Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [85] [86] [87] [88] [89] [90] [91] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 19/04/2011 02:10
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 19/04/2011 02:36
Có 2 người thích
Minh Bình đã viết:
Dương Trung Quốc Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử kể:
“ Một đồng nghiệp chuyên nghiên cứu giai đoạn lịch sử này đưa ra quan điểm: Về đại cục ta thắng địch thua, thì chi tiết chiếc xe này hay xe khác đều của quân ta cả cái nào vào trước, cái nào vào sau chỉ là tiểu tiết, nói đi nói lại làm gì.
Tôi đã trả lời rằng: Lúc này đúng là như vậy. Nhưng giả dụ 100 năm sau, cháu chắt ta, chúng giỏi hơn ta, chúng nhiều phương tiện hơn ta, chúng phát hiện rằng ta nói dối (biết mà không nói) thì chúng không chỉ đặt câu hỏi vào cái chi tiết là cái xe tăng nào, mà chúng có thể đặt cả một câu hỏi lớn vào toàn bộ cái lịch sử mà chúng ta trao chuyền cho chúng, vào cả cái sự nghiệp mà thế hệ chúng ta đã làm...”
Dương Trung Quốc.
************************************************************
@haanh: Ông Dương Trung Quốc nói rất chính xác...vì đó là lịch sử! nhưng thơ thì đừng rập khuôn máy móc...hiện thực trong thơ đã được nhân cách hoá, Ví dụ: Em hái nắng, nhặt thương, cào vào quá khứ...vã vào tương lai...Hi Hi!!!Nếu 100 năm sau con cháu chúng ta nó đọc thơ hôm nay, rồi nhận xét: "ông cha mình ngày xưa giỏi thật" thì buồn cười lắm....
Ngày gửi: 19/04/2011 02:45
Có 1 người thích
Ngày gửi: 19/04/2011 02:49
Đã sửa 6 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 19/04/2011 07:57
Có 2 người thích
Ngày gửi: 19/04/2011 05:33
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Rào-Nam vào 19/04/2011 06:09
Có 2 người thích
haanh8354 đã viết:Cuộc sống là một cây đàn nhiều dây, nếu ta lên dây phối hợp nhau vừa đủ thì sẽ cho ra những bản nhạc du dương bất hủ. Nếu ta lên dây căng quá thì sẽ đứt, chùng quá thì âm thanh sẽ não nề, vô vọng.
Nở rộ lò luyện thi mang phong cách Hàn tại Mỹ
(Dân trí) - Giờ đây ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ thi nhau mọc lên những trường luyện thi mang đậm phong cách học ôn “nhồi nhét” kiểu Hàn Quốc: các buổi học kéo dài đến khuya, các gia sư hết sức tận tâm, lượng bài tập về nhà rất nhiều.
Theo Korea Times, các trường này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhiều bậc phụ huynh gốc Hàn.
Đối với Kay Choi, một bà mẹ gốc Hàn có 3 con đang sống tại Mỹ, việc cho hai đứa con lớn đang là học sinh trung học đi học thêm thật “chất lượng” trong hè tại Hàn Quốc cũng đồng nghĩa với việc cô phải tiêu tốn ít nhất 10 triệu won (khoảng 9.000 USD)/năm. Số tiền này bao gồm hai vé máy bay khứ hồi đến Seoul, hai tháng học phí cho các lò luyện thi và một khoản tiền trợ cấp khi các con ở nhà những người họ hàng.
Nhưng Choi đã có những kế hoạch khác cho đứa con thứ ba của cô.
Cô dự định gửi con vào một học viện Hàn Quốc tại Mỹ, nơi gia đình cô đang sống. Không phải vì Kay Choi thiếu tiền mà bởi vì chất lượng của học viện này hiện đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của cô.
Từ những buổi học kéo dài đến khuya và các gia sư tận tâm cho đến lượng bài tập về nhà, ngôi trường này đều có tất cả.
Một lò luyện thi kiểu Hàn tại Mỹ.
“Nó giống như một trường luyện thi theo kiểu nhồi nhét ở Hàn Quốc”, Kay Choi nói. “Nhưng nó thậm chí còn tốt hơn vì con tôi không phải bay đến bất cứ nơi nào nữa và tôi cũng không phải chi quá nhiều tiền như bây giờ”.
Cơ sở luyện thi tư nhân do người Hàn Quốc quản lý ở Mỹ này thường thu phí từ 1.500 đến 4.000 USD mỗi khóa học hai tháng tùy theo yêu cầu dành cho những học sinh chuẩn bị tham dự kì thi SAT. Ở khóa học cơ bản hàng đầu, các bậc phụ huynh có thể cho con học thêm 10 tuần luyện viết, toán hoặc tham gia các lớp học luyện nói với cái giá 600 đến 1.000 USD.
Không giống như trước đây, học sinh thường được gửi về nhà đúng giờ sau khi tan học, nhiều học viện hiện hoạt động cả ngày với các ca học mở liên tục đến tận tối. Dưới sự kèm cặp của các gia sư giỏi, học sinh được yêu cầu phải ghi nhớ hàng trăm từ vựng mỗi ngày.
Nếu không làm được như vậy, học sinh sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc như phải nhớ thêm vài trăm từ.
“Điểm mấu chốt ở đây là các bậc phụ huynh rất thích lối giảng dạy “siêu” nghiêm khắc” - Kim, đồng sở hữu một lò luyện thi cỡ trung bình ở New Jersey nói. “Họ không muốn chúng tôi để cho con cái họ xao nhãng bất cứ lúc nào. Vì vậy, công việc của chúng tôi là thu hút họ bằng các chương trình học được sắp xếp chặt chẽ và có hệ thống nhất”.
Đầu mùa hè này, các cơ sở luyện thi tư nhân ở New York, Seattle, Atlanta, Los Angeles và những thành phố vốn tập trung khá đông người Hàn Quốc sinh sống khác tại Mỹ đang đua nhau tung ra những chương trình giảng dạy mang tính cạnh tranh để đáp ứng được ngay cả những ông bố, bà mẹ kĩ tính nhất.
Đối với nhiều “lò” luyện thi mang phong cách Hàn tại Mỹ, đối thủ của họ không chỉ đơn thuần là những cơ sở khác ở cùng khu vực mà còn là những trung tâm luyện thi ở tận Seoul, Hàn Quốc.
Trong những năm qua, nhiều bậc phụ huynh như cô Choi đã chọn cách gửi con em mình về Hàn Quốc để luyện thi trong mùa hè. Kết quả là các cơ sở luyện thi tại Mỹ có số lượng học sinh vào học rất èo uột.
“Chúng tôi đang nỗ lực để xoay chuyển tình hình hiện nay”, David Lee, người điều hành một trường luyện thi tại New York nói. “Chúng tôi sẽ khiến nhiều học sinh Hàn Quốc quay trở lại Mỹ để luyện thi thay vì cứ bay về nước như trước”.
Võ Hiền
Theo Korea Times
Ngày gửi: 19/04/2011 10:05
Có 3 người thích
Ngày gửi: 19/04/2011 10:23
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 19/04/2011 10:55
Có 2 người thích
Ngày gửi: 19/04/2011 10:54
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 19/04/2011 11:08
Có 2 người thích
Ngày gửi: 19/04/2011 12:00
Có 3 người thích
Ngày gửi: 20/04/2011 04:07
Có 2 người thích
haanh8354 đã viết:Nhớ lại chuyện này mà buồn cười. Hồi ấy mình tìm đọc đủ 3 số báo. Sau đó lại đọc tin tờ báo bị phạt tiền.
Thánh vật ở sông Tô Lịch
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Khu vực sông Tô Lịch nơi xảy ra sự kiện "thánh vật"
Thánh vật ở sông Tô Lịch là tên chuỗi bài viết được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật tại Việt Nam trong các số 13, 14, 15 ra từ ngày 31 tháng 3 đến 14 tháng 4 năm 2007.
Chuỗi bài viết này thống kê một loạt các sự việc không lành diễn ra trong cùng thời gian xử lý các di vật cổ, được phát hiện vào năm 2001 dưới lòng sông Tô Lịch tại Hà Nội, Việt Nam mà có nhiều người cho rằng giữa các sự kiện này có mối liên hệ với nhau.
Đề tài này tiếp tục nổi lên sau khi bài báo của đội trưởng xây dựng, ông Nguyễn Hùng Cường, người trực tiếp phát hiện di vật cổ được đăng trên tờ báo Bảo vệ pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam.
Liên quan những vấn đề trên, ngày 9 tháng 5 năm 2007, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã ra quyết định số 15/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin đối với Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật, với số tiền phạt là 20 triệu đồng[1].
Theo quyết định đó, Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật đã có hành vi "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí", hai hành vi này vi phạm Khoản 11 Điều 10 và Khoản 2 Điều 14 của nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/5006 của Chính phủ Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin.
Ngày gửi: 20/04/2011 04:11
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 20/04/2011 04:12
Có 2 người thích
Tường Thụy đã viết:Hic, theo tôi, ai tiêu cực nhất sẽ phải đóng nhiều nhất, ấy là bác Tường Thuỵ đó!
Nhớ lại chuyện này mà buồn cười. Hồi ấy mình tìm đọc đủ 3 số báo. Sau đó lại đọc tin tờ báo bị phạt tiền.
Mọi người ở đây cũng nên cẩn thận nhá. Nếu đưa chuyện mê tín dị đoan lên diễn đàn biết đâu thivien.net cũng bị phạt. Khi ấy tiền phạt chia đều cho các thành viên. Ai tích cực thì phải đóng góp nhiều. Ví dụ: Tuấn Khỉ, haanh8354 đóng nhiều nhất
Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [85] [86] [87] [88] [89] [90] [91] ... ›Trang sau »Trang cuối