6574.32
Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
44 bài trả lời: 38 thảo luận, 6 bình luận
139 người thích
Từ khoá: tình yêu (928) tuổi trẻ (62) mùa xuân (297) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 11 [1990-2006] (43) Ngữ văn 11 [2007-2020] (25)

Tuyển tập chung

Tuyển tập cá nhân

Đăng bởi Vanachi vào 26/06/2005 20:05, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 09/09/2016 06:58

Tặng Vũ Đình Liên

           Tôi muốn tắt nắng đi
           Cho màu đừng nhạt mất;
           Tôi muốn buộc gió lại
           Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
                   Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!


Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007.


[Thông tin 4 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 5 trang (44 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vội vàng

bài này hay thật,đọc thơ Xuân Diệu không tài nào "chê" được

25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

chào "tiền bối"

tự xưng là tiền bối kể cũng hơi quá đó thưa ngài
điều chỉnh cách ăn nói của bậc hậu bối thì cứ chân thành điều chỉnh
đem cái uy tiền bối ra mà chi?
xưa nay lớp sóng sau đè lớp sóng trước...

33.67
Trả lời
Ảnh đại diện

lời bình về 1 bài thơ hay

Đây có thể là bài thơ hay nhất của Xuân Diêụ mà tôi từng được đọc
nó hay không chỉ bởi nôị dung mà còn là về nghệ thuật
ở đó có 1 sức sống mãnh liệt của 1 chàng thanh niên, một con ngươì chỉ biết sinh ra để yêu." Yêu tha thiết thé vẫn còn chưa đủ"...
mong các bạn đọc nhiêù hơn thơ ông mâý bài như"Đa tình",giục giã, Tương tư chiêù, Yêu, Xuân không mùa,Lời kĩ nữ,...
mong các bạn đóng góp nhiêù ý kiến hơn nữa
Hix, mỏi tay wa' rôì đáng ra là mình có thể bình hết trang giâý

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Sửa một câu thơ

Tôi rất mê thơ Xuân Diệu. Câu thơ . . . . tôi nhớ là "Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại." Xin lỗi, tôi cũng truyên khẩu mà.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

heo đây

trời ơi!bài thơ hay quá.tôi cung rat mê thơ của xuân diệu.cac bạn hay đăng nhập vào để đọc nhé hix....

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Vội vàng

Nhà thơ Xuân Diệu lãng mạn quá! Và còn rất yêu cuộc sống, yêu tuôi thanh xuân nữa!

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

...

nguyên văn bởi Diệp Y Như:

""Về bình luận văn học trong nhà trường thì trên mạng không thể giúp gì hơn được đâu. Một học sinh khi đã phân tích đến chỗ sâu thì không bao giờ post lên mạng để thiên hạ mổ xẻ đem vào bài của người ta mỗi thứ một ít, bởi phân tích sâu là rất khó. Phân tích văn học trong nhà trường không phải là một bài nghiên cứu, cũng không phải một bài tán, nó cần có phương pháp dàn bài đầy đủ, phân tích vừa phải. Chấm bài văn của học sinh trước tiên là chấm xem bố cục có gọn gàng, rõ ràng không, rồi mới đến ý tứ có đầy đủ không, sau đó mới là những cái khác. Vì thế các bậc tiền bối ở đây cũng không giúp gì được do đã quen với văn phong khảo cứu, khác xa so với lối làm bài trong nhà trường. Nếu muốn tham khảo mọi người nên đi mua sách, đi học thêm hay hỏi thầy cô giáo, tốt nhất là tự lực cánh sinh, chứ đừng lên mạng yêu cầu. Post cho mọi người tham khảo thì người ta lấy đâu bài ra nộp?

Thi viện chỉ là nơi tra cứu, chứ không phải nơi tham khảo, các bạn post thế rác bài thơ ra chứ cũng chẳng ai giúp gì được! Còn nếu muốn nhờ thì nên ăn nói thưa gửi cho đàng hoàng, trên này toàn những tiền bối cả, ngúng nguẩy thế không ai hứng thú giúp đỡ đâu!""

nếu mới 15 tuổi như ngài nói thật thì hình như komathi hơn tuổi ngài đó
ở đây ai mới là người xúc phạm "tiền bối"??
2 chữ tiền bối là do người đi sau kính trọng mà gọi người đi trước, chứ đâu phải cứ hơn tuổi hay làm việc lâu hơn mà thành

mà tui là con trai, cái ava là em gái tui !!

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

@MXTD

Ha, hoá ra chị MXTD là con trai, xin lỗi chị em không biết :D

Chị cũng bảo "tiền bối" "người đi sau kính trọng mà gọi người đi trước, chứ đâu phải cứ hơn tuổi hay làm việc lâu hơn mà thành" còn gì nữa. Cái anh komathi gì gì đó đúng là hơn em 2 tuổi thật, nhưng mà không phải là "người đi trước", cũng không đáng để em "kính trọng" mà gọi hai chữ "tiền bối" đâu.

Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Khao Khát

Học xong THPT từ năm 2005 bây giờ đọc lại thơ của nhà thơ Xuân Diệu lại nhớ về thời áo trắng.Đọc xong thấy mình yêu cuộc sống hơn và trân trọng những gì mình đang có.Cảm ơn ngọn gió của tình yêu.

Chỉ sợ đời không thành danh vọng,
Không sợ đời thiếu bóng mỹ nhân.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

@Tú Anh

Thực ra có chuyện gì đâu mà chị :)

Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 5 trang (44 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối