Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [53] [54] [55] [56] [57] [58] [59] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Truy nã quốc tế Dương Chí Dũng

Bài đăng trên Tiền Phong 08:29 | 22/06/2012

TP - Ban Tổng thư ký Tổ chức Interpol vừa ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với bị can Dương Chí Dũng (SN 1957), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải, trên toàn thế giới.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=198210&Width=400
Dương Chí Dũng



Như tin đã đưa, Cục CSĐTTP tham nhũng Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng ông Dũng đã bỏ trốn.

Hành vi của ông Dũng liên quan đến việc mua ụ nổi No83 thuộc dự án nhà máy đóng tàu phía Nam.

L.D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nước chẳng còn có Sử Ngư

Vũ Bình Lục


(Về bài thơ MẠN THUẬT- số 14 của Nguyễn Trãi)


Án tuyết mười thu uổng độc thư
Kẻo còn lọt lọt chữ Tương Như
Nước non kể khắp quê hà hữu
Sự nghiệp nhàn khoe phú Tử Hư
Mắt hoà xanh, đầu dễ bạc
Lưng khôn uốn, lộc nên từ
Ai ai đều đã bằng câu hết
Nước chẳng còn có Sử Ngư!

Bốn câu đầu, thất ngôn, tác giả kể về việc dùi mài Kinh Sử, và tự chỉ trích:

 Án tuyết mười thu uổng độc thư
Kẻo còn lọt lọt chữ Tương Như

Nguyễn Trãi từng đôi ba lần nói về việc khổ công đọc sách. Thơ chữ Hán Thập tải độc thư bần đáo cốt ( Mười năm đọc sách nghèo đến xương). Nhưng đây lại là độc thư trên án tuyết, cũng lại là một điển bên Tàu, nói về Tôn Khang đời Tấn. Nhà nghèo, không có đèn đọc sách, thường nhờ ánh sáng của tuyết để học, nên có điển “án tuyết”. Khổ công đến vậy, mong có thể đỗ đạt mà cầu lấy công danh, đem tài giúp nước. Nhưng Án tuyết mười năm uổng độc thư, thì lại là bi kịch mất rồi. Tài năng không được dùng, đành ngậm ngùi than thở, uổng phí cái công phu bồi đắp không ngừng , không mệt mỏi của kẻ sỹ. Thế mà vẫn còn thấy rõ mồn một chữ nghĩa của Tương Như, Kẻo còn lọt lọt chữ Tương Như. Nghĩa là trong bụng vẫn đầy ắp văn chương thơ phú lịch lãm của thi nhân nổi tiếng đời Hán có tên là Tư Mã Tương Như. Mà “hà hữu”, làm gì có cái chuyện tự cho là mình đã giao du rộng khắp núi sông non nước, mà thu vào tầm mắt muôn trùng nước non kỳ thú trong thiên hạ, như một thi nhân nổi tiếng đời Tống từng nói đại ý, rằng kẻ sỹ trong mắt phải chứa những hình ảnh kỳ lạ của núi sông, cho dù trong bụng đã chứa ba vạn quyển sách? (Hung trung vô tam vạn quyển thư, nhãn trung vô thiên hạ kỳ sơn xuyên, vị tất năng văn). Thi nhân tự cười mình, tự trào phúng một tý. Đã thế, lại còn khoe mẽ, thì bảo rằng thôi đừng khoe mẽ làm gì cái tài văn chương thơ phú như Tử Hư, nhân vật công tử trong bài Tử Hư phú của Tư Mã Tương Như đời Hán bên Tàu!...
Đấy là bốn câu thất ngôn liên tiếp, ôm chứa cái tâm sự ưu tư thầm kín của Ức Trai. Có chút tự trào, nhưng tựu chung vẫn thấp thoáng xa xôi nỗi chua xót vì tài năng bị ruồng bỏ.
Câu 5 và 6, bỗng chuyển đổi lượng từ trong câu, thành một cặp câu lục sóng đôi (6/6) và đối xứng, tiểu đối, như thể những châm ngôn được rút ra từ thực tiễn sinh động nhãn tiền. Tác giả viết:

 Mắt hoà xanh, đầu dễ bạc
  Lưng khôn uốn, lộc nên từ.

Nguyễn Trãi từng viết: Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc / Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh…Với thi nhân Ức Trai, mắt xanh chính là con mắt tinh đời, có thể nhìn thấu sáu cõi, cho nên, người có con mắt xanh đương nhiên biết nhiều. Biết nhiều, nên phải nghĩ nhiều. Nghĩ nhiều, nên đầu sớm bạc. Vậy thôi! Người xưa rừng nói Nhân sinh túc tự đa ưu hoạn, (Người nhiều chữ nghĩa- học vấn cao sâu- thì suy nghĩ lo lắng nhiều), chẳng phải vậy đấy sao? Câu Lưng khôn uốn, lộc nên từ, đối với câu trên, như một châm ngôn rất đanh và gọn, lại tiểu đối trong một câu sáu chữ, nhịp 3-3, thể hiện một thái độ dứt khoát. Thời thế bấy giờ nhiễu nhương hết chỗ nói. Biết tính sao? Kẻ hèn hạ khom lưng uốn gối làm quan kiếm chút bổng lộc, đầy rẫy khắp nơi, theo họ, hay nên về? Tất nhiên, một nhân cách như Nguyễn Trãi, thì tất sẽ chọn con đường của Đào Tiềm, quyết không vì mấy đấu gạo mà chịu khom lưng uốn gối: Lưng không uốn, lộc nên từ!
 Hai câu cuối, thất ngôn kèm lục ngôn kết thúc bài thơ, cũng là kết luận chung, có tính thời sự: Ai ai đều đã bằng câu hết / Nước chẳng còn có Sử Ngư!
Thiên hạ đục hết cả rồi, Ai ai đều đã bằng câu hết thì người trong sạch chính trực làm sao có thể tồn tại? Thiên hạ ai ai cũng uốn lưng luồn cúi như lưỡi câu cong, cũng đều là “Hèn đại nhân” cả, thì đất nước đâu còn có người ngay thẳng cương trực như vị quan chép sử nước Vệ đời Chiến quốc, có tên là Ngư? Trực tai Sử Ngư! (Sử Ngư thẳng thắn thay!) Đó là lời khen của Khổng Tử dành cho Sử Ngư, một nhân cách khả kính, tấm gương sáng của muôn đời. Còn như ở nước ta bây giờ, làm gì có Sử Ngư nào nữa! Thật đáng buồn thay!

Một triều đại không có Sử Ngư, trong triều nhan nhản kẻ mặc áo ngắn vạt trước, thì triều đại ấy đang ở giai đoạn suy đồi. Sau suy đồi thì đến giai đoạn tan rã, rồi tiêu vong. Rất may sau đó trời thương nước ta mà sinh thánh, tức vua Lê Thánh Tông, vận nước mới lại hưng thịnh. Tuy nhiên, những điều lo nghĩ và cảnh tỉnh của Nguyễn Trãi trong Mạn thuật này, chắc không bao giờ cũ!
    
Hà Nội mùa thu 2011
V.B.L
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nên cho mượn sách trong dịp hè



TTCT - Hiện nay các nhà trường có chủ trương không cho học sinh mượn sách vào dịp hè, trong khi đây chính là dịp các em có thời gian đọc. Cần xem lại việc này để khuyến khích sở thích đọc sách.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=567238
Khuyến khích các em đọc sách, người lớn cần chủ động đưa ra những định hướng nhưng không gò ép - Ảnh: H.T.V.



Có thể nói rằng thư viện nhà trường là nơi cung cấp đa dạng các loại sách từ sách giáo khoa, sách tham khảo học tập và các loại sách tham khảo khác như truyện, nghiên cứu lịch sử, văn hóa... Do đó nếu có thời gian đọc các loại sách này sẽ góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh.

Sau khi bế giảng năm học, các công tác, hoạt động của nhà trường gần như được kết thúc, trong đó có cả công tác thư viện. Đến thời điểm hè các thư viện sẽ thu hồi sách mượn của giáo viên và học sinh, thực hiện kiểm kê số lượng các bản sách và niêm phong.

Trong năm học đa số các em đều rất bận rộn với việc học trên lớp, học ở nhà, kể cả đi học thêm, nên thời gian dành cho việc đọc sách, đặc biệt là các sách tham khảo không được bao nhiêu. Mà những loại sách tham khảo này số trang cũng nhiều nên đòi hỏi phải có thời gian dài mới đọc hết được, chính vì vậy mùa hè là thời điểm thích hợp nhất đối với học sinh.

Sân chơi của học sinh hiện nay vẫn còn thiếu, do đó chỉ cần một tuần thư viện của nhà trường mở cửa một lần cho học sinh mượn sách trong dịp hè sẽ góp phần hướng các em đến một kỳ nghỉ hè bổ ích. Các em sẽ có được cơ hội ôn tập, nâng cao, mở rộng không chỉ kiến thức trong sách giáo khoa mà còn ở các lĩnh vực khác. Đồng thời, hoạt động này giúp học sinh tránh xa các trò chơi, tệ nạn xã hội không lành mạnh khác.

HOÀNG ANH
(Phòng giáo dục - đào tạo Hội An)


Tinh thần hay vật chất?

Trong thời bao cấp nhiều khó khăn, quan điểm về việc thưởng cho các em học sinh giỏi cuối năm chỉ thuần ý nghĩa tinh thần. Tờ giấy khen mà giờ tôi còn giữ được rất lem nhem. Phần thưởng chỉ là mấy cuốn tập đen nhẻm.

Khi kinh tế, đời sống xã hội phát triển hơn, nhất là khi phong trào xã hội hóa giáo dục bắt đầu, việc thưởng cho học sinh giỏi vào cuối mỗi học kỳ ở các trường trở nên rầm rộ theo kiểu “trăm hoa đua nở”. Và sau một thời gian “thuần tinh thần”, giờ ta lại chuyển sang “cực đối kháng”, chú trọng về vật chất, coi phần thưởng lớn như một thứ “đòn bẩy” kích thích sự phấn đấu học tập của học sinh.

Trong cái “đòn - bẩy - phần - thưởng” ấy không hề có bóng dáng của sách. Có trường thưởng cho học sinh mình những chồng tập cao ngất ngưởng, bìa tập in… logo của trường, hoặc là một cái cặp to đùng, đương nhiên cũng in logo trường, để học sinh mang sau lưng. Sau tập, sau cặp, người ta “thực tế” hơn bằng cách... thưởng tiền. Phần thưởng thu hẹp lại chỉ là cuốn sổ tay nào đó không quan trọng, quan trọng là cái phong bì được nhét bên trong dày hay mỏng, nhiều hay ít.

Đôi khi đó còn là niềm tự hào của những người quản lý chứng minh được khả năng “vận động ngoại giao” của mình với mạnh thường quân. Trường nào “trí thức” hơn một chút thì chuyển đổi phần tiền thưởng quá “lộ liễu vật chất” sang cách mua sách giáo khoa, mua dụng cụ học tập để thưởng.

Nói chung, trong nhu cầu đóng gói phần thưởng cuối năm, ít trường thực hiện việc thưởng sách văn học cho các em như trước đây chúng tôi được hưởng với những bộ sách hồng như Cái ấm đất, Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký...; sách dạy làm người hay những cuốn truyện hoa niên trong trẻo. Cha mẹ chúng tôi ngày trước cũng có thói quen thưởng cho con cái học giỏi những bộ sách thiếu nhi mà chúng tôi thích mê.

Vì sao bây giờ hình thức thưởng như trên không còn được thực hiện? Đi một vòng hội sách các năm mới nhận ra quầy đông khách nhất là quầy... truyện tranh. Chị bạn tôi mở một cửa hàng cho thuê truyện thì những truyện đắt khách nhất vẫn là Đôrêmon, Subasa, Thám tử Conan, truyện tranh Nhật Bản... Văn hóa đọc bây giờ ở thanh thiếu niên dường như đã bị “nhiễm mặn” bởi một thực tế đời sống cần “nhanh, gọn, sạch”.

Có lẽ vì thực tế đó cộng với tư duy “làm chuyện thiết thực” ở các nhà quản lý, tác động của phụ huynh, và ở một vài nơi còn có cả sự can thiệp của những mạnh thường quân hỗ trợ phần thưởng cuối năm cho nhà trường nên việc tặng sách văn học trong phần thưởng hầu như không được thực hiện.

Đó là chưa kể chỉ mới nhập học chừng hai tháng, các công ty sản xuất giấy tập, cặp táp, balô, các công ty văn hóa phẩm đã tung nhân viên đi chào mời việc đóng gói phần thưởng với những hứa hẹn khuyến mãi rất hấp dẫn. Trong khi chưa một đơn vị phát hành sách nào đưa người đi thực hiện công việc chào hàng như thế.

LÂM MINH TRANG (Gò Vấp, TP.HCM)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

GS. TSKH Hồ Ngọc Đại:
Gian dối với trẻ con là cực kỳ đê tiện và độc ác
Gian dối với ai thì cũng đều xấu xa nhưng gian dối với trẻ con thì cực kỳ đê tiện và độc ác. Trẻ con là dân tộc hiện tại chứ không phải chỉ của tương lai nên hậu quả lại càng khôn lường.
Một hạt giống giả dối gieo vào trẻ con hôm nay thì ngay ngày mai, chúng sẽ mọc thành cả rừng giả dối.

Một nền giáo dục mà người lớn (thày cô giáo) luôn luôn “thắng” tức là nền giáo dục bắt buộc trẻ con phải gian dối. Việc thưởng - phạt trong nhà trường chính là cơ hội để trẻ con gian dối và việc áp đặt thi cử là mảnh đất để gieo rắc gian dối. Chế độ sử dụng người theo bằng cấp mà không coi trọng đến năng lực đích thực là động lực để gian dối phát triển. Điều nguy hại là khi việc giả dối được “pháp lý hóa”. Ví dụ như dự án xây dựng Làng tiến sỹ vừa qua chẳng hạn. Khi có ý kiến rằng bằng cấp đó có không ít “của rởm” thì người ta lập luận rằng bằng này do nhà nước cấp, sao lại gọi là... rởm?

Tham nhũng thực ra chỉ là một biểu hiện trong rất nhiều biểu hiện của sự dối trá. Thế nhưng không ai nói về chống tham nhũng hay bằng những kẻ tham nhũng và cũng không ai nói về sự dối trá hay bằng những kẻ dối trá. Kẻ đạo đức giả là kẻ nói về đạo đức hay nhất, thông minh nhất và thuyết phục nhất.
Kẻ dối trá bao giờ cũng được lợi từ sự dối trá nhưng điều có hậu là bao giờ cũng phải trả giá cho sự dối trá của chính họ. Và điều đó đã “cứu” thế giới khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Theo Bùi Hoàng Tám - Nguyễn Kim Khánh
Nhà báo và Công luận
Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s202-304508/gian-doi-voi-tre-con-la-cuc-ky-de-tien-va-doc-ac.htm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cả hệ thống dối trá thì lấy đâu ra cái thật để dậy trẻ con. Dối trá được lợi cực khủng thì tội gì người ta không thi nhau dối trá.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

TQ tiếp tục chỉ trích Luật Biển VN

Cập nhật: 11:29 GMT - thứ hai, 25 tháng 6, 2012


Truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục loạt bài chỉ trích việc Quốc hội Việt Nam hôm 21/6 thông qua Luật Biển.
Các bài liên quan
Quốc hội TQ phản đối Luật Biển VN
Báo TQ lên án Luật Biển của Việt Nam
Trung Quốc phản đối luật biển của VN
Chủ đề liên quan
Trung Quốc, Tranh chấp lãnh thổ
Tờ China Daily, báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Hai 25/6 chạy bài bình luận tựa đề "Trò hề lố bịch" đả phá điều luật này và dọa có hành động trả đũa thích đáng.
Bài xã luận bắt đầu bằng khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn chính đáng khi phản đối mạnh việc Luật Biển Việt Nam bao trùm cả các vùng biển mà Trung Quốc nói là của mình.
Bài báo viết: "Bắc Kinh cũng hoàn toàn chính đáng khi cân nhắc các biện pháp phản ứng mạnh tay hơn, nếu Hà Nội từ chối sửa chữa sai lầm".
Thứ Năm tuần trước, cơ quan lập pháp của Việt Nam đã thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngay lập tức, Quốc hội Trung Quốc cùng nhiều cơ quan ngôn luận nước này đăng đàn đả kích, đồng thời đòi Việt Nam ngay lập tức sửa lại điều luật mà Trung Quốc gọi là "sai trái".
Đáp lại, Việt Nam chính thức bác bỏ chỉ trích của Trung Quốc và cũng phản đối việc Trung Quốc Quốc thông qua việc thành lập thành phố Tam Sa quản lý các vùng tại Biển Đông, trong có Hoàng Sa và Trường Sa.
China Daily bình luận: "Không có gì phi lý hơn việc tìm cách chiếm cái của người khác làm của mình". Báo này cũng ví Luật Biển của Việt Nam với hành động "cướp giật".
"Hà Nội sẽ trở thành trò cười nếu như tưởng rằng cái điều luật sai lầm của mình có thể hợp lý hóa tuyên bố chủ quyền của họ."
"Bắc Kinh hoàn toàn chính đáng khi cân nhắc các biện pháp phản ứng mạnh tay hơn, nếu Hà Nội từ chối sửa chữa sai lầm."
Xã luận trên China Daily
Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không tiếc lời đả phá hành động của Việt Nam, gọi đó là phản bội hiểu biết chung, đi ngược lại truyền thống hữu nghị và quan hệ ổn định giữa hai nước.
Bài xã luận viết: "Hòa bình và thịnh vượng dường như là quan tâm cuối bảng của các đại biểu Quốc hội Việt Nam".
"Trải qua nhiều cuộc chiến tranh với nhiều nước láng giềng, Việt Nam đáng ra phải biết điều gì sẽ xảy ra khi các nước không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Báo Đảng Trung Quốc đe dọa: "Hậu quả có thể sẽ nguy hiểm và đắt giá".

...

Đấy ! Đồng chí 4 tốt đối xử với ta như thế đấy.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:
Cả hệ thống dối trá thì lấy đâu ra cái thật để dậy trẻ con. Dối trá được lợi cực khủng thì tội gì người ta không thi nhau dối trá.

“Không dối trá sao mà tồn tại hả thầy!”



TTCT - Câu nói ấy thốt ra từ miệng của một cậu học trò lớp 12 mà tôi từng dạy trong một tiết công dân. Hôm ấy trước khi vào giờ học chính thức, tôi đọc cho các em nghe bài viết đầy xúc động của một em học sinh lớp 12 ở Hà Nội về giá trị của đồng tiền.

Tôi đang đọc thì một nam sinh từ cuối lớp lớn tiếng: “Rảnh quá thầy ơi! Trên đời này làm gì có ai không quý đồng tiền. Thử quẳng “hắn” (em học sinh viết bài - NV) ra đường vài ngày không có tiền sẽ sống ra sao. Còn nữa, thầy mà còn tin là “hắn” thức cả đêm để viết nên bài văn dài hàng ngàn chữ này ư? Toàn là nói láo, nói xạo!”. Rồi một em học sinh bên cạnh thì thầm với bạn: “Có khi mấy ông nhà báo phóng đại hay thêm mắm thêm muối vào cũng nên. Trên đời làm gì có ai không biết quý đồng tiền cơ chứ”.

Khi ấy tôi hết sức bực bội vì thái độ cũng như phát ngôn của em học sinh này, định quẹt ngay vào sổ đầu bài và cho điểm 0 môn công dân. Nhưng tôi không thể! “Là một giáo viên đứng trên bục giảng, nhưng tôi không được phán xuống buộc các em phải nghe, phải tuân lệnh” - tôi tự nhủ với chính mình và nén lòng.

Không quát tháo hay giận dữ, tôi điềm tĩnh nhìn thẳng xuống lớp và nhỏ nhẹ nói: “Em nghĩ sao mà lại nói như vậy?”. 27 đôi mắt còn lại của lớp hướng về em học sinh này. Em đứng dậy ấp úng: “Dạ xin lỗi thầy! Em không cố ý đâu ạ!”. Các bạn xung quanh quay sang dọa: “Đợt này chết mi nhé! Thầy không bỏ qua cho mi đâu! Cái tội lẻo mép”. Khuôn mặt em cắt không còn giọt máu. Tôi lại hỏi tiếp: “Em cứ nói đi đừng sợ!”. Em vẫn không dám hé môi mà chỉ biết cúi đầu.

Tôi lặng lẽ rời bàn giáo viên xuống gần em và an ủi: “Không sao đâu em. Em cứ nói thẳng ra đi. Thầy không trách em đâu”. Như được truyền cho động lực, em học sinh này bắt đầu thưa: “Thưa thầy! Không dối trá sao mà tồn tại hả thầy!”. Tôi lại gạ hỏi tiếp: “Sao em lại nói vậy?”. Em học sinh này kể mẹ em đã mất việc vì không biết nói dối. Nói xong, em òa khóc nức nở... Trước khi rời lớp học, em chạy ra cửa và phân trần thêm với tôi: “Thầy à! Khi lên phố huyện học, ba mẹ luôn dặn em là sống giữa thời buổi này nếu như quá thật thà khó mà tồn tại được”.

Sau buổi học hôm ấy, tôi tìm đến nhà em. Tôi đến đúng lúc mẹ em vừa mới đi làm đồng về, tay chân lấm lem bùn đất... Tôi hỏi thăm, được chị kể lại câu chuyện trong dòng nước mắt nghẹn ngào. Cách đây 20 năm, chị tốt nghiệp khoa văn đại học sư phạm, bước vào nghề dạy học với bao niềm tin. Ngày ấy, đồng lương khá khiêm tốn, nhiều giáo viên bỏ nghề nhưng niềm đam mê đã tiếp động lực cho cô giáo trẻ đến lớp mỗi ngày...

Năm ấy, trường đăng ký với cấp trên là trong năm học sẽ đạt 100% học sinh có học lực trung bình trở lên để sang năm sau đăng ký với bộ xin công nhận là trường THPT chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh. Để đạt được chỉ tiêu này, lãnh đạo trường đã chỉ thị cho hội đồng sư phạm nhà trường tìm mọi cách đạt bằng được chỉ tiêu này, kể cả việc châm chước điểm hay nâng điểm cho học sinh.

Tổng kết cuối năm học, trong khi nhiều giáo viên khác đặt bút nâng điểm tất cả học sinh để các em được lên lớp, không thi lại thì chị lại “cứng nhắc” lấy kết quả học thật, thi thật để đánh giá ghi vào học bạ, bất chấp dặn dò của hiệu trưởng. Cũng năm ấy, nhà trường không đạt chỉ tiêu đề ra, bị cấp trên khiển trách nặng nề. Còn chị thì đột ngột bị cắt hợp đồng dạy học mà không hề được giải thích nguyên do.

Kể lại câu chuyện, chị trăn trở: “Thầy à! Nhiều năm qua rồi mà bệnh thành tích, căn bệnh dối trá trong giáo dục vẫn còn đó... Tôi biết làm sao ngoài việc dặn con phải “khôn ngoan” hơn trong đời?”...

Thật mỉa mai, ngẫm lại mình tôi thấy cũng vậy thôi. Đã biết bao lần tự nhủ với lòng mình phải “chiến đấu”, nhưng vẫn không đủ can đảm đương đầu trước những sự thật trêu ngươi...

DƯƠNG VĂN ÚT (Quảng Nam)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thầy Đỗ Việt Khoa "chiến" đấy ! Các cụ bảo: Một cây nứa không thể chống lại cái bè.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Tuấn Khỉ đã viết:
Truy nã quốc tế Dương Chí Dũng

Bài đăng trên Tiền Phong 08:29 | 22/06/2012

TP - Ban Tổng thư ký Tổ chức Interpol vừa ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với bị can Dương Chí Dũng (SN 1957), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải, trên toàn thế giới.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=198210&Width=400
Dương Chí Dũng



Như tin đã đưa, Cục
CSĐTTP tham nhũng Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng ông Dũng đã bỏ trốn.

Hành vi của ông Dũng liên quan đến việc mua ụ nổi No83 thuộc dự án nhà máy đóng tàu phía Nam.

L.D
-Chuyện tham nhũng đã được bà con cử tri nói với ĐBQH trong lần tiếp xúc vừa rồi ở khắp nơi...

-CẦN CÓ BAO CÔNG
     
Việt Nam cần có Bao Công
Để trừ cho hết con ông, cháu bà
Chúng đang bán nước, bán nhà
Có còn được mấy danh gia trong lành

Bác Hồ ơi! Hãy hiển linh
Dẹp tan quốc nạn đang bành trướng ra!
Khắp nơi nhan nhản gian tà
Bao Công, Đại Thánh... ở Hoa chưa về?!...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cái thời vua Tống khá anh minh
Mới sinh ra được một Bao Công đấy
Ấy vậy
Biết bao phen Bao bị mất chức, đuổi về ...

Nếu có say mê nghiệp nghề
Bao sống dậy và sang đất Việt
Có truyền tài cho ngàn đồng nghiệp
Và cùng nhau làm cũng bại mà thôi

Tội ác nhiều như vi khuẩn sinh sôi
Vụ cần xử, vua không cho lấy đâu mà xử ?
Giá âm dương mà không cách trở
Bác kính yêu đã chả để thế này.

27.6.12 - TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [53] [54] [55] [56] [57] [58] [59] ... ›Trang sau »Trang cuối