Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mèo con đi học



SGTT.VN - Mèo con của bố bây giờ không đi học chỉ với một cây bút chì và một mẩu bánh mì con con rồi. Mỗi buổi sáng con đeo cặp sau vai. Cặp của con đựng đủ thứ sách vở, bút viết, quà sáng. Bố sẽ đèo con tới cổng trường. Con bước xuống, thơm tạm biệt rồi nối đuôi theo bạn vào lớp.

Chiếc cặp của con nhấp nhô, là con mèo đỏ nhấp nhô sau vai con, là chùm nắng đỏ nhấp nhô sau vai con. Mèo đỏ nắng đỏ nhấp nhô vào lớp. Bố nhấp nhổm trên xe dõi theo bóng chiếc cặp đỏ. Sáng nào cũng thế, ngày nắng cũng như ngày mưa, bố trông theo con. Sáng nào cũng thế, ngày mưa cũng như ngày nắng, bố hạnh phúc dõi theo con vào trường.

Con than chiếc cặp đỏ nặng. Bố xót lòng trước mớ sách vở mỗi đêm con nhét vào, cắn rứt trong mỗi khuya cùng con học bài, áy náy với cái thời khoá biểu nhìn vào là ngộp thở. Nhưng bố tự hào về con. Con còn hơn lực sĩ mới mang vác nổi mớ khổng lồ ấy. Chiếc cặp của con là sự kỳ vọng của bố. Kỳ vọng con sẽ làm được những gì thuở bằng tuổi thơ bố hằng ao ước. Bố sống trong sự kỳ vọng trường kỳ rằng con sẽ thành công. Bố kiên nhẫn ngày mưa rồi ngày nắng cùng con đến trường, chiều gió cũng như chiều bão đưa con đến các lớp học thêm. Kiến thức nhét vào mỗi ngày một tí, thể nào con chả giỏi. Bố mơ ngày lễ tốt nghiệp của con, bố càvạt nghiêm trang ngồi cứng đờ trong hội trường chờ xướng tên cử nhân loại giỏi. Bố sẽ dợm chân, sẽ đằng hắng kèm bồi hồi mang hoa lên tặng con. Rồi chúng ta sẽ làm pô hình kỷ niệm một ngày trọng đại. Rồi bố sẽ rưng rưng, mắt sẽ mờ mờ (nhưng khéo léo che giấu bằng nụ cười hết cỡ)…

Tưởng tượng về cái hạnh phúc đấy giúp bố kiên nhẫn hơn lúc chờ con tan trường, nhẫn nại hơn lúc đánh vật giải toán đố hay lúc đọc chính tả cho con viết. Bền chí hơn lúc bặm môi vượt qua chiến trường lôcốt Sài Gòn đưa con tới các lớp học đúng giờ. Từ tốn hơn lúc giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của việc học, và nhấn nhá kỹ hơn khi nói đến sự kỳ vọng của bố. Chiếc cặp trên vai con ngày mỗi nặng hay giấc mơ của bố đầy lên theo mỗi ngày?

Một bữa mưa như trút, đọc trên báo một cậu học sinh trường chuyên tự tử ngay sau kỳ thi đại học chỉ vì không làm được bài. Mồ hôi trên trán bố rịn ra… Lại đọc, một ông bố khác bán con bò để từ quê đưa con ra Sài Gòn cạnh tranh với 1,9 triệu niềm hy vọng khác trong kỳ thi đại học. Cô con gái đi thi với ước vọng đổi thay cuộc sống vất vả của cha cô, những mong cuộc đời như cánh cò trắng vút bay từ đồng sâu ruộng mật thẳng lên nhà máy hay cao ốc văn phòng chót vót. 1,9 triệu thí sinh, suy ra có gấp hai lần con số đó là những người như bố ngóng trông ngày trái chín trên cành. Hoảng hốt khi nghĩ đến con, mèo con của bố sẽ ở đâu trong số 1,9 triệu thí sinh này. Bố sẽ ngụp lặn trong gần 4 triệu giấc mơ vĩ đại?

Dĩ nhiên, bố không muốn mèo con dại dột chọn cái chết chỉ vì không làm được bài, vì giấc mơ của bố đổ sập cuộc đời con. Không đời nào, bất công cho cả con và bố. Bất công cho những óc heo chưng trứng, sữa DHA, cả những ngày và đêm dài con đã lớn. Cái bố kỳ vọng nhất bây giờ là con sống vui, có ích và sống sao để thành người. Nếu bố nói ra được những điều này, đâu đó trong lòng bố dấy lên một chút tiếc nuối. Bố ước ao con giật bằng tiến sĩ toán học kèm giải nhất Chopin. Bố ước ao con đậu bằng master kinh tế kèm danh hiệu hoa hậu nước nhà. Thậm chí nếu ước được nữa, mong con đoạt giải Nobel Hoá học kèm Oscar… Nhưng bố đã nghĩ lại, đường con đi còn dài. Mong sao mèo con lại đến trường chỉ với sách vở, bút chì, mẩu bánh mì và niềm vui của chính con. Nếu con hỏi, bố sẽ không ngại chỉ con đường phải đi, nơi phải đến. Bố luôn sẵn lòng trả lời mỗi khi con thắc mắc. Nhưng sẽ phải nói với con rằng, đường con đi phải do chính trái tim con chọn lựa. Bố tin rằng, mình đủ dũng cảm nhìn quyết định của mèo con.

TIẾN TR.


Vodanhthi: Bậc phụ huynh ở Âu Mỹ quan sát tình hình giáo dục ở châu Á cũng ghi nhận thực trạng rằng cha mẹ ở châu Á thường muốn con cái mình trở thành số 1. Họ mong muốn con cái sẽ hoàn thành giấc mơ dang dở của chính họ. Vì thế họ ép con học, muốn con làm nhiều bài tập. Trong khi đó, phụ huynh ở Âu Mỹ chỉ quan tâm xem trong khi đến trường, học hành, thì con cái họ có tìm được niềm vui hay không.

"I remember nearly constant tension between the Asian parents, who wanted still more tests and homework, and the Western parents, who were more concerned with whether their kids were having fun — and wanted less."

Mời các bạn tham khảo thêm bài "Testing, the Chinese Way" tại:
www.nytimes.com/2010/09/1...iew/12rosenthal.html?_r=2
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

4i_nd

Phát ngôn & hành động: Cần một thứ hơn tiền và lòng nhân ái... tồi tệ
Tác giả: Trực Ngôn
Bài đã được xuất bản.: 24/09/2010 08:31 GMT+7 (www.tuanvietnam.net)

Thành Tuyên 500 năm tuổi nay bị biến thành lò gạch, lòng hảo tâm nay bị lợi dụng để tiêu thụ hàng quá đát... Những cái tát vào văn hóa là trăn trở của Trực Ngôn trong Phát ngôn & Hành động tuần này.

Người chống tham nhũng cần một thứ hơn tiền
Báo chí đưa tin: Văn phòng Chính phủ thông báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Thanh tra Chính phủ soạn thảo, ban hành thông tư liên tịch quy định về khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong phòng chống tham nhũng và người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
Rồi sau đó nhấn mạnh: cá nhân xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện tham nhũng sẽ được khen thưởng. Mức dự kiến từ 10 đến 30 lần lương tối thiểu chung. Đây là mộ tin vui đối với những người chống tham nhũng không phải vì họ có thể được một khoản tiền. Tuy rằng khoản tiền này nếu gấp 10 lần hay 20 lần cũng chỉ là mấy chục triệu thôi. Nhưng họ vui vì họ biết phía sau những việc làm nhiều nguy hiểm của họ có Chính phủ.
Thế nhưng, họ vẫn đợi chờ một thứ khác cho cuộc chiến đấu chống tham nhũng của cá nhân họ hoặc của một tập thể cá nhân. Nhìn vào thực tế chúng ta thấy, những người nông dân hay những người không làm việc trong các cơ quan Nhà nước rất ít có khả năng chống tham nhũng vì họ không có cơ hội tiếp xúc "hang ổ" của những "con bạch tuộc tham nhũng". Nếu những người nông dân chống tham nhũng thì cùng lắm là chống sự tham nhũng của ông Bí thư Đảng ủy xã hoặc ông Chủ tịch xã... Mà mấy ông này có tham nhũng thì cũng chỉ là "con chuột tha miếng tóp mỡ" còn những "ông hổ" ăn cả hàng triệu con lợn, hàng vạn con trâu, hàng trăm nghìn mét đất, hàng triệu đôla vv... thì những chiến sỹ chống tham nhũng nông dân không bao giờ có khả năng biết và chống được.
Ai chống được những "ông hổ tham nhũng"? Đó tất nhiên phải là những người làm việc cùng các "ông hổ tham nhũng". Nhưng người đó là các cán bộ Nhà nước thậm chí là những người có vị trí trong các cơ quan Nhà nước. Nhưng những người này rất sợ sự "phản đòn" của các "ông hổ tham nhũng". Khi đã bị "phản đòn" thì coi như "xong" sự nghiệp. Còn những người nông dân hoặc dân thường thì có bị "phản đòn" cũng vẫn là nông dân, vẫn là dân thường.
Chính vậy, thưởng gấp 10 lần, 30 lần hay 100 lần lương tối thiểu cũng chưa đủ làm nên sự quả cảm cho những người chống tham nhũng. Thứ mà những người chống tham nhũng thực sự cần không phải là tiền thưởng mà là một niềm tin chắc chắn rằng: họ thực sự được bảo vệ bằng những hành động cụ thể của những người lãnh đạo trong chính cơ quan của họ ở các cấp. Liệu một ông (bà) Phó thủ trưởng cơ quan có sát cánh cùng họ để chống lại sự tham nhũng của ông (bà) Thủ trưởng cơ quan đó không?
Tôi đã mang câu hỏi này tới nhiều người là cán bộ trong cơ quan Nhà nước và hầu hết nhận được câu trả lời bằng sự lắc đầu lè lưỡi. Vậy Chính phủ sẽ có phương sách gì để giúp những người chống tham nhũng có một lòng quả cảm trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng và phát triển của đất nước?
Liệu chúng ta có dám thí điểm tiến hành đấu tranh chống tham nhũng một cách công minh  ở một số cơ quan Nhà nước với sự giám sát công tâm của các chuyên gia Chính phủ và với chính sách bảo vệ những người chống tham nhũng một cách cụ thể có hiệu lực.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Chính phủ là một đại sự, là một con đường hợp lòng dân, vì sự trong sạch và vì sự phát triển của đất nước, nhưng chỉ với những văn bản, chỉ thị không thôi thì chưa thật sự trực tiếp bảo vệ được những người chống tham nhũng.
Những người chống tham nhũng cần sự trợ giúp bởi bàn tay cụ thể của Chính phủ ở các cấp, các nơi.
Và trên hết, họ cần một môi trường minh bạch, công khai thông tin, không còn những vùng cấm, vùng nhạy cảm... làm tiền đề để họ có điều kiện chống tham nhũng quyết liệt và hiệu quả.
Chỉ khi làm được điều nói trên thì công cuộc chống tham nhũng mới có ý nghĩa xã hội của nó và mới đóng góp cho sự trong sạch và phát triể của đất nước.

Cái chết của Thành Tuyên và những người quản lý lò gạch
Tôi quả thật sững sờ và không sao hiểu được khi đọc bài báo viết về di tích lịch sử thành nhà Mạc mà ta thường quen gọi là Thành Tuyên với gần 500 tuổi đã trở thành những lò gạch ở Tuyên Quang. Nếu chỉ nghe nói thì tôi chẳng bao giờ tin. Và nếu chỉ đọc bài không mà không có ảnh thì tôi cũng vẫn không tin. Nhưng bài viết có cả ảnh Thành Tuyên xưa và lò gạch nay đã làm lòng tôi chết điếng.
Bỗng thấy mặt mày sây sẩm. Biết là bị một cái tát. Nhưng nhìn ra không thấy ai. Nghĩ mãi mới nhận ra những cái lò gạch kia tát mình.
Xin thưa, danh từ lò gạch không phải tôi nghĩ ra mà do một số văn nghệ sỹ Thành Tuyên đau đớn kêu lên. Nhìn bức ảnh về những cổng Thành Tuyên được xây thế vào những cổng thành xưa quả đúng là những cái lò gạch. Than ôi, vì đâu ra sự thể này ?
Sự biến mất của những cổng Thành Tuyên rêu phong cổ kính là một cái chết của văn hóa. Nếu bạn là người có trí tưởng tượng, bạn sẽ thấy thi thoảng một di tích lịch sử hay di tích văn hóa trên đất nước chúng ta từ từ gục xuống bởi những viên đạn phi văn hóa bắn tỉa.
Nhưng mãi mãi cho đến khi giã từ cõi đời này, tôi cũng không sao hiểu nổi vì sao những người quản lý văn hóa của Tuyên Quang, cao hơn nữa là lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và những cơ quan liên quan khác lại giết chết những di tích lịch sử vô giá kia và hung hăng đặt vào đó những cái lò gạch mới thê thảm tốn hàng tỷ đồng của Nhà nước. Và ngay cả những lò gạch mới xây ở Tuyên Quang cũng không có thẩm mỹ bằng những lò gạch thực sự mà chúng ta  vẫn nhìn thấy ở một số làng quê.
Nếu vô tình mất đi những cổng Thành Tuyên rêu phong kia do thiên tai, do chiến tranh... chúng ta có tiếc nuối nhưng không phải hổ nhục. Nhưng những di tích lịch sử ấy mất đi là do sự cố tình của con người. Mà những con người này lại không phải là bọn đào vàng hay đào mộ cổ tìm của quý phá hoại mà do chính một số người mang danh nhà quản lý văn hóa phá hoại. Đó là một sự hổ nhục ê chề.
Và không ai có thể biện minh cho những hành động phi văn hóa này. Xin quý vị nào định lên tiếng bảo vệ cho những hành động nói trên hãy "uốn lưỡi 7 lần" trước khi lên tiếng. Các quý vị hãy hỏi lương tâm và sự hiểu biết của mình thử xem. Nếu các quý vị không trả lời được câu hỏi đó thì hãy hỏi những người thân của mình thử xem.
Công luận đã lên tiếng, đã tranh đấu về những cái chết văn hóa như thế này nhiều năm nay rồi. Nhà nước cũng đã ban hành bao chính sách vể bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa, nhưng chúng ta vẫn cứ phải chứng kiến những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cả những di sản thiên nhiên bị giết chết một cách công khai bởi những người được giao nhiệm vụ bảo vệ. Nghe thật bi hài, nghe thật kinh hãi, nghe thật hổ nhục và nghe thật không tin nổi.
Cho đến lúc này, bạn sẽ gọi những người phá Thành Tuyên lịch sử để xây những lò gạch không nung gạch là gì? Nếu bạn đọc chưa nghĩ ra một cái tên nào thật hay thì tôi xin gọi họ bằng một cái tên tạm: Những người xây lò gạch thời hiện đại.

Lòng nhân ái... tồi tệ
Báo chí đưa tin: 650 hộ dân chịu thiệt hại từ cơn bão số 3, ở thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã tá hoả khi nhận được quà từ thiện quá hạn sử dụng từ CTCPXNK Nam Dương (Công ty kinh doanh sữa STAR có trụ sở tại TPHCM).
Quả là một tấm lòng nhân ái...khủng khiếp. Để che giấu những hàng hóa tài trợ đã quá hạn tài trợ, người ta dán một cái tem thông báo hàng tài trợ cấm bán. Tưởng có ý gì, hóa ra dưới cái tem kia là dấu vết của một lòng nhân ái...tồi tệ.
Chúng ta vô cùng xúc động và trân trọng nhiều doanh nghiệp đã luôn luôn chia sẻ với những người dân trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Nhưng cũng có không ít những doanh nghiệp dùng chiêu bài "từ thiện" chỉ để kinh doanh thương hiệu của mình. Nhưng như thế còn không ác tâm bằng việc dùng những thứ không dùng được nữa, không ăn được nữa, không bán kiếm lời được nữa để tỏ lòng "từ bi" của mình.
Những hộp sữa đã hết hạn sử dụng đã làm rung động lòng những bậc cha mẹ có con nhỏ trước đó. Hỡi những nhà từ thiện tồi tệ kia, các ngươi sao lại đang tâm mang những thứ có thể gây bệnh, gây ngộ độc...đến cho những đứa trẻ ?
Cho dù Công ty kinh doanh sữa Star có đổi lại hàng mới cho những người được nhận tài trợ của họ trước đó thì cũng không rửa sạch được lương tâm của các người. Không có những món hàng tài trợ đó thì những người dân ở Hồng Lĩnh không chết. Nhưng họ có thể mang bệnh và có thể mất tính mạng vì lòng "nhân ái" phi lương tâm của ngươi.
Sẽ lại có người chuẩn bị phê phán tôi nói quá lời đây hay bôi đen đây. Xin thưa các người, nếu trong những người nhận tài trợ bằng thứ hàng hóa không được phép sử dụng nữa là thân nhân của các người thì các người nghĩ sao ?
Tại sao những chuyện này người ta lại có thể ngang nhiên làm được? Cái gì đang phá vỡ lương tâm của con người? Cái gì đã làm cho con người công khai đối xử một cách tồi tệ như thế với đồng loại của mình? Có một điều sai lầm trầm trọng ở đâu đó trong việc giáo dục tính nhân văn của con người của chúng ta trong nhiều bình diện.
Hỡi những người có lương tâm hãy lên tiếng. Tôi cầu xin các bạn.
BQ chứ hổng phải AQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Yêu Quan Vân Trường hơn Quang Trung



Sáng ngày 16-9-2010, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ và Nhà sách Vạn Niên đã tổ chức lễ ra mắt hai bộ tiểu thuyết đồ sộ của nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tám triều vua Lý gồm 4 tập với 3514 trang và Bão táp triều Trần gồm 2912 trang. Có lẽ đây là một trong rất ít những công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long có ý nghĩa nhất.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long không phải để cho chúng ta tiêu tiền vào những hoạt động chỉ để vui chơi trong vài ba ngày. Đại lễ 1000 năm Thăng Long là cơ hội để chúng ta thêm một lần nhìn lại lịch sử kiêu hãnh và nền văn hóa sâu thẳm của dân tộc ta.

Tôi thực sự kính trọng tình yêu tổ quốc, trách nhiệm với lịch sử và văn hóa dân tộc cùng với ý chí lao động sáng tạo phi thường của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Ông đã yêu tổ quốc bằng hành động cụ thể chứ không phải những lời sáo rỗng quen thuộc.

Khi được hỏi ông nghĩ gì về bộ phim: Lý Công Uẩn - đường tới  thành Thăng Long sắp công chiếu, nhà văn  đã bật khóc và nói: "Con cháu chúng ta hãy noi theo tiền nhân, có lúc ta thua nhưng tổ tiên ta không bao giờ chịu nhục. Tôi rất buồn vì bộ phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long, người ta đã làm nhục nhà Lý. Tôi xin tình nguyện làm cố vấn đạo cụ cho nếu ai đó làm phim về triều Lý, tại đất nước ta có tất cả không cần mượn nước người làm sai lạc hết...Nếu không vì những bức xúc hiện nay chắc tôi không thể hoàn thành bộ sách này."

Với những gì được biết về bộ phim truyền hình nhiều tập nói trên, chúng ta kinh hãi nhận ra rằng: tình yêu tổ quốc đang bị đánh mất. Nếu những người còn ít hiểu biết về thời đại Lý Công Uẩn thì sau khi xem bộ phim nói trên họ đã hiểu sai về dân tộc mình.

Cách đây dăm năm, tôi đã làm một khảo sát nhỏ với một số học sinh tiểu học và trung học với câu hỏi: Cháu thích Quan Vân Trường hay Quang Trung? 90% số học sinh được hỏi trả lời: thích Quan Vân Trường. Quan Vân Trường là người trung nghĩa thật đáng thờ cho dù ông là người mang quốc tịch nào. Bởi ông là một giá trị chung cho đạo làm người. Nhưng thật cay đắng khi những công dân tương lai của một đất nước không hề mang cảm xúc gì về Quang Trung, một vị Vua tài đức, một Anh hùng vĩ đại của một dân tộc vĩ đại.

Lỗi này thuộc về những người làm sử, dạy sử, thuộc về các nhà văn và cao hơn thuộc về những người quản lý và điều hành giáo dục nước nhà. Có những người hỏi tôi, với hai bộ tiểu thuyết như vậy làm thế nào mà những học sinh có thể đọc được? Tôi trả lời: hai bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải không phải viết cho lứa tuổi học trò. Nhưng những người và những cơ quan có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ có thể tìm ra 1000 cách để truyền bá lịch sử và những nhân vật lịch sử vào tâm hồn những đứa trẻ từ chính hai bộ tiểu thuyết ấy. Họ có thể trích đoạn để làm truyện tranh, làm phim hoạt hình, làm phim truyền hình nhiều tập vv...

Khi người ta có tình yêu tổ quốc thực sự và có trách nhiệm với lịch sử dân tộc, người ta có thể  tìm ra nhiều cách để yêu dân tộc của mình. Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long là một nỗi ê chề, cay đắng và xấu hổ đối với những người Việt Nam yêu nước. Chính vì thế mà hai bộ tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Quốc Hải làm chúng ta thêm kính trọng ông và tự hào về những người con như ông của mảnh đất này.

TRỰC NGÔN
(Vietnamweek)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Cũng giống phụ nữ, đàn ông khi bị bạo hành tâm trạng mệt mỏi, thường rơi vào trạng thái khủng hoảng. Tuy nhiên, việc để vợ bạo hành phần lớn cũng do lỗi của người chồng. Thay vì phản kháng, phân tích thiệt hơn cho vợ hiểu, phát huy vai trò làm chồng, người đàn ông lại chọn cách im lặng bởi sợ mất sĩ diện, sợ nếu ly dị sẽ không được quyền nuôi con...

(thạc sĩ Phan Thị Mai, giảng viên chính bộ môn tâm lý học, khoa sư phạm, Trường đại học Cần Thơ nói về vấn đề vợ bạo hành chồng.)

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=450043

Các ông hãy cẩn thận!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

4i_nd

Đọc câu chuyện “Yêu Quan Vân Trường hơn Quang Trung”, chợt nhớ tới bài viết từ rất lâu của tác giả Uông Thái Biểu đăng trên báo Công an Nhân dân và được đăng lại trên www.vietbao.vn  (ngày 05 tháng 10 năm 2005) nay xin được trích lại để mọi người cùng suy ngẫm.

"Thế hệ trẻ dốt sử: Vì đâu nên nỗi?
Nhà sử học Dương Trung Quốc (NSH DTQ) đã mở đầu cuộc trò chuyện bằng những lời khẳng định: Vấn đề này không có gì mới. Những cảnh báo trong thời gian gần đây thực ra chỉ là sự bộc lộ tiếp theo của quá trình đã diễn ra từ rất nhiều năm trước. Xin dẫn lại một vài thông tin để minh chứng cho điều tôi vừa nhận định.
Năm 1996, trong một cuộc điều tra có chủ đề: “Thanh niên TPHCM trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”, một kết quả thu lại đã làm cho tất cả mọi người hoảng hốt. Trong số 1.800 em được hỏi có 39% không biết Hùng Vương và 65% không biết Trương Định là ai. Nhưng cũng trong số đó, có đến 85% biết rất rõ về Michael Jackson và 65% thì nhớ chi tiết cuộc đời và sự nghiệp của Madonna...
Quả thật, việc học sử và sự hiểu biết lịch sử của giới trẻ rất đáng báo động và những hồi chuông đã gióng lên từ nhiều năm trước. Những bài thi tuyển sinh về môn lịch sử với nội dung mù mờ và có phần bông phèng như báo chí đã dẫn gần đây chỉ là “nói thêm cho rõ” về thực trạng đó.
Chúng tôi được biết, không chỉ riêng Việt Nam chúng ta mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, sự hiểu biết lịch sử của giới trẻ cũng đang báo động?
Không những học sinh phổ thông mà ngay cả giới sinh viên của nhiều quốc gia cũng hiểu biết rất mù mờ về lịch sử. Năm 1987, Tổ chức Bảo trợ khoa học xã hội và nhân văn ở Mỹ đã lên tiếng cảnh báo rằng, 2/3 học sinh năm cuối bậc trung học của quốc gia này, khi kiểm tra đã không xác định được thời gian diễn ra cuộc nội chiến ở chính nước Mỹ.
Có một chuyện nữa, GS Games Loewen khi hỏi các sinh viên giai đoạn hai ngành Xã hội nhân văn của Trường đại học Vermout nơi ông giảng dạy rằng, những phe nào đã tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì có tới 22% trong số sinh viên được hỏi cho câu trả lời hết sức buồn cười: “Đó là Nam và... Bắc Triều Tiên”(?!). Kết quả đó khiến cho vị giáo sư khả kính phải than phiền rằng: “Nếu lịch sử không được giảng dạy tốt, chúng ta sẽ có một xã hội đần độn!”.
Lời cảnh báo của GS G.Loewen cũng như thực trạng của nền giáo dục môn sử đã khiến cho nước Mỹ lo ngại và họ đã tìm cách ứng phó tức thời. Nhiều tiểu bang của Mỹ đã bổ sung một học trình pháp lệnh thêm một năm học thứ ba về môn lịch sử. Năm 1989, chính Tổng thống Mỹ đương thời là G.Bush-cha đã phát thông điệp xác nhận môn lịch sử là một trong những môn học quan trọng của nền giáo dục Mỹ, cùng với toán, văn, vật lý và địa lý...
Tôi nhắc lại những điều đã cũ trên đây để muốn nhấn mạnh thêm, vấn đề chúng ta đang nhắc đến không có gì mới. Chỉ có điều, ở nước ta, sự khắc phục tình trạng đó tỏ ra quá chậm trễ, trong khi với các quốc gia khác, người ta khắc phục nhanh chóng khi phát hiện ra vấn đề.
Trước thực trạng nêu trên, ông có cho rằng giới trẻ đang quay lưng lại với bộ môn lịch sử và điều quan ngại sâu sắc hơn là thờ ơ với quốc sử?
Không, tôi không nghĩ như vậy. Có rất nhiều dữ liệu cần phải diễn giải và nhiều dẫn chứng để khẳng định rằng, giới trẻ không quay lưng lại với bộ môn lịch sử và thờ ơ với lịch sử của dân tộc mình và quá khứ nhân loại. Bằng chứng là toàn xã hội, đặc biệt là giới trẻ, đang có chung làn sóng bày tỏ niềm xúc động sâu sắc trước hai cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và liệt sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. “Lịch sử” đấy, lịch sử của đất nước trong thời chiến tranh giải phóng dân tộc sống động thông qua số phận con người cụ thể với những niềm vui và nỗi buồn có thật...
Thế thì lỗi từ đâu và từ ai, thưa ông?
Đó mới chính là điều mà chúng ta cần phải quan tâm và cùng nhau tìm hướng giải quyết, trong đó có trách nhiệm trực tiếp của giới sử học chúng tôi. Những người làm sử, dạy sử đã mang đến cho lớp trẻ những sản phẩm mà rất có thể là chưa phù hợp về nội dung và hình thức. Điều dễ thấy nhất là chúng ta mang đến cho các em lịch sử qua sách giáo khoa, qua giờ giảng dạy, trong những đề thi và các cuộc chơi những câu hỏi mang nặng tính đánh đố, trong khi đó, ở thời đại thông tin hiện nay, mọi tri thức đều có thể trở nên “bội thực”.
Cần phải nói thêm rằng, có hai phẩm chất để tạo nên sự hấp dẫn của lịch sử, đó là tính chân thực và sự công bằng. Khi đến với lịch sử, tất cả mọi người, trong đó có giới trẻ, đều muốn tìm trong đó cái nghĩa lý ấy. Nói cách khác, đó là tìm cái chất “ngụ ngôn” của lịch sử. Trong khi đó, lịch sử mà ta đã và đang mang đến cho lớp trẻ là một thứ “lịch sử vô nhân xưng” nói về những biểu tượng, những khái niệm nhiều hơn là nói về những con người và số phận của con người, những mốc năm tháng và sự kiện dày đặc, những kết quả bằng số từ khô khan... Tất cả những cái đó đã làm cho lịch sử trở nên xơ cứng, xa lạ và giảm tính hấp dẫn.
Bên cạnh đó, sự phản chiếu của xã hội đương đại, sự tác động của đời sống thực tại cũng có sức chi phối rất lớn đối với giới trẻ khi họ tiếp xúc với bộ môn sử. Làm sao chúng ta có thể hấp dẫn giới trẻ bằng các đạo lý tốt đẹp qua các trang sử khi mà nó trở nên xa lạ với đời thực hàng ngày các em phải chứng kiến.
Chúng ta dạy con em mình phải biết tôn trọng và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc, trong khi nạn xâm hại di tích với động cơ thực dụng, trục lợi chưa được ngăn chặn? Chúng ta dạy con em “đền ơn đáp nghĩa”, “ăn quả nhớ người trồng cây” trong khi biết bao nhiêu người có công chưa được đền đáp?... Vì vậy, những hiện tượng đáng buồn sau kỳ thi về môn sử không chỉ bắt nguồn trong nhà trường, mà còn bắt nguồn từ ngoài xã hội.
Vậy nhận thức của giới lãnh đạo, những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử về vấn đề này như thế nào?
Tôi xin nhắc lại một chuyện cũng đã cũ. Năm 1996, một trong những thành viên của Hội Sử học Việt Nam là Hội Giáo dục lịch sử tổ chức đại hội. Trong đại hội, chúng tôi đã nhận được một lá thư chào mừng của một đồng nghiệp người Đức, Tiến sĩ Rainer Riemenschneider. Trước câu hỏi mà anh đặt ra, tôi xin dẫn lại vài ý trong lá thư của vị đồng nghiệp nêu trên như sự chia sẻ chung một thực tiễn.
Tiến sĩ Rainer viết: “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi việc đều chuyển động nhanh chóng và đi vào chiều sâu. Điều này tạo nên một thách thức đối với các nhà sử học, các nhà nghiên cứu cũng như những nhà giáo dục chúng ta trên thế giới. Bổn phận của chúng ta đối với tất cả mọi người là góp phần bằng bài giảng lịch sử ở mọi cấp học vào việc đào tạo những công dân có trách nhiệm, tự do suy nghĩ, nhạy cảm với những yêu cầu của sự đoàn kết, yêu hòa bình và sự hiểu biết giữa các dân tộc trên thế giới...
Một trong những điều kiện quan trọng nhất là những nhà cầm quyền ở tất cả các nước phải thừa nhận giá trị của nghề nghiệp chúng ta, phải làm cho việc giảng dạy lịch sử trở thành một trong những ưu tiên, trong những nỗ lực của cả dân tộc. Tương lai của nhân loại không thể tách rời khỏi sự hiểu biết và ý thức về bản thân mình, tức là về lịch sử của mình...”.
Cũng xin nói thêm rằng, xét đến tận cùng, lâu nay lịch sử mới chỉ được dùng như một “lợi khí” của những tầm nhìn ngắn mà thôi. Vì thế, giá trị nghề nghiệp của những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử hình như vẫn chưa tương xứng với những chức nghiệp đối với xã hội.
Thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh “dốt sử” đã rõ. Vậy, chúng ta đã làm gì và còn phải làm gì để cho giới trẻ ngày càng học bộ môn lịch sử tốt hơn và yêu nền quốc sử hơn?
Có thể nói rằng, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy việc học sử của giới trẻ bằng nhiều hình thức. Ví như, Nhà xuất bản Giáo dục đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo cải tiến sách giáo khoa môn lịch sử bằng sự tranh thủ cộng tác với các giới chuyên môn cùng các hội nghề nghiệp.
Nhiều nhà xuất bản khác như Kim Đồng, Trẻ... cũng đã đầu tư để làm những bộ tranh truyện công phu và khá thành công. Truyền hình Việt Nam vừa đưa ra một chương trình làm phim hoạt hình khai thác đề tài lịch sử.
Phim truyện lịch sử dẫu chưa thành công nhưng đã thể hiện sự khao khát và lòng mong muốn của các nhà làm phim Việt Nam đối với thể tài này. Các sân chơi có thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã dành một sự quan tâm đáng kể khi đưa vào nhiều câu hỏi về tri thức lịch sử.
Mới đây, ngày 11/8/2005, Nhà xuất bản Giáo dục đã tổ chức phát động cuộc thi làm sách tranh truyện lịch sử bổ trợ theo chương trình của sách giáo khoa. Đó là những nỗ lực rất đáng được ghi nhận, tuy nhiên, cũng mới chỉ là những bước khởi động tích cực trước một thực trạng đã và đang được báo động..."

TB: 05 năm sau bài viết trên, mọi chuyện vẫn "vũ như cẩn", những sản phẩm văn hoá kiểu như " Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long" xuất hiện ngày càng nhiều. Mà những sản phẩm này hoàn toàn do người nhớn tạo ra (đã có tư vấn từ các chuyên-xờ-gia), vậy lẽ nào ta lại trách tụi trẻ !!?
BQ chứ hổng phải AQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Đọc bài "yêu Quan Vân trường hơn Quang Trung" thực ra mà nói mình cũng rất yêu Quan Vân Trường...( mình đọc TQDN từ khi còn rất nhỏ) Cái chính là mình vẫn yêu các nhân vật lịch sử của nước mình, và tình yêu đó lúc nào có dịp là mình lại truyền, lại thổi vào tâm trí cậu con trai nhỏ của mình. VD: vì nhà mình gần gò Đống Đa nên mình thường xuyên đưa con ra đó chơi, trên đỉnh gò có tảng đá to khắc mấy câu:"Nam Quốc Sơn hà Nam đế cư..." Đằng sau tượng đài Quang Trung có tấm phù điêu tả cảnh quân và dân ta đánh trận ... bằng kiến thức của mình tôi giảng giải rất kỹ cho cháu... và cháu hỏi :thế ông Quang Trung đâu? sau khi được mẹ giải thích cháu lại hỏi: Thế ông Quang Trung tài giỏi thế chết rồi nếu mà giặc lại sang thì có ai đánh được, tôi lại phải giải thích rằng Việt Nam mình có rất nhiều người giỏi và yêu nước, bản thân con sau này học giỏi, và nhiều  bạn khác nữa cũng học giỏi và tất nhiên phải có lòng yêu nước nồng nàn sẽ nối tiếp ông QT, tôi hay cho cháu đi thăm quan, Bảo tàng quân đội, Bảo tàng lịch sử, Hoả lò, Hoàng Thành, Côn sơn Kiếp bạc... và gần đây nhất cháu cùng mẹ đi thăm đền cửa ông thờ Trần Quốc Tảng, đi đâu cháu cũng hỏi tại sao? vì sao?...Tôi nhớ hồi cháu bắt đầu biết đọc và nhìn thấy quả địa cầu cháu hỏi : Ai làm ra nước Việt Nam mà bé thế, vì cháu thấy VN nằm cạnh TQ, mà TQ thì to, ông nội cháu thì cười trêu : Bé thế đã có ý "bành trướng", tôi bảo cháu rằng VN mình bé thế thôi nhưng từ xưa đến nay quân TQ mà sang ta đều đánh cho tơi tả, con xem gò Đống Đa đấy, toàn là xác quân thù chất đống. Tối qua hai mẹ con xem chương trình "đấu trường một trăm" có câu hỏi đại loại: nước ta mấy lần đánh tan quân Tống , bạn chơi trả lời sai nhưng cháu đã trả lời đúng, tất nhiên cháu đang lứa tuổi đi học nên cháu nhớ thôi . Điều tôi muốn nói là ta có thể giáo dục con em mình bằng nhiều cách, bằng nhiều cơ hội, tôi rất thích câu nói của Bác Hồ: "Học ở nhà, học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học dân"
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Phản đối việc dè bỉu, chê bai đoàn làm phim Lý Công Uẩn



Kính gửi: các báo lề trái, lề phải, cộng đồng cư dân mạng, thông tấn xã vỉa hè, báo giấy và báo dây (báo mạng)

http://nhansuvietnam.vn/news_pictures/5/mleff1249432804.jpg
Đậm đà bản sác… Trung Quốc



Mấy hôm nay qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tớ thấy dư luận rần rộ lên án, dè bỉu chê bai việc phim Lý Công Uẩn tiêu tốn 1 trăm tỷ Việt Nam đồng tiền thuế nhân dân chi cho bộ phim mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhưng kết quả chỉ là một bộ phim lèo tèo vài người Việt tham gia, còn đạo diễn, diễn viên, bối cảnh, phục trang, đạo cụ đều Made in China. Dư luận cho rằng phim về nền độc lập của Việt Nam lại không toát lên vẻ Việt Nam, mà giống như một bộ phim cổ trang của Tàu…vân vân và vân vân. Ban đầu tớ cũng đồng tình với quan điểm đó nhưng sau khi vắt chân lên trán ngẫm nghĩ một đêm tớ lại thấy ngược lại. Theo tớ, những đồng chí được khoán làm bộ phim này đã hoàn thành rất tốt những mục tiêu kinh tế và nhiệm vụ chính trị. Cụ thể là:

Một là: 100 tỷ đồng đối với ta thì nhiều nhưng so với mặt bằng chung của thế giới thì quá “muỗi”.  100 tỷ tiền Ta tương đương 5 triệu tiền đế quốc Mỹ chứ mấy. Trong khi các bộ phim Hô-Li-Út có kinh phí cả tỷ USD. Thế thì với kinh phí ấy muốn cho ra được một bộ phim ra ngô ra khoai ta nên dùng hàng Tàu: rẻ mà lại gần. Như thế các đồng chí ấy đã hoàn thành mục tiêu về kinh tế.

Hai là: Tăng cường quan hệ “anh em nhà bác sĩ” giữa Ta và Bạn: Đòan làm phim công tác bên ấy góp phần giao lưu văn hóa thắm thiết chứ có phí gì đâu?

Ba là: Làm nổi bật tinh thần “lấy chí nhân để thay cường bạo” của dân tộc ta. Ta mang tiền qua bên ấy thuê bối cảnh, đạo diễn, diễn viên, đạo cụ… là góp phần giúp người dân nước Bạn có thêm công ăn việc làm. Nhân văn nhân đạo quá đi chứ lị.

Bốn là: Nêu cao tinh thần trí tuệ của dân tộc ta: Thử ngẫm xem: diễn viên Ta làm vua làm tướng, còn diễn viên Tàu phải làm lính, người hầu, phu khuân kiệu phục dịch cho Ta, nghe ta quát bảo, sai khiến và phải “Dạ” rân trời, mặc dù chỉ là trong phim. "Vua" của Ta xênh xang áo mão đi lại trên đất Trung Nguyên, việc này thời ấy làm gì có thể xảy ra? Chúng mà nhận ra nỗi nhục này thì khối đứa tức ói máu đấy chứ. Không khéo phen này có những thằng quản lý văn hóa bên ấy được giao nhiệm vụ hợp tác với đoàn làm phim phải bị kỉ luật, khiển trách, mất chức vì tội lơ là mất cảnh giác với “diễn biến hòa bình” của VN. Các cụ tài trí từng chơi khăm vua quan, sứ thần Tàu ngày xưa như Mạc Đĩnh Chi, Cống Quỳnh ở chín suối nghe tin này cũng móm mém ngậm cười khen “hậu sanh khả úy.”

Từ những luận điểm trên tớ cực lực phản đối những phản đối đối với những người được khoán làm phim Lý Công Uẩn. Họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Yêu cầu nghiệm thu công trình và giải ngân phần kinh phí còn lại, đồng thời tổ chức lễ mừng công, báo công và phong tặng huân chương Lao động cho Đoàn.

blog CoBaSg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Sơn La: Nữ sinh 13 tuổi bị hiếp dâm kêu cứu


Kì 1: Tận cùng nỗi đau của một gia đình bị hại

(Dân trí) - “Cháu mong các chú vào cuộc làm rõ, trả lại sự công bằng cho mẹ con cháu…”. Cầm trên tay lá đơn kêu cứu và bản tường trình của em B.H.V, trú tại phường Quyết Thắng, TP Sơn La, chúng tôi tìm về thành phố Sơn La…

Câu chuyện về em B.H.V 13 tuổi 4 tháng vừa bị đối tượng Nguyễn Văn Hưởng 20 tuổi (quê TP Lào Cai) hiếp dâm vẫn đang nóng râm ran trong từng con phố nhỏ, với những điều hết sức khó tin trong vụ án này.
Sinh ngày 16/4/1997, B.H.V mồ côi cha, từ nhỏ V cùng chị gái sống trong sự yêu thương của người mẹ. Cuộc sống gia đình chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên thể dục của mẹ, nhưng 2 chị em V lại là những người nổi tiếng ngoan, học giỏi được mọi người yêu quý. Chị gái V hiện đang là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Luật Hà Nội. Cuộc sống của 3 mẹ con đang yên lành bỗng tai họa ập xuống gia đình họ.
Tối ngày 27/8/2010, V sang cửa hàng Tùng Bách Plaza (ở thành phố Sơn La) chơi với Bách là bạn học cùng lớp. Tại đây, V gặp Nguyễn Văn Hưởng là người làm thuê cho nhà Bách. Do biết nhau từ trước, V được Hưởng mời lên phòng chơi. Vừa bước vào phòng, ngay lập tức Hưởng đóng cửa phòng lại và thực hiện bằng được hành vi cưỡng hiếp V, mặc cho V van xin giãy giụa. Vì vừa mới mổ ruột thừa được thời gian, sức khỏe của V đang rất yếu nên sự chống cự của V chỉ được trong giây lát rồi em lả đi.
Sau khi được Hưởng buông tha, V vội vã về nhà trong tinh thần hoảng loạn, đóng chặt cửa phòng và khóc, mặc cho mẹ gặng hỏi V vẫn giấu chuyện mình vừa bị một người đàn ông cưỡng bức.
Đến ngày hôm sau 29/8, khi vừa đi làm về cô giáo Bùi Thị Đức - mẹ V bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại với nội dung “V nhà cô vừa bị người ta hãm hại tại nhà thằng Bách đấy…”. Buông máy điện thoại, mẹ V chạy một mạch lên phòng con gái và sự việc được con gái kể lại chi tiết cho mẹ.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/anoan2609-1Bantuongtrinhkeucuucuarnusinhbihiepdam.gif
Bản tường trình kêu cứu của nữ sinh bị hiếp dâm gửi các cơ quan tư pháp và cơ quan ngôn luận: (ảnh,H.Ngân)


Nghe xong câu chuyện mẹ V như chết điếng người, không thể tin chuyện con gái mình vừa ở tuổi mới lớn đã phải nếm trải sự cay đắng. Nên khi Hưởng cùng ông bà chủ Thanh - Hạnh và Bách vừa bước vào nhà V để xin lỗi mong được thỏa thuận bồi thường sức khỏe cho V, chị Đức đã gào lên “mày hại đời con gái tao rồi…!” và giáng cho Hưởng 2 cái tát, nói rồi người chị Đức như nặng trĩu ngồi phịch xuống ghế.
Đến khi Hưởng viết bản tường trình trình bày lại toàn bộ sự việc đã gây ra cho V và được ông bà chủ Thanh - Hạnh van xin để cho gia đình Hưởng được bồi thường giải quyết tình cảm với sự có mặt của Thượng úy Lê Minh Phương cán bộ CA phường Quyết Thắng chị Đức đã đồng ý phương án thỏa thuận bồi thường.
“Mẹ cháu chỉ nghĩ đến danh dự và tương lai của con gái, nên không muốn sự việc quá ồn ã và nghĩ đến tuổi của Hưởng còn quá trẻ, không muốn vì chút nông nổi mà lại bắt Hưởng vào tù nên mẹ cháu đã đồng ý giải quyết tình cảm”, Bùi Thị Hương chị gái của V kể lại.
Như thỏa thuận, sáng sớm ngày 30/8, mẹ Hưởng cùng 2 người anh trai đi taxi từ Lào Cai đã có mặt ở nhà chị Đức để tự nguyện tiến hành bồi thường sức khỏe và danh dự cho V với số tiền 130 triệu đồng.
Trước sự khóc lóc van xin của gia đình nhà Hưởng, chị Đức đồng ý cho gia đình nhà Hưởng làm biên bản thỏa thuận bồi thường. Tuy nhiên trong ngày 30/8, gia đình Hưởng thỏa thuận xin đưa trước 50 triệu đồng tiền bồi thường cho V, số còn lại 2 người anh của Hưởng về quê chạy vạy và sẽ gửi trả vào tài khoản của chị Đức.
Đêm 30/8, Hưởng cùng mẹ xin được ngủ nhờ lại nhà chị Đức, còn 2 người anh của Hưởng xin được về nhà để lo nốt số tiền còn lại.
Nhưng cũng chính đêm 30 rạng sáng 31/8, lực lượng CA TP Sơn La với gần chục người đã tiến hành kiểm tra hành chính nhà chị Đức và mời chị Đức cùng mẹ con Hưởng lên CA thành phố Sơn La để làm việc.
Sau 1 ngày làm việc với cơ quan điều tra, với những lời buộc tội “cưỡng đoạt tài sản” của các điều tra viên người giáo viên ấy như linh cảm có chuyện gì đó bất bình thường và chị Đức vẫn một mực kêu oan.
Đến ngày 1/9, được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan CSĐT (CA TP Sơn La) đã tiến hành bắt tạm giam chị Đức với tội “cưỡng đoạt tài sản”.
Cùng ngày các cơ quan tố tụng này cũng tiến hành khởi tố Nguyễn Văn Hưởng về “tội giao cấu với trẻ em”.
Sau lệnh bắt tạm giam ấy, gia đình B.H.V như bầy chim vỡ tổ, mẹ bị đẩy vào vòng lao lí, chị gái đang học xa nhà, bản thân V vừa bị người ta hãm hại, giờ phải bơ vơ một mình. Tối đến em lại thui thủi, cơm không nuốt nổi, một mình trong căn nhà lạnh lẽo, ban ngày em lại chầu trực bên ngoài cổng sắt của cơ quan CSĐT. Lòng em đau đáu mong được chạy lại choàng vào vòng tay của mẹ, bởi em tin một điều rằng: mẹ mình đang bị bắt oan…!

Hồng Ngân
Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/...a-mot-gia-dinh-bi-hai.htm
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Tiếp vụ nữ sinh 13 tuổi bị hiếp dâm ở Sơn La

Kì 2: Ai “giăng bẫy” đẩy gia đình nạn nhân vào vòng lao lí?



(Dân trí) - Đang có mặt tại TP Sơn La để tìm hiểu vụ việc, ngày 22/9, chúng tôi bất ngờ nhận được thông tin VKS, cơ quan CSĐT TP Sơn La thừa nhận bắt giữ người oan sai, trả tự do cho cô giáo Bùi Thị Đức và đình chỉ điều tra bị can.

Đặt bẫy gia đình bị hại?

Như vậy, sau 23 ngày bị bắt tạm giam oan sai, ngày 22/9 vừa qua cô giáo Bùi Thị Đức mẹ nạn nhân B.H.V trong vụ hiếp dâm đêm 27/8, đã chính thức được trả lại tự do. Nhưng cho đến giờ cô giáo Đức vẫn còn “mơ màng” không hiểu vì sao mình lại bị bắt như vậy?

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/batoan2609-1CSDTbatoan.gif
Cơ quan CSĐT gửi thông báo "bắt oan" cô giáo Đức tới nhà trường nơi cô giáo Đức đang công tác, nhưng vẫn thiếu một lời xin lỗi công khai: (ảnh,H.Ngân)


“Có lẽ tôi bị “tội” tin người chăng”, kể về vụ mình bị bắt oan sai cô Giáo Đức nói, “nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên đôi mắt quầng thâm của mẹ Hưởng, hiểu nỗi đau của một người làm mẹ tôi đồng ý để cho gia đình Hưởng được giải quyết bồi thường theo góc độ tình cảm. Nhưng khi tôi vừa đồng ý xong, thì 2 người anh trai Hưởng bảo là nghe tin em trai mình gây ra tội, vội vàng đi không mang theo tiền, nên giờ phải đi vay mượn và họ cùng với chị Hạnh là chủ sử dụng Hưởng là lao động làm thuê rời khỏi nhà”.
Đến chiều 30/8, khi 2 anh trai của Hưởng cùng bà Hạnh quay lại nhà và đưa cho cô Đức số tiền 50 triệu đồng. Số còn lại là 80 triệu đồng gia đình Hưởng xin khất để về nhà chạy vạy và xin được để lại mẹ, cùng Hưởng ngủ nhờ lại nhà.
Cô Quàng Thị Dung, Hiệu trưởng trường THCS - nơi cô giáo Đức công tác cho biết, việc cơ quan CSĐT bắt tạm giam cô giáo Đức, nhà trường không hề được thông báo cho đến khi chúng tôi gửi công văn kiến nghị thì họ mới trả lời.
Việc cô giáo Đức bị cơ quan CSĐT bắt oan đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trường, ảnh hưởng uy tín của ngành giáo dục. Bởi chúng tôi là những nhà giáo hàng ngày đứng trên bục giảng giảng giải đạo đức cho các em học sinh giờ lại phạm tội. Thử hỏi học trò sẽ nghĩ gì đây về hình ảnh người thầy?
Chúng tôi đề nghị cơ quan CSĐT, VKS phải công khai xin lỗi cô giáo Đức và toàn nghành giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
“Lúc này tôi thấy mẹ Hưởng đi vào phòng tắm còn Hưởng đi theo và dí sát điện thoại, mẹ Hưởng nói, không trả đủ tiền thì còn lâu mới được về nhà”, cô giáo Đức kể.
Tôi thấy lạ không hiểu sao mẹ Hưởng lại nói câu đấy, nhưng tôi nghĩ là có thể do gia đình họ gặp chuyện nên đôi khi bị hoảng loạn còn anh trai Hưởng đã ra về trước đó và bảo tôi nhắn số tài khoản vào máy điện thoại để gửi tiền vào đó. Tôi cũng tin tưởng làm theo.
Đến đêm 30/8 rạng sáng 31/8, thì lực lượng công an TP Sơn La tiến hành kiểm tra hành chính nhà cô giáo Đức, sau đó họ mời cô giáo Đức lên CA TP để làm việc.
“Vừa ra đến cửa tôi nhìn thấy 2 anh của Hưởng ngồi cùng với các cán bộ điều tra, tôi cũng không hiểu chuyện gì”, cô Đức nói.
“Sau khi lên cơ quan CSĐT để lấy lời khai, các cán bộ điều tra nói rằng tôi "đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản” và bắt tôi phải nhận tội. Tôi kiên quyết không nhận tội, họ lại nói có bằng chứng là cuốn băng ghi âm, ghi giọng nói tôi dọa nạt gia đình Hưởng nếu không khai thật tội sẽ càng nặng thêm. Lúc này tôi mới hiểu vì sao mẹ Hưởng lại nói vậy vào máy điện thoại trong phòng tắm”, cô Đức trình bày.

Cơ quan điều tra xin nợ phóng viên câu trả lời.

Để làm rõ những vấn đề trên, phóng viên Dân trí, đã có buổi làm việc với Thượng tá Phạm Văn Tâm, Phó trưởng công an TP- Thủ trưởng cơ quan CSĐT CA TP Sơn La.
Theo Thượng tá Tâm, việc cơ quan CSĐT tiến hành điều tra vụ cưỡng đoạt tài sản đối với gia đình cô giáo Đức là do nội dung tố cáo của anh trai Hưởng gửi đến cơ quan CSĐT.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/batoan2609-2Doimuadoiconglychocogiaobibatoan.gif
Đội mưa đi đòi công lí cho cô giáo bị bắt oan sai: (ảnh,H.Ngân)


Giải thích về chuyện các điều tra viên coi cuốn băng ghi âm là một bằng chứng để muốn buộc cô Đức vào tội “cưỡng đoạt tài sản”, Thượng tá Tâm cho rằng, về việc cuốn băng ghi âm, chúng tôi nghe không được rõ và cũng chưa coi đó là bằng chứng để buộc tội cô Đức.
Còn việc 2 người anh của Hưởng đi cùng cán bộ CSĐT xuống nhà cô Đức trong đêm hôm đó, tôi không đi nên không nắm được xin được trả lời phóng viên sau.
Việc cô Đức nói, trong khi đang được lấy lời khai tại cơ quan CSĐT thì nhìn thấy anh trai Hưởng “hớn hở” ôm một bọc quà mở cửa phòng vào định đưa cho cán bộ điều tra thì bị đuổi ra ngoài. Ông xác định thông tin này thế nào?
Việc này tôi không được biết, tôi sẽ hỏi lại cán bộ điều tra và sẽ trả lời sau.

Hồng Ngân
Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/...-nhan-vao-vong-lao-li.htm
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Kì 3: Hành trình minh oan cho mẹ của cô sinh viên Đại học luật



(Dân trí) - Cuối cùng những lá đơn kêu cứu của cô sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Luật cũng thấu tới VKS Tối cao. Nhưng suốt quãng đường từ trại tam giam về nhà, người mẹ bị oan sai ấy không sao hiểu nổi con gái mình đã làm gì để mẹ được trả tự do.

Cám ơn con gái!

Cô giáo Đức tâm sự, “khi nghe cán bộ VKSND TP Sơn La đọc quyết định đình chỉ điều tra bị can và quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam trả tự do, tôi không thấy bất ngờ, bởi sự thật vẫn là sự thật. Tôi tin có ngày tôi sẽ được minh oan. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ và khó hiểu đó là cán bộ VKS này nói “chị được ra như ngày hôm nay phải cám ơn con gái chị".

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/minhoan2709-1CogiaoBuiThiDucsau23ngaybibatoan.gif

Cô giáo Bùi Thị Đức với khuôn mặt hốc hác sau 23 ngày bị bắt oan sai: (ảnh,H.Ngân)


Suốt dọc đường từ trại tam giam về nhà trong đầu tôi luôn nghĩ không biết các con mình giờ ra sao, vắng mẹ thì cháu V ở với ai? bởi khi bị bắt biệt giam tôi không có tin tức gì về các con và càng không hiểu con gái mình đã làm gì để mẹ được trả tự do”.
Đến khi mở cửa vào nhà nhận được một phong bì thư của công an tỉnh Sơn La gửi thông báo chuyển đơn khiếu nại của con gái đến cơ quan theo cấp có thẩm quyền, lúc này cô giáo Đức mới hình dung ra, suốt thời gian mình bị bắt tạm giam oan, cô con gái Bùi Mai Hương của mình đã đội đơn gõ cửa các cơ quan tư pháp để minh oan cho mẹ.
Kể đến đây, những giọt nước mắt của cô giáo Bùi Thị Đức sau 23 ngày bị bắt oan sai lại tiếp tục tuôn rơi. Nhưng lần này không phải là những giọt nước mắt cay đắng tủi nhục của một người trong những ngày bị bắt oan sai mà đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc, tự hào về đứa con gái 21 tuổi đã kiên quyết đi tìm công lí trả tự do cho mẹ.

VKS tối cao yêu cầu trả tự do sau đơn kêu cứu của cô SV ĐH Luật

Sau một đêm tỉnh dậy, B.H.V không thấy mẹ đâu (B.H.V là nạn nhân trong vụ án “nữ sinh 13 tuổi bị hiếp dâm kêu cứu”), không hiểu chuyện gì đã xảy ra với gia đình đêm qua, V liền gọi điện cho chị gái Bùi Mai Hương (SV năm 3 trường Đại học Luật Hà Nội), thuật lại chuyện sáng ngủ dậy tự nhiên không thấy mẹ mình đâu, cả 2 mẹ con nhà Hưởng (nghi can trong vụ hiếp dâm), cũng không biết đi đâu mất.
Hương bảo em chạy đi báo công an, nhưng khi vừa tới trụ sở CA TP Sơn La, V mới hiểu rằng: mẹ mình và 2 mẹ con Hưởng đã được các chú công an “mời” từ đêm qua để làm rõ tội “cưỡng đoạt tài sản”.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/minhoan2709-2HanhtrinhdoidontimchanliminhoanchomevaemgaicuacosvDHLHN.gif

Hành trình đội đơn tìm chân lí minh oan cho mẹ và em gái của cô sv trường ĐH Luật: (ảnh,H.Ngân)


Nghe em gái thông báo lại sự việc, linh cảm có sự bất bình thường trong vụ án em gái mình bị hiếp dâm. Vừa ốm dậy, Hương liền bắt xe thẳng từ Hà Nội về CA TP Sơn La để tìm hiểu rõ sự tình.
Tại cơ quan điều tra, Hương khẩn thiết xin cơ quan CSĐT được bảo lãnh cho mẹ về nhà vì em gái mình vừa bị người ta hãm hại, giờ mẹ bị bắt như vậy thì không có ai chăm sóc cho em.
“Nghe xong chú Đào Ngọc Sơn - Đội trưởng Đội CSĐT yêu cầu em về viết đơn, có xác nhận của chính quyền địa phương. Nhưng khi em làm xong đơn mang lên thì lại không được chấp nhận và cũng không biết lí do”, Hương kể.
Biết mẹ mình bị bắt oan, nhưng một thân một mình không thể “đấu lí” được, cũng không thể để đứa em gái tội nghiệp ở lại Sơn La khi em đang là nạn nhân trong một vụ án hiếp dâm xung quanh đầy cặm bẫy nguy hiểm. Thế là Hương quyết định đưa theo cô em gái về Hà Nội và gửi họ hàng chăm sóc. Hàng ngày Hương liên lạc với em qua số điện thoại vì...Hương còn bận đội đơn đi kêu oan cho mẹ.
Với kiến thức vừa được học trong trường, Hương đi hỏi thêm các thầy cô, các anh chị trong trường và nhờ mọi người tư vấn cho cách gửi đơn khiếu nại đến những cơ quan chức năng cần thiết.
Hương kể, “về phòng trọ em viết đơn một mạch, kèm theo hồ sơ chứng cứ mang đến các Cục, Vụ của VKSND Tối cao, Bộ Công an để kêu cứu cho mẹ, cho em gái. Có lẽ hiểu hoàn cảnh gia đình em tội nghiệp nên đi đến đâu em cũng được các cô, chú tiếp nhận đơn rất nhanh chóng và cuối cùng mẹ em đã được minh oan”.
Theo tài liệu của Dân trí có được, trước khi cô giáo Bùi Thị Đức được các cơ quan tố tụng của TP Sơn La trả tự do ngày 22/9 vừa qua, ngày 9/9, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về Trật tự xã hội (Vụ 1A của Viện KSND Tối cao) đã có công văn số 2674/VKSTC-V1A, do Vụ trưởng Bùi Mạnh Cường kí thông báo việc giải quyết đơn khiếu nại của chị Bùi Mai Hương.
Theo đó, nội dung công văn khẳng định: việc công an thành phố Sơn La bắt và khởi tố cô giáo Bùi Thị Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản” là oan sai; Việc Nguyễn Văn Hưởng có hành vi cưỡng hiếp cháu B.H.V nhưng cơ quan điều tra khởi tố về tội “giao cấu với trẻ em” là không đúng với hành vi phạm tội của bị can.
Trở lại vụ án cô giáo Đức bị bắt oan, cho đến giờ dư luận tại TP Sơn La vẫn hết sức bàng hoàng và mặc dù đã được trả tự do, nhưng để đi trên con đường tự do ấy tìm lại danh dự, địa vị trong ngành giáo dục của cô giáo Đức tại địa phương vẫn hết sức gập ghềnh và vẫn chưa có hồi kết…!

Hồng Ngân
Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/...inh-vien-dai-hoc-luat.htm

Bạn nghĩ gì sau khi đọc xong? Nếu bạn là người trong hoàn cảnh này thì bạn sẽ làm gì? Nếu cô con gái cô giáo Đức không là sinh viên trường Đại học Luật thì hành trình tìm kiếm và đòi công lý sẽ còn kéo dài đến bao lâu? "Một ngày tù nghìn thu ở ngoài..."
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] ... ›Trang sau »Trang cuối