Thơ » Việt Nam » Lý » Viên Thông thiền sư
Đăng bởi Vanachi vào 29/06/2008 23:29, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 04/05/2024 15:27
天下猶器也,置諸安則安,置諸危則危,顧在人主所行何如耳。好生之德合于民心故民愛之如父母,仰之如日月。是置天下得之安者也。
治亂在庶官,得人則治,失人則亂。臣歷觀前世帝王未嘗不以用君子而興,不以用小人而亡者也。原其致此非一朝一夕之故,所由來者漸矣。天地不能頓為寒暑必漸於春秋。人君不能頓為興亡,必漸於善惡。
古之聖王知其若此,故則天不息其德以修己,法地不息其德以安人。修己者,慎於中也,栗然如履薄冰。安人者,敬其下也,懍乎若馭朽索。若是罔不興,反是罔不亡。其興亡之漸在於此也。
Thiên hạ do khí dã, trí chư an tắc an, trí chư nguy tắc nguy, cố tại nhân chủ sở hành hà như nhĩ. Hiếu sinh chi đức hợp vu dân tâm cố dân ái chi như phụ mẫu, ngưỡng chi như nhật nguyệt. Thị trí thiên hạ đắc chi an giả dã.
Trị loạn tại thứ quan, đắc nhân tắc trị, thất nhân tắc loạn. Thần lịch quan tiền thế đế vương vị thường bất dĩ dụng quân tử nhi hưng, bất dĩ dụng tiểu nhân nhi vong giả dã. Nguyên kỳ trí thử phi nhất triêu nhất tịch chi cố, sở do lai giả tiệm hĩ. Thiên địa bất năng đốn vi hàn thử, tất tiệm ư xuân thu. Nhân quân bất năng đốn vi hưng vong, tất tiệm ư thiện ác.
Cổ chi thánh vương tri kỳ nhược thử, cố tắc thiên bất tức kỳ đức dĩ tu kỷ, pháp địa bất tức kỳ đức dĩ an nhân. Tu kỷ giả, thận ư trung dã, lật nhiên như lý bạc băng. An nhân giả, kính kỳ hạ dã, lẫm hồ nhược ngự hủ sách. Nhược thị võng bất hưng, phản thị võng bất vong. Kỳ hưng vong chi tiệm tại ư thử dã.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Thiên hạ cũng giống như đồ dùng, đặt chỗ yên thì được yên, đặt chỗ nguy ắt gặp nguy; cốt yếu là hành vi của bậc nhân chủ như thế nào mà thôi. Nếu đức hiếu sinh hợp với lòng dân thì dân yêu như cha mẹ, ngửa trông như mặt trời mặt trăng: đó là đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy!
Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan; được người thì nước trị, mất người thì nước loạn. Thần trải xem các bậc đế vương đời trước, chưa từng có ai không dùng quân tử mà hưng được nghiệp, không dùng tiểu nhân mà bị tiêu vong. Tuy nhiên nguồn gốc dẫn đến sự hưng vong đó không phải là cái cớ một chiều một sớm. Chúng xuất hiện dần dần. Ví như trời đất, không thể nóng hay rét bất thần được, mà phải biến chuyển dần dần qua mùa xuân mùa thu. Vua chúa cũng không thể bất thần hưng hay vong được, mà phải dần dần, do làm thiện hay gây ác.
Các bậc thánh vương đời trước đều bắt chước trời, không ngừng trau đức để sửa mình; bắt chước đất, không ngừng trau đức để yên dân. Sửa mình thì cẩn thận ở trong lòng, run sợ như dẫm trên băng mỏng. Yên dân thì yêu mến người dưới, hãi hùng như cưỡi ngựa nắm dây cương sờn. Làm đúng thế thì không thể không hưng, làm trái thế thì không thể không vong. Quá trình dần dà của sự hưng vong là ở chỗ đó.