Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [86] [87] [88] [89] [90] [91] [92] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Thói ...lờn thuốc ở VN. (Ảnh ghi tại bãi sau Vũng Tàu 17/04/11)

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/Linh%20Tinh/hangrong.jpg
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Tuấn Khỉ đã viết:
Tường Thụy đã viết:

Nhớ lại chuyện này mà buồn cười. Hồi ấy mình tìm đọc đủ 3 số báo. Sau đó lại đọc tin tờ báo bị phạt tiền.
Mọi người ở đây cũng nên cẩn thận nhá. Nếu đưa chuyện mê tín dị đoan lên diễn đàn biết đâu thivien.net cũng bị phạt. Khi ấy tiền phạt chia đều cho các thành viên. Ai tích cực thì phải đóng góp nhiều. Ví dụ: Tuấn Khỉ, haanh8354 đóng nhiều nhất :))
Hic, theo tôi, ai tiêu cực nhất sẽ phải đóng nhiều nhất, ấy là bác Tường Thuỵ đó!

:))
Phạt bao nhiêu em tình nguyện đóng hết!
Nghe chuyện bố mẹ em kể thì thế hệ bố mẹ em và các bác vất vả vô cùng, phải chạy ăn từng bữa, không giống như thế hệ chúng em bây giờ... không phải lo cơm áo gạo tiền; chỉ lo làm giầu chính đáng bằng nỗ lực của bàn tay và khối óc của mình.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

letam đã viết:
Chằn tinh Shrek đã viết:
Đua xe lại bùng phát
Nhiều điểm đua xe mới đã xuất hiện như cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1 - Bình Thạnh, TP.HCM) đến các vùng ngoại ô khiến nhiều người dân bức xúc.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=492996
Cảnh đua xe trên cầu Hoàng Hoa Thám, TP.HCM

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=492998
Một quái xế không đội mũ bảo hiểm chạy xe với tốc độ cao trên cầu Hoàng Hoa Thám
-----------------------------------------------------------------------------------------
Lời bàn:
---------------------------
Chả lẽ chỉ một đám nhãi nhép lờn với pháp luật kia, mà công an không có cách nào dẹp được chúng sao? Hay là lại dùng biện pháp xe gắn máy chỉ được ra đường theo biển số chẵn lẻ?:D
@ Chừa cho chúng nó vài đường để nó đua. Rồi cổ vũ thật hăng vào cho nó say máu ngà rồi tông vào nhau mà chết khỏi cần xử án, lại bớt đi vài tên Đua tặc
Quả thực là những người có tâm sẽ  bức xúc trước việc quái xế đua xe.

Quái xế là những người trẻ người non dạ, là sản phẩm của gia đình và xã hội; họ đáng thương hay đáng ghét hơn???

Cần phải truy cứu, xem trách nhiệm thuộc về ai?
Tội của cái cây, hay lỗi của người trồng cây?

Bác Chằn tinh Shrek nêu ra thực trạng; bác LeTam đưa ra giải pháp…"kiểu Trung cổ",sẽ không thể giải quyết được triệt để, vì cắt ngọn này nó lại nảy ra chồi khác…

Một xã hội văn minh là một xã hội ứng xử theo đúng luật pháp, không thể lấy luật rừng để chặt cành bẻ ngọn, phải uốn nắn để cho cành vươn thẳng!

Truyền thống yêu nước thương nòi và nhân đạo của dân tộc ta biểu hiện rõ nhất qua bài thơ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc ta được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân.

Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc, đau thương.

“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại , là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao dung thể hiện tinh

thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong,đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại:

“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.

Vương Thông ,Mã Ánh phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run....”
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cô gái trẻ tử vong do uống nước lạ của nhà ngoại cảm?

(Dân trí) - Liên quan đến cái chết của chị Cấn Thị Lâm (25 tuổi, cụm 6, Phụng Thượng, Phúc Thọ), cơ quan điều tra phát hiện nhiều điều bất thường. Đáng chú ý, chị Lâm và một số người trong gia đình đã uống một loại nước lạ của nhà ngoại cảm.

Như Dân trí đã đưa tin, Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đang phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của chị Cấn Thị Lâm.

Theo điều tra ban đầu, khoảng gần nửa tháng nay, chị Lâm và một số người trong gia đình đã 3 lần thuê xe đến gặp Hoàng Thị Hồng (tức “cậu” Hồng, ở xã Châu Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) để nhờ tìm mộ liệt sỹ.

Tại đây, “cậu” Hồng cho chị Lâm và những người cùng đi uống 1 loại nước lạ, cho cả nước mang về nhà uống dần. Ngoài ra, “cậu” còn đưa cho nhóm người nhà chị Lâm những tấm nilon để dán lên cơ thể.

Sau vài ngày uống nước theo chỉ dẫn của “cậu”, nhiều người có biểu hiện lạ như gào thét, tụng kinh... Trong số này, ông C.V.H (48 tuổi, bố chị Lâm) đã tự lao đầu vào cột bê tông, phải đi cấp cứu. Thấy điều bất thường, chị Lâm đã gọi điện cho “cậu” Hồng và hẹn ngày 16/4 xuống “giải phép”.

Trên đường đi, 8 phụ nữ trên xe có những biểu hiện bất thường như la hét, tụng kinh, xô đẩy nhau hay tự đập tay vào thành ô tô. Vừa đến được nhà “cậu” Hồng, chị Lâm bị ngất. Sau khi được đưa đi cấp cứu tại trạm y tế xã rồi chuyển lên Bệnh viện đa khoa Phủ Lý, chị Lâm đã tử vong.

Khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng phát hiện có nhiều dấu vết bầm tím, da xước, phổi bị xẹp, não và nội tạng bị xung huyết. Trên người nạn nhân có 1 miếng nilon bên trong chứa 1 mảnh kim loại giống như chiếc cúc áo, 1 tờ tiền mệnh giá 1.000 đồng gấp nhỏ, bên trong chứa loại chất bột màu nâu.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, rất có thể chị Lâm đã bị trúng độc.

Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.

Tiến Nguyên

Bấm vào đây xem bản gốc tại báo điện tử Dân Trí
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Quyền tự chủ đào tạo đại học ở đâu?



SGTT.VN - Trung tâm thiết kế vi mạch (ICDREC, đại học Quốc gia TP.HCM) và đại học Bách khoa TP.HCM đã ký kết chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện tử “hướng thiết kế vi mạch và ứng dụng”.

PGS.TS Vũ Đình Thành, hiệu trưởng đại học Bách khoa TP.HCM nói rằng, đây là chương trình đào tạo đội ngũ chuyên môn thiết kế vi mạch có trình độ thạc sĩ “thuần Việt” đầu tiên của Việt Nam. Chương trình này là sự phối hợp giữa đội ngũ giảng viên, nội dung đào tạo của đại học Bách khoa và điều kiện thực tập, hỗ trợ phần mềm thiết kế của ICDREC. Trước đó, đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã có một khoá đào tạo tương tự, nhưng là chương trình liên kết với đối tác Nhật Bản, PGS.TS Vũ Đình Thành cho biết thêm.

Mục tiêu của chương trình đào tạo mà đại học Bách khoa TP.HCM chuẩn bị triển khai đã được xác định rõ, đó là đào tạo những chuyên gia thiết kế vi mạch có trình độ thạc sĩ. Nguồn tuyển sinh cho chương trình này là sinh viên ngành điện tử viễn thông, vật lý điện tử… Tuỳ theo kết quả và hệ đào tạo ở bậc đại học mà thí sinh được tuyển thẳng hay phải thi.

Nhưng tên gọi của chương trình đào tạo lại không thuyết phục, thay vì gọi là “thạc sĩ chuyên ngành thiết kế vi mạch” thì lại tránh né bằng cách dùng chữ “theo hướng thiết kế vi mạch”. Nếu mổ xẻ dưới góc độ từ ngữ, rõ ràng hai cụm từ trên khác nhau rất nhiều về định hướng đào tạo, nội dung đào tạo và cả giá trị của bằng cấp. Hỏi chuyện “kỳ kỳ” này, hiệu trưởng Vũ Đình Thành chia sẻ: “Nếu dùng “chuyên ngành thiết kế vi mạch và ứng dụng”, trường sẽ phải làm hồ sơ đăng ký ngành nghề đào tạo mới, nộp về bộ Giáo dục và đào tạo, chờ bộ duyệt lúc đó mới được triển khai. Làm đúng như vậy sẽ tốn nhiều thời gian. Phải đào tạo vài khoá mới tính chuyện dùng tên chính danh”. Giám đốc ICDREC, thạc sĩ Ngô Đức Hoàng cũng thích gọi là chuyên ngành thiết kế vi mạch để người học và xã hội rõ về nội dung đào tạo của chương trình, nhưng để sớm có đội ngũ cần cho nhu cầu thực tế của xã hội (trong đó có nhu cầu của trung tâm ICDREC), đành phải dùng cách “tạm gọi” cho được việc.

Ở góc độ pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 49/2010 (có hiệu lực từ ngày 6.9.2010) về việc ưu tiên phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích phát triển. Trong quyết định trên, ngành vi mạch đều chiếm vị trí số 1 ở cả hai danh mục ưu tiên đầu tư và phát triển công nghệ cao cũng như khuyến khích phát triển sản phẩm công nghệ cao. Trong thực tế, cho dù ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam chưa đem lại giá trị lợi nhuận cao, số lượng doanh nghiệp Việt Nam còn ít… nhưng nhu cầu về nguồn nhân lực lại lớn. Theo thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, ước tính nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực thiết kế vi mạch trong năm 2011 khoảng 400 người, trong đó, công ty eSilicon tuyển khoảng 150 người, Renesas cũng có nhu cầu tuyển dụng 150 người. Nhưng hiện nay, không có trường đại học nào có ngành đào tạo về thiết kế vi mạch. Ngay cả một trường danh tiếng như đại học Bách khoa TP.HCM, sinh viên năm thứ ba cũng chỉ được đào tạo chuyên ngành này ở dạng “option” (tự lựa chọn – PV). Ai thích thì học, không thích thì thôi. Chính vì thế, các công ty đành tuyển đối tượng đã tốt nghiệp điện tử hoặc công nghệ thông tin để đào tạo lại. Giám đốc một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thiết kế vi mạch nhận xét: “Không có người được đào tạo đúng nghề thì đành tuyển những ngành có “bà con”. Dẫu sao, họ cũng biết con IC là gì nên dễ đào tạo lại”. Bức xúc trước những tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của các trường đại học, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ thông tin đã phải nghĩ đến cách tự mở trung tâm đào tạo nguồn nhân lực. Trước mắt, nguồn nhân lực đó đáp ứng cho nhu cầu của công ty, còn dư thừa sẽ cung ứng cho xã hội. Tất nhiên, họ hiểu rằng, để thực hiện được ước mơ đó, tốn nhiều tiền bạc và thời gian để trơn tru các thủ tục phép tắc hiện nay.

Trường không dám thoát khỏi những cái gọi là quy chế. Họ phải tuân thủ những quy định của bộ trong chương trình và ngành nghề đào tạo. Kẹt lắm mới phải “vượt rào” trong tư thế rón rén, tìm cách “dòm trước ngó sau” để không bị bộ thổi còi. Lẽ ra, bộ giao quyền tự chủ trong đào tạo cho các trường đại học. Bởi hơn ai hết, về mặt thực tế và cả lý thuyết, các trường sẽ nhạy hơn bộ những nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội để từ đó định hướng ngành nghề đào tạo. Còn trong trường hợp các trường không nhìn ra ngành nghề đào tạo phù hợp, bộ phải chỉ dẫn cho các trường.

Bao giờ các trường mới thật sự được “tự chủ một cách toàn diện”?

Minh Phúc
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Vodanhthi đã viết:

Quyền tự chủ đào tạo đại học ở đâu?


Minh Phúc
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/7d/72/BK-_ICDREC.jpg
Chưa tam sao đã...thất bản!
Tác giả bài viết đã viết không đúng, nhìn trên ảnh thì nội dung chính là:
...chuyên ngành kỹ thuật điện tử theo hướng"Thiết kế vi mạch và ứng dụng"
Không phải là:
“theo hướng thiết kế vi mạch”.(như tác gia đã viết)

Rõ ràng là ông hiệu trưởng Vũ Đình Thành sợ tốn thời gian làm hồ sơ đăng ký ngành nghề, nên đã chơi kiểu “đi tắt đón đầu”…cầm đèn chạy trước ô tô.
Đào tạo kiểu “niên roanh”  với nước ngoài quá dễ. Vấn đề là sau đào tạo các thạc sĩ đó sẽ làm việc cho Ta hay cho TÂY???
Ở Việt Nam hoạt động chính của ngành điện tử  là lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng và sử dụng các phần mềm ứng dụng miễn phí (Nói đúng nghĩa là ăn cắp bản quyền); việc đầu tư đào tạo  cái gọi là “ thạc sĩ chuyên ngành thiết kế vi mạch” là cần thiết cho tương lai.
Nhưng tại thời điểm này- thời điểm mà ta chưa có các nhà máy sản xuất
vi mạch do chủ nhân là người Việt Nam đứng ra đảm nhiệm, có sớm quá không???
Việt Nam là một nước có ưu thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tại sao
ta không chủ động đào tạo thạc sĩ chuyên ngành trồng khoai lang, trồng
chuối xuất khẩu, lấy ngắn nuôi dài, lấy vốn để xây dựng các nhà máy
sản xuất vi mạch vào đào tạo thạc sĩ về vi mạch cho tương lai???
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/vui04.jpg

http://i1211.photobucket.com/albums/cc432/ltritham/HOAKY/vui02.jpg
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Quyền tự chủ đào tạo đại học ở đâu?


Minh Phúc
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/7d/72/BK-_ICDREC.jpg
Chưa tam sao đã...thất bản!

Tác giả bài viết đã viết không đúng, nhìn trên ảnh thì nội dung chính là:

...chuyên ngành kỹ thuật điện tử theo hướng"Thiết kế vi mạch và ứng dụng"

Không phải là:

“theo hướng thiết kế vi mạch”.(như tác gia đã viết)



Nhưng tại thời điểm này- thời điểm mà ta chưa có các nhà máy sản xuất

vi mạch do chủ nhân là người Việt Nam đứng ra đảm nhiệm, có sớm quá không???

Việt Nam là một nước có ưu thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, tại sao

ta không chủ động đào tạo thạc sĩ chuyên ngành trồng khoai lang, trồng

chuối xuất khẩu, lấy ngắn nuôi dài, lấy vốn để xây dựng các nhà máy

sản xuất vi mạch vào đào tạo thạc sĩ về vi mạch cho tương lai???
Xin có ba ý kiến với Hà Anh như sau:

1. Tác giả bài viết có sai chút đỉnh nhưng không đến nỗi trầm trọng và chưa thể bị quy vào tội "tam sao thất bản".

2. Theo ý kiến riêng của cá nhân Tuấn Khỉ, việc đào tạo các chuyên gia thiết kế vi mạch ở Việt Nam là cần thiết, đúng hướng và có khi còn quá muộn. Thiết kế vi mạch là lĩnh vực làm việc hoàn toàn trí tuệ, giống như toán học hay làm phần mềm, chỉ đòi hỏi duy nhất một công cụ là chiếc máy vi tính. Nếu chưa sản xuất được, chúng ta có thể thiết kế vi mạch cho nước ngoài, giống như gia công phần mềm cho nước ngoài hoặc làm việc cho các nhà máy nước ngoài. Trí tuệ người Việt khá phù hợp với những công việc dạng này.

Cũng nên để ý rằng, trên thế giới, rất ít nước, rất ít công ty có thể sản xuất ra vi mạch điện tử tích hợp, đặc biệt là các chip vi xử lý.

3. Trong thời đại toàn cầu hoá này, không nên phân biệt chủ nhân của một nhà máy, doanh nghiệp... là người nước nào. Điều quan trọng là nhà máy đó ở trên lãnh thổ Việt Nam, sử dụng người Việt Nam và đóng thuế cho nhà nước Việt Nam.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/04/09/a_khoai_1.jpg
Mô hình trồng khoai lang trên giàn ở Dương Lăng, Trung Quốc. (Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN)
“Đây là mô hình trồng khoai lang không cần đất, rất phù hợp với điều kiện đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do tốc độ phát triển của công nghiệp và đô thị hoá,” nhân viên trên nhận xét.
http://www.kiengianghomnay.net/upload/UserFiles/Tham%20Ba%20Hao.JPG
Phó Chủ tịch tỉnh Trần Thanh Nam thăm trang trại của anh Ba Hạo
KGHN- Đó chính là anh Đỗ Quý Hạo (xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang) sản xuất 52 ha khoai lang xuất khẩu, với sản lượng khoảng 2.500 tấn/năm.
Anh Hạo cho biết, từ những bức xúc trong thực tế sản xuất, ruộng rộng, nhân công ít đã nảy ra ý tưởng chế tạo máy trồng khoai lang. Máy trồng khoai lang các thiết bị đều tự chế và được sử dụng nhờ vào đầu máy kéo có công xuất 65 mã lực. Hiện nay, máy đang trong quá trình hoàn chỉnh thêm một số chi tiết nhỏ
Trước đó, anh đã chế tạo thành công máy lên luống tự động bón phân với công suất 8 tiếng/7ha (tương đương 200 người làm thủ công); máy thu hoạch khoai lang hoạt động một ngày thay thế được khoảng 40 lao động; máy phun thuốc bảo vệ thực vật và máy làm cỏ kết hợp bón phân.
(Theo Nông nghiệp VN)
Trồng trọt khoai lang trên thế giới.
Hiện nay có trên 100 giống khoai lang. Khoai lang trở thành phổ biến từ rất sớm tại các đảo trên Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Polynesia.
Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó. Theo số liệu thống kê của FAO sản lượng toàn thế giới là hơn 130 triệu tấn trong đó phần lớn tại Trung Quốc với sản lượng khoảng xấp xỉ 100 triệu tấn.
Khoai lang ở Hoa Kỳ
North Carolina là bang đứng đầu về sản xuất khoai lang, hiện nay cung cấp 40% sản lượng khoai lang hàng năm của Hoa Kỳ. Tiếp theo là Mississippi. Khoai lang từ Mississippi đóng góp khoảng 19 triệu Mỹ kim vào nền kinh tế của bang này, hiện nay có khoảng 150 trang trại ở Mississippi trồng khoai lang. Năm quận đứng đầu canh tác khoai lang ở Mississippi là Calhoun, Chickasaw, Pontotoc, Yalobusha và Panola. Lễ hội khoai lang quốc gia (Hoa Kỳ) được tổ chức hàng năm tại Vardaman vào tuần đầu tiên của tháng 11, và Vardaman được gọi là “The Sweet Potato Capital”
Thị trấn Benton, Kentucky kỷ niệm khoai lang hàng năm cùng với Lễ hội Ngày Tater vào thứ hai đầu tiên của tháng 4.
@ Bác Tuấn: “Điều quan trọng là nhà máy đó ở trên lãnh thổ Việt Nam, sử dụng người Việt Nam và đóng thuế cho nhà nước Việt Nam.”
Thế nhưng, ngay cả chất thải thuần túy sinh học mà các nhà máy sx mì chính, ta vẫn ko kiểm soát nổi; rác thải rắn do bọn điện tử nó thải ra thì …”thôi rồi…Lượm ơi!”
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bấm vào đây để xem công nghệ trồng rau không cần đất
haanh8354 đã viết:

@ Bác Tuấn: “Điều quan trọng là nhà máy đó ở trên lãnh thổ Việt Nam, sử dụng người Việt Nam và đóng thuế cho nhà nước Việt Nam.”
Thế nhưng, ngay cả chất thải thuần túy sinh học mà các nhà máy sx mì chính, ta vẫn ko kiểm soát nổi; rác thải rắn do bọn điện tử nó thải ra thì... ”thôi rồi... Lượm ơi!”
Cái này đơn giản thôi, không phải bàn cãi gì nhiều.

Một là phải học cách kiểm soát, chẳng những kiểm soát riêng rác thải mà còn kiểm soát tài chính, thuế má, hoạt động... của các doanh nghiệp nước ngoài.

Hai là đuổi hết chúng đi, thực hiện "bế quan toả cảng".

Còn ngồi kêu "thôi rồi... Lượm ơi" là cách riêng của độc nhất Hà Anh.


:((
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [86] [87] [88] [89] [90] [91] [92] ... ›Trang sau »Trang cuối