp địa chủ cùng bọn Việt gian phản động, giải phóng nông dân khỏi ách phong kiến, làm cho họ thực sự làm chủ nông thôn; củng cố thêm được khối liên minh công - nông; củng cố được quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân, của Đảng; bồi dưỡng được lực lượng kháng chiến, củng cố miền Bắc, cổ vũ nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Thực hiện được khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất, mở đường cho nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hoá nước nhà. Lần đầu tiên trong lịch sử, miền Bắc nước ta tự túc được lương thực, giải quyết được nạn đói giáp hạt kinh niên. Hội nghị khẳng định thắng lợi của cải cách ruộng đất là to lớn và căn bản. “Thắng lợi đó có tính chất chiến lược”.”
Về sai lầm trong cải cách ruộng đất
“Do nhận thức về hai nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta chưa được sâu sắc, do đánh giá tình hình nông thôn miền Bắc không được toàn diện vì thiếu điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể, cho nên đã phạm một số sai lầm về quy định chính sách cũng như về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, phương châm, chính sách cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Phát hiện sai lầm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, Đảng ta kiên quyết sửa sai. Nhờ vậy, những sai lầm đã được sửa chữa, thành quả của cải cách ruộng đất được phát huy.”

Về bài học của cách mạng ruộng đất:
“Phải tôn trọng những nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc sinh hoạt của một đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Phải dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa sai, đồng thời phải giữ vững nguyên tắc, khẳng định mặt thắng lợi của cải cách ruộng đất là căn bản và kiên quyết bảo vệ cái đúng, bảo vệ thành quả của cải cách ruộng đất. Phải dựa vào lực lượng của quần chúng cơ bản mà tiến hành sửa sai... kiên quyết không cho giai cấp địa chủ lợi dụng ta sửa sai mà ngóc đầu dậy trả thù... Phải ra sức đoàn kết toàn Đảng, chống mọi tư tưởng sai lầm.”

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:
“Đến thời cải cách ruộng đất, nhiều đảng viên bị xử lý oan nhưng toàn Đảng thấy được vấn đề và dám nhận trách nhiệm[56]”
----------------
Tham khảo
Lịch sử Việt Nam, 1954-1965, Cao Văn Lượng chủ biên, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1995.
Đại Cương Lịch sử Việt Nam, 1945-2000 tập III, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000.
Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam PGS TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia: Viện Lịch sử Đảng, Học Viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
Việt Nam, 1945-1995 tập I, GS Lê Xuân Khoa, Nhà xuất bản Tiên Rồng, Maryland, 2004.
Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất, Xây dựng Quan Điểm Lãnh đạo, LS Nguyễn Mạnh Tường, diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội.
The Viet Minh Regime, Government and Administration in the Democratic Republic of Vietnam, Bernard Fall, Greenwood Press, Connecticut, 1975.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 17 trang (167 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] ›Trang sau »Trang cuối