Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thời kỳ: Sơ Đường
11 bài trả lời: 7 bản dịch, 4 thảo luận

Đăng bởi hongha83 vào 18/09/2008 18:40, đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Admin vào 03/04/2017 22:23

秋夜喜遇王處士

北場芸藿罷,
東皋刈黍歸。
相逢秋月滿,
更值夜螢飛。

 

Thu dạ hỷ ngộ Vương xử sĩ

Bắc trường vân hoắc bãi,
Đông cao ngải thử quy.
Tương phùng thu nguyệt mãn,
Cánh trị dạ huỳnh phi.

 

Dịch nghĩa

Ở cánh đồng phía bắc mới trồng xong rau, đậu
Dưới ruộng mới cày lúa xong về
Gặp bác tới chơi giữa lúc trăng thu tròn sáng
Trong lúc đom đóm bay lập loè

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Hữu Vinh

Ngoài đồng trồng xong đậu
Dưới ruộng mới cày về
Đêm thu rằm bác đến
Giữa lúc đóm lập loè

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Phía bắc cỏ dọn xong
Gánh luá về ngả đông
Gặp bác trăng thu sáng
Đom đóm bay trong đồng.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Đồng bắc vừa trồng đậu
Ruộng đông xong cấy cày
Trăng thu mừng bạn đến
Tưng bừng đom đóm bay

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Phía bắc cánh đồng trồng đậu rau,
Mới cày ruộng lúa xong về mau.
Gặp anh tới viếng trăng thu sáng,
Đom đóm lập loè bay sát đầu.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Cánh đồng phía bắc trồng rau,
Mới cày ruộng lúa xong mau về nhà.
Gặp anh thu sáng trăng ngà,
Lập loè đom đóm bay qua trên đầu.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Tam Ngng

Trồng hết rau vườn bắc,
Gặt xong nếp ruộng đông.
Thu đêm rằm gặp gỡ,
Đóm lập loè trên không.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Thu dạ hỷ ngộ Vương xử sĩ - Vương Tích

Hình như bài này tác giả sáng tác theo thể ngũ ngôn cổ phong, vì ngay hai câu cuối đã không theo đúng luật thi: luật bằng vần trắc. Câu thứ hai cũng vậy.
...
Tương phùng thu nguyệt mãn,  B B B T T
Cánh trực dạ huỳnh phi.             T T T B B

Xin tham vấn cao kiến. Cám ơn.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thể thơ

Thơ thời Sơ Đường thể cách chưa rõ ràng chặt chẽ, nên việc phân loại cũng có tính tương đối thôi bạn nhé.

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thể thơ - Thu dạ hỷ ngộ Vương xử sĩ - Vương Tích

Đồng ý với với bạn là thời Sơ Đường thể cách chưa rõ ràng. Các thi nhân nổi tiếng thời Đường, dù cả trong thời Thịnh Đường, Trung Đường hay Vãn Đường vẫn sáng tác một số bài luật thi phá cách âm luật, nhưng vẫn không bị coi là thất luật. Thôi thì bạn (hay ban quản trị Thi Viện) phân loại thể thơ như thế cũng được, không gì sai trái.
Chẳng hạn các bài thơ Thanh Thanh Thuỷ Trung Bồ của Hàn Dũ (thời Trung Đường) coi như thất âm luật (bài thứ ba lại còn thất vận), nhưng vẫn được coi là các bài ngũ ngôn tứ tuyệt hay. Nếu cho đó là các bài ngũ ngôn cổ phong, vấn đề chẳng còn đáng bàn luận.
Bài Kim Lũ Y nổi tiếng của Đỗ Thu Nương (thời Trung Đường) được cho là theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Nhưng chiếu theo luật thơ Đường sẽ bị các cụ khoa bảng xưa sổ toẹt. Không lẽ tới thời Trung Đường mà thể cách vẫn chưa rõ ràng ?
Bài thơ Ngụ Ngôn của Ngư Cơ Huyền (thời Vãn Đường) toàn bài thơ tuy sáng tác theo âm luật, vận, đối của luật thi, nhưng mỗi câu chỉ có 6 chữ. Quý vị phân loại bài thơ này vào thể thất ngôn bát cú. Như vậy mỗi câu còn thiếu một chữ. Không lẽ thi nhân thời Đường còn sáng tác thể thất ngôn bát cú thiếu một chữ ở mỗi câu? Nếu không, theo thiển nghĩ, bài này theo thể lục ngôn cổ phong, theo âm hưởng Đường luật.
Các thi nhân thời Đường sáng tác đa dạng, cả cổ thể thi (hay cổ phong), luật thi, tứ cú, nhạc phủ, phú, từ... Các tác giả đã mất hơn cả ngàn năm qua, hậu thế muốn đặt hay sửa thế nào tuỳ quan điểm theo lý thuyết đám đông và thời đại. Mà luật thơ chỉ là quy ước cộng đồng, có phá cách chẳng đáng quan tâm (nhưng người xưa không chấp nhận). Thơ là thở không hỏi.
Thiển nghĩ, nếu cho các bài thơ đó (phá cách luật thi) thuộc thể cổ phong có âm hưởng Đường luật, như thế không bị ràng buộc vào luật thơ Đường. Không nhất thiết theo đúng phân loại của cổ nhân (sau thời đại của các tác giả). Đây chỉ là ý kiến riêng tư; không phải là đề nghị sửa đổi. Miễn là thơ văn hay, cứ thích thú thưởng thức một cách hồn nhiên.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thể thơ

Bài Ngụ ngôn của Ngư Huyền Cơ không phải chúng tôi chủ ý phân loại là TNBC, mà có lẽ do sai sót, nên tôi đã sửa lại.

Như bạn đã nói, việc phân loại luôn là việc khó khăn, và rất nhiều bài chỉ mang tính tương đối. Có những bài rất khó phân được vào mục nào, hoặc có những bài có thể thuộc 2 mục nhưng hệ thống chỉ cho chọn 1 mà thôi. Vì vậy phân loại với nhiều trường hợp cũng chỉ để tham khảo mà thôi.

tửu tận tình do tại
Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối