(trích)
Nghìn buổi sáng, bình minh xe chỉ thắm
Đem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi.
Thuở xưa kia là con của mặt trời,
Tôi có lửa ở trong mình nắng đọng.
Đời muốn chữa cho tôi lành bệnh sống,
Đem tuyết sương lời lẽ buốt vào gan;
Tuyết sương mòn, băng giá phải trôi tan,
Tôi là lửa chẳng bao giờ biết nguội.
Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh, vơ vẩn giữa vòng đời;
Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi,
Không xương vóc, chỉ huyền hồ bóng dáng.
Vào đêm tối tôi sẽ làm đuốc sáng
Rọi u minh tỏ rạng ánh hồn sâu;
Đến ru thơ bao kẻ hãy buồn đau;
Tìm ấp mộng những hồn sầu rã mục.
Hồn đông thế, tôi sợ gì cô độc!
Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau.
Chuyện yêu đương bấy giờ đã hết đâu,
Niềm tâm sự vẫn còn như thuở sống.
Trong cõi lòng lan đi bao ấm nóng,
Giữa hồn thường thắm thiết một ma thơ
Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ,
Và trong gió phất phơ đi có bạn...
Kẻ đa tình không cần đủ thịt da;
Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma.
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi ng` yêu thơ ngày 12/03/2009 18:42
Có 1 người thích
Yêu nhiều mấy vần thơ:
"Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh, vơ vẩn giữa dòng đời;
Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi,
Không xương vóc, chỉ huyền hồ bóng dáng."
Gửi bởi xuandieu_tk21 ngày 28/09/2009 05:47
Có 1 người thích
Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi,
vật mới hợp logic
Gửi bởi Trần Sơn Huy ngày 13/06/2011 15:06
Có 1 người thích
Cho mình hỏi có phải trong bài "Đa tình" này, giữa khổ 4 và khổ 5 còn 2 khổ thơ sau :
Dù chăng nữa tôi có sa địa ngục,
Nhưng lòng tôi còn giữ suối tình thương
Thì luôn luôn tôi vẫn ở thiên đường.
Tôi thấy trước lần đầu đang bỡ ngỡ,
Vừa bén bóng đã đi tìm duyên nợ,
Với trăm ma tôi hẹn những mười nguyền;
Những Tây Thi, Lộng Ngọc, những Điêu Thuyền
Những Tân Nữ, Dương Phi, bao vẻ ngọc,
Nếu không thì có bạn nào đọc nhiều thơ Xuân Diệu có thể cho mình biết đoạn thơ này trích trong bài nào được không?
Mình xin cảm ơn rất nhiều.
Gửi bởi Uyên Trường ngày 19/07/2012 11:31
Có 2 người thích
Đúng rồi, mình đọc 2 khổ đó một lần trong một cuốn sách mà rồi không nhớ nổi, sau đó trả mà không tìm đâu ra hai khổ đó nữa