Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

@ Hoa phong lan

Không phải lăm le đâu. Họ vấn quyết định làm 2 đoạn đường sắt cao tốc trước: Hà Nội -Vinh và Sài Gòn -Nha Trang. Sau 2 đoạn rồi nối liền sau. Họ bảo phương án này QH không phản đối gì và đang tìm đối tác để làm dự án tiền khả thi. Tóm lại QH cũng chỉ là...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tin tiếp theo về vụ nổ kinh hoàng tại SVD Mỹ Đình



Ban tổ chức cho biết, lượng pháo hoa bị nổ sẽ được bù đắp thông qua việc nhập khẩu gấp nguồn hàng từ TQ. Tuy nhiên, không có thông tin gì về việc kinh phí sẽ bị đội lên do phải gấp rút nhập khẩu và chuyên chở số lượng hàng hóa tốn kém này.

http://danlambao.files.wordpress.com/2010/10/nan-nhan-dau-tien_12863481711.jpg?w=448&h=336
Người dân tự đưa nạn nhân đi cấp cứu, trong tư thế nguy hiểm, dù bệnh viên Thể Thao cách đó chỉ cài trăm mét



Mời bấm vào đây để xem tiếp.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngày thứ 5 mưa lũ miền Trung: Đói rét trong hang đá



TT - Đêm qua là đêm thứ năm ở trong hang đá giá lạnh của hàng ngàn người dân xã vùng sâu Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) trong cảnh vô cùng thiếu thốn. Ít nhất đã có 66 người chết.

Khi cơn lũ nhấn chìm xã Tân Hóa, 3.149 con người của xã kịp thoát khỏi vòng vây của dòng nước khi leo lên núi chui vào hang đá lánh nạn. Đến chiều tối 7-10, cả Tân Hóa còn chìm trong biển nước mênh mông. Nhiều nơi nước vẫn lút nóc nhà. Số ít nhà cao hoặc hai tầng bắt đầu lộ nóc nhưng mái ngói không còn mà chỉ trơ nguyên bộ kèo.

Ông Đinh Hồng Hộ, phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, đau đớn nói: “Dân chúng tôi như trở về thời nguyên thủy rồi. Không còn một thứ gì sót lại ở nơi này cả. Phải mất ít nhất năm ngày nữa người dân mới ra khỏi hang đá”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=453545
Người dân trú ẩn tạm bợ suốt năm ngày qua trong đói rét bên vách núi và trong hang đá ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình - (Ảnh: H.KHÁ)




Tiếng kêu trên hang đá
Cả buổi sáng chờ đợi, chúng tôi không tài nào vượt qua được biển nước để vào Tân Hóa. Tại chân cầu Khe Sụ, điểm chia cắt bên ngoài với Tân Hóa, mì gói, nước lọc chất cao ngất chờ tiếp viện. Xe cấp cứu nổ máy, sẵn sàng chuyển người cấp cứu đưa từ Tân Hóa ra.

10 giờ sáng, tiếng xe cấp cứu hụ vang cả khu vực khi liên tiếp có cả chục đứa trẻ trên tay mẹ khóc thét vì sốt cao đã nhiều ngày được chuyển ra. Những cụ già đau nặng sau khi đưa lên thuyền được chuyển ngay lên xe cấp cứu về xuôi cứu chữa.

Ông Hộ cho biết tất cả canô của huyện đội liên tục nhắm thẳng Tân Hóa lao vào nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được cái đói của người dân. 15 giờ, canô chúng tôi thẳng hướng Tân Hóa. Trên mặt nước hàng trăm xác heo, trâu bò nổi lềnh bềnh.

Từ xa có bốn chiếc canô quần thảo theo hướng kêu cứu của người dân. Khi canô chở chúng tôi vừa trờ ra khỏi Khe Sụ khoảng 3km đã có ba bốn cánh tay của những đứa trẻ vẫy liên hồi. Đoàn nhanh chóng trao mì gói và nước cho trẻ. Canô vừa rền máy chạy thẳng thì cả đoàn giật mình bởi tiếng kêu từ vách núi vọng ra. Quặt tay lái, chiếc canô lao thẳng đến vị trí có tiếng kêu cứu. Thoáng thấy đoàn cứu trợ, hàng trăm người vẫy liên hồi trong tiếng kêu khản giọng. Nhiều khuôn mặt phờ phạc, trầy xước lấm lem bùn đất.

Ngay lập tức những thùng mì được phát cho người dân. Cả chục đứa trẻ lem luốc được mẹ dìu ra từ vách núi đã nhanh tay bóp vụn gói mì, ngấu nghiến trong miệng. Phía bên trong vách núi chúng tôi thấy ba bốn người đàn ông đang dùng rựa xẻ thịt con bò chết vừa vớt được. Còn trên hốc đá nhiều phụ nữ và trẻ em đã kiệt sức nằm la liệt, mặt mày tái nhợt.

Ông Cao Ngọc Sơn, một người dân sống bốn ngày nay trên hang đá, vẫn chưa hết bàng hoàng kể: “Sau khi chạy lên đây hai ngày chúng tôi phải nhịn đói. Khi chưa được huyện cứu đói chúng tôi đã ăn hết một con bò chết”. Ông Sơn nói khi nước tràn về trong đêm tối người dân chỉ biết tìm cách lên bám vào vách núi đá vôi.

Thấy đoàn cứu trợ còn hàng, ông Sơn túm lấy tay áo một vị trong đoàn tha thiết: “Ngọn núi kia có cả chục người ở trong hang”. Đoàn vội vã cho canô theo hướng ông Sơn chỉ tiến về núi Hưng Voi. Tại nơi này, trong một hang đá sâu đang có cả chục người trú ngụ. Nhiều người nằm lăn ra miệng hang sau nhiều ngày mệt lử trong bộ quần áo rách tươm. Sau khi kiểm tra, ông Hộ quyết định chở một bà lão tức tốc đi cấp cứu.

Nguy cơ dịch bệnh
Khi cơn lũ chưa kịp rút, hôm qua hàng chục người dân ở Tân Hóa bắt đầu mắc các bệnh do nước lũ gây ra. Rất nhiều trẻ em bị tiêu chảy, đỏ mắt... Ông Hộ khản giọng sau bốn ngày dầm mình dưới nước cứu dân: “Không biết khi nước rút dân phải bắt đầu từ đâu để sống khi nhà cửa, ruộng vườn nát tan hết rồi. Cả xã không còn vật nuôi nào sống sót. Ngô khoai trôi sạch, lúa gạo không còn hạt nào khô”.

HỮU KHÁ


Người gọi lúc nửa đêm đã được cứu

Lúc 22g30 đêm 4-10, đường dây nóng báo Tuổi Trẻ đã nhận hai cuộc điện thoại kêu cứu của người dân từ một vùng sâu Quảng Bình. “Còn 60 người dân trên nóc nhà chưa chạy vô núi kịp, có cách gì cứu chúng tôi với”. Đó chính là tiếng kêu cứu của người dân xã Tân Hóa (Tuổi Trẻ 5-10).

Ngay đêm đó chúng tôi đã gọi điện cho ông Đinh Minh Chất, chủ tịch UBND huyện Minh Hóa. Ông Chất cho biết huyện đã cho thuyền lên cứu hộ Tân Hóa lúc 20g. Ngày 7-10, qua điện thoại với anh Láng - một trong hai người gọi điện thoại đêm đó - và anh Cao Thanh Bằng - công an xã Tân Hóa, cả hai anh cho hay đến trước 24g đêm 4-10 toàn bộ người dân ngồi trên nóc nhà tránh lũ đã được chuyển lên chỗ cao an toàn.

L.GIANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Hoa Phong Lan đã viết:
Vodanhthi đã viết:
ngh.mai đã viết:
Thăng Long ơi
Đất người mang phượng múa, rồng bay
Đất linh thiêng và hào hoa
Một nghìn năm tuổi
Đất không nguôi những thế kỷ anh hùng
Chiến đấu và giữ nước
Có bao giờ thấy đẹp như thế chăng.
Ta tự hào
Ôi Hà Nội - Thăng long
Ta sung sướng với hân hoan cuồng nhiệt
Ta tự hào những cái nhất
Mà ai ai cũng đều biết trước.
Về mảnh đất hùng thiêng.

Ta vỗ tay cho ngày hội Thăng Long
Cho Đại lễ với tình yêu, xúc cảm
Với Hà Nội nghìn năm,
Và sẽ hàng nghìn năm lãng mạn
Nét cổ thùy níu mãi Thăng Long.
http://danlambao.files.wordpress.com/2010/10/tuongphan3.jpg?w=640&h=190

Tối qua coi ti-vi, BTV Quanh Minh đẹp trai lại thở ra một câu rất "pig" khiến cho tôi phải văng tục mất mấy phút liền.
Câu đó là thế này:
"Đồng bào miền trung đang phải chịu thiệt hại vì cơn lũ LỊCH SỬ"
Điên thật đấy!
Bây giờ sao chúng nó khoái dùng từ "LỊCH SỬ" thế không biết!
Mười năm trở lại đây, năm nào MIỀN TRUNG mà không có lũ, và rồi cái đám "định hướng dư luận" năm nào cũng nói "LŨ LỊCH SỬ".
Chà... cứ đổ cho cái ông LỊCH SỬ là cái đám ĂN TIỀN THUẾ của dân sẽ rũ bỏ được hết trách nhiệm...
Năm ngoái cũng LŨ LỊCH SỬ để đến nỗi tên phó tể tướng họ HOÀNG đã lệnh cho hàng loạt đập thuỷ điện xả lũ đúng lúc dân đang lóp ngóp trong lụt lội.
Ừ thì cứ cho là năm nay đạt đỉnh lũ 100 năm mới có đi, nhưng không lẽ đỉnh lũ là 3 mét thì thiệt hại còn năm ngoái chỉ có 2 mét 9 thì chưa thiệt hại hay sao?

Điên thật đấy! năm nào MIỀN TRUNG cũng lũ mà cái đám ĂN TIỀN THUẾ của dân lại cứ năm nào cũng để cho dân chết, để cho dân đói, để cho dân bị cô lập rồi mới bày trò cứu trợ?
Thật là điên quá đi mất!
Đã thế lại còn đang lăm le bắt Quốc Hội phải tái khởi động đường tàu cao tốc nữa cơ đấy!

@bạn Hoa Phong Lan: bạn đọc bài thơ của mình muộn mất rồi, mình cho bạn đọc thêm một đoạn của bài đó đây này:

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Thư ngỏ của một học giả hải ngoại nhân bức tâm thư của ông Nguyễn Trung
Nguồn: http://boxitvn.wordpress....-ng-nguy%E1%BB%85n-trung/

Québec ngày 6 tháng 10 năm 2010

Thư ngỏ gửi Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và BBT Bauxite Việt Nam

Thưa Giáo sư và những nhân sĩ, trí thức… đã từng ký vào kiến nghị ngày 12 tháng 4 năm 2009,

Bức tâm thư của ông Nguyễn Trung là một lời kêu cứu khẩn thiết cho vận mạng đất nước và tiền đồ dân tộc chúng ta. Quả bom bùn đỏ thải từ khai thác bô-xít là một quả bom nổ chậm, và kẻ có thể châm ngòi là những “người lạ”, bom nổ thì toàn bộ vùng dưới Tây Nguyên khu khai thác Bô-xít thành địa ngục trần gian. Ô nhiễm do bùn đỏ thải từ chu trình biến quặng bô-xít thành aluminium tác động hàng trăm năm, và khả năng giải trừ ô nhiễm là bất khả, thậm chí không thể tưởng tượng nổi cho một quốc gia nghèo vào hạng thứ 11 trên thế giới như nước Việt Nam ta.

Hoàn toàn chia sẻ và đồng tình với bức thư ông Nguyễn Trung gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ở vai trò độc quyền lãnh đạo và Quốc hội, cơ quan tối cao như ghi trong Hiến pháp, tôi xin những ai cùng quan điểm với tôi lên tiếng, bất luận là người sống trong nước hay ở nước ngoài. Tôi đề nghị, nhân kỳ Đại hội thứ XI sắp tới, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng cùng BBT Bauxite Việt Nam phát động một đợt thu chữ ký ủng hộ bức tâm thư của ông Nguyễn Trung. Đây là kiến nghị lần thứ hai, và mong lần này, những người đương quyền đương chức sẽ có những phản ứng đáp ứng nếp sống văn minh, công bằng và dân chủ.

Kính thư

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Giáo sư Kinh tế, Đại Học Laval

Québec, Canada

Hoa Phong Lan đã viết:
LỜI THỈNH CẦU THIẾT THA

Nguyễn Trung
10 (60A) ngõ 45Q phố Võng Thị
Phường Bưởi, quận Tây Hồ
Hà Nội
Đt: 04 38363036

http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/image23.png

Kính gửi:

- Các Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

- Toàn thể các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Kính thưa các đồng chí,

Tôi là Nguyễn Trung, cán bộ đảng viên đã về hưu, viết bức thư ngỏ này khẩn thiết thỉnh cầu các đồng chí:

(1) Cân nhắc lại một lần nữa và quyết định cho ngừng ngay việc tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến alunina ở Tân Rai/Lâm Đồng,

(2) Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp về nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông,

(3) Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu tiếp một cách nghiêm túc và khoa học,

(4) Đem những kết quả nghiên cứu nói trên trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế bauxite Tây Nguyên vô cùng nhạy cảm này.



Lý do tôi viết lời thỉnh cầu khẩn thiết này là thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ngày 04-10-2010 tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest khoảng 160km về phía tây nam đang đe dọa nhiều thị trấn chung quanh khác tại Hungary, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài; Chính phủ Hunggary đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với nhiều vùng lân cận. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho hay thảm họa này có khả năng do lỗi của con người gây ra, lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000, sẽ gây tổn thất lớn cho kinh tế, nguy hại cho sức khỏe con người vì bị tác động trực tiếp hoặc vì các dòng sông lớn bị ô nhiễm bùn đỏ có chứa nhiều chất ăn mòn và các hóa chất độc hại khác, chưa lường hết được những tác hại tàn phá môi trường cho các vùng chung quanh (tìm xem: Sài Gòn Tiếp Thị, Thông Tin Thương Mại và nhiều tin và bài báo khác của các báo và các hãng truyền thông quốc tế các ngày 05 và 06-10-2010).


Xin gửi lời chào trân trọng.

Kính thư

Nguyễn Trung (đã ký).

Ghi chú: Thư ngỏ này được gửi đến tất cả các báo chí.
http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/clip_image00415.jpg
Cảnh tàn phá tuyệt vọng ở Hungary: những ngôi nhà “quét vôi mới” màu đỏ, những chiếc ô-tô cái nọ nằm đè lên cái kia, cây cối tanh bành và đường đi lối lại trong làng vắng ngơ vắng ngắt. Đánh giá ban đầu thiệt hại ước chừng 5 đến 10 triệu euro. AP


http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/clip_image00613.jpg

http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/clip_image0107.jpg
Bùn đỏ là chất bã độc hại khi sản xuất aluminium, chứa những thành phần nguy hại như chì plomb và có tính ăn mòn rất cao nhất là với da, có khả năng tạo ra những vết bỏng nặng. Sản xuất một tấn aluminium cũng tạo ra gần ba tấn bùn đỏ. AP



http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/clip_image0128.jpg

http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/clip_image0146.jpg
Dân chúng chẳng biết khi nào họ có thể trở về nhà mình để bắt đầu làm lại mọi thứ, nhưng chính phủ đã cảnh báo rằng với tình trạng nhiễm độc đất đai trồng trọt – khiến những vùng rộng lớn mất khả năng cấy trồng – có thể phải mất nhiều tháng để cuộc sống trở lại bình thường. AP
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

AI DÁM KHẲNG ĐỊNH THẢM HOẠ TƯƠNG TỰ KHÔNG XẢY RA Ở VIỆT NAM?
KHI ĐÓ AI SẼ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO THẢM HOẠ MÔI TRƯỜNG CỦA CẢ VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ TOÀN BỘ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ?

AI?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Trịnh Thanh Thủy – Tiếng Việt thời thượng

Như chúng ta đã thấy, Anh ngữ ngày nay được xem như một sinh ngữ quốc tế được nhiều người sử dụng và giảng dạy như một ngôn ngữ thứ hai trong nhiều quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng Anh ngữ như một ngôn ngữ chung cho toàn cầu ngày càng tăng trưởng và đã trở thành một tiện ích. Nó mang lại sự cảm thông trong sinh hoạt toàn cầu không những trong các lãnh vực thông tin, truyền thông, liên mạng mà cả ở những lãnh vực giáo dục, kinh tế, thương mại, nghiên cứu, âm nhạc, du lịch, cũng như các hoạt động tôn giáo, chính trị hay văn hóa khác.

Người Việt đã tỏ ra ứng xử ngôn ngữ rất nhanh nhạy trước giai đoạn đổi mới khi đối đầu với lượng ngoại ngữ quá lớn từ bên ngoài ồ ạt đổ vào. Chưa bao giờ tiếng Việt phát triển cực độ như bây giờ. Kho tàng từ vựng của ngôn ngữ Việt Nam ngày một dồi dào thêm và du nhập về những “tiếng lạ” do nhu cầu giao tiếp cùng người ngoại quốc. Hàng ngày chúng ta thấy nhan nhản việc dịch sai, nói sai, dùng sai ngữ pháp khiến sự việc trở thành một trò cười được lưu hành khắp nơi trên mạng thông tin. Chính thói quen thích sử dụng tùy tiện, lại thích tỏ ra chúng ta có óc sáng tạo nên nhiều từ vựng được sinh ra nghe rất ngô nghê và không đúng ngữ pháp nguyên thủy của những từ được vay mượn.
Có lần tôi đọc được thực đơn những thức giải khát của một nhà hàng ở Hà Nội. Họ bán một thứ nước uống gọi là Milk Sex. Tôi ngạc nhiên, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới đoán ra là có lẽ họ bán thứ nước uống giống sinh tố bên Mỹ gọi là Milk Shake làm bằng sữa. Vì khi người Mỹ phát âm Shake, họ nghe không rõ nên tưởng lầm là Sex, rồi tỏ ra sáng tạo hơn sao không gọi là Milk Sex. Thế là thứ nước uống rất Việt Nam gọi là Milk Sex ra đời!!!
Học tiếng nước người không những chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, cách đặt câu, cách viết bài mà chúng ta còn học cả văn hoá của ngôn ngữ đó nữa.
Trong việc chuyển ngữ, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã khó, dịch từ tiếng Việt sang Anh còn khó hơn. Nó đòi hỏi người thông dịch phải thật giỏi cả hai ngôn ngữ mà còn cần có kinh nghiệm sống dồi dào trên đất nước của hai ngôn ngữ được sử dụng để hiểu cách dùng cho nhuần nhuyễn.
Do đó vì kém ngoại ngữ mà trong một thực đơn của nhà hàng ở Vịnh Hạ Long món Mực nướng được dịch ra tiếng Anh là ink baked thay vì baked squid mới đúng. Tuy con squid có ink (mực) nhưng con squid (con mực) không được gọi là con ink. Và chữ động từ nướng bake phải có thêm (e)d để thay đổi thành tiếng tính từ và đứng trước danh từ squid để thành baked squid.
Một nơi khác không ngần ngại dịch phăng món Ốc thành Screw!!! tức là cái đinh ốc thay vì dùng chữ Snail. Và nước đá là Water stone, hi light viết thành Hair light, Fast food viết thành fat food hay fast foot, welcome viết thành wellcome, cua dịch sai thành crap thay vì crab. Sai một ly đi một dặm chữ crap trong tiếng lóng có nghĩa là “cứt”.
Việc dịch sai một vài thực đơn trong nhà hàng có thể đem lại vài trận cười tiếu lâm cho người đọc. Nhưng nó biến thành hỏng trầm trọng khi một nhóm chuyển ngữ gồm các bác sĩ, sinh viên, nghệ sĩ có tên là BSP Entertainment (TPHCM) tung ra một CD gồm 10 bài hát với tên gọi Tình ca 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhân đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tặng phẩm này dành cho chương trình Những tấm lòng với Thăng Long – Hà Nội là công trình dịch thuật những bài hát viết về Hà Nội nổi tiếng được dịch ra tiếng Anh.
Dịch ca từ không phải là việc dễ, dịch từ tiếng Việt sang Anh còn khó hơn. Nó đòi hỏi một kiến thức Việt và ngoại ngữ lưu loát mà còn phải biết rành âm nhạc cũng như am hiểu đặc tính thơ ca trong ca từ. Không biết vì kém tiếng Anh, thời gian thực hiện lại gấp gáp hay sao mà nhóm BSP đã tung ra một sản phẩm dịch thuật thiếu chuyên nghiệp, kém chất lượng, tồi tệ đến nỗi một bài viết trên báo Lao Động phải kêu lên “ca từ trong CD này đã bị chuyển ngữ một cách vô cùng cẩu thả, thô thiển” (xin xem các link về những bài báo này dưới mục Tài liệu tham khảo).
Bài báo còn dẫn ra những câu dịch sai: “Hanoi’s this season… absent the rains. The first cold of winter make your towel’s gently in the wind. Flower stop falling, you inside me after class on Co Ngu street in our step slowly return…” – đây chính là phần chuyển ngữ của ca khúc “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” (Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/ Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh/ Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp/ Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về).” Xin trích ý kiến của một số bạn đọc trên mạng sau khi đọc bài báo. Bạn đọc lang doan viết: “Sau khi đọc được lời dịch qua tiếng Anh (Mỹ), tôi phải bật cười vì cách dịch cứ như người mới học sinh ngữ được 2-3 lớp sơ đẳng, hoặc chưa hề tập viết văn chương bằng tiếng Anh. Từ cú pháp, ẩn dụ thật tối nghĩa cho tới văn phạm đều sai. Cho nên, nếu dịch cẩu thả là không thể chấp nhận, vì như vậy là coi thường thính giả trong và ngoài nước, đồng thời thiếu tôn trọng văn hoá Việt. Không những thế, người ta sẽ đánh giá trình độ văn hoá của cả nước khi những tác phẩm này được quảng bá đại diện cho văn hoá VN. Lấy thí dụ nhỏ, cái “khăn” để đội đầu hay cuốn quanh cổ mà dịch thành “Towel” (khăn tắm, khăn rửa mặt, khăn lau xe) thì hết ý kiến!”. Trớ trêu hơn, bạn Nhựt Hồng phát hiện: “You inside me after class” theo nghĩa Mỹ có nghĩa là… “anh và em quan hệ tình dục sau lớp học” chứ chẳng phải “em bên tôi một chiều tan lớp”. Không chỉ dừng ở việc “tàn sát” các ca từ trong ca khúc “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”, kiểu dịch “từ đối từ” sai về cú pháp, ngữ pháp tiếp tục được lặp đi lặp lại trong các ca khúc nổi tiếng về Hà Nội khác như: “Có phải em mùa thu Hà Nội?” (Are you the autumn in Hanoi?): “August autumn, did leaf fall come yellow. Since you’ve been gone, I miss you silent” – (phải hiểu là: Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ. Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm) hay “One day return, I visit sad Thanglong” (cần hiểu là: Một ngày về xuôi, chân ghé Thăng Long buồn). Còn trong bài “Hà Nội niềm tin và hy vọng” có đoạn “Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô, nghe tiếng cười không quên niềm thương đau” được chuyển ngữ thành “The windy road immense the doorway, hear the laugh but don’t forget the pain”.
Bây giờ nếu đem phân tích những lỗi lầm dịch thuật đã phạm trong những ca khúc này, chúng ta cần phải học bao nhiêu bài học, viết bao nhiêu bài phân tích về Anh ngữ cho đủ. Nên tôi xin miễn bàn thêm. Chỉ có điều đáng tiếc và đáng buồn không phải ở chỗ khả năng người dịch kém, ca sĩ phát âm không đúng mà ở chỗ sản phẩm kém vẫn được quảng cáo và truyền thông đến người tiêu dùng. Bài quảng cáo “Chắp cánh cho ca khúc Việt bay xa” được đăng trên trang web chính thống của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trang web của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, và những trang thông tin kết nối với bạn bè quốc tế, người Việt xa xứ. Điều này cho thấy cơ quan chức năng cũng tệ không thua gì sản phẩm!!!

Việc toàn cầu hoá ngôn ngữ trong việc dùng tiếng Anh đã mang lại nhiều tiện ích cho Việt Nam. Nó giải quyết được nhiều lúng túng trong việc thiếu từ vựng trong nhu cầu tạo từ mới trong các lãnh vực, kỹ thuật, tin học, kinh tế, y khoa, chính trị, khoa học cũng như văn hoá. Do đó sự ưa thích được gọi là sính dùng tiếng Anh đã lan nhanh như cơn sóng lớn có ảnh hưởng chiều ngang đến ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt và dần dà ăn sâu đến văn hoá theo chiều dọc của bản chất dân tộc Việt. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Việc sử dụng sai phạm, kém hiểu biết, thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả sẽ biến thành trò cười cho người ngoài và những người thông hiểu tiếng Anh. Mà trên đà toàn cầu hoá, trên thế giới đã có khoảng trên dưới 500 triệu người đang sử dụng tiếng Anh như là một quốc ngữ, và khoảng phân nửa dân số thế giới dùng Anh ngữ như là một ngôn ngữ thứ hai.
Còn một nguy cơ nữa chúng ta cần lưu ý là đừng để mất bản sắc dân tộc khi đắm chìm trong việc chạy theo lực cuốn hút của tiếng Anh. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại và dừng lại sự say mê lạm dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày. Đừng để một ngày nào đó nhìn lại một trang viết hay trong một câu nói của một học sinh chỉ còn lõm bõm hai ba chữ quốc ngữ, phần còn lại chỉ toàn là tiếng Anh. Lúc đó chúng ta sẽ đánh mất luôn cái hồn nước cuối cùng của dân tộc.


http://www.laodong.com.vn...hoa-ca-tu-nhac-Viet/15619

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

MẠT! Mạt thật rồi! Người làm những việc nghịch thiên, nhất định ông trời sẽ nổi giận! Đại loạn xảy ra lại là những dân đen phải chịu cảnh khổ ải... Còn những kẻ gây ra đại hoạ thì lại đã ẵm tài sản bỏ chạy cả rồi...

Dân đen đáng thương nhất, đáng kính trọng nhất thì vẫn sẽ là những người chịu khổ nhiều nhất!... MẠT!
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Mạt quá rồi!
Lịch sử đã ghi rõ ràng: "Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1, mùa Thu, tháng Bảy, Thái Tổ đi thuyền tới chân thành ĐẠI LA, thấy RỒNG VÀNG bay lên trên thuyền ngự liền đổi tên là THĂNG LONG". KINH ĐÔ THĂNG LONG ra đời như vậy, thế mà đám con cháu lại mừng thọ cụ vào tháng Mười, Tây lịch. Bây giờ có thằng nào ngu dốt đổi ngày giỗ tổ HÙNG VƯƠNG vào ngày 10/10 Tây lịch không để lão bầu nó làm thiên hạ đệ nhất ngu dốt.
Đã thế tranh tượng của Hồ Chí Minh lại đi trước tượng của Lý Thái Tổ!
Lại thêm cờ Cộng Sản lại đi trước cờ TỔ QUỐC!
Mạt! Mạt quá rồi!

CÓ TỘI VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối