Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [106] [107] [108] [109] [110] [111] [112] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

Chủ tịch nước: "Quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo"

"Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày hôm nay. Vì vậy chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo”.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu như vậy khi ra thăm quân và dân huyện đảo Cô Tô nhân dịp chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 7/6.  

Mong rằng nói là làm.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tranh giành tài nguyên thiên nhiên gây căng thẳng trên thế giới

Trong những năm gần đây, căng thẳng trên thế giới phần lớn chính là do sự tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đó là kết luận của Viện quốc tế nghiên cứu vì hòa bình Stockholm (SIPRI ) trong bản báo cáo được công bố hôm nay, 7/6/2011.

Theo bản báo cáo của SIPRI, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng cao và những biến đổi khí hậu đã gây nên tình trạng khan hiếm ở nhiều nơi. Cho nên cuộc tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng gay gắt, và đó chính là nguyên nhân chính gây căng thẳng ở nhiều nơi trên thế giới. Nói cách khác, các nguồn tài nguyên nay là yếu tố chính của các cuộc xung đột.

Theo lời ông Neil Melvin, giám đốc của SIPRI đặc trách về chương trình "Xung đột vũ trang" và "Xử lý các xung đột", tuy chưa thể nói đến chuyện xung đột trực tiếp giữa các quốc gia do việc tranh giành tài nguyên, nhưng chắc chắn là đang có một sự căng thẳng ngày càng tăng và trong một số trường hợp có thể dẫn đến xung đột hoặc khiến cho những xung đột hiện nay trở nên dữ dội hơn.

Ông Melvin đưa ra vì dụ: tất cả các điện thoại di động của chúng ta rất có thể đều chứa các khoáng sản từ Congo và đúng là ở Cộng hòa Dân chủ Congo hiện nay, bạo động liên quan đến các hoạt động khai khoáng đang dẫn đến bạo động trên toàn quốc. Ông Melvin cũng lưu ý vai trò của dầu hỏa trong những căng thẳng tại Soudan hay tại Libya, nơi mà "vàng đen" đang góp phần gây ra nội chiến.

Nhu cầu tiêu thụ tăng vọt trên thế giới, đặc biệt là của hai nước khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc, đã khiến cuộc tranh đua tìm các nguồn tài nguyên thêm sôi động, kể cả ở vùng Bắc Cực, đồng thời khiến cho giá cả tăng cao, đặc biệt là thực phẩm.

Ông Melvin tiên đoán là từ đây đến năm 2020, giá lương thực có thể tăng gấp đôi. Nên nhớ rằng các vụ bạo động tại các nước như Tunisia hay Ai Cập, dẫn đến phong trào Mùa Xuân Arab phần lớn là biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao, khiến dân nghèo càng thêm đói rách.

Còn tại Libya, sở dĩ Trung Quốc và Nga đang tiếp xúc với phe nổi dậy chính là vì hai nước này đang muốn giữ phần tại quốc gia xuất khẩu dầu hỏa đứng hàng thứ 9 thế giới, bởi vì Bắc Kinh và Moskva thấy rằng đại tá Gaddafi sẽ không còn bám trụ được lâu nữa, trước áp lực về ngoại giao và quân sự của quốc tế.

Cũng chính do cơn khát nhiên liệu mà Trung Quốc nay tỏ ra ngang ngược hơn trên Biển Đông và vụ đụng độ với tàu Bình Minh 02 ngày 26/5 là chuyện tất yếu, bởi lẽ Bắc Kinh gần như muốn độc quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng Biển Đông, kể cả trong thểm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo RFI

Bản gốc trên Báo Đất Việt

Dòng chữ đỏ cuối bài do tôi nhấn mạnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Giặc Tầu đã liên tục gây hấn. Cây muốn lặng, gió chẳng dừng.Thi viện ta noi gương Lý Thường Kiệt, hẫy chủ động tiến công giặc trên chính mặt trận này. Tôi trân trọng đề nghị:
1-Bạn Tuấn Khỉ hoặc bạn nào thạo về vi tính, lập trình hay copy 1 chương trình với giả định:Người chơi có vũ khí tiêu diệt bọn Tầu gây hấn và xâm lược (tất nhiên trừ nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý).Làm sao để mọi người dễ chơi, có điểm (xác giặc chết sau mỗi cuộc chơi)điểm được lưu và cộng đuổi đến khi kết thúc chiến cuộc.
2- Mọi người dù bận bịu, vất vả mưu sinh...mỗi ngày giành một ít phút vào chương trình này để góp phần tiêu diệt giặc Tầu gây hấn và xâm phạm chủ quyền Đại Việt ta.
3-Tôi rất muốn được đọc những sáng tác hay trong thi viện về đề tài chống giặc Tầu gây hấn và xâm phạm bờ cõi nước non nhà. Nếu nước mất thì nhà tan, mọi cá nhân cũng tàn lụi(Trừ dạng Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống...). Lúc ấy chả còn ai kịp ngồi ca ngợi tình yêu lứa đôi, làm thơ về trăng -hoa -tuyết- gió-mây...nữa.
4-Trên đây là thiển nghĩ của cá nhân tôi.Đề nghị chủ Thi viện và ban điều hành nghiên cứu.Nếu có cách gì đó vừa làm phát triển, sống động Thi viện, vừa phát huy được tình yêu quê hương, đất nước, không để con dân nước Việt thờ ơ sao nhãng khi chủ quyền và lãnh thổ do ông cha chúng ta để lại luôn bị xâm phạm.
  Nếu những đề xuất của tôi không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Thi viện thì Ban điều hành cứ xóa. Không sao cả, bởi ở đời khác nhau về chính kiến cũng là chuyện thường tình.

Hà Nội 9/6/2011
Thái Thanh Tâm
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

Thi tốt nghiệp THPT:
Thí sinh làm khác đáp án môn Văn vẫn ăn điểm

- Thí sinh làm bài thi môn Văn tốt nghiệp THPT nếu không trả lời trực tiếp, cụ thể như trong đáp án mà nêu được ý tưởng nghệ thuật của tác giả về mối quan hệ giữa nghệ sĩ với hiện thực...vẫn "ăn" điểm tối đa câu 1 là 1 điểm.
Hướng dẫn điều chỉnh barem chấm môn Văn vừa được Bộ GD-ĐT phát tới các Sở GD-ĐT chiều 9/6.
Lý do phải có hướng dẫn chấm bổ sung này Bộ GD-ĐT cho biết, đề thi môn Văn là đề mở và đáp án mở do đó nếu  thí sinh không trả lời trực tiếp, cụ thể như trong đáp án mà nêu được ý tưởng nghệ thuật của tác giả về mối quan hệ giữa nghệ sĩ với hiện thực, nghệ thuật với cuộc sống: có thể cho từ 0,5 điểm trở lên, với điều kiện tổng số điểm cho ý này không quá 1,0 điểm.
Cũng theo hướng dẫn bổ sung này, nếu thí sinh phân tích kĩ và sâu sắc ý đã nêu: có thể cho tới tối đa 1,0 điểm, với điều kiện tổng số điểm cho ý này không quá 1,0 điểm.
Để đảm bảo đúng nguyên tắc chấm thi, đồng thời khuyến khích những sáng tạo của thí sinh trong khi bài thi; trên cơ sở đề nghị bổ sung của Tổ ra đề thi môn Ngữ văn của Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 - Bộ đề nghị các đơn vị chỉ đạo Chủ tịch các Hội đồng chấm thi yêu cầu Tổ chấm thi môn Ngữ văn vận dụng Hướng dẫn chấm thi để cho điểm đối với ý thứ hai Câu 1 như hướng dẫn nêu trên.
Đề bài thi môn Văn tốt nghiệp THPT câu 1 (2 điểm) như sau:
Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Trong đó, hướng dẫn chấm thi môn Ngữ văn - THPT trước đó có nêu đáp án và thang điểm cho câu 1 như sau:
Cho 1,0 điểm đối với ý thứ nhất - Những hình ảnh thường hiện lên là: Màu hồng hồng của ánh sương mai (0,5 điểm); Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh (0,5 điểm).
Cho 1,0 điểm đối với ý thứ hai - Những hình ảnh đó nói lên:Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống (0,5 điểm); Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người (0,5 điểm).
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng barem chấm thi môn Văn như ban đầu của Bộ là không phù hợp với đề thi mở. Vì vậy Bộ GD đã hướng dẫn bổ sung chấm thi môn Ngữ Văn như trên.
• Phạm Thi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Công nghệ rẻ tiền tràn vào VN



TT - Với lợi thế giá rẻ, nhiều loại máy móc thiết bị có nguồn gốc từ TQ đang được nhập khẩu với tốc độ chóng mặt. Phía TQ sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng ở mọi mức giá cho doanh nghiệp VN, bất chấp độ bền kém...

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=501879
Các loại máy trong ngành dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc được bày bán tại một cửa hàng trên đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP.HCM với giá giới thiệu chỉ bằng nửa hàng nhập khẩu từ Nhật Bản - Ảnh: T.T.D.



Không những thế, nhiều loại máy móc nguyên chiếc nhập khẩu được hưởng thuế suất 0%, trong khi doanh nghiệp cơ khí nhập khẩu nhiều loại linh kiện lại phải chịu thuế, khiến hàng trong nước không còn sức cạnh tranh.

Hàng rẻ lấn sân
Ông Trần Tiến Dũng, nhân viên một công ty vận chuyển có trụ sở ở TP.HCM, chuyên nhận nhập khẩu ủy thác hàng hóa từ thị trường Trung Quốc về VN, cho biết lượng khách đặt hàng ngày càng nhiều, so với năm ngoái số đơn hàng công ty nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác gần như tăng gấp đôi.

Các mặt hàng mà công ty này nhận nhập nhiều nhất là máy móc, thiết bị, phụ tùng... và phần lớn đều cho các công ty mới thành lập. “Giá rẻ là yếu tố giúp hàng Trung Quốc lấn lướt trên thị trường so với hàng nội địa và các mặt hàng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như: Mỹ, EU, Nhật Bản...” - ông Dũng cho hay.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thiết bị máy móc, phụ tùng từ thị trường Trung Quốc tăng liên tục trong những năm gần đây. Nếu như bốn tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này trên 1,074 tỉ USD, thì trong bốn tháng đầu năm 2011 nhập khẩu nhóm này nhảy lên 1,595 tỉ USD.

Khảo sát thị trường cung cấp các loại máy móc thiết bị trong ngành dệt may, da giày, máy đóng gói, thiết bị điện, máy công cụ... cho thấy hàng Trung Quốc đang chiếm giữ số lượng lớn.

Ông T.H. - chủ một cửa hàng cung cấp máy móc thiết bị trên đường Nguyễn Thái Bình, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM, hiện đang tư vấn khách hàng mua một dàn máy cho khoảng 10 công nhân ngành may làm việc - cho biết phải có ít nhất tám máy may một kim và hai máy vắt sổ, chưa kể một số công đoạn khác. Nếu mua hàng của Nhật Bản, suất đầu tư gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, hàng Trung Quốc chỉ 54 triệu đồng. Sự chênh lệch rất rõ khi máy vắt sổ của Trung Quốc chỉ 7 triệu đồng/chiếc nhưng hàng Nhật Bản khoảng 14 triệu đồng/chiếc.

“Tiền nào của nấy. Hàng Nhật phải đầu tư gấp đôi nhưng sử dụng 10 năm vẫn rất tốt. Hàng Trung Quốc chủ yếu sử dụng nguyên liệu tạo kết cấu máy là sắt xi, nhìn rất sáng nhưng độ bền kém. Chỉ xài khoảng một năm là tróc sơn, máy kêu lạch cạch” - ông H. nói.

Đáng nói là nhiều loại máy cơ mới xuất xứ từ Trung Quốc chỉ được bảo hành trong thời hạn một năm, kèm điều kiện phải trả thêm 20% giá mua máy. Riêng máy chạy điện bên cung cấp không bảo hành. Nếu cắm điện máy chạy bình thường ở cửa hàng, khách hàng mua về cắm điện, dù xảy ra trục trặc, hư hỏng ngay cũng phải chấp nhận thiệt hại.

Theo một số cửa hàng kinh doanh các loại máy móc trên, sở dĩ có tình trạng muốn được bảo hành phải trả thêm tiền vì không phải loại máy nào nhập khẩu từ Trung Quốc cũng là “hàng công ty”, mà có thể là của những cơ sở lắp ráp nhỏ. Ngoài ra, không ít máy móc cũ được sơn lại và tiêu thụ tại thị trường VN.

Một số doanh nghiệp trong ngành cơ khí cho biết phía Trung Quốc sẵn sàng làm theo đơn đặt hàng ở mọi mức giá cho doanh nghiệp VN. Tuy nhiên nhược điểm là hàng có tuổi thọ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, công nghệ thấp thường ít tính đến yếu tố môi trường, đặc biệt không cho ra những sản phẩm chất lượng cao.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=501882
Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phân theo thị trường năm 2010 - Nguồn: Tổng cục Hải quan - Đồ họa: VĨ CƯỜNG

“Khuyến khích” nhập máy ngoại
Theo ông Đỗ Phước Tống - giám đốc Công ty cơ khí Duy Khanh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Q.Tân Phú, TP.HCM, rất nhiều sản phẩm máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp VN nhập về từ Trung Quốc, các doanh nghiệp cơ khí trong nước đều làm được. Tuy nhiên, chính sách thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng này lại rất vô lý.

Cụ thể, nhiều dây chuyền, máy móc nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% nên cạnh tranh khá dễ dàng với hàng trong nước như: máy công cụ, máy sản xuất giấy, máy đóng hộp và nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất khác. Trong khi doanh nghiệp cơ khí sản xuất các loại máy này nhập một số linh kiện điện, môtơ và phụ tùng khác để lắp ráp hoàn thiện cỗ máy lại phải chịu thuế nhập khẩu 15-20%. “Bất hợp lý này không chỉ công ty chúng tôi thấy mà do các thành viên trong Hội Doanh nghiệp cơ khí Q.Tân Phú phản ảnh. Việc đánh thuế như vậy vô tình chia lợi cho máy nhập ngoại nguyên chiếc và đẩy khó cho nhà sản xuất trong nước” - ông Tống bức xúc.

BẠCH HOÀN


Lo ngại tiêu thụ công nghệ lạc hậu

Theo báo cáo phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu với thị trường Trung Quốc của Tổng cục Hải quan, đối tượng nhập khẩu máy móc, thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, chiếm 74,7%, doanh nghiệp FDI là 25,3%. Điều đó cho thấy khi nhập khẩu công nghệ, các doanh nghiệp trong nước lại quan tâm nhiều hơn đến máy móc thiết bị từ Trung Quốc, chứ không ưu tiên nhập khẩu từ các nước có công nghệ cao như khối doanh nghiệp FDI. Tổng cục Hải quan lo ngại việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường này có thật sự hiệu quả, hay VN là nước tiêu thụ lại công nghệ lỗi thời, lạc hậu cho Trung Quốc...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://cC8.upanh.com/23.474.30530217.qEw0/pnhd.jpg

PN&HĐ: Tổ quốc ơi, và …mạnh vì tiền, bạo vì quyền!
Tác giả: Kỳ Duyên
Bài đã được xuất bản.: 10/06/2011 06:00 GMT+7


Biển Đông, thi cử và chuyện 2 bộ phim cổ sử đang phát sóng, và sẽ phát sóng, xét cho cùng, vẫn là chuyện vận mệnh quốc gia dưới góc nhìn hải đảo, giáo dục và văn hóa- những lát cắt bi hùng, phẫn nộ xen lẫn nỗi đau mà Phát ngôn&hành động tuần này xin được gửi tới quý bạn đọc
"Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
Tuần này, một sự kiện lịch sử nổi bật được nhắc đến: Cách đây đúng 100 năm, ngày 5/6/ 1911, Bác Hồ xuống tàu đi tìm đường cứu nước.
Tròn 1 thế kỷ, 100 năm sau, con cháu của Bác lại sục sôi tinh thần giữ nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trước vụ việc Trung Quốc , vào ngày 26/5/2011 ngang ngược vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN ở Biển Đông, vi phạm UNCLOS, vi phạm DOC ký giữa TQ và các nước ASEAN.
Ngang ngược, bởi nơi 3 tàu hải giám TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ 120 hải lý, trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của VN, cách đảo Hải Nam TQ tới 340 hải lý, vậy nhưng TQ lại nhập nhằng đánh lận rằng đó thuộc vùng đang tranh chấp(?).
Một loạt những hành vi xâm phạm chủ quyền VN, ngang nhiên dẫm đạp lên luật pháp quốc tế cho thấy, một quốc gia lớn nổi tiếng có đầu óc, học sinh dự thi toán quốc tế năm nào cũng đứng đầu bảng, mà không phân biệt ra sự khác biệt cơ bản giữa 120, 200 và 340 hải lý. Thì chỉ có thể là quốc gia đứng nhất nhì bảng về... lòng tham, nhưng đứng cuối bảng về sự hòa hiếu với các lân bang.
Tròn 1 thế kỷ sau Bác Hồ đi tìm hình của nước, Tổ quốc ta lại đứng trước cơn sóng cả!
Bản chất của sự ngang ngược gây hấn này là gì?
Ngày 5-6-2011, báo Đất Việt có bài "Nguyên nhân Trung Quốc leo thang ở Biển Đông". Ngoài việc giải quyết cơn khát năng lượng dầu mỏ mà Biển Đông là nguồn tiềm năng khổng lồ, giới phân tích và dư luận quốc tế cho rằng động thái này của TQ xuất phát từ tình hình trong nội bộ nước này đang có nhiều bất ổn.
Phải chăng, "nóng" quá trong nội tình, mà TQ muốn hướng dư luận ra bên ngoài, đánh lạc hướng và làm dịu tình hình trong nước. Sự gây hấn với VN đồng thời còn là một phép thử cân não không chỉ với VN, mà với cả Mỹ và ASEAN?
Phép thử, nhưng dã tâm thật.
Dã tâm thật, sẽ gặp ý chí thật!
Trên các trang báo mạng, blog cá nhân những ngày này hừng hực một không khí Biển Đông, một không gian Biển Đông, một tinh thần vì Biển Đông. Nơi đó, hàng triệu con mắt, hàng triệu con tim yêu thương và phẫn nộ, lo lắng nhất mực hướng về  Biển Đông.
Trước đó, ngày 29-5, báo Thanh Niên xuất hiện một bài thơ. Ngay lập tức, bài thơ được truyền nhanh như sóng điện và nhận được sự trân trọng, sự chia sẻ đồng cảm của hàng triệu triệu bạn đọc trong nước, và người Việt nước ngoài. Đó là bài "Tổ quốc nhìn từ biển" của nhà báo- nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ thấm đẫm niềm yêu và sự day dứt, xót xa về Tổ quốc.
"Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/ Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa...
...Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không..."

"Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...". Câu hỏi của nhà báo- nhà thơ có số phận đặc biệt, cũng là câu hỏi cho hơn 80 triệu con dân nước Việt những ngày này.
Nhạc sĩ  Phạm Minh Thuần - Quỳnh Hợp ngay lập tức đã phổ nhạc bài thơ. Cùng đó, hàng trăm bài báo của các tướng lĩnh quân đội, công an, các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông... cất tiếng.
Một đất nước mà con người biết vượt lên nỗi đau riêng, để sống cùng ấm lạnh cộng đồng. Một đất nước, con người dù chính kiến có thể còn khác nhau, nhưng lập tức cố kết để cùng nhìn về một hướng, cùng chung một tiếng nói- chủ quyền Tổ quốc là trên hết.  Đất nước ấy không thể bạc nhược. Tổ quốc ấy không thể yếu hèn.
Rồi ngày 6/6/2011, một loạt các báo Thanh Niên, Pháp luật TP, Đất Việt...đã đưa tin tuổi trẻ và người dân HN, TP. HCM nối vòng tay lớn, biểu thị sức mạnh tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Và cũng đúng ngày 6/6/2011, "Tàu Bình Minh 02 lại ra khơi"- (VietNamNet). Đó không chỉ là hoạt động tiếp tục của một con tàu có nhiệm vụ khảo sát vùng biển. Đó còn là sự khẳng định chủ quyền Tổ quốc Việt Nam
Đằng sau con tàu không chỉ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, mà là cả hơn 80 triệu dân yêu thương và chia sẻ dõi theo. Sự kiện Biển Đông đang đặt Tổ quốc trước những thách thức lớn, đòi hỏi trí tuệ, bản lĩnh và ý chí tự cường, tư duy chiến lược quốc gia. Những phát ngôn ấn tượng của các tướng lĩnh trên ViệtNamNét và VnExpress cũng chính là tâm nguyện nhân dân:
"Nếu SỢ  thì mất. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không SỢ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí....Phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân" (Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh)
"Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình" (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
"Biết bao thế hệ đã hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. Vì vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo" (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết).
"Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó (Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)
" Cần phải nhớ lời di huấn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói cách đây hơn 700 năm, "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bản gốc và làm cho vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức. Đó là thượng sách giữ nước". (Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an).
Đáng chú ý, mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi lại vừa lên tiếng "đòi VN thực hiện các nỗ lực nghiêm túc để giải quyết tranh cãi mới xảy ra ở Biển Đông". Một sự tiếp tục đánh tráo khái niệm theo kiểu "cả vú lấp miệng em", tiếp tục thách thức lòng yêu nước người Việt.
Và chỉ 13 ngày sau sự kiện Bình Minh 02, sáng qua (9/6), Trung Quốc lại tiếp tục ngang ngược cho tàu cá lao vào cắt cáp của tàu thăm dò Viking 2 của Petro Việt Nam khi tàu này đang làm nhiệm vụ khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Chợt nhớ, chỉ còn ít ngày nữa Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc, bầu ra bộ máy chính thể mới, với sự hiện diện của 500 đại biểu QH. Vận mệnh Tổ quốc, cả chủ quyền lẫn con đường phát triển đang chờ đợi cái tâm, cái tầm của bộ máy chính thể mới, của các đại biểu vì lợi ích "của dân, do dân và vì dân".
Chợt nhớ, câu thơ giống như một câu hỏi day dứt: "Trong hồn người có ngọn sóng nào không?". Phát ngôn của các tướng lĩnh và phát ngôn của nhà thơ liệu có đồng điệu ...
Vâng! Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Để Tổ quốc - không bao giờ ngã tay chèo.

Phao "cứu sinh" cho ngành giáo dục?

Cũng trong tuần này, có một sự kiện nổi bật của ngành GD. Đó là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2011, với hơn 1 triệu thí sinh tham dự. Nổi bật, nhưng kỳ thi lại có vẻ lặng lẽ, không ồn ào.
Sự bình yên của kỳ thi quốc gia, ở góc độ nào đó là điều may mắn. Nhưng ở mặt bên kia, nó phản chiếu tâm lý mỏi mệt, sự nản lòng và thất vọng của cả xã hội trước những già nua, xơ cứng và luẩn quẩn của ngành GD không tìm ra con đường đổi mới thi cử như ngành từng hăm hở, hào hứng tung ra năm nào.
Có lẽ vì vậy, mặc dù tuyên bố cơ bản là giữ ổn định, nhưng trong chỉ đạo, ngành vẫn muốn tìm ra một sự cải tiến. Tiếc thay, sự cải tiến đó đi theo hành trình "xoáy trôn ốc"- luẩn quẩn trở về ...cái cũ. Có thể nhìn thấy ở 2 khâu thanh tra thi, và ra đề thi.
- Thanh tra thi: Cách đây 2-3 năm, ngành điều động rầm rộ tới 9000 thanh tra ủy quyền (giảng viên các trường ĐH, CĐ). Năm nay chỉ còn 600 người, giảm gấp 15 lần. Nhà giáo Văn Như Cương đã phải đặt câu hỏi trên Bee.net: "Phải chăng vì tiêu cực trong kì thi đã giảm đi 15 lần? Hay vì thanh tra đã trở nên không hiệu quả, có cũng như không? Hay vì thanh tra viên bị địa phương vô hiệu hóa?".
Trong khi đó, người viết bài này khi đi một loạt các tỉnh khảo sát, ý kiến của nhiều cán bộ quản lý GD cho rằng thanh tra ủy quyền cũng vẫn chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa", chẳng giải quyết vấn đề gì. Vậy chủ trương đó của ngành đúng hay sai? Và sự tốn kém trả giá cho một chủ trương nhất thời đó ai chịu, nếu không phải là dân?
- Đề thi: Sau biết bao năm ra đề thi kiểu đánh đố, làm khó, làm khổ học sinh dẫn đến lò luyện thi nảy nở tưng bừng, thi cử căng thẳng, đến mức ông Hoàng Trường Kỳ- nguyên là GĐ Sở GD và Phó CT tỉnh Vĩnh Phúc phải nhận xét: "Không ai vác đá tự ghè chân mình", nay đề thi lại quay trở về điểm xuất phát- không quá khó, không đánh đố học sinh.
Đến mức vừa kết thúc kỳ thi, tại cuộc họp báo chiều 4-6, Thứ trưởng GD Nguyễn Vinh Hiển đã dự báo, thí sinh sẽ đỗ với tỉ lệ rất cao.
Nhưng thưa Thứ trưởng, tỉ lệ đỗ rất cao với chất lượng GD thực chất khác nhau lắm đó!
Tỉ lệ đỗ rất cao chỉ thuận với chất lượng như ông mong muốn, nếu ngành thực sự kiểm soát được quá trình GD, kiểm soát được 3 yếu tố: Đội ngũ GV;  Chương trình, nội dung SGK và Phương pháp. Nhưng thực tế ngành có kiểm soát nổi không?
1- Đội ngũ GV của ngành đến nay, tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn khá cao. Nhưng trong đó, có bao nhiêu % chuẩn, trên chuẩn là thực chất; bao nhiêu % chuẩn, trên chuẩn chỉ là hình thức, chưa kể một tỉ lệ nhất định giáo viên còn 7+, 9+...
2- Chương trình, nội dung SGK là yếu tố được nhắm đầu tiên mỗi khi ngành chủ trương cải cách GD. Thế nhưng 4-5 cuộc CCGD đã qua đi, thực tế chưa cuộc CCGD nào được coi là thành công. Đến giờ, chương trình, nội dung SGK vẫn luôn là nỗi lo của xã hội. Sắp tới 70 ngàn tỷ đồng đầu tư tiếp cho GD, trong đó hơn 960 tỷ sẽ lại được rót cho việc biên soạn SGK mới sau năm 2015- có nghĩa là vẫn kiểu "ngựa quen đường cũ"? Ngựa quen đường cũ, thì chất lượng GD rất có thể cũng như cũ.
3- Đổi mới phương pháp là mục tiêu lớn nhất, và duy nhất của Đổi mới GD năm 2000. Hơn 10 năm qua, hàng nghìn tỉ đồng của nhân dân rót cho thiết bị GD, để rồi đến giờ trường phổ thông vẫn cơ bản dạy chay- học chay, vẫn thầy đọc- trò chép. Sự thất thoát không chỉ tiền bạc. Sự thất thoát ở đây còn là chất xám của bao thế hệ trẻ VN đã không thể biến thành "động lực cho sự phát triển".
Ngành GD nghiêm khắc ngăn chặn hiện tượng phao thi mỗi kỳ thi cử. Nhưng chính ngành lại đang rất cần "phao cứu sinh" để khỏi trượt vỏ chuối trước yêu cầu phát triển xã hội, trước tương lai dân tộc.
Ai là người chịu trách nhiệm chính về cái "lỗi hệ thống" của ngành đây?

Mạnh vì tiền, bạo vì quyền?

Không khí Biển Đông còn hừng hực trong tuần, thì mới đây một vụ việc của văn hóa khiến sự nổi giận của xã hội lại bùng lên như lửa đổ thêm dầu.
Đó là bộ phim nhiều tập Huyền sử Thiên đô đang được phát sóng, bắt đầu nhận được nhiều tiếng khen của khán giả, mới tới tập 20 (trong số 42 tập phim đã sản xuất)  bỗng chốc bị VTV tuyên bố cắt sóng vào ngày 29-6 tới đây. Thay vào đó, VTV sẽ phát bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long, một bộ phim mà từ khi ra đời đã chuốc lấy bao tai tiếng. Đến giờ, dù phải cắt gọt, sửa chỗ này xén chỗ kia tới 3-4 lần thì tai tiếng của nó xem chừng vẫn hoàn nguyên.
Bởi nó hỏng ngay từ điểm xuất phát- tâm lý vọng ngoại quá nặng, cho dù nhà sản xuất mong muốn được đóng góp cho điện ảnh nước nhà.
Nguyên nhân chính của sự cắt sóng phim Huyền sử Thiên đô là gì?
Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản vô cùng bức xúc vì theo ông "Lý do thì đủ thứ nhưng tóm lại là sự cửa quyền và tiền... Vì cửa quyền và tiền nên tự nhiên giá trị văn hoá nó rẻ mạt đi....Họ chẳng cần gì hết, họ chỉ cần tiền".
Họ ở đây là ai, và tiền ở đây là tiền gì? Đọc kỹ bài trả lời phỏng vấn trên VietNamNet mới hay, đây là tiền quảng cáo ăn theo bộ phim- một cách kiếm tiền theo kiểu "xã hội hóa" của nhà đài. Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, đến tập phim 11 thì quảng cáo tương đối nhiều.
Nhưng từ tập 12 cho đến giờ- tập thứ 20, thì quảng cáo đã sụt hẳn xuống, do thông tin Huyền sử Thiên đô sẽ dừng phát sóng, đẩy nhà sản xuất phim vào sự thất thu, với nguy cơ mất cả chì lẫn chài. Rất có thể số phận bộ phim cũng thành ...huyền sử nốt!
Điều đáng nói không ở bộ phim Huyền sử Thiên đô. Mà là sự bất bình của bạn đọc trước tin bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long sẽ được công chiếu tiếp theo.
Nếu bộ phim cổ trang "đặc sệt" TQ này được chiếu trong những ngày mà sự kiện Biển Đông khiến cả nước phẫn nộ, sẽ ra sao?
Có lẽ ý thức được tầm nguy hiểm của những hệ lụy, mới đây Tổng GĐ Đài Truyền hình VN cho biết VTV sẽ tạm dừng phát sóng bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long vào cuối tháng 6 như đã công bố.
Cho dù đó là tin mừng, người viết bài này không khỏi nghĩ về phát ngôn trước đó của ông Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng cục Điện ảnh, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia: Chúng tôi cho rằng phim không sai phạm về tinh thần lịch sử...
Không sai phạm về tinh thần lịch sử, nhưng lại rất phản văn hóa, làm tổn thương nặng lòng tự tôn dân tộc của người Việt, khác gì tự nguyện chấp nhận một sự "xâm lăng văn hóa".


Đến Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia còn không phân biệt được rạch ròi giữa văn hóa và phản văn hóa, nói gì đến câu "Phải nâng tầm lên chứ?" của nhà sản xuất Trịnh Văn Sơn (Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành). Nâng tầm đến mức khi xem phim, người ta nghĩ đó là phim TQ, không phải phim của VN chăng?
Người ta còn chưa quên câu chuyện diễn viên TQ Triệu Vy, nổi tiếng với vai Tiểu Yến Tử đã phải đối mặt với một làn sóng bất bình của người dân nước cô, khi xuất hiện trong một buổi biểu diễn thời trang với bộ trang phục in hình quân kỳ Nhật Bản. Dư luận cho rằng, Triệu Vy đã chà đạp lên lòng tự trọng của dân tộc. Rút cục, diễn viên này đã phải khóc xin lỗi khán giả và người dân TQ. Một diễn viên, nhận thức có thể hạn chế đã phải trả giá như vậy, huống hồ, đây là cả một công ty sản xuất phim ảnh một quốc gia, là những người có trình độ và nhận thức nhất định về văn hóa?
Ngày 1/10/2010, trong bài "PN & HĐ: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng", người viết bài đã nói về nỗi tủi nhục của sự mất văn hóa. Nay chỉ xin nhắc lại: Nước có thể còn, nhưng dân tộc có thể mất, chỉ vì văn hóa vong nô.
Bỗng nhớ đến câu thơ như một câu hỏi buồn day dứt của Nguyễn Việt Chiến: "Trong hồn người có ngọn sóng nào không?"
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khoảng 200 website Việt Nam bị tin tặc tấn công

IP của hệ thống máy tính được sử dụng để tấn công web Bộ NN-PTNT có nguồn gốc từ Trung Quốc

Nguồn tin có thẩm quyền từ Bộ Ngoại giao hôm qua xác nhận một website của Trung tâm Biên, phiên dịch thuộc Bộ Ngoại giao bị tấn công và để lại các thông tin bằng tiếng Trung và hình ảnh cờ Trung Quốc. Đến 18 giờ ngày 9.6, website này vẫn không thể truy cập được.

Nguồn tin trên cũng cho biết, từ chiều 8.6, trang tin điện tử của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) khiến cho việc truy cập trang này gặp nhiều khó khăn. Tấn công từ chối dịch vụ phân tán là kiểu tấn công làm cho hệ thống máy tính hay hệ thống mạng quá tải, không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động.

"Hiện tại, các cơ quan an ninh mạng của VN đã và đang áp dụng các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo an ninh an toàn cho các website, riêng trang của Bộ Ngoại giao VN vẫn hoạt động bình thường", nguồn tin này cho biết.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận an ninh mạng của Công ty An ninh mạng Bkav, từ khoảng 1 tuần qua đã có hàng trăm website của VN bị tấn công không rõ lý do. Tin tặc thâm nhập vào website của VN, thay đổi giao diện trang chủ và để lại các thông điệp bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh, đi kèm với đó là hình ảnh cờ Trung Quốc.

Ông Nguyễn Minh Đức cho biết nhìn chung các website VN bị tấn công đều thuộc nhóm có mức độ bảo mật không cao. Hình thức và biện pháp mà tin tặc tấn công vào các website này không có gì đặc biệt. “Mặc dù trình độ của các hacker tấn công vào hệ thống website của VN những ngày qua dường như chỉ mang tính tự phát, song bộ phận quản trị của các website VN cần thận trọng sao lưu dữ liệu của hệ thống và rà soát lại toàn bộ các quy trình bảo mật, phòng tránh những cuộc tấn công tiếp theo có khả năng xảy ra”, ông Đức khuyến cáo.

Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện của một cơ quan an ninh mạng xác nhận, trong khoảng 10 ngày trở lại đây cơ quan này đã thống kê được khoảng 200 website tiếng Việt của VN, trong đó có khoảng 10% là website của các cơ quan thuộc Chính phủ (đuôi gov.vn), bị tấn công thay đổi giao diện. "Con số này còn có khả năng tăng trong những ngày tới", chuyên gia này nhận định.

Trong số các trang bị hacker tấn công thì bị nặng nhất là Cổng thông tin điện tử của Bộ NN-PTNT. Đã có khoảng 20 website con thuộc Cổng thông tin của Bộ NN-PTNT bị tấn công. Một nguồn tin từ đơn vị hỗ trợ an ninh mạng cho Bộ NN-PTNT cho biết đã xác định được nguồn gốc tấn công Cổng thông tin điện tử của bộ này. Theo đó, địa chỉ IP của hệ thống máy tính mà hacker sử dụng tấn công được xác định có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trường Sơn

Bản gốc trên Thanh Niên online
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Hồng Hải

Bác Tuấn này, có tin gì về website TQ bị hacker không? Bác post lên cho anh em đọc cho mát một tý?
Việc các website bị hac tấn công, thay đổi giao diện không còn là chuyện mới. Cơ quan an ninh mạng của VN cũng cần phải xem lại hệ thống bảo mật của mình để đảm bảo an toàn cho các website. Không thể bảo các website bị tấn công có tính bảo mật không cao hay hình thức hac không có gì đặc biệt. Tự tin như thế sao không sửa chữa, khắc phục để có biện pháp bảo vệ. Trong bối cảnh hiện nay, nó không thể là cuộc dạo chơi của những hac xanh, hac dỏ, hac đen thông thường. Nó là vấn đề trình độ, uy tín và danh dự trước hết của chủ thể website, sau nữa là hệ thống an ninh mạng của ta và cuối cùng là sự quản lý trong lĩnh vực này.

Cũng cần nói thêm đừng ví von theo kiểu các trang web của Bộ quốc Phòng nước này, Bộ ngoại giao nước khác hay chính phủ nước kia cũng bị hac tấn công nhưng cũng khó khăn trong việc truy tìm và khắc phục xử lý. Đó là chuyện của nước họ. Với ta nếu đã cho là dễ thì phải xử lý triệt để chứ không thể cười ha hả rồi bảo theo kiểu: Biết mi rồi nhé...không có gì đặc biệt cả rồi vuốt râu cười khà khà...để rồi lần sau lại tiếp tục...
Đọc những tin như thế này thấy ngứa con mắt bên phải, đau con mắt bên trái...quá...
Ta về khuất bóng tây sơn nhạn
Tịch mịch rả cánh bay
Quay đầu là núi
Gửi lòng bằng hữu
Chỉ chút hương cay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Về việc websites Trung Quốc bị tấn công, ta có thể xem bài của Nguyệt Thu đã gửi lên:

Hacker đột nhập nhiều trang web Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lầu Năm Góc: Tấn công mạng là hành động chiến tranh



TNO) Chính phủ Mỹ đang xem xét lại chiến lược quân sự để xác định các cuộc tấn công mạng là một hành động chiến tranh, cho phép các chỉ huy quân sự có thể lựa chọn biện pháp tấn công quân sự trả đũa chống lại các thế lực thù địch nước ngoài.

Theo tờ The Guardian hôm 1.6, Lầu Năm Góc đã kết luận rằng luật lệ về xung đột vũ trang có thể được mở rộng để bao hàm chiến tranh mạng, nhằm cho phép Mỹ sử dụng quân đội để đáp trả các cuộc tấn công gây hấn nhắm vào cơ sở hạ tầng công nghệ và máy tính của nước này.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [106] [107] [108] [109] [110] [111] [112] ... ›Trang sau »Trang cuối