Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [92] [93] [94] [95] [96] [97] [98] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ký ức người chỉ huy xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập

Khi thấy xe 843 dừng lại ở cổng trái, lái xe Nguyễn Văn Tập hỏi: "Thế nào anh Toàn?", ông Toàn dứt khoát "Cứ tông thẳng vào". Ngay lập tức lái xe Tập nhấn ga, húc tung cánh cổng chính của dinh Độc Lập lao vào trong sân.

Trong bộ quần áo lính giản dị, người chỉ huy xe tăng 390 năm xưa Vũ Đăng Toàn vẫn toát lên vẻ nhanh nhẹn, minh mẫn dù mái tóc xanh đã nhuốm màu bạc trắng. Năm nào cũng thế, cứ cận ngày 30/4 ông lại bắt xe từ Hải Dương lên Hà Nội, đến nhà cậu em út Ngô Sỹ Nguyên để tụ họp cùng anh em đã kề vai sát cánh trong trận đánh cuối cùng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nheo vầng trán rộng, ông chậm rãi kể lại thời khắc cách đây đã 36 năm, khi đại đội ông từ miền Trung vào tham gia chiến dịch mùa xuân năm 1975. Thời điểm ấy, ông thuộc Đại đội tăng 4, Tiểu đoàn tăng 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2. Xe tăng 390 gồm có lái xe là trung sĩ Nguyễn Văn Tập; pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên (trung sĩ); phó đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng (thiếu úy, lên thay pháo thủ số 2 bị thương) và ông Toàn là trung úy, chính trị viên đại đội.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/94/b1/xe-tang-1.jpg
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4.


Sáng 10/4/1975 đơn vị ông bắt đầu hành quân từ Đà Nẵng vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Trên đường đi, một tiểu đoàn trinh sát đã tham gia giải phóng Ninh Thuận, Bình Thuận, Phan Rang, Phan Thiết. Đại đội của ông là lực lượng nòng cốt đi sau.

Ngày 26/4, toàn bộ lực lượng bắt đầu bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh. Ba ngày sau, đại đội 4 đã giải phóng được toàn bộ căn cứ Nước Trong, trường sĩ quan thiết giáp của địch, tạo mũi thọc sâu cho Quân đoàn 2.

Sáng 30/4, Tiểu đoàn tăng 1 do ông Ngô Văn Nhỡ làm Tiểu đoàn trưởng được giao nhiệm vụ chủ công mở đường vào Sài Gòn, Đại đội 3 có nhiệm vụ cắm cờ trên dinh Độc Lập. Mũi thọc sâu bắt đầu đánh từ tổng kho Long Bình, qua cầu Đồng Nai, ngã ba Thủ Đức, ngã ba Thủ Dầu Một, đến cầu Sài Gòn. Tại đây địch chống trả rất quyết liệt. Các loạt đạn từ xe tăng M48, M41, M113 bắn sang, tàu dưới sông Sài Gòn bắn lên, máy bay thả bom chặn bước tiến của quân giải phóng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/94/b1/xetang390_1.jpg
Bốn anh em trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Từ phải qua là các ông Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập. Ảnh: Hoàng Thùy.


"Chúng tôi đã dùng pháo cao xạ, súng M27 của xe tăng bắn lên, nhưng máy bay địch nâng độ cao và tiếp tục thả bom. Chúng tôi bị tổn thất nặng nề, xe bị cháy, xe bị sa lầy, mắc cạn, hỏng hóc, đại đội 2 và 3 mất sức chiến đấu bởi anh Nhỡ hy sinh, các chiến sĩ người hy sinh, người bị thương, băng bó cho nhau la liệt 2 bên cầu", ông Toàn kể lại.

Ông cho biết, Đại đội tăng 4 lúc đó có 7 xe, ban chỉ huy đại đội gồm 3 người là trung úy Bùi Quang Thận (Đại đội trưởng), trưởng xe 843; thiếu úy Lê Văn Phượng, Phó đại đội trưởng Kỹ thuật và ông là chính trị viên, trưởng xe 390. Sau khi hội ý, Ban chỉ huy quyết định không thể chậm trễ, phải xốc lại đội hình, tổ chức đại đội tiến vào bên trong.

Trước khi hành quân, Đại đội 4 cùng đơn vị bạn đã dùng một số đạn pháo bắn sang bên kia để uy hiếp tinh thần và tiêu diệt địch. Bắn mấy loạt pháo thì địch tháo chạy, quân giải phóng tiến lên. Xe của trung đội trưởng Lê Tiến Hùng dẫn đầu, đến xe 390 rồi xe anh Thận, lần lượt đi. Đến ngã tư Hàng Xanh xe 390 bắn pháo tiêu diệt 2 xe thiết giáp N113 của địch sau đó rẽ trái, tiến về hướng dinh Độc Lập.

Đến cầu Thị Nghè thì xe của trung đội trưởng Lê Tiến Hùng bị địch bắn, ông và các chiến sĩ bị thương, một lính bộ binh hy sinh. Nhờ nhân dân đưa đồng đội đến bệnh viện, xe 390 vượt lên dẫn đầu đội hình gấp rút tiến về chiếm dinh Độc Lập. Khi đến gần dinh thì xe ông đi chậm lại, xe 843 vượt lên. Đến cổng trái, xe 843 lại dừng lại, tắt máy.

"Thấy vậy, lái xe Tập hỏi tôi "Thế nào anh Toàn?". Tôi ra lệnh "Cứ tông thẳng vào". Ngay lập tức lái xe Tập nhấn ga vọt lên, húc tung cánh cổng chính của dinh Độc Lập lao vào trong sân, đến trước tiền sảnh thì dừng lại", ông Toàn hồi tưởng.

Bước ra khỏi xe, ông Toàn thấy Đại đội trưởng Thận đã ôm cờ nên vơ thêm một khẩu AK, chạy theo ông Thận hỗ trợ và sẵn sàng chiến đấu. Khi hai ông đến đầu nhà thì có người đứng chặn và giới thiệu "Tôi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Tổng thống mời các ông lên làm việc".

"Có thêm người ra chỉ đường cho anh Thận lên nóc dinh cắm cờ, tôi theo Nguyễn Hữu Hạnh vào bên trong. Nội các của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ có hơn 50 người, ông Hạnh dồn hết vào phòng khánh tiết và sang phòng phía sau mời Dương Văn Minh lên", ông Toàn kể.

Lúc này, Ngô Sĩ Nguyên cũng lên tới nơi, sau khi tham gia dồn nội các của Dương Văn Minh vào một chỗ, ông đứng gác ở cửa. Nguyễn Văn Tập ở lại giữ xe tăng còn Lê Văn Phượng thì ngồi trong xe giữ khẩu 12 ly 7 chĩa lên phía lá cờ trên nóc dinh để yểm hộ cho Bùi Quang Thận cắm cờ.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/94/b1/xetang390_2.jpg
Ông Vũ Đăng Toàn sau khi xuất ngũ đã trở về làm mọi nghề để chèo chống gia đình. Ảnh: Hoàng Thùy.


Sau khi có chỉ huy đến nói chuyện với Dương Văn Minh và đưa ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, ông Toàn cùng đồng đội ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ dinh. Khoảng một tiếng sau, Đại đội 4 của ông nhận lệnh ra cảng Bạch Đằng bảo vệ cảng, bảo vệ kho hàng của chính quyền Sài Gòn. Ở đó chừng 4-5 hôm, đại đội rút về tổng kho Long Bình, sửa chữa xe, lau chùi súng pháo, bổ sung đạn dược, xăng dầu... sẵn sàng chiến đấu nếu có tổ chức nổi dậy.

Sau chiến thắng vang dội đó, mỗi lữ đoàn lại cử một bộ phận hành quân giải phóng Tây Nguyên. Tháng 12/1978, lữ đoàn xe tăng và quân đoàn 2 được điều sang Campuchia tham gia giải phóng nước bạn.

Đất nước hoàn toàn độc lập, ông Toàn lại về Hà Bắc xây dựng củng cố đơn vị. Năm 1981 lữ đoàn 203 cử cán bộ thành lập trường 900 ở Sơn Tây. Làm việc được vài năm, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông Toàn được đơn vị cho về nghỉ hưu với quân hàm đại úy.

"Lúc đó bà xã bị ốm, 2 con nhỏ nên khó khăn chồng chất. Hạ ba lô xuống tôi nghĩ cách làm kinh tế để chèo chống gia đình. Tôi đi học nghề tráng bánh đa, thái phở, thái mì rồi chăn nuôi gà, vịt. Cuối cùng cũng giải quyết được lương thực cơ bản cho gia đình và có điều kiện đưa vợ đi chữa bệnh", vị chỉ huy năm xưa bùi ngùi. Hiện ba con của ông Toàn đều đã lập gia đình.

Ông Toàn cho biết, sau giải phóng, 4 anh em trên chiếc xe tăng 390 mỗi người một nơi, mãi đến năm 1995 mới có cơ hội gặp lại. Từ đó trở đi, năm nào cũng vài lần, 4 cựu chiến binh lại lặn lội đường xa, tìm đến thăm nhau. Các ông Tập, Phượng, Nguyên sau khi rời quân ngũ cũng có cuộc sống khó khăn, và hiện đều có con theo nghiệp bố.

Bốn chiến sĩ xe tăng năm xưa cho biết, niềm hạnh phúc nhất của các ông là được xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc và được cống hiến sức lực xây dựng đất nước.

Hoàng Thùy

Bấm vào đây đọc bản gốc tại VNExpress
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

 Tiếp theo

Vài Lời Kết Luận.

Tôi biết rằng viết ra những ý kiến cá nhân ngược giòng dư luận hải ngoại thể nào cũng lại bị chụp vài cái mũ trên đầu. Nhưng chẳng sao, vì những kẻ buôn nón cối thường không đủ khả năng để thảo luận những vấn đề tôi viết trong bài. Nếu người nào đọc bài này mà cho rằng tôi bênh vực chính quyền Việt Nam hoặc lên án Cù Huy Hà Vũ thì người đó chưa bao giờ hoạt động trong lãnh vực học thuật.

Tôi ở trong quân đội Quốc Gia cho nên năm 1954 đã di cư vào Nam. Tôi đã phục vụ trong quân lực của miền Nam tổng cộng là 8 năm rưỡi, và đã phục vụ trong ngành giáo dục Việt Nam cho đến ngày cuối. Tôi nghĩ mình ở đâu, làm đầy đủ bổn phận công dân ở đấy là đủ, không có gì phải hổ thẹn với lương tâm. Nhưng cuộc chiến Quốc-Cộng đã ngưng 36 năm trước đây rồi, cho nên trong đầu óc tôi không còn Quốc-Cộng mà chỉ còn người Việt Nam. Khi nghiên cứu về lịch sử thì chúng ta phải hiểu rõ là những sự thật lịch sử thì không có tính cách bè phái hay Quốc-Cộng. Và dù những sự thật đó có làm chúng ta đau lòng cách mấy chúng ta cũng phải chấp nhận. Đó là sự lương thiện trí thức của con người.

Viết bài này, tôi chẳng bênh vực chính quyền mà cũng chẳng lên án Cù Huy Hà Vũ mà tôi chỉ nghiên cứu sự việc qua những thông tin trên Internet, tổng hợp, phân tích và đưa ra những ý kiến dựa trên những thông tin và những sự kiện chứ không dựa trên cảm tính cá nhân. Nhưng tôi cần phải nói là tôi chống những sự can thiệp của bên ngoài, bất cứ từ đâu, vào nội bộ Việt Nam. Không phải chỉ vì tôi đã thấy rõ bản chất của chính sách đối ngoại của Mỹ, thực chất của những tổ chức như RFA, HRW RFI v…v.. Mà lý do chính là vì, như trên tôi đã nói, tôi là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, mà đã là gốc Việt Nam thì tôi nghĩ, những vấn nạn của Việt Nam hãy để cho người Việt Nam tự giải quyết, không cần đến những sự can thiệp trịch thượng và đạo đức giả vào nội bộ Việt Nam của bất cứ ai hay thế lực nào khác.

Tôi chẳng có ác cảm gì với những cá nhân hay tổ chức chuyên can thiệp vào những chuyện nội bộ Việt Nam, vì đó là mục đích chính trị của họ. Tôi cũng chẳng có ác cảm gì với Cù Huy Hà Vũ và những người ở trong nước tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, vì đó là quyền tự do của họ. Vấn đề là ở chỗ thẩm quyền của những tổ chức bên ngoài để can thiệp vào chuyện nội bộ Việt Nam và hình thức tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của những người trong nước. Hung hăng chửi bậy trong tòa như Nguyễn Văn Lý thì không phải là tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Thắp nến cầu nguyện với búa, kìm và xà beng ở Tòa Khâm Sứ thì không phải là hình thức tranh đấu hợp pháp. Tuyên ngôn Phục linh không phải là quyền tự do ngôn luận. Những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở trong nước mà dựa thế nước ngoài là tranh đấu một cách rất vụng về. Mục đích tranh đấu là đúng, nhưng không thể tự lực mà phải nhờ đến người ngoài là phương thức tranh đấu không có hiệu quả, vì chính quyền Việt Nam và đa số người dân Việt Nam, theo truyền thống lịch sử, rất nhạy cảm đối với sự can thiệp của nước ngoài.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta có bao giờ nghĩ rằng các cường quốc Tây phương thực tâm vì nhân quyền mà ủng hộ sự tranh đấu cho nhân quyền của chúng ta hay không? Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thôi, không tranh đấu cho nhân quyền nữa. Nhưng vấn đề là làm sao tạo được uy tín, được sự ủng hộ của người dân mà không có bóng dáng của bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào ở ngoài, chỉ như vậy mới có thể đi đến thành công.

Dựa vào thế lực ngoại quốc để tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam, hoặc liên hệ truyền thông với những tổ chức ở nước ngoài mà mọi người đều biết là không có thiện cảm với chính quyền Việt Nam, tôi cho là những hình thức tranh đấu không có mấy hiệu quả, hơn nữa có thể gây nên những phản tác dụng đối với chính quyền Việt Nam hiện thời, một chính quyền rất nhạy cảm trước mọi hành động có tính cách xen vào nội bộ Việt Nam. Kết quả những công cuộc vận động ngoại quốc để làm áp lực đối với chính quyền Việt Nam sẽ không mang lại kết quả khả quan nào, vì những người Việt yêu nước, bất kể là chính kiến khác nhau như thế nào, đều không thể ủng hộ đường lối nhờ sự can thiệp của người ngoại quốc vào những chuyện bất đồng ý kiến giữa người Việt với nhau. Nhìn vào quá khứ, chúng ta thấy đã có biết bao nghị quyết nọ kia, kể cả nghị quyết của Liên Hiệp Âu Châu, và cả danh sách CPC, dự luật về nhân quyền cho Việt Nam (sic) của Hạ Viện Mỹ, nhưng kết quả là bao nhiêu, chính quyền VN lùi một bước tiến hai bước và cứ làm theo ý. Tại sao? Vì chính quyển VN thừa biết rằng tất cả chỉ là những tài liệu chính trị chống Việt Nam và cũng thừa biết chiêu bài nhân quyền của các cường quốc Âu Mỹ là đạo đức giả, có tính cách lưỡng chuẩn (double standard), thường để che đậy những mưu đồ chính trị sau bức bình phong nhân quyền. Những cuộc vận động ngoại nhân để làm áp lực đối với chính quyền Việt Nam mà không nghĩ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xâm phạm đến trật tự, an ninh và chủ quyền quốc gia, là những bước đi chính trị vụng về, thiếu trí tuệ, không nghĩ đến truyền thống yêu nước của người Việt Nam.

Ông Hà Vũ tuyên bố: "Đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh" Đây là một câu nói vu vơ, ai nói cũng được. Là một trí thức đã được đào tạo bài bản ở Tây, ông Vũ phải chỉ ra một con đường là Việt Nam sẽ đi đến đa đảng và dân chủ như thế nào, đa đảng là bao nhiêu đảng, điều kiện để lập đảng là như thế nào, thế nào mới có thể gọi là một đảng, cá nhân nào, tổ chức nào có quyền lập đảng và trong bao lâu hay ngay lập tức với những luận cứ chặt chẽ về tình trạng xã hội hiện nay, về hình thức dân chủ, về giới hạn của nhân quyền, về giới hạn của tự do ngôn luận, về tinh thần trách nhiệm của người dân trước luật pháp, về trình độ dân trí, có ngoại quốc nhúng tay vào không v…v...  

Ai cũng biết tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đa đảng, dân chủ là tốt nhưng vấn đề là tự do tới mức nào, đa đảng như thế nào, và hình thức dân chủ ra sao. Không thể đi tới dân chủ mà không có sửa soạn. Làm sao để người dân thấm nhuần được ý thức một nền dân chủ riêng cho Việt Nam, trách nhiệm người dân trong thể chế dân chủ, bổn phận người dân góp sức cho dân chủ v…v… Tất cả đều phải đi qua một quá trình giáo dục cần thời gian, và tất cả đều phải rõ ràng trong giai đoạn sửa soạn tiến tới dân chủ và đa đảng để tránh những hành động vô cương vô pháp gây hỗn loạn trong xã hội, cảnh lạm dụng tự do ngôn luận, cảnh lạm dụng quyền tự do tôn giáo, hoặc cảnh “lắm thầy thối ma”. Đa đảng và dân chủ, hay lắm! Nhưng không đơn giản như chỉ cần tuyên bố đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ. Mặt khác, trên thế giới ngày nay tôi đố ông Vũ tìm đâu ra một quốc gia thực sự dân chủ.

Tôi rất đồng cảm với quan niệm của Lê Dọn Bàn trong bài “Dân Chủ Và Đạo KiTô Ở Việt Nam” http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuL/LeDB00.php :

Dân chủ là thành quả của những vận động lâu dài vốn và phải có sự tham dự của toàn bộ dân chúng trong một quốc gia, và từ cả hai bộ phận cầm quyền và không cầm quyền - dĩ nhiên là không thể nhập cảng, không đến từ bất cứ áp lực nào bên ngoài, và nếu có gây dựng ở trong, càng không thể đến từ những niềm tin tôn giáo. Dân chủ là hoa nở từ trí tuệ - hay thu hẹp hơn – ý thức chính trị xã hội - của dân chúng được phát triển – khi dân chúng thực sự đạt đến một trình độ ý thức trưởng thành, tự mình thấm nhuần được những quan niệm xã hội và chính trị sáng xuốt, thuận tình hợp lý với cộng đồng của mình. Thêm nữa, không phải chỉ vài dăm bông hoa, nhưng cả một mùa hoa, và cũng phải hết sức chăm sóc để sẽ nở mãi, qua năm tháng. Trong tình trạng VN, dân chủ phải đi đôi với dân trí, và có lẽ điều này làm chúng ta nhớ kinh nghiệm của Phan Chu Trinh, một người rất sáng xuốt và có lý tưởng, cùng can đảm, đã đi trước thời đại của ông.

Cũng như quan niệm của Nguyễn Tâm Bảo trên Đàn Chim Việt:

việc DÂN CHỦ HOÁ phải là việc của người dân TRONG NƯỚC, xuất phát từ nhu cầu của chính họ, do chính họ đảm nhận trọng trách, do chính họ tiến hành, chứ không cần bất cứ sự trợ lực nào từ bên ngoài.

Ông Cù Huy Hà Vũ cũng có vài hành động tốt, thí dụ như kiện Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên - Huế về quyết định cấp phép đầu tư xây dựng dự án khách sạn Life Resort trên đồi Vọng Cảnh. Nhưng phần lớn là ông đi kiện lung tung mà không suy nghĩ, thí dụ như vụ kiện album Chat của Mỹ Linh, vụ kiện Vũ Hải Triều mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào có tính cách thuyết phục và không biết phân biệt những blog nào đứng đắn, những blog nào chuyên xuyên tạc và nói xấu Việt Nam. Mặt khác những lời ông phê bình, bằng loại ngôn từ không thích hợp với một trí thức đã được đào tạo bài bản ở Tây, các viên chức nhà nước như Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, mà thực ra chỉ là những ý kiến cá nhân và trên thực tế là vô giá trị vì không phải ai cũng đồng ý với ông như vậy. [http://hoinhavanvietnam.vn/Details/ly-luan-phe-binh/ve-vu-cu-huy-ha-vu/32/0/2681.star]

Vụ kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một điểm son cho Cù Huy Hà Vũ, một hành động can đảm và đúng vì đã có nhiều nghiên cứu về sự nguy hại trên môi trường của chất thải bùn đỏ trong quá trình tinh luyện Bauxite, và vùng Tây Nguyên là vùng chiến lược quân sự liên hệ đến sự bảo vệ lãnh thổ. Nhưng mặt khác, Việt Nam có mỏ bauxite lớn thứ ba trên thế giới, và đó là một nguồn tài nguyên khổng lồ của nước nhà vì quặng bauxite sẽ đưa đến sự chế tạo ra nhôm (aluminum), một kim loại sử dụng rất nhiều trong nhiều ngành kỹ nghệ. Ngoài Trung Quốc, cả Mỹ, Nga và Úc cũng muốn thiết lập các nhà máy tinh luyện Bauxite ở Việt Nam. Nếu không khai thác thì cả cái khối tài nguyên đó trở thành vô dụng. Vậy vấn đề không phải là không khai thác Bauxite mà là kỹ thuật khai thác sạch, và ai phụ trách khai thác. Việt Nam đã vội vã cho Tàu khai thác, trong khi có thể gửi người đi học, nghiên cứu kỹ vấn đề để người Việt Nam tự khai thác và đủ kinh nghiệm để kiểm soát việc xử lý chất bùn đỏ. Và nếu Việt Nam không có những quy định kiểm soát rõ ràng trong hợp đồng khai thác, và không có khả năng kiểm soát phương pháp khai thác, biện pháp xử lý an toàn bùn đỏ, thì rất có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả tác hại không thể lường được.

Nếu ông Cù Huy Hà Vũ chỉ có những hành động như kiện UBND Tỉnh Thừa Thiên – Huế hay kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Bauxite thì tôi chắc ai cũng ủng hộ vì đó là những hành động xây dựng, bảo vệ văn hóa, môi trường của Việt Nam. Nhưng ông ta lại đi kiện lung tung và lang bang vào những chuyện không rõ ràng như đòi dân chủ, đa nguyên đa đảng mà không đưa ra một mô thức nào cho dân chủ, đa nguyên đa đảng thích hợp với hoàn cảnh chính trị Việt Nam ngày nay, và mặt khác những chuyện làm lung tung của ông chứng tỏ trình độ hiểu biết của ông còn thiếu sót nhiều cho nên đã có phản tác dụng, làm loãng đi giá trị của những việc làm đáng khen của ông.

Thật là đáng tiếc!

Trần Chung Ngọc

link:http://www.sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts051b.php
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Tin anh Nguyễn Công Nhựt chết tại phòng họp của trụ sở công an huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương đang được cập nhật liên tục trên các báo onlline.

Việc người dân chết trong trụ sở công an gần đây khá phổ biến nhưng vụ này có 2 điểm đáng chú ý:
-  Bức thư tuyệt mệnh của anh Nhựt được gia đình khẳng định là giả.
-  Vợ anh Nhựt bị gạ đi khách sạn để cứu chồng (khi anh Nhựt còn sống). Cuộc gạ gẫm đã bị ghi âm lại và trao cho cơ quan chức năng.

Theo Người Việt onlline thì “Ông Nhật là nạn nhân thứ 5 bị công an đánh chết trong 4 tháng đầu năm nay, không kể những người bị họ đánh gãy tay, dập xương hay vỡ đầu. Riêng tháng 3 có 4 người dân đã bị công an đánh chết”.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Bị lôi vào đồn, thế nào cũng bị đánh, không nhẹ thì nặng. Cho nên đây đó có người bị chết trong đồn cũng không có gì lạ. Tôi đã trực tiếp chứng kiến rồi.Sau khi giết người rồi thì tìm mọi cách trốn tội. Điều này cũng không lạ. Cái lạ là CAND, luôn luôn nói 6 điều ông Hồ dậy nhưng không làm theo ông.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hỡi ôi văn minh phương Tây, chuyên đi gí mũi vào nhà người khác, trong khi nhà mình...?  

   Tự sát hàng loạt tại France Télécom  
 
  Ngoài dẫn đầu trong lĩnh vực viễn thông ở Pháp, Tập đoàn France Télécom gần đây còn giữ vị trí "số 1" về số vụ tự sát của nhân viên.
Nỗi lo nhân viên tự sát lại ám ảnh France Télécom (FT) với cái chết kinh hoàng của ông Rémy L. vào hôm 26.4. Nhân viên 57 tuổi này tự thiêu ngay tại bãi xe công ty ở thành phố Mérignac, tây nam nước Pháp. Tờ Le Monde dẫn lời François Deschamps, đại diện Nghiệp đoàn CFE-CGC/Unsa, cho biết ông L. làm việc cho FT đã 30 năm, là một nhân viên thạo nghề và rất đáng tin cậy. Từ năm 2007, ông liên tục bị chuyển công tác khiến cuộc sống riêng bị xáo trộn nghiêm trọng. Trong lá thư 6 trang gửi Giám đốc nhân sự Brigitte Dumont vừa được trang tin Médiapart công bố, Rémy L. tố cáo "cách quản lý khủng bố" của Ban giám đốc FT khi bắt các nhân viên trên 50 tuổi phải đổi vị trí. Đa số phải chấp nhận làm ở những vị trí không phù hợp với chuyên môn.

  Năm 2008 và 2009, có 35 nhân viên FT tự kết liễu đời mình. Năm 2010, có thêm 23 trường hợp, chưa kể 16 người được cứu sống. Chỉ riêng giai đoạn đầu tháng 9.2010, trong vòng chưa tới 15 ngày đã có 5 nhân viên FT tự sát. Nhiều nguyên do đã được đưa ra để lý giải hiện tượng này. Hầu hết đều cho rằng áp lực công việc và mục tiêu cắt giảm nhân viên của FT đã tạo nên "làn sóng" tự sát ở tập đoàn. Giữa những lời kể của nhân chứng và lời biện bạch từ "đại gia" ngành viễn thông Pháp vẫn còn nhiều điều gây tranh cãi.

   Chối bỏ trách nhiệm

  Sau 5 vụ tự sát xảy ra trong thời gian ngắn kỷ lục, phát ngôn viên Ban giám đốc của FT hồi tháng 9.2010 tuyên bố với báo chí: "Hiện không thể xác lập bất cứ sự liên hệ nào giữa những trường hợp tự tử. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng tình trạng công việc của những nhân viên xấu số này".  

  Thường trả lời "không có sự liên hệ" giữa động cơ tự sát với môi trường làm việc, đến nay FT hầu như không có động thái tích cực nào đối với gia đình người đã khuất. Cụ thể là trường hợp tự sát hồi đầu tháng 12.2010 của nhân viên Christian Bienfait. Vợ ông kể lại trên tờ Midi Libre: "Không có một bức thư, một lời chia buồn hay động viên nào từ FT. Tôi chỉ nhận được phiếu lương của anh ấy vào tháng 1.2011. Đại diện FT gọi cho tôi một lần duy nhất, một ngày sau khi chồng tôi tự vẫn để hỏi anh ấy có trục trặc gì trong tình cảm vợ chồng hay trong chuyện tiền bạc hay không". Bà cũng tỏ ra rất bất bình về việc FT cho rằng chồng bà đã thất bại trong một dự án cá nhân: "Không chính xác. Đó chỉ là cách bôi nhọ và làm mất uy tín anh ấy. Chồng tôi là một người làm việc chăm chỉ trong khi FT tìm cách gán cho anh hình ảnh một kẻ thất bại".

  Chỉ có một lần vào tháng 7.2010, FT chịu công nhận một vụ tự sát là "tai nạn lao động" và chấp nhận chu cấp cho gia đình người xấu số. Đó là trường hợp của một viên chức tại Marseille tự kết liễu đời mình vào ngày 14.7.2009, sau khi để lại bức thư tuyệt mệnh tố cáo môi trường làm việc tại "đại gia" viễn thông của Pháp.

  Sau nhiều trường hợp tự tử xảy ra trong 2 năm 2008 và 2009, Tổng giám đốc FT là Didier Lombard đã phải nhường lại vị trí cho ông Stéphane Richard từ 1.3.2010. Sau khi nhậm chức, ông Richard tuyên bố sẽ cải thiện môi trường làm việc, tổ chức một số hoạt động giải trí để giảm căng thẳng, tăng cường các văn phòng tư vấn tâm lý, bệnh nghề nghiệp... Phần đông các nghiệp đoàn thừa nhận môi trường làm việc có phần "dễ thở" hơn, các lãnh đạo đã chịu "đối thoại" nhiều hơn. Tuy nhiên, vụ tự tử của Rémy L. khiến nhiều người cho rằng FT vẫn chưa thật sự đoạn tuyệt với lối quản lý "đẩy nhân viên vào đường cùng".

http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/tu-sat-1.jpg
Nhân viên France Télécom trong buổi mặc niệm hôm 27.4 cho ông Remy L., người đã tự thiêu một ngày trước đó - Ảnh: AFP

   Đòn tâm lý

  Trong báo cáo công bố hồi tháng 5.2010, Văn phòng giám định Technologia kết luận "cuộc khủng hoảng tại France Télécom vẫn đang tiếp diễn". Báo cáo dựa trên bản thăm dò 80.000 người trên tổng số 102.843 nhân viên tại Pháp của FT và 1.000 cuộc phỏng vấn riêng.

  Theo Technologia, phần lớn nhân viên ban đầu rất tự hào về sự lớn mạnh của FT. Tuy nhiên, điều này đã giảm dần với các chương trình cải tổ "làm mất phương hướng" và khiến "công việc trở nên đầy áp lực", dẫn đến nhiều nguy cơ về tâm lý - xã hội. Báo cáo cho thấy giới lãnh đạo tập đoàn có cách hành xử "cứng nhắc", thiếu sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, dẫn đến việc gia tăng khối lượng công việc, áp lực doanh số, trong khi chưa đáp ứng vấn đề đào tạo, nâng cao chuyên môn. Vì vậy, nhiều nhân viên thường xuyên cảm thấy "áp lực", "giảm giá thành quả lao động" hay "công sức không được nhìn nhận". Thậm chí, để đạt mục tiêu cắt giảm nhân sự mà không phải tốn tiền bồi thường hợp đồng, FT còn tìm cách ép nhân viên nghỉ việc hoặc chấp nhận chuyển chỗ làm.

  Dựa vào kết quả của Technologia và những nghiên cứu về 15 trường hợp tự tử tại FT, Thanh tra Sylvie Catala của Bộ Lao động Pháp đã trình một báo cáo 82 trang lên các cơ quan pháp lý. Theo bà, những vụ tự sát liên quan đến "kế hoạch Next" được áp dụng từ năm 2006 nhằm "tăng lợi nhuận, tính hiệu quả và hiệu suất" cho FT bằng cách cắt giảm 22.000 việc làm trong vòng 3 năm. Khoảng 4.000 nhà quản lý của tập đoàn này đã được tập huấn đặc biệt về kế hoạch nói trên.

  Những gì mà một cựu giám đốc khu vực của FT thuật lại với tờ Les Inrockuptibles khá phù hợp với báo cáo của bà Catala. Từng điều hành 13.000 nhân viên, ông Christian (Les Inrockuptibles không để tên cụ thể - NV) là nhà quản lý đầu tiên của FT tiết lộ vụ việc với giới truyền thông. Theo ông, việc mua lại hãng viễn thông Orange năm 2000 đã trở thành một gánh nặng đối với FT và giới lãnh đạo ráo riết tìm cách cắt giảm nhân viên. Nhiều phương pháp được đề xuất và đều nhằm đẩy nhân viên đến bước tự nộp đơn xin nghỉ việc.

  Sau đó, một kỹ sư dưới quyền của Christian tên Philippe được mời về Paris để dự khóa tập huấn về quản lý. Khi trở về, Philippe không ngần ngại thông báo với Christian: "Trong vòng 3 tháng, tôi phải giảm 10 người trong số 30 nhân viên của mình". Philippe áp dụng triệt để những gì đã được huấn luyện. Ông ra lệnh thuyên chuyển công việc, đảo lộn thứ bậc hàng loạt nhân viên, từ cấp trên thành cấp dưới và ngược lại. Không khí làm việc trở nên căng thẳng, mọi người nghi kỵ lẫn nhau, chia bè kết phái. Philippe không phải nhà quản lý duy nhất tại khu vực của Christian thực hiện "kế hoạch Next". Christian bắt đầu nhận được thư từ, phản hồi từ các cửa hàng, văn phòng dưới quyền: "mọi chuyện đang rất tồi tệ", "kiệt quệ hoàn toàn", "muốn tự tử"... Ông nhiều lần cảnh báo ban giám đốc nhưng không được hồi đáp. Năm 2007, chính Christian cũng trở thành nạn nhân của "kế hoạch Next" và phải "về hưu non" ở tuổi 52.

   Tập huấn "đuổi việc"

  Những người tham dự tập huấn của FT đã được học xử lý một số trường hợp cụ thể để khiến nhân viên "tự nguyện" rút lui. Chẳng hạn, một người có mẹ già đang bệnh nặng, phải thường xuyên thăm nom. "Làm thế nào để nhân viên này chịu nghỉ việc?". Theo các giảng viên, điều đầu tiên là thông báo chuyển anh ta sang chỗ làm khác cách đó 100 km. Sau đó, người quản lý sẽ dùng những lời lẽ thật "chân thành" để nhân viên hiểu rằng anh ta chỉ có 2 chọn lựa: "đưa mẹ theo hay xin nghỉ việc để chăm sóc bà".

http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/tu-sat-2.jpg
Đồ thị tâm trạng nhân viên khi bị ép chuyển công tác - Nguồn: Mediapart   

  Đồ thị do công ty chuyên huấn luyện quản lý Orga Consultants thực hiện và phát cho các nhà quản lý của FT cho thấy rõ tình trạng tâm lý của một nhân viên bị ép. Có 6 giai đoạn: (1) nghe thông báo; (2) từ chối hiểu sự việc; (3) phản đối; (4) buông xuôi; (5) cam chịu và (6) chấp nhận. Những chú thích trong đồ thị cũng cảnh báo các nhà quản lý rằng ở giai đoạn (3) có thể xảy ra những hành động quá khích và ở giai đoạn (4), người đó sẽ bị trầm cảm. Thực tế các vụ tự sát cho thấy nhiều nhân viên không thể vượt qua giai đoạn (4).

(Theo Les Inrockuptibles)

Nguyễn Ngọc Lan Chi   
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Vụ tai sập mỏ đá ở Lèn Cờ đã gây ra tai hoạ thảm khốc. Tuy nhiên, không những người ta phớt lờ sự cảnh báo trước đó mà còn ca ngợi. Xin giới thiệu một bài viết ở blog "Bút Lông's Site"

"Lề phải" lãnh đạn vì ca ngợi vô lối

Tại buổi Tọa đàm “Thức tỉnh trách nhiệm – Truyền thông với đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp” do RED tổ chức (26/4/2011 tại Trụ sở VUSTA), một ví dụ đáng chú ý về trách nhiệm của giới truyền thông đã được đưa ra. Đó là bài viết “Lèn Cờ, chuyện u sầu kể nốt…” của tác giả Đỗ Doãn Hoàng đăng trên báo Lao Động số ra ngày 25/4/2011.

Theo bài viết thì trước khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm khoảng hơn 4 tháng, có một phóng viên thực tập ở Đài huyện Yên Thành đã phát hiện ra sự nguy hiểm chết người của mỏ đá Lèn Cờ, anh này đã tiếp xúc với doanh nghiệp Chín Mến, tiếp xúc với chính quyền địa phương và viết bài cảnh báo gửi mấy báo, trong đó có báo Công an Nghệ An.

Các tờ báo trên (trong đó có Công an Nghệ An) đã không đăng tải nội dung cảnh báo, mà ngược lại ngày 29/11/2010 báo Công an Nghệ An còn đăng bài “An toàn lao động ở mỏ đá Lèn Cờ” của tác giả Nguyễn Quế Văn số ra ngày 29/11/2010 với nội dung ca ngợi việc chú trọng an toàn lao động ở mỏ đá Lèn Cờ.


Thực tế ngày 1/4/2011 tại Lèn Cờ đã xảy ra vụ sập mỏ đá khiến 18 người chết trong đó phần lớn là phụ nữ, 6 người bị thương nặng, để lại 54 trẻ mồ côi. Nguyên nhân được xác định là phương pháp khai thác không đúng (khoét hàm ếch), người lao động thiếu các thiết bị an toàn và không được đào tạo về an toàn lao động.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia pháp luật, truyền thông cho rằng tác giả Nguyễn Quế Văn và báo Công an Nghệ An đã đăng tin bài sai sự thật, có thể gián tiếp dẫn tới sự chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước trong giám sát doanh nghiệp dẫn tới tai nạn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với người lao động ở mỏ đá Lèn Cờ. Tác giả và cơ quan báo chí nêu trên đã có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí, Nghị định của Chính phủ.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức, ngày 28/4/2011, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Truyền thông phát triển đã ký Công văn Đề nghị Thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông  xem xét kiểm tra, xử lý trách nhiệm tác giả, báo Công an Nghệ An theo quy định của pháp luật.

Công văn đề nghị trên được gửi đến 17 Cơ quan ban ngành có liên quan và thông tin đến 13 cơ quan báo chí TƯ để tiện theo dõi.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tường Thụy đã viết:

Theo bài viết thì trước khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm khoảng hơn 4 tháng, có một phóng viên thực tập ở Đài huyện Yên Thành đã phát hiện ra sự nguy hiểm chết người của mỏ đá Lèn Cờ, anh này đã tiếp xúc với doanh nghiệp Chín Mến, tiếp xúc với chính quyền địa phương và viết bài cảnh báo gửi mấy báo, trong đó có báo Công an Nghệ An.

Các tờ báo trên (trong đó có Công an Nghệ An) đã không đăng tải nội dung cảnh báo, mà ngược lại ngày 29/11/2010 báo Công an Nghệ An còn đăng bài “An toàn lao động ở mỏ đá Lèn Cờ” của tác giả Nguyễn Quế Văn số ra ngày 29/11/2010 với nội dung ca ngợi việc chú trọng an toàn lao động ở mỏ đá Lèn Cờ.
Những quy định về an toàn lao động phải được đảm bảo nghiêm chỉnh, đầy đủ, thường xuyên, liên tục, được kiểm tra, giám sát... dù không hề xảy ra chuyện gì.

Để tai nạn xảy ra rồi mới có biện pháp (thường gọi là "nhìn thấy quan tài mới nhỏ lệ") là phản an toàn, phản khoa học, phản luật pháp.

Còn như lại ca ngợi sai sự thật khi những an toàn chưa đảm bảo thì đúng chẳng có gì mà nói nữa. Đành có thơ rằng:

Cửa Miệng


"Nước đến chân mới nhảy  " còn là tốt
"Thấy quan tài mới nhỏ lệ  " là chuyện bình thường.
"Hãy sống chung với...  " là biện pháp duy nhất
"Các cơ quan chức năng  " đưa ra để được hưởng lương!

"Hoàn thành xuất sắc  " báo cáo lên nhận thưởng
"Sống chết mặc bay  " truy tặng đám dân thường.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
Hỡi ôi văn minh phương Tây, chuyên đi gí mũi vào nhà người khác, trong khi nhà mình...?
Phương Tây cho chí phương Đông
Phương nào không gí thì không nổi mùi.
Ta đang gí mũi đây thôi
Ngửi ta phát chán, ngửi người đâm hay!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Sáng nay 2/5 (tối 1/5 giờ Mĩ), giới chức Mĩ đã đưa ra một tuyên bố chấn động: trùm khủng bố Osama Bin Laden – thủ lĩnh nhóm Al Qaeda – đã chết. Ngay trong đêm, được truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng, tổng thống Mĩ Barack Obama đã công bố chính thức và phát biểu về sự kiện này.

Trước đó, hai quan chức chống khủng bố cao cấp xác nhận là Bin Laden đã bị giết tại Pakistan vào tuần rồi, trong cuộc tấn công trên bộ do lực lượng tình báo Mĩ tiến hành. Thi thể Bin Laden hiện do chính quyền Mĩ giữ.

Nhiều người dân Mỹ đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng để bày tỏ sự vui mừng trước cái chết của Bin Laden. Đây là "tin vui" lớn của nước Mĩ vì trong suốt 10 năm qua, quân đội và tình báo Mĩ đã truy lùng Bin Laden ráo riết mà chưa thu được kết quả đáng kể nào. Cái tên Bin Laden vẫn luôn đứng đầu rong danh sách truy nã của Mĩ.

Chỉ còn vài tháng nữa là sẽ đến tưởng niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, do Bin Laden chủ mưu. Gần 3000 người đã chết trong vụ tấn công này.

Tổ chức Al-Qaida cũng bị cho là thủ phạm vụ đánh bom 2 trụ sở sứ quán Mĩ ở châu Phi vào năm 1998, khiến 231 người chết, và nhiều vụ tấn công khủng bố khác.

M.H (tổng hợp từ Yahoo! News)

Nếu Mỹ và Phương Tây không gây chiến tranh vì dầu lửa và bán vũ khí thì một triệu Bin Laden chết cũng chẳng có tác dụng gì đến tình hình thế giới hiện nay.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Đọc cái này ở Pháp luật mà buồn cười quá. Thì ra chẳng cần có chức quyền, chỉ cần có chuyên môn thú y cũng tham nhũng được:

Bình Phước: Điều tra vụ bắt heo của dân làm thịt


(PL)- Ngày 1-5, Công an huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước vừa có công văn yêu cầu UBND huyện Bù Gia Mập chỉ đạo công an huyện điều tra, xử lý nghiêm các nhân viên thú y liên quan đến việc bắt heo của người dân.

Trước đó, theo đơn tố cáo của ông Điểu Gieo và Điểu Dum (cùng ngụ xã Đăk Ơ), giữa tháng 2-2011, lấy cớ heo bị dịch tai xanh ông Ngô Đại Nam (Ban Thú y xã Đăk Ơ) và ông Bùi Văn Bình (Trạm Thú y huyện Bù Gia Mập) đã tới nhà hai ông bắt đi ba con heo nái nhưng không hề lập biên bản.

Ông Gieo chạy theo xe chở heo và phát hiện những người này không đem heo đi tiêu hủy mà chở sang lò mổ của ông Cao Minh Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Ơ, để làm thịt. Vụ việc trên khiến người dân bức xúc đã kéo nhau đến xã, huyện để khiếu nại, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

N.ĐỨC
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [92] [93] [94] [95] [96] [97] [98] ... ›Trang sau »Trang cuối