Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [85] [86] [87] [88] [89] [90] [91] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

haanh8354

Minh Bình đã viết:
Dương Trung Quốc Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử kể:
“ Một đồng nghiệp chuyên nghiên cứu giai đoạn lịch sử này đưa ra quan điểm: Về đại cục ta thắng địch thua, thì chi tiết chiếc xe này hay xe khác đều của quân ta cả cái nào vào trước, cái nào vào sau chỉ là tiểu tiết, nói đi nói lại làm gì.
Tôi đã trả lời rằng: Lúc này đúng là như vậy. Nhưng giả dụ 100 năm sau, cháu chắt ta, chúng giỏi hơn ta, chúng nhiều phương tiện hơn ta, chúng phát hiện rằng ta nói dối (biết mà không nói) thì chúng không chỉ đặt câu hỏi vào cái chi tiết là cái xe tăng nào, mà chúng có thể đặt cả một câu hỏi lớn vào toàn bộ cái lịch sử mà chúng ta trao chuyền cho chúng, vào cả cái sự nghiệp mà thế hệ chúng ta đã làm...”
Dương Trung Quốc.

************************************************************
@haanh: Ông Dương Trung Quốc nói rất chính xác...vì đó là lịch sử! nhưng thơ thì đừng rập khuôn máy móc...hiện thực trong thơ đã được nhân cách hoá, Ví dụ: Em hái nắng, nhặt thương, cào vào quá khứ...vã vào tương lai...Hi Hi!!!Nếu 100 năm sau con cháu chúng ta nó đọc thơ hôm nay, rồi nhận xét: "ông cha mình ngày xưa giỏi thật" thì buồn cười lắm....
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

@Hà Anh, ở đây có ranh ngôn:

Sự cẩu thả, sai lầm, ngu dốt, ngớ ngẩn... ở đâu cũng như nhau cả!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

@ chú Minh Bình: Bài thơ của em viết về một sự kiện lịch sử. Những lý lẽ mà cụ Dương Trung Quốc đưa ra hoàn toàn có lý, hợp logic và luôn đúng trong mọi thời đại!
Thơ ca có nhiều loại hình...
So sánh như vậy thật khập khiễng, chênh vênh...
Nhân cách hóa trong thơ là việc xưa nay, các thi nhân vẫn làm, đó là chuyện thường ngày ở huyện:
1-
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà?
(Nguyễn Đình Chiểu)
2-
Tiếng lòng ai nói sao? Sao im đi
     Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
     Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
                       (Bẽn lẽn- Hàn Mặc Tử)
     Ta thường giơ tay níu ngàn mây
        Đi lại lang thang trên ngọn cây.
(Gái quê- Hàn Mặc Tử)
        3-
Em xé toang hơi gió
        Em bóp nát tơ trăng
        Em túm muôn trời lại
        Em cắn vỡ hương ngàn…
                    (Em điên- Hàn Mặc Tử)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

haanh8354 đã viết:
Nở rộ lò luyện thi mang phong cách Hàn tại Mỹ

(Dân trí) - Giờ đây ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ thi nhau mọc lên những trường luyện thi mang đậm phong cách học ôn “nhồi nhét” kiểu Hàn Quốc: các buổi học kéo dài đến khuya, các gia sư hết sức tận tâm, lượng bài tập về nhà rất nhiều.

Theo Korea Times, các trường này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhiều bậc phụ huynh gốc Hàn.

Đối với Kay Choi, một bà mẹ gốc Hàn có 3 con đang sống tại Mỹ, việc cho hai đứa con lớn đang là học sinh trung học đi học thêm thật “chất lượng” trong hè tại Hàn Quốc cũng đồng nghĩa với việc cô phải tiêu tốn ít nhất 10 triệu won (khoảng 9.000 USD)/năm. Số tiền này bao gồm hai vé máy bay khứ hồi đến Seoul, hai tháng học phí cho các lò luyện thi và một khoản tiền trợ cấp khi các con ở nhà những người họ hàng.

Nhưng Choi đã có những kế hoạch khác cho đứa con thứ ba của cô.

Cô dự định gửi con vào một học viện Hàn Quốc tại Mỹ, nơi gia đình cô đang sống. Không phải vì Kay Choi thiếu tiền mà bởi vì chất lượng của học viện này hiện đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của cô.

Từ những buổi học kéo dài đến khuya và các gia sư tận tâm cho đến lượng bài tập về nhà, ngôi trường này đều có tất cả.

Một lò luyện thi kiểu Hàn tại Mỹ.
“Nó giống như một trường luyện thi theo kiểu nhồi nhét ở Hàn Quốc”, Kay Choi nói. “Nhưng nó thậm chí còn tốt hơn vì con tôi không phải bay đến bất cứ nơi nào nữa và tôi cũng không phải chi quá nhiều tiền như bây giờ”.

Cơ sở luyện thi tư nhân do người Hàn Quốc quản lý ở Mỹ này thường thu phí từ 1.500 đến 4.000 USD mỗi khóa học hai tháng tùy theo yêu cầu dành cho những học sinh chuẩn bị tham dự kì thi SAT. Ở khóa học cơ bản hàng đầu, các bậc phụ huynh có thể cho con học thêm 10 tuần luyện viết, toán hoặc tham gia các lớp học luyện nói với cái giá 600 đến 1.000 USD.

Không giống như trước đây, học sinh thường được gửi về nhà đúng giờ sau khi tan học, nhiều học viện hiện hoạt động cả ngày với các ca học mở liên tục đến tận tối. Dưới sự kèm cặp của các gia sư giỏi, học sinh được yêu cầu phải ghi nhớ hàng trăm từ vựng mỗi ngày.

Nếu không làm được như vậy, học sinh sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc như phải nhớ thêm vài trăm từ.

“Điểm mấu chốt ở đây là các bậc phụ huynh rất thích lối giảng dạy “siêu” nghiêm khắc” - Kim, đồng sở hữu một lò luyện thi cỡ trung bình ở New Jersey nói. “Họ không muốn chúng tôi để cho con cái họ xao nhãng bất cứ lúc nào. Vì vậy, công việc của chúng tôi là thu hút họ bằng các chương trình học được sắp xếp chặt chẽ và có hệ thống nhất”.

Đầu mùa hè này, các cơ sở luyện thi tư nhân ở New York, Seattle, Atlanta, Los Angeles và những thành phố vốn tập trung khá đông người Hàn Quốc sinh sống khác tại Mỹ đang đua nhau tung ra những chương trình giảng dạy mang tính cạnh tranh để đáp ứng được ngay cả những ông bố, bà mẹ kĩ tính nhất.

Đối với nhiều “lò” luyện thi mang phong cách Hàn tại Mỹ, đối thủ của họ không chỉ đơn thuần là những cơ sở khác ở cùng khu vực mà còn là những trung tâm luyện thi ở tận Seoul, Hàn Quốc.

Trong những năm qua, nhiều bậc phụ huynh như cô Choi đã chọn cách gửi con em mình về Hàn Quốc để luyện thi trong mùa hè. Kết quả là các cơ sở luyện thi tại Mỹ có số lượng học sinh vào học rất èo uột.

“Chúng tôi đang nỗ lực để xoay chuyển tình hình hiện nay”, David Lee, người điều hành một trường luyện thi tại New York nói. “Chúng tôi sẽ khiến nhiều học sinh Hàn Quốc quay trở lại Mỹ để luyện thi thay vì cứ bay về nước như trước”.

Võ Hiền
Theo Korea Times
Cuộc sống là một cây đàn nhiều dây, nếu ta lên dây phối hợp nhau vừa đủ thì sẽ cho ra những bản nhạc du dương bất hủ. Nếu ta lên dây căng quá thì sẽ đứt, chùng quá thì âm thanh sẽ não nề, vô vọng.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Ly kỳ đàn lợn vàng nơi "hầm thần của"
Cập nhật lúc 19/04/2011 08:05:00 AM (GMT+7)
Tiếng đồn về đàn lợn vàng, rắn hổ mang khổng lồ và cóc kỳ dị ở vùng Trà Trâu Núi thuộc xã Thanh Tâm (Thanh Liêm, Hà Nam) khiến những người hiếu kỳ đứng ngồi không yên vì muốn tận mắt chứng kiến.
 



Về hai thôn Thong và Chè Núi, ai cũng được nghe câu chuyện ly kỳ về đàn lợn vàng. Vào những đêm trăng sáng, người dân nơi này khẳng định, vẫn nhìn tận mắt thấy đàn lợn vàng hàng chục con đùa giỡn nhau trên đường làng. Tuy nhiên, có nhiều người cố gắng đuổi theo nhưng không ai có thể bắt được bởi cứ đến đoạn hầm ngầm ở dãy Trà Trâu Núi, xã Thanh Tâm (Thanh Liêm, Hà Nam), đàn lợn vàng lại mất dạng.
 

 


Lộc trời cho?

Nhiều người còn cho rằng, trong đàn lợn vàng ấy, có một con bị què. Con này rất chậm chạp và thường lặng lẽ theo sau đàn. Họ bảo, đàn lợn này là “lộc trời” và có liên hệ tới hầm ngầm hay còn gọi là "hầm thần của" ở vùng đất cổ bí ẩn này.

Chưa biết thực hư đàn lợn vàng thế nào nhưng chuyện một “hầm giữ của” có tồn tại ở đây là thực bởi mới đây, nhiều hộ dân trong xã Thanh Tâm, trong quá trình hạ cốt nền làm nhà đã phát hiện ra những cửa hầm bí mật, ăn thông vào chân đồi, ngay trong phần đất nhà mình. Hầm ngầm nay không biết được xây dựng chính xác từ bao giờ, chỉ biết đã có từ lâu lắm rồi.

Các cửa hầm đều được xây bằng gạch cuốn tò vò. Càng đào, càng thấy cửa hầm cao và rộng, một người lớn có thể thoải mái đi vào, phía trên vòm được cuốn gạch đều và bằng phẳng. Đặc biệt, hầm ăn sâu vào mãi bên trong khu đồi.

Theo những già trong thôn, tương truyền, "hầm thần của" là nơi chôn giấu vàng và kho báu của của người phương Bắc. Để không ai có thể xâm phạm khu vực này, những chủ nhân của kho báu này đã yểm bùa rất kỹ.

Hỏi những người già trong thôn về hầm ngầm này, các câu trả lời đều giống nhau đó là, đây là hầm thần của rất thiêng và không thể đụng vào. Tuy nhiên, lời cảnh báo này không phải khiến ai cũng khiếp sợ. Nhiều người đã lên đây đào bới, thử tìm kiếm cơ may của mình. Song, chỉ cần đào vào đến độ sâu chừng 3m, nhiều người chọt cảm thấy ớn lạnh và khó thở. Cảm giác này càng gia tăng khi vào sâu nữa vì thế mà chưa một ai dám theo đến tận cùng hầm ngầm.

 

Những bí ẩn chưa có lời giải

Trước "hầm thần của" hiện vẫn còn một bụi tre um tùm gai góc mà chính các cao niên trong làng cũng không biết nó có từ bao giờ. Người ta thường bảo nhau, đây là một bụi tre thiêng, cứ đến giữa trưa là cuốn xuống, hễ ai bước qua là tự bật lên như để bảo vệ cho hầm mộ... và đàn lợn vàng cũng từ đó mà đi ra.

Trưởng thôn Chè Núi - ông Bùi Ngọc Ký cho hay, chuyện về đàn lợn vàng là có nhiều người nhìn thấy. Tuy nhiên, đó có phải là "lộc trời" hay không thì bản thân ông không dám chắc. Chỉ biết rằng, đàn lợn thường xuyên xuất hiện tại khu vực "hầm thần của". Nhiều tay săn đồ cổ, có cả đội săn lùng kho báu ở xa đến hỏi thăm dùng bẫy bắt nhưng không thành.

Những năm 1984 ở thôn Thong đã có hẳn một phong trào vác xẻng, vác cuốc lên đồi tìm... lợn vàng. Rốt cuộc thì chưa người dân nào trong làng phất lên nhờ tìm thấy vàng, hay các món đồ gì quý giá khác. Đào mãi mà không thấy, rồi ngay cả những người kiên nhẫn nhất cũng nản, câu chuyện tưởng như chìm vào quên lãng...

Không chỉ có lợn vàng, người ta còn đồn đại chuyện đôi rắn hổ mang to như thân cây, đầu có mào rất dữ tợn nằm vo tròn canh hai bên cổng hầm làm nhiều kẻ chuyên đi đào bới đồ cổ phải khiếp sợ. Đôi rắn nhìn thấy người thì bành mang phì phì đe dọa. Nó cũng từng cắn chết một con trâu được chăn thả xâm phạm đến "thần của"; chuyện cử hầm lúc nào cũng thấy hàng trăm con cóc hình thù kỳ lạ đứng ngoài miệng hang càng bị đổ đi lại mò về càng lúc càng nhiều…

Những bí ẩn chưa có lời giải nên hàng loạt giai thoại vừa hư vừa thực cứ thế lan truyền ở xã Thanh Tâm. Vì thế, chuyện xuất hiện đàn lợn vàng, rắn hổ mang khổng lồ, đàn cóc kỳ dị hàng trăm con, cho đến nay vẫn như chuyện cổ tích có thật.
 
(Theo Báo Đất Việt)
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thánh vật ở sông Tô Lịch
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Khu vực sông Tô Lịch nơi xảy ra sự kiện "thánh vật"
Thánh vật ở sông Tô Lịch là tên chuỗi bài viết được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật tại Việt Nam trong các số 13, 14, 15 ra từ ngày 31 tháng 3 đến 14 tháng 4 năm 2007.
Chuỗi bài viết này thống kê một loạt các sự việc không lành diễn ra trong cùng thời gian xử lý các di vật cổ, được phát hiện vào năm 2001 dưới lòng sông Tô Lịch tại Hà Nội, Việt Nam mà có nhiều người cho rằng giữa các sự kiện này có mối liên hệ với nhau.
Đề tài này tiếp tục nổi lên sau khi bài báo của đội trưởng xây dựng, ông Nguyễn Hùng Cường, người trực tiếp phát hiện di vật cổ được đăng trên tờ báo Bảo vệ pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam.
Liên quan những vấn đề trên, ngày 9 tháng 5 năm 2007, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã ra quyết định số 15/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin đối với Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật, với số tiền phạt là 20 triệu đồng[1].
Theo quyết định đó, Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật đã có hành vi "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí", hai hành vi này vi phạm Khoản 11 Điều 10 và Khoản 2 Điều 14 của nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/5006 của Chính phủ Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Thánh vật hay... "người vật"?

• Người tung tin "thánh vật" nói gì?
• Những người thi công sông Tô Lịch có dấu hiệu rối loạn phân ly tập thể
• Vi phạm pháp luật đừng đổ cho "thánh vật"
• Không thể có chuyện thánh "vật"... nhà sư!
• Em gái người tung tin "thánh vật" ra tòa vì tội gì?
• Những người bị... “thánh vật” nói gì?
• Nếu có "thánh vật" thì tôi phải là người chết đầu tiên chứ!
• Chuyện "thánh vật" - 90% là bịa?
• Chuyện "thánh vật" và lá đơn cầu cứu cách đây 5 năm
• Chuyện "thánh vật" được lý giải dưới giác độ khoa học từ 5 năm trước
• Không nên vận đời sống tâm linh vào mình một cách thiếu cơ sở!
• 10 người ở Hà Nội, 7 người biết chuyện "thánh vật"
• Xuyên tạc về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành và GS Trần Quốc Vượng
“Thấy tôi lấy máy ghi âm và hí hoáy viết lách, anh khoát tay: “Cô đừng ghi tôi, thánh vật chết đấy. Khôn thì cô vái thánh, nếu không “thánh vật” thì đừng trách. Tôi chỉ là hạng “xách ca táp” cho các cụ thôi. Nếu muốn, cô cứ hỏi cụ Ch ở trong đền ý, cụ giỏi lắm, nhất là giải hạn bấm số. Nếu muốn gặp cụ Ch, cô cứ gặp qua một người nữa (mà khi cần anh mới cho tôi biết tên), người đó sẽ lo mọi việc trước rồi dẫn cô đến gặp cụ Ch để bàn rõ mọi việc. Cô hiểu ý tôi chứ?”
Nhóm phóng viên xã hội
Gia đình.net.vn
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đọc sao toàn chuyện chán phè phè
Nghe thấy ngang tai, ngứa mắt ghê
Nghĩ quẩn, bàn quanh, thành loạn trí
Nói ra có thể mỗi mình nghe.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

haanh8354 đã viết:
Thánh vật ở sông Tô Lịch
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Khu vực sông Tô Lịch nơi xảy ra sự kiện "thánh vật"
Thánh vật ở sông Tô Lịch là tên chuỗi bài viết được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật tại Việt Nam trong các số 13, 14, 15 ra từ ngày 31 tháng 3 đến 14 tháng 4 năm 2007.
Chuỗi bài viết này thống kê một loạt các sự việc không lành diễn ra trong cùng thời gian xử lý các di vật cổ, được phát hiện vào năm 2001 dưới lòng sông Tô Lịch tại Hà Nội, Việt Nam mà có nhiều người cho rằng giữa các sự kiện này có mối liên hệ với nhau.
Đề tài này tiếp tục nổi lên sau khi bài báo của đội trưởng xây dựng, ông Nguyễn Hùng Cường, người trực tiếp phát hiện di vật cổ được đăng trên tờ báo Bảo vệ pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam.
Liên quan những vấn đề trên, ngày 9 tháng 5 năm 2007, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã ra quyết định số 15/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin đối với Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật, với số tiền phạt là 20 triệu đồng[1].
Theo quyết định đó, Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật đã có hành vi "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí", hai hành vi này vi phạm Khoản 11 Điều 10 và Khoản 2 Điều 14 của nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/5006 của Chính phủ Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin.
Nhớ lại chuyện này mà buồn cười. Hồi ấy mình tìm đọc đủ 3 số báo. Sau đó lại đọc tin tờ báo bị phạt tiền.
Mọi người ở đây cũng nên cẩn thận nhá. Nếu đưa chuyện mê tín dị đoan lên diễn đàn biết đâu thivien.net cũng bị phạt. Khi ấy tiền phạt chia đều cho các thành viên. Ai tích cực thì phải đóng góp nhiều. Ví dụ: Tuấn Khỉ, haanh8354 đóng nhiều nhất :))
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tường Thụy đã viết:

Nhớ lại chuyện này mà buồn cười. Hồi ấy mình tìm đọc đủ 3 số báo. Sau đó lại đọc tin tờ báo bị phạt tiền.
Mọi người ở đây cũng nên cẩn thận nhá. Nếu đưa chuyện mê tín dị đoan lên diễn đàn biết đâu thivien.net cũng bị phạt. Khi ấy tiền phạt chia đều cho các thành viên. Ai tích cực thì phải đóng góp nhiều. Ví dụ: Tuấn Khỉ, haanh8354 đóng nhiều nhất :))
Hic, theo tôi, ai tiêu cực nhất sẽ phải đóng nhiều nhất, ấy là bác Tường Thuỵ đó!

:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [85] [86] [87] [88] [89] [90] [91] ... ›Trang sau »Trang cuối